8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH
Đây là 1 trong 4 chức năng quan trọng của công tác quản lý. Muốn quản lý đạt kết quả đề ra, thì việc xây dựng kế hoạch phải thực hiện đầu tiên và kế hoạch giáo dục đạo đức phải nằm trong kế hoạch giáo dục chung của nhà trường và phải phù hợp với tình hình thực tế, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và những điều kiện mang tính khả thi.
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp.
Nhằm xây dựng kế hoạch giáo dục chung cho HS một cách khoa học, trong đó có kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường và kế hoạch riêng giáo dục đạo đức cho học sinh một cách cụ thể theo từng học kỳ, từng tháng, từng chủ đề trong năm học để dễ kiểm tra, nhắc nhở động viên kịp thời. Kế hoạch phải được sự ủng hộ và được triển khai đồng bộ một cách có định hướng trong các hoạt động của nhà trường, có tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất.
Kế hoạch giáo dục đạo đức phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao. Kế hoạch được triển khai đồng bộ trong các hoạt động của nhà trường. Huy động được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp thực hiện. Mục tiêu đặt ra là làm cho số HS vi phạm đạo đức ngày càng giảm, từng bước mang lại hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS. Muốn đạt hiệu quả cao trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho HS, Ban giám hiệu phải lập kế hoạch riêng cho công tác này. Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung giáo dục đạo đức trong chương trình giáo dục đạo đức, chương trình hướng nghiệp, hoạt động giáo dục NGLL, rèn luyện kỹ năng sống cho HS. Ban giám hiệu phải có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, những vấn đề thuộc công tác giáo dục đạo đức để lập kế hoạch sát hợp với tình hình thực tiễn và có tính khả thi.
Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục đạo đức được dựa trên nghị quyết lãnh đạo công tác tư tưởng chính trị của Đảng bộ nhà trường. Kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS trước hết phải thể hiện cụ thể trong kế hoạch năm học; cần phải bám sát các yêu cầu trong từng thời điểm, từng tháng; phải phù hợp với đặc điểm và nhu cầu giáo dục của học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang; phù hợp với các điều kiện về nhân lực, vật lực và tài lực của nhà trường, phải chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu chỉ đạo phòng Công tác HSSV phối hợp với các đơn vị chức năng, các tổ chức đoàn thể cụ thể hóa vào nhiệm vụ công tác của đơn vị mình, xây dựng các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho năm học, từng học kỳ và từng tháng.
Nội dung kế hoạch cần chi tiết, cụ thể bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu, thời gian thực hiện, nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp thực hiện, cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện, các lực lượng phối hợp tham gia.
Để lập kế hoạch công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HS có tính khả thi, Ban giám hiệu cần nắm vững thực trạng tình hình vi phạm đạo đức của HS, nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác này, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu, những biện pháp đã thực hiện, chất lượng GD của nhà trường, về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh…
Kế hoạch quản lý công giáo dục đạo đức cho HS được thực hiện năm, học kỳ, tháng, tuần theo từng chủ điểm trong năm học, đảm bảo yêu cầu về mục tiêu giáo dục.
Nội dung giáo dục đạo đức cho HS cần được đổi mới, giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao đối với học sinh, nên bồi đắp cho các em lòng nhân ái, tính trung thực, tinh thần tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, biết đạo lý, sống có kỷ luật. Nội dung được thực hiện trong chương trình
chính khóa và ngoại khóa, đặc biệt cần tập trung sự quan tâm và nguồn lực vào các vấn đề bức xúc nhất về đạo đức của HS mà mọi người cần quan tâm như: học sinh thường xuyên nghỉ học, thiếu ý thức trong học tập, trốn tiết đi chơi, vô lễ với CBQL, GV, nhân viên; bỏ KTX qua đêm, gây gỗ đánh nhau, hút thuốc, uống rượu bia, gây mất trật tự và vi phạm các nội quy khác của Ký túc xá…
Hình thức GD phải thật sự hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia thông qua tổ chức các trò chơi, cuộc thi tìm hiểu, cuộc thi viết, tổ chức các buổi dã ngoại, cắm trại, về nguồn, chăm sóc các gia đình thương binh - liệt sĩ, chăm sóc di tích, đài liệt sỹ, các hoạt động giáo dục NGLL của GVCN, tiết chào cờ tuần đầu tháng, phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao, chương trình phát thanh học đường, tham gia mùa hè xanh…
Kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS không nên chung chung mà cần phải rất cụ thể, chi tiết chỉ rõ: mục tiêu cần đạt là gì, nội dung giáo dục như thế nào, các hoạt động giáo dục, thời gian thực hiện, kinh phí thực hiện ra sao, ai là người chịu trách nhiệm chính, các lực lượng phối hợp gồm những đơn vị, cá nhân nào, sản phẩm cần đạt là gì?
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp.
Từ đầu năm học, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho HS bao gồm: Đại diện Ban giám hiệu làm trưởng ban, ủy viên thường trực là Trưởng phòng Công tác HSSV, các ủy viên là Bí thư Đoàn trường, Trưởng phòng Giáo vụ, một cán bộ chuyên trách theo dõi thi đua của phòng Công tác HSSV và tất cả các GVCN. Ban chỉ đạo phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ của trường cần tập trung vào một số công việc cụ thể sau đây:
- Tổ chức đón nhận học sinh khóa mới, sắp xếp phòng ở để học sinh sớm ổn định học tập.
- Nắm bắt diễn biến tư tưởng, tìm hiểu học sinh qua các tài liệu hồ sơ nhập học để phân loại đối tượng theo lớp học sinh phù hợp, đề xuất các nội dung biện pháp giáo dục theo mục tiêu giáo dục.
- Tổ chức học tập chính trị đầu năm học để quán triệt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới HS; giới thiệu về nhà trường, tìm hiểu truyền thống phát triển xây dựng và trưởng thành của trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang. Kiện toàn công tác tổ chức ban cán sự các lớp trong toàn trường.
- Theo dõi nề nếp sinh hoạt, kiểm tra vệ sinh, trật tự nội quy an ninh học đường và Ký túc xá, giáo dục học sinh nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng gian bảo mật, đẩy mạnh phòng chống các tệ nạn xã hội, quản lý tốt công tác phòng chống cháy nổ.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh, tạo điều kiện cho HS có môi trường học tập, rèn luyện, sinh hoạt thuận lợi và an toàn.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các Câu lạc bộ trong trường tổ chức các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn trong năm, tổ chức các phong trào hoạt động của thanh niên để giáo dục ý thức tinh thần trách nhiệm và lôi cuốn học sinh vào các hoạt động thực tiễn bổ ích.
- Phối hợp với phòng Giáo vụ nhà trường để chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn lồng ghép việc GDĐĐ cho học sinh nhất là các môn giáo dục công dân và các môn khối Khoa học xã hội nhân văn.
Để việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh có tính hiệu quả cao thì nội dung của nó không tách rời trong kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch đó phải thống nhất đồng bộ từ BGH nhà trường đến các Phòng
chức năng, các tổ Bộ môn, các lớp. Muốn vậy phải có sự phân công trách nhiệm đối với từng tổ chức, từng bộ phận, từng cá nhân. Mặt khác phải lường trước được những khó khăn có thể xảy ra để chủ động có biện pháp khắc phục, phải tạo được một nguồn kinh phí tài chính cần thiết để thực hiện kế hoạch, khi đi vào triển khai thực hiện dựa vào điều kiện khả năng thực tế của nhà trường.
3.2.3. Tổ chức tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường Dự bị đại học Dân tộc TW Nha Trang
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp.
Giải pháp này nhằm giúp cho CBQL, giảng viên, cán bộ nhân viên nhà trường có đủ năng lực cần thiết để làm nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã định, kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên và liên tục trong năm học. Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chặt chẽ, kịp thời, phù hợp với mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra. Bộ máy quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường phải được vận hành thường xuyên, liên tục; kịp thời phát hiện, điều chỉnh, bổ sung nội dung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường. Lực lượng chủ yếu tham gia công tác phải đảm bảo thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3.2.3.2. Nội dung giải pháp.
Cán bộ quản lý các Bộ môn và GV, đặc biệt là GVCN, người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp quản lý học sinh. Vì vậy họ chính là lực lượng cần thiết nhất được bồi dưỡng nâng cao năng lực GDĐĐ cho học sinh.
Việc nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ, nhân viên cần được tiến hành một cách thường xuyên và có hệ thống thông
qua các hội thảo khoa học, các hội nghị chuyên đề, các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, các cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm, các hoạt động ngoại khóa,...
Bồi dưỡng năng lực GDĐĐ cho CBQL, GV, cán bộ Đoàn, ban cán sự các lớp,… cần tập trung vào các nội dung sau:
- Kỹ năng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu giáo dục của HS. - Kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.
- Kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục đạo đức.
- Kỹ năng vận động học sinh tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức.
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp.
Để bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý, giảng viên cần phải:
- Giới thiệu những kế hoạch, phương pháp tổ chức hoạt động GDĐĐ từ đó hiểu rõ nội dung của hoạt động GDĐĐ để thực hiện có hiệu quả.
- Mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh, truyền đạt những kinh nghiệm, để từ những kinh nghiệm ấy những cán bộ và giảng viên làm cơ sở, kinh nghiệm cho công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cuả mình.
- Cán bộ quản lý, giảng viên cần tích cực bồi dưỡng năng lực quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh.
- Nhà trường cần phải nắm rõ năng lực hiện có của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực cụ thể và phù hợp.
- Nhà trường cần huy động sự phối hợp của các chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm trong việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDĐĐ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
- Cách thức thực hiện giải pháp và đội ngũ thực hiện cụ thể như sau:
+ Đối với cán bộ quản lý: Ban chỉ đạo GDĐĐ của nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai kế hoạch QL hoạt động tới từng tập thể và cá nhân có liên quan; xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận đối với các lực lượng GD trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, GVCN, giảng viên các bộ môn, phòng Công tác HSSV, chỉ đạo từng bộ phận lập kế hoạch dựa vào kế hoạch chung của nhà trường; chỉ đạo GVCN phối hợp với Đoàn TN, phòng Công tác HSSV, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo đúng thời gian quy định. Hàng tháng, BGH cần tổ chức họp GVCN để nắm bắt tình hình thực hiện công tác của từng lớp, đặc biệt là chú ý những HS chưa ngoan, quan tâm đến HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn, HS có nguy cơ bỏ học để có biện pháp giúp đỡ các em trong học tập và cuộc sống. Tăng cường tham mưu với Cấp ủy Đảng, BGH nhà trường, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia tích cực vào công tác GDĐĐ cho HS.
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm: GVCN chính là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nề nếp, nội quy cũng như thực hiện đầy đủ chương trình hoạt động giáo dục NGLL với nội dung và hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với tâm sinh lý, hấp dẫn thu hút được mọi đối tượng trong lớp tham gia nhằm GDĐĐ, phẩm chất và nhân cách cho HS. GVCN thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư nguyện vọng của HS, vấn đề tâm sinh lý của lứa tuổi HS, quan hệ bạn bè, người thân để có biện pháp giúp đỡ khi các em gặp khó khăn. GVCN cũng cần phối hợp tốt với GV các tổ Bộ môn, Đoàn TN, phòng Công tác HSSV để nắm bắt những thông tin về HS trong quá trình học tập, tham gia hoạt động Đoàn TN, quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của HS. Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường có biện pháp giúp đỡ những HS học yếu, kém, có biện pháp GD và xử lý đối với HS vi phạm nhiều lần để vừa GD vừa ngăn ngừa đối với những HS khác. Xây dựng tốt quy chế tự quản của HS trong các hoạt động
như tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ học, lao động, sinh hoạt tập thể. GVCN sơ kết thi đua hàng tuần, phối hợp tốt với tổ chức Đoàn TN theo từng chủ điểm của từng đợt thi đua. Qua việc tổ chức thi đua của HS và sinh hoạt các chủ điểm trong năm học, GVCN giáo dục cho HS tinh thần tập thể “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, GD truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và phẩm chất cần có của cá nhân. Có như vậy, từng bước xây dựng những tập thể lớp vững mạnh, hình thành được những thói quen tốt cho học sinh.
+ Đối với Ban cán sự các lớp, Ban Chấp hành các chi đoàn học sinh: Cần tổ chức tốt việc thực hiện những nội dung GDĐĐ mà GVCN các lớp đã triển khai.
+ Đối với giáo viên bộ môn: Phó Hiệu trưởng chuyên môn trực tiếp theo dõi điều hành các tổ bộ môn GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động giảng dạy bộ môn. Bồi dưỡng nâng cao năng lực lồng ghép và tích hợp GDĐĐ vào nội dung môn học. Tổ chức thi viết các sáng kiến kinh nghiệm về tích hợp và lồng ghép GDĐĐ vào các môn học. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tích hợp và lồng ghép trong việc GDĐĐ. Đặc biệt là môn Giáo dục công dân và các môn khối Khoa học xã hội. Nội dung GDĐĐ phải được cụ thể hoá, lồng ghép trong từng tiết dạy và được coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tiết dạy. BGH nhà trường luôn lưu ý GV các tổ Bộ môn ngoài việc truyền thụ kiến thức văn hoá cho HS trên lớp còn phải biết thông qua những tiết học, bằng phương pháp lồng ghép hay tích hợp để GD cho