8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Trước hết là nhận thức của CBQL, GV chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục đạo đức (90% ý kiến đánh giá).
Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng mới có hành động đúng. Tuy nhiên từ nhận thức đến hành động còn là một khoảng cách. Vì vậy, cần phải làm tốt hơn nữa việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động GDĐĐ. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có bản thân các nhà quản lý.
Tiếp theo là do công tác kế hoạch hóa GDĐĐ còn hạn chế (86% ý kiến đánh giá).
Công tác GDĐĐ của nhà trường tuy đã được quan tâm và có những chuyển biến đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên chưa thực sự được thực hiện một cách bài bản, có chiến lược, có kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp với yêu cầu giáo dục và điều kiện, hoàn cảnh thực tế.
Nguyên nhân thứ ba là sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục đạo đức (78% ý kiến đánh giá).
Giáo dục đạo đức cho HS là trách nhiệm của mọi người, mọi lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, nếu không phối hợp tốt thì sẽ làm giảm, làm hạn chế sức mạnh tổng hợp và như vậy rõ ràng là hiệu quả GDĐĐ không cao.
Do công tác khen thưởng, kỷ luật chưa thực sự kịp thời, nghiêm minh (74%). Về mặt này, qua theo dõi, đánh giá chúng tôi thấy có khi khen thưởng, kỷ luật chưa đi đôi với nhau, chưa chú trọng đến khen thưởng, động viên, khuyến khích HS tiêu biểu. Công tác kỷ luật HS đôi khi việc xác minh, làm rõ các vi phạm thực hiện chưa kịp thời, cá biệt còn có quan hệ cá nhân xen vào làm ít nhiều giảm hiệu quả GD, răn đe của việc thi hành kỷ luật đối với HS.
Do đội ngũ cán bộ, giáo viên vừa thiếu và vừa yếu về năng lực (58%). Công tác GDĐĐ học sinh đòi hỏi phải đảm bảo quản lý sát sao HS cả trong giờ học và ngoài giờ học; cả trong giờ học chính khóa và cả giờ tự học. Nếu số lượng đội ngũ cán bộ, GV thiếu trong khi số lượng HS tăng lên theo mỗi năm thì sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý HS. Hơn nữa, làm công tác GDĐĐ cho HS phải là người có tâm huyết, có trách nhiệm thì mới đi sâu, đi sát, mới kịp thời phát hiện các diễn biến trong học sinh, đồng thời phải có nghiệp vụ sư phạm, ứng xử có văn hóa, quan hệ đúng mực, gương mẫu, giữ gìn trong lời ăn, tiếng nói,... Nếu cán bộ, giáo viên yếu về năng lực, nghiệp vụ sư phạm và thiếu gương mẫu thì rõ ràng sẽ làm hạn chế kết quả GDĐĐ cho các em học sinh.