Quản lý và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương nha trang (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Quản lý và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

1.2.2.1. Quản lý.

Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm, để thực hiện mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì cách quản lý

đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo sự phối hợp của những cá nhân. Vì chúng ta ngày càng dựa vào sự nỗ lực chung, nhiều nhóm có tổ chức trở nên rộng lớn hơn, cho nên nhiệm vụ quản lý ngày càng quan trọng. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động, mục đích của hoạt động quản lý nhằm tăng năng suất lao động, cải tạo cuộc sống. Để đạt được mục tiêu trên cơ sở kết hợp các yếu tố con người, phương tiện... thì cần có sự tổ chức và điều hành chung, đó chính là quá trình quản lý. Trải qua quá trình phát triển, cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ tổ chức và quản lý cũng được từng bước nâng lên.

Hiện nay có nhiều quan niệm về quản lý. Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, tác giả người Mỹ H.Kootz đã đưa ra khái niệm “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật; còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học”.

Theo tác giả Bùi Minh Hiền (2006): “Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể khái quát: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.

Chức năng quản lý là nội dung, phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ nó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý thông qua quá trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.

Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý tuy chưa thật đồng nhất, về cơ bản các nhà khoa học đều khẳng định 4 chức năng quản lý cơ bản đó là: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo điều hành và chức năng kiểm tra đánh giá.

- Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý. Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ có, dự báo trạng thái kết thúc của hệ, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và các biện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mong muốn.

- Chức năng tổ chức: Là giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch. Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả, có khoa học thì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể. Lê Nin đã khẳng định: “Liệu một trăm có mạnh hơn một ngàn hay không? Có chứ! Khi mà một trăm được tổ chức lại. Tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên mười lần”

- Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, là phương thức tác động của chủ thể quản lý, điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho hệ vận hành thuận lợi. Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thành kết quả, biến kế hoạch thành hiện thực.

- Chức năng kiểm tra: Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý. Giai đoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểm tra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa …. để thúc đẩy hệ vận hành đạt được những mục tiêu, dự kiến ban đầu và việc bổ sung điều chỉnh và chuẩn bị cho việc lập kế hoạch tiếp theo.

Theo tác giả Bùi Minh Hiền (2006):

- “Quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động.

- Quản lý là một nghệ thuật tác động vào hệ thống có hướng đích, có mục tiêu xác định.

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan.

- Quản lý xét về mặt công nghệ là xử lý thông tin.

- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại” [22].

Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó; điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận.

Như vậy: “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật. Quản lý là một hệ thống mở mà bản chất của nó là sự phối hợp các nỗ lực của con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý. Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi, …chúng là những mặt đối lập trong một hệ thống nhất. Đó là biện chứng và bản chất của hoạt động quản lý”

1.2.2.2. Quản lý công tác giáo dục đạo đức.

Quản lý công tác GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu GDĐĐ.

Về bản chất, đó là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong quá trình giáo dục đạo đức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức đề ra.

1.2.3. Giải pháp và giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

1.2.3.1. Giải pháp.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, HN-ĐN, Hoàng Phê (cb), (1995) thì giải pháp là “Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó”.

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Nguyễn Như Ý (cb) (2005) thì giải pháp là “cách giải quyết một vấn đề”.

1.2.3.2. Giải pháp quản lý.

Từ khái niệm về giải pháp, về quản lý, chúng ta có thể hiểu: Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.3.3. Giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Giải pháp quản lý giáo dục đạo đức là cách thức tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý trong quá trình giáo dục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức đề ra.

Như vậy, trong luận văn này, giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang được hiểu là cách thức tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng đối với các giảng

viên, cán bộ, chuyên viên và học sinh nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức đề ra.

1.3. Công tác giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc

1.3.1. Mục đích, yêu cầu giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc

1.3.1.1. Mục đích giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải nhằm thực hiện mục đích: Giúp cho mỗi học sinh có nhận thức đúng đắn về các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội; biết hành động theo các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, công bằng và nhân ái, biết sống, biết hy sinh vì mọi người, vì sự phồn vinh của đất nước và vì sự tiến bộ của xã hội. Đồng thời biết đấu tranh phê phán với những quan niệm, thái độ, hành vi sai trái, những thói hư tật xấu đi ngược lại với các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.

1.3.1.2. Yêu cầu giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc.

- Hình thành cho học sinh nhận thức, nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp với nền đạo đức mới, đạo đức XHCN.

- Xây dựng hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, tạo lập cho đối tượng giáo dục ý chí đạo đức vững vàng, thể hiện trong hoạt động hàng ngày như học tập, lao động và quan hệ với người xung quanh.

1.3.2. Nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là cần thiết và phải đi đôi với việc trang bị tri thức khoa học cho các em. Hơn nữa, dù ở thời đại nào nguồn nhân lực cũng luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia. Học sinh DBĐH

cũng như sinh viên năm đầu của các trường ĐH, CĐ, cũng là một lực lượng để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của những năm tới, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. Do vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết.

1.3.2.1. Nội dung giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc.

Nội dung giáo dục đạo đức học sinh Trường DBĐH Dân tộc nhằm trang bị cho các em những hiểu biết và niềm tin về các chuẩn mực và quy tắc đạo đức, giáo dục ý thức và lối sống cá nhân, ý thức về các mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể và ngoài xã hội, giáo dục ý thức về lao động sáng tạo, về nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ Quốc….

Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1986) thì chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH gồm năm nhóm phản ánh các mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết:

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị như: Có lý tưởng XHCN, có tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.

- Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân như: tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận v.v…

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người: Nhân nghĩa, hiếu đế, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, tôn trọng mọi người, thủy chung giữ chữ tín.

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc đó là: Trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết v.v…

- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống như: Xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng…. Mặt khác có ý thức chống lại những hành

vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hòa bình, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc không chỉ yêu cầu nắm vững các kiến thức về giáo dục mà quan trọng hơn là phải có kỹ năng vận dụng, thực hiện các nội dung và có thái độ tích cực khi tiếp nhận và thực hiện các nội dung đó.

1.3.2.2. Phương pháp GDĐĐ học sinh trường DBĐH Dân tộc.

Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục, để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực đạo đức cần thiết và phù hợp với nền đạo đức xã hội.

Phương pháp giáo dục đạo đức gồm các nhóm phương pháp sau:

- Nhóm phương pháp thuyết phục: Là nhóm phương pháp tác động vào mặt nhận thức và tình cảm của con người để hình thành cho họ ý thức, thái độ tốt đẹp đối với cuộc sống. Nhóm này bao gồm các phương pháp khuyên giải, tranh luận, nêu gương.

- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Là đưa con người vào hoạt động thực tiễn để thực hành, rèn luyện tạo nên hành vi thói quen đạo đức. Nó phù hợp với nguyên tắc hình thành và phát triển tâm lý cá nhân. Muốn hình thành hành vi đạo đức cho sinh viên cần tổ chức các hoạt động tập thể, thực tiễn phong phú, đa dạng, lôi cuốn họ tham gia, trên cơ sở đó tạo cơ hội để họ luyện tập thực hành vận dụng, hình thành hành vi và thói quen đạo đức.

- Nhóm phương pháp kích thích hành vi: Nhằm tác động vào mặt tình cảm của đối tượng giáo dục, tạo ra động cơ thúc đẩy các hành vi tích cực, đồng thời giúp những người có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sai lầm. Nhóm này gồm các phương pháp khen thưởng, trách phạt, thi đua… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng học sinh DBĐH nhìn chung có trình độ nhận chỉ ở mức trung bình, nhưng các em mang bản chất thật thà, chất phác, ham học hỏi nên việc

sử dụng nhóm phương pháp thuyết phục sẽ có tác động lôi cuốn nếu chủ thể là những nhà giáo dục sư phạm có năng lực và uy tín nắm vững được tâm lý học sinh và biết làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Phương pháp giáo dục đạo đức rất đa dạng. Nhà giáo dục và quản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt cho phù hợp với mục đích, đối tượng đặc thù và những tình huống cụ thể.

1.3.3. Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh trường DBĐH Dân tộc

1.3.3.1. Mục đích đánh giá.

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức HS trường DBĐH Dân tộc nhằm: - Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc học tập, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng sống và các mặt khác của nhân cách.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý học sinh trong nhà trường.

- Làm căn cứ để đánh giá và xếp loại rèn luyện đạo đức học sinh trong từng học kỳ, cuối năm học; ưu tiên để lựa chọn ngành, trường vào học ĐH, CĐ và các phần thưởng khác.

1.3.3.2. Nội dung đánh giá.

Nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh trường DBĐH Dân tộc được dựa trên Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở GDĐH và trường TCCN hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung đánh giá cụ thể:

- Ý thức kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường (khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm)

- Ý thức tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội (khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm)

- Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng (khung điểm đánh giá từ 0 đến 15 điểm)

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương nha trang (Trang 25)