8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Nội dung, phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho
phương hướng thực hiện; đồng thời có kiểm tra, đánh giá; có tuyên dương, khen thưởng; có phê bình, kỷ luật.
Hiện nay, hơn lúc nào hết toàn Đảng, toàn dân ta đang coi trọng giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong học sinh, sinh viên. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong học sinh, sinh viên; làm lành mạnh nền tảng đạo đức xã hội, góp phần quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội; tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của đất nước. Vì thế, quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường DBĐH Dân tộc trở thành yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết của cán bộ làm công tác quản lý trong nhà trường.
1.4.2. Nội dung, phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh trường DBĐH Dân tộc học sinh trường DBĐH Dân tộc
1.4.2.1. Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc.
- Quản lý nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục đạo đức của đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác này.
Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác quản lý giáo dục đạo đức, thường xuyên có những buổi
tọa đàm, trao đổi những phương hướng, cách làm một cách tốt nhất với công tác quản lý giáo dục đạo đức trong đội ngũ cán bộ quản lý.
- Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
Việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức, với những hoạt động giáo dục cụ thể, chi tiết cho học sinh và phải được quản lý một cách chặt chẽ, việc lập kế hoạch phải được làm từ đầu năm học và có thể điều chỉnh sau mỗi học kỳ, nếu thấy cần thiết.
- Quản lý việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Quản lý việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh là công cụ góp phần vào công tác đánh giá kết quả phấn đấu học tập và rèn luyện của học sinh trong từng kỳ học cũng như cả năm học.
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Quản lý cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh cũng là một nội dung quản lý quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục đạo đức cho các em.
- Quản lý việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục đạo đức cần phải được quản lý một cách cụ thể, có hệ thống, phải đưa ra phương hướng và cách làm cụ thể để tăng phần hiệu quả của công tác này.
1.4.2.2. Phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trường DBĐH Dân tộc.
Các phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được mục tiêu quản lý đề
ra. Do đó, trong quản lý công tác GDĐĐ học sinh trường DBĐH Dân tộc người ta sử dụng những phương pháp sau đây:
- Phương pháp tâm lý xã hội: Là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động về mặt tâm lý, tinh thần vào đối tượng quản lý nhằm động viên học sinh tính chủ động, tích cực, tự giác của mọi người đảm bảo mối quan hệ thân ái hợp tác cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tạo ra sự thỏa mãn tinh thần trong từng người và trong tập thể sư phạm. Muốn như vậy, Hiệu trưởng phải đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý - nhân cách của GV và HS, những yêu cầu về đạo đức, nghề nghiệp, hứng thú, những phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổi khác nhau,…để có những biện pháp tác động thích hợp đối với GV. Hiệu trưởng cần chú ý các mối quan hệ trong nhà trường, xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân ái và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ.
- Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý. Phương pháp này, là phương pháp tối cần thiết trong công tác quản lý, nó được xem như những giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nề nếp duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc CBQL, GV, nhân viên và HS làm tốt nhiệm vụ của mình đưa phong trào nhà trường đi lên.
- Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý trên cơ sở những cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định về lợi ích vật chất để đối tượng quản lý điều chỉnh hành động và tích cực tham gia hoạt động một cách có hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần chú ý:
+ Việc thiết lập các chế độ, chính sách khuyến khích, kích thích vật chất cần kết hợp với phương pháp hành chính tổ chức trong việc xác định các định mức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu.
+ Việc vận dụng phương pháp kinh tế cần thận trọng, một mặt để khuyến khích lao động của GV, mặt khác cũng phải đảm bảo uy tín sư phạm của GV và của nhà trường.
Trong các phương pháp trên, không có phương pháp nào có tính vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm của nó. Cho nên, HT không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, người quản lý cần tùy theo tình huống cụ thể cần nắm vững và vận dụng ưu thế cũng như hạn chế tối đa nhược điểm của từng phương pháp, kết hợp vận dụng một cách khéo léo, mềm dẻo, linh hoạt nhằm đạt kết quả cao nhất trong công tác GDĐĐ cho HS.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc
1.4.3.1. Các yếu tố chủ quan.
- Phẩm chất đạo đức của Hiệu trưởng:
Trong quản lý giáo dục đạo đức, thì phẩm chất đạo đức của người hiệu trưởng là yếu tố rất quan trọng, nếu phẩm chất của người Hiệu trưởng không tốt thì việc quản lý, và giáo dục đạo đức cho học sinh rất khó thể đạt được kết quả.
- Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh:
Nếu không nhận thức được tầm quan trọng của quản lý giáo dục đạo đức, từ đó người Hiệu trưởng sẽ không hoặc ít quan tâm đến việc quản lý chỉ đạo thực hiện công tác này.
- Năng lực quản lý của Hiệu trưởng:
Nếu năng lực quản lý của Hiệu trưởng yếu kém thì chắc chắn việc quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu đề ra.
- Đặc điểm và nhu cầu giáo dục của học sinh nhà trường:
Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải phù hợp với đặc điểm và nhu cầu giáo dục của học sinh, có như vậy mới thành công, mới thu hút được sự tham gia của các em, mới cảm hóa được các em.
- Nhận thức và năng lực giáo dục đạo đức của đội ngũ CBQL, GV, cán bộ nhân viên nhà trường:
Các CBQL các phòng chức năng và các tổ Bộ môn, GV, cán bộ nhân viên nhà trường là đội ngũ giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Do vậy, nhận thức và năng lực của đội ngũ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.
- Chương trình đào tạo của nhà trường:
Chương trình đào tạo dựa trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài các môn chính khóa theo khối ngành đào tạo, tin học, tiếng Anh còn có các môn ngoại khóa là giáo dục thể chất, giáo dục công dân. Nếu GDĐĐ cũng được quan tâm trong chương trình đào tạo của nhà trường thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục đạo đức của nhà trường:
Trong thời đại hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh DBĐH Dân tộc nói riêng cần được tiến hành thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Muốn tổ chức được các hoạt động như vậy cần có kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết. Do vậy, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục đạo đức của nhà trường như thế nào thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.
1.4.3.2. Các yếu tố khách quan.
- Công tác chỉ đạo và đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên:
Trường DBĐH Dân tộc chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên việc quản lý giáo dục đạo đức cũng phải dựa trên những chỉ đạo, quy định và đánh giá của Bộ.
- Sự tham gia và phối hợp với nhà trường của các lực lượng giáo dục khác ở bên ngoài nhà trường:
Tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS còn bao gồm nhiều lực lượng giáo dục ở bên ngoài nhà trường như: cha mẹ HS, chính quyền địa phương, công an, tổ chức Đoàn TNCS và các đoàn thể chính trị xã hội khác ở địa phương. Nếu các lực lượng GD đó nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ và có sự phối hợp, hợp tác tốt với nhà trường thì sẽ rất thuận lợi cho việc quản lý của Hiệu trưởng. Còn nếu không sẽ làm hạn chế việc quản lý của Hiệu trưởng.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống đạo đức và dư luận xã hội ở địa phương;
Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống đạo đức và dư luận xã hội ở địa phương là những yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của học sinh và chi phối các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh của Hiệu trưởng nhà trường.
Kết luận chương 1
Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng của các trường DBĐH Dân tộc.
Quá trình GDĐĐ cho học sinh bao gồm nhiều thành tố: mục tiêu, nội dung, con đường, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh,…
Chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trước hết phụ thuộc các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng, tức là phụ thuộc vào cách thức tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng đối với các GV, cán bộ, chuyên viên và học sinh nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu GDĐĐ đề ra.
Biện pháp quản lý công tác GDĐĐ của Hiệu trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: Phẩm chất đạo đức của Hiệu trưởng; Nhận thức và năng lực quản lý của hiệu trưởng; Đặc điểm và nhu cầu giáo dục của học sinh; Nhận thức và năng lực GDĐĐ của đội ngũ CBQL, GV, cán bộ nhân viên trong trường; Chương trình đào tạo của nhà trường; Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục đạo đức của nhà trường; Công tác chỉ đạo và đánh giá của Bộ Giáo dục - Đào tạo đối với công tác GDĐĐ cho học sinh; Sự tham gia và phối hợp với nhà trường của các lực lượng giáo dục khác ở bên ngoài nhà trường; Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống đạo đức và dư luận xã hội ở địa phương.
Vậy, thực tế quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang đã được tiến hành như thế nào và nhà trường đã có những giải pháp gì để quản lý công tác này. Chúng tôi xin trình bày tiếp những vấn đề này ở chương tiếp theo.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG DBĐH DÂN TỘC TW NHA TRANG 2.1. Khái quát về trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang
Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang, tiền thân là trường Dự bị Đại học Phú Khánh được thành lập theo Quyết định số 240/CP ngày 06/12/1976 của Chính phủ, là cơ sở tiếp quản từ Viện Đại học Cộng đồng Duyên hải Nha Trang (thành lập năm 1972). Từ khi thành lập, trường được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức văn hoá cho HS người DTTS và HS trong diện chính sách: con thương binh, con liệt sỹ, con gia đình có công với cách mạng, bộ đội phục viên,... có đủ trình độ vào học năm thứ nhất các trường ĐH, CĐ, TCCN trên toàn quốc.
Đến năm học 1983-1984, trường được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ GD&ĐT) giao thêm nhiệm vụ bồi dưỡng hệ Dự bị đại học dân tộc 2 năm, địa bàn tuyển sinh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Đối tượng tuyển sinh là học sinh DTTS đã tốt nghiệp THPT.
Năm 1989, trường được đổi tên thành trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang với nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức văn hoá cho hệ DBĐH dân tộc, tạo nguồn đào tạo cán bộ DTTS cho các vùng đồng bào dân tộc, miền núi các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và 5 tỉnh Tây Nguyên. Đối tượng tuyển sinh là học sinh DTTS đã tốt nghiệp THPT và đã tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH đạt được số điểm nhất định và không có điểm không (0).
Từ năm học 2005-2006 nhà trường tuyển sinh theo “Quy chế tuyển chọn, tổ chức đào tạo HS hệ DBĐH và xét tuyển vào ĐH, CĐ, TCCN đối với học sinh
hệ DBĐH” (ban hành theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/ 03 / 2005 của Bộ GD&ĐT). Bắt đầu từ năm 2010 trường tuyển sinh theo “Quy chế tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ ĐH, CĐ, TCCN đối với học sinh hệ DBĐH” (ban hành theo Thông tư số 25/2010/TT-BGD&ĐT ngày 13/10/2010 của Bộ GD&ĐT). Địa bàn tuyển sinh gồm 7 tỉnh Duyên hải miền Trung từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên. Qua 37 năm xây dựng và phát triển, trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang đã bồi dưỡng, tạo nguồn được 837 học sinh hệ 1 năm (giai đoạn 1976-1978), 1.675 học sinh dân tộc hệ 1 và 2 năm (giai đoạn 1978-1998) và 6.326 học sinh dân tộc hệ 1 năm (giai đoạn 1998-2013). Sau thời gian học DBĐH tại trường, đã có 8.834 học sinh thuộc 38 DTTS được phân bổ vào học tại các trường ĐH, CĐ, TCCN và 4 học sinh được đào tạo ở Lào và Campuchia. “Nguồn: Phòng Giáo vụ nhà trường, 2013”
Suốt chiều dài 37 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường cùng tập thể thầy cô giáo đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, từng bước đưa nhà trường phát triển đi lên. Nhiều thầy cô giáo đã trưởng thành từ mái trường này, một nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, hai cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, nhà trường được tặng Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì của Nhà nước. Hai cá nhân được tặng Huân chương lao động hạng Ba. Nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành, UBND các tỉnh trao tặng. Nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trong khu vực. Thành tích đó đã thắp sáng ngọn đuốc tri thức, mang cái chữ của Chính phủ về góp phần xóa đói giảm nghèo, xua tan