8. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Nhóm nguyên nhân khách quan
- Do hướng dẫn xếp loại đạo đức cho học sinh chưa cụ thể, rõ ràng. Thực tế việc hướng dẫn đánh giá xếp loại đạo đức hiện nay còn mang tính định tính hơn là định lượng, dẫn đến việc đánh giá, xếp loại đạo đức chưa thực sự khoa học, chưa thực sự công bằng, khách quan. Hệ quả là nảy sinh việc so sánh, suy bì ít nhiều làm giảm sự phấn đấu vươn lên ở một bộ phận HS.
- Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường ngoài tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực về mặt kinh tế - xã hội và tác động không nhỏ đến các giá trị đạo đức truyền thống; Nhiều chuẩn mực đạo đức đã có sự thay đổi, đã có biểu hiện suy thoái đạo đức ở một bộ phận lớp trẻ, trong đó có HS. Đây là một thực tế cần lưu ý trong các hoạt động GDĐĐ, cần tìm ra các giải pháp phù hợp để khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực, tác động của mặt trái cơ chế thị trường đến chất lượng GDĐĐ cho HS.
- Do nơi ăn ở, sinh hoạt tại KTX học sinh. Khu KTX của trường tương đối chật hẹp, quy mô trước đây chỉ từ 450 đến 500 học sinh/năm, nhưng hiện nay cũng với diện tích đó, cơ sở vật chất đó nhưng nhà trường phải tuyển sinh 950 học sinh/ năm. Phòng ở từ 6 đến 8 học sinh, nay phải chứa 10 đến 12 em nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác GDĐĐ cho học sinh.
Kết luận chương 2
Trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang là một trường làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh dân tộc cung cấp nguồn cho các trường ĐH, CĐ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với toàn bộ học sinh thuộc các dân tộc thiểu số, qua hơn 37 năm phát triển nhà trường đã xây dựng và củng cố thương hiệu qua việc nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Công tác giáo dục đạo đức cho HS đã được nhà trường quan tâm và thu được những kết quả đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định cả về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục dẫn đến hiệu quả giáo dục đạo đức chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế, trong đó có nguyên nhân về phía công tác quản lý, chỉ đạo.
Kết quả điều tra thực tế cho thấy, lãnh đạo trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang đã có tiến hành một số biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS nhưng nhìn chung chưa thường xuyên, chưa đầy đủ và chưa triệt để.
Vấn đề đặt ra là vì sự tồn tại và phát triển không ngừng của nhà trường, các nhà quản lý phải nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức nói riêng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nói chung. Trên quan điểm xây dựng với sự hiểu biết nhất định, chúng tôi xin đề xuất các giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường DBĐH Dân tộc TW Nha Trang ở chương 3 dưới đây.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
TRUNG ƯƠNG NHA TRANG