Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một bộ phận thanh niên học sinh, đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dụcthế hệ trẻ, xây dựng con người cho thế kỷ XXI mà
Trang 1NGUYỄN HỮU THỌ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2014
Trang 2NGUYỄN HỮU THỌ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG
Nghệ An, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đàotạo sau đại học trường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu trường Đại học ĐồngTháp, Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên các trường THPT huyện Chợ Mới,tỉnh An Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu và viết Luận văn này
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Phạm Minh Hùng người thầy trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Sau thời gian được quý thầy, cô trường Đại học Vinh tận tình giảng dạy,truyền đạt những kiến thức về lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn quýbáu về công tác quản lý Cùng với sự nỗ lực, ra sức học tập, nghiên cứu, thuthập thông tin và học tập thực tế Đến nay em đã hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp: “Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành Luận văn bằng tất
cả nhiệt tình và năng lực của mình nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong nhận được những đóng góp qúi báo của quí thầy,
cô và các bạn Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trang 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
7
1.3 Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 211.4 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ
MỚI, TỈNH AN GIANG
40
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của
2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
2.3 Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 54
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH
AN GIANG
64
Trang 53.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 643.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 653.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự
cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 653.2.2 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang một cách khoa học 683.2.3 Tổ chức tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
3.2.4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 753.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Bảng 2.2: Khảo sát về việc xây dựng các kế hoạch giáo dục đạo đức
cho học sinh
Bảng 2.3: Khảo sát về các phương pháp giáo dục đạo đức cho học
sinh
Bảng 2.4: Khảo sát về hoạt động kiểm tra của cán bộ quản lý đối với
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Bảng 2.5: Khảo sát về sự phối hợp giữa cán bộ quản lý với lực lượng
giáo dục
Bảng 2.6: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh ở các trường THPT
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong những năm gần đây
Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất.
Bảng 3.2: Đánh giá sự khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáodục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” ở đây chính là sự lĩnh hội và phát triểncác chuẩn mực đạo đức của dân tộc Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phảichú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc quan trọng.Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường vàcuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định ”;
“Có tài không có đức chỉ là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làmviệc gì cũng khó”
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đi vào chiều sâu và được triển khaitrên quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Cơ chế thị trườngđang phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc đẩynhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta Nhưng cũng đã bộc lộ những mặt trái,gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa - nghệthuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xã hội.Những ảnh hưởng tiêu cực đó len lỏi, thẩm thấu vào các mối quan hệ xã hội,làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn tới sự suy thoái về đạo đức ở một bộphận xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh,sinh viên sống không có lý tưởng, không có mục đích, sống chạy theo các nhucầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn, thích hưởng thụ, sống buôngthả và thiếu niềm tin Đánh giá thực trạng này trong văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh : “Môi trườngvăn hoá bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục,các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độchại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”
Trang 9Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi năm 2009, tại điều 27 đã xác định:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển nănglực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị chohọc sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”
Với quan điểm coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng tađòi hỏi phải "tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủnghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn,lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bảnthân và tiền đồ của đất nước" Từ đó cho thấy, giáo dục đạo đức là một trongnhững điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộquá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta,đặc biệt là trong nhà trường THPT
Giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng đối với ngànhgiáo dục và quyết định đến chất lượng giáo dục nhằm góp phần giáo dục vàphát triển toàn diện về tri thức, thể chất, tinh thần và đạo đức cho học sinhtrong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay Việc quản lý công tácgiáo dục đạo đức học sinh chưa được nghiên cứu nhiều và nghiên cứu mộtcách có hệ thống
Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một
bộ phận thanh niên học sinh, đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dụcthế hệ trẻ, xây dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã vạch ra, “tăng cường giáo dục
công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí minh vào nhà trường phù hợp với lứa
Trang 10tuổi và với từng bậc học”, và Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạotrong giai đoạn hiện nay một lần nữa đã khẳng định về giáo dục toàn diệncho học sinh
Nghiên cứu thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức vào lúc nàyđang là một vấn đề đòi hỏi cấp bách Có thể nói, chưa bao giờ, vấn đề giáo dụcđạo đức được đặt ra với tầm quan trọng, tính cấp thiết và ý nghĩa xã hội rộnglớn như lúc này Chăm lo cho sự phát triển đạo đức và đời sống tinh thần lànhmạnh của cộng đồng xã hội là chăm lo tới tiềm lực phát triển lâu bền của cảmột dân tộc
Học sinh THPT ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vốn có truyền thốnghiếu học Tuy nhiên, tình trạng học sinh có kết quả học tập và rèn luyện đạođức trung bình, yếu đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là những trườnghợp vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, được giáo dục nhưng bản thân chưa khắcphục thậm chí còn tái phạm Nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức học sinhTHPT trong điều kiện đổi mới hiện nay, bản thân tôi thấy có những biểu hiệnđạo đức của lớp trẻ và thực trạng giáo dục đạo đức học sinh THPT đang đặt rahàng loạt vấn đề bức xúc cần phải giải quyết Việc đánh giá đúng tình hình,phát hiện được các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới nộidung và phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT là vấn đề cấpthiết góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực của đời sống đạo đức vàgiáo dục đạo đức học đường, đồng thời coi việc giáo dục tư tưởng đạo đứccho học sinh là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt giáo dục khác
Việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyệnChợ Mới, tỉnh An Giang còn nhiều hạn chế và bất cập
Trang 11Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản
lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPThuyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đứccho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
4 Giả thuyết khoa học
Hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyệnChợ Mới, tỉnh An Giang sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện được cácgiải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 12Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Để xử lí các số liệu các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định,đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu
7 Những đóng góp của luận văn
7.1 Về mặt lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức; làm rõ ý nghĩa,nội dung và phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cáctrường THPT trong giai đoạn hiện nay
7.2 Về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinhcác trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Từ đó, đề xuất cácgiải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản
Trang 13lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện ChợMới, tỉnh An Giang
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, được hình thành rất sớm tronglịch sử, được mọi xã hội, mọi giai cấp và mọi thời đại quan tâm Với tư cách
là một bộ phận của tri thức nhân loại, những tư tưởng đạo đức học đã xuấthiện hơn 20 thế kỷ trước đây trong tri thức Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổđại Nó được hoàn thiện và phát triển trên cơ sở các chế độ kinh tế – xã hộinối tiếp nhau từ thấp đến cao
Khổng Tử - nhà hiền triết thế kỷ VI trước Công nguyên đã khuyên họctrò của mình: “Tiên học lễ, hậu học văn” Ông mong muốn xã hội phát triểnbình ổn, gia đình sống hạnh phúc, con người giữ được đạo lý Để thực hiệnnhững ý tưởng đó, ông đề ra nguyên tắc vua tôi, ông bà, cha mẹ, con cháu đềuphải theo luật nước, phép nhà Khổng Tử không phải là người đầu tiên bànđến đạo đức nhưng công lao chính của ông là đã tổng kết được kinh nghiệmthực tiễn của đời sống xã hội, trên cơ sở đó xây dựng nên các học thuyết vềđạo đức Học thuyết này còn nặng về tư tưởng Nho giáo và ý thức hệ phongkiến nhưng chứa đựng nhiều vấn đề đạo đức xã hội Đó là ý thức đối với bảnthân, với xã hội, cách ứng xử và hành vi của con người [28, tr.15]
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, học thuyết của đạo Phật do Thích Ca Mâu
Ni sáng lập đã đề cập đến nhiều vấn đề về đạo đức Cái cốt lõi trong đạo đức
Trang 15Phật giáo là khuyên con người sống thiện, biết yêu thương nhau, giúp đỡnhau, tránh làm điều ác.
Trong xã hội Hy Lạp La Mã cổ đại, đặc trưng cơ bản nhất về giáo dụccon người được thông qua những truyền thuyết, sử thi, các di sản văn hoá nhằm đề cao những giá trị đạo đức con người Đó là nữ thần Atina đẹp nhưmặt trăng, đầy tình nhân ái đối với con người
Ở Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổđại xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về đạo và đức của họ Đạođức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổđại “Đạo” là con đường, đường đi, về sau khái niệm “Đạo” được vận dụngtrong triết học để chỉ con đường của tự nhiên “Đạo” còn có nghĩa là đườngsống của con người trong xã hội Khái niệm “Đức” lần đầu xuất hiện trong
“Kim văn” đời nhà Chu “Đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìnchung, “Đức” là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý
Khi bàn đến con người, C.Mác có một luận điểm khoa học rất tuyệt vời:Ông coi con người là một hệ thống những năng lực thể chất và năng lực tinhthần Theo cách hiểu của Mác, đạo đức của con người thuộc về những nănglực tinh thần và nhờ chúng mà những năng lực thể chất có định hướng pháttriển đúng đắn Chủ nghĩa Mác đã khẳng định rằng: "Trong lịch sử phát triểncủa xã hội loài người có sự tồn tại quy luật đạo đức Vì đạo đức được nảysinh, tồn tại, phát triển như là một tất yếu" [28, tr.17] Đồng thời, chủ nghĩaMác cũng khẳng định: "Cội nguồn của đạo đức là từ lao động, từ những hoạtđộng thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội, sáng tạo ra những giá trị có ích chocon người, vì con người Đó là quy luật sinh thành và phát triển của nhữngquan hệ đạo đức xã hội" [28, tr.17]
Về nguồn gốc của đạo đức, chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã chỉ ra rằng, đạođức không thể tách rời cuộc sống con người Chính con người bằng hành
Trang 16động thực tế và quan hệ xã hội, đồng thời qua kinh nghiệm lịch sử của mình
để xây dựng nên những tiêu chuẩn, giá trị của đạo đức Như vậy, bản chất củađạo đức trước hết phải là sự phản ánh giá trị cao đẹp của đời sống con ngườitrong mối tương quan giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức cách mạng phải qua đấutranh, rèn luyện bền bỉ mới thành Người viết “Đạo đức cách mạng khôngphải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày màphát triển củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càngtrong” [22, tr.552]
Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời, trong đó tự rèn luyện có vaitrò rất quan trọng Người khẳng định: đã là người thì ai cũng có chỗ hay chỗ
dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có cái thiện, cái ác ở trong mình Vấn đề là dámnhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc, thấy rõ cáihay, cái tốt, cái thiện để phát huy, và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắcphục Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện thường xuyên trong hoạt độngthực tiễn, trong đời tư cũng như trong mọi mối quan hệ
Đạo đức học đường hiện nay là vấn đề đáng lo ngại Không phải ngẫunhiên mà tại nhiều cuộc Hội thảo, hội nghị liên quan đến giáo dục có rất nhiềuchuyên gia, học giả, nhà khoa học bày tỏ sự lo lắng về vấn đề này trongtrường học
Các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục cũng đã nghiên cứu, tìm hiểunhiều đến giáo dục đạo đức cho học sinh:
Tác giả Phạm Minh Hạc trong cuốn “Phát triển con người toàn diện thời
kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới nộidung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học, củng cố ý tưởng giáodục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong
Trang 17việc giáo dục đạo đức cho con người, kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức vớiviệc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật; tổchức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyệnđạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy côcác trường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xãhội về giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi người” [16, tr.171-176].
Tác giả Đặng Vũ Hoạt - tác giả cuốn “Những vấn đề giáo dục học”
nghiên cứu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục đạo đức
và đưa ra một số định hướng trong việc đổi mới nội dung và cải tiến phươngpháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Tác giả Phạm Khắc Chương, trường đại học Sư phạm Hà Nội nghiên
cứu một số vấn đề giáo dục đạo đức ở trường THPT, trong đó có cuốn “Đạo
đức học” [7].
Nguyên Thứ trưởng Giáo dục – Đào tạo Trần Xuân Nhĩ cho rằng, để
Đề án đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục – Đào tạo thành công, trước hết phảithay đổi việc dạy Đạo đức trong nhà trường, bởi đây là vấn đề mấu chốt đểchấn hưng giáo dục “Chúng ta thường nói trí, thể, mỹ phải đi liền với nhau
Rõ ràng đạo đức bao giờ cũng được đặt lên trước Không phải ngẫu nhiên màtrong hầu hết các trường học đều có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nghĩa làhọc sinh phải học lễ nghĩa trước, sau đó mới học văn hóa Vì thế, vấn đề giáodục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng”
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu và đề cập đến vai trò của côngtác giáo dục đạo đức đến sự hình thành nhân cách, định hướng giá trị đạo đức
và nghiên cứu hiệu quả của một vài biện pháp giáo dục đạo đức đối với họcsinh Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu làm thế nào để nâng cao hiệuquả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới,Tỉnh An Giang Vì vậy, đề tài này góp phần đưa ra các giải pháp nâng cao
Trang 18hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện ChợMới, tỉnh An Giang.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức
1.2.1.1 Đạo đức
Khái niệm đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc,nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vicủa mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ
xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giáctrong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với
tự nhiên và với cả bản thân mình [9, tr.6]
Nghĩa vụ của đạo đức thể hiện ở chỗ khi con người tham gia vàohoạt động sản xuất và hoạt động sống, chúng ta ý thức được trách nhiệm củabản thân đối với người khác và đối với cộng đồng Ngay từ thế kỷ XVII -XVIII các nhà duy vật Pháp đã chỉ rõ “Nghĩa vụ đạo đức là cái tất yếu đối vớitất cả mọi người thực hiện trách nhiệm của mình” Nghĩa vụ đạo đức đã xuấthiện rất sớm và nó tồn tại với thời gian, tồn tại qua các giai đoạn phát triểncủa lịch sử loài người
Điều đó cho thấy, ở bất kỳ chế độ xã hội nào, ở thời kỳ phát triển xãhội nào thì nghĩa vụ cũng rất cần thiết
Nghĩa vụ đạo đức là ý thức và tình cảm của con người tự nguyện, tựgiác thực hiện các hành động của mình theo các chuẩn mực chung của xã hội.Nghĩa vụ đạo đức của con người có mối liên hệ chặt chẽ với nghĩa vụ pháp lý.Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý của con người đều có chung mục đích
là nhằm điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với quy tắc, chuẩn
Trang 19mực chung của xã hội.
Nghĩa vụ không hình thành một cách tự nhiên, nhất thời mà nó đượchình thành và hoàn thiện trong cả quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyệntrong hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, thậm chí qua quá trình đấu tranh,thử thách của cuộc sống
Thiện và ác là cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, là thước
đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân Thiện và ác cũng là phạm trù cơ bảnlàm thước đo đời sống đạo đức của con người
Cái thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trongcuộc sống hàng ngày Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phùhợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội Cái thiện phải được thể hiện qua việcgóp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người trong xãhội Hồ Chí Minh đã nói: “Việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc ácthì dù nhỏ đến mấy cũng tránh” [9, tr.55]
Quan điểm về thiện và ác mang tính lịch sử và có thể hoán đổi chonhau Cái thiện và ác được chúng ta đánh giá tùy vào nó có thúc đẩy hay cảntrở sự phát triển của xã hội, hạnh phúc của con người
1.2.1.2 Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là một bộ phận hợp thành nền tảng của nội dunggiáo dục toàn diện, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch bằng cácphương pháp khoa học của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm hìnhthành ở người học ý thức, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức nhờ đó màtạo ra các phẩm chất đạo đức ở họ phù hợp với các chuẩn mực xã hội
Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trìnhgiáo dục trong nhà trường Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia làmnhiều quá trình bộ phận: giáo dục đạo đức (đức dục), giáo dục trí tuệ (trí dục),giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ (mỹ dục) giáo dục lao động kỹ thuật tổng
Trang 20hợp, hướng nghiệp Trong đó, giáo dục đạo đức được xem là nền tảng gốc rễtạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác.
Quá trình giáo dục đạo đức có các thành tố, cấu trúc nhất định vàcùng vận động trong hệ thống Các thành tố cơ bản đó là hoạt động của nhàgiáo dục và người được giáo dục, mục đích giáo dục, nội dung giáo dục,phương pháp và phương tiện giáo dục, kết quả giáo dục… nhà giáo dục là chủthể tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm thực hiện cácnhiệm vụ trọng yếu sau:
+ Đưa học sinh vào hệ thống các hoạt động và quan hệ thực tiễn,quan hệ xã hội
+ Ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực, định hướng lựa chọn cácảnh hưởng tích cực trong quá trình lĩnh hội các giá trị đạo đức của học sinh
+ Tổ chức các hoạt động cho học sinh để chuyển những yêu cầu của
xã hội thành phẩm chất đạo đức của học sinh
Mục tiêu của giáo dục đạo đức trong nhà trường là giúp cho học sinhnhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng vànhân đạo, biết sống vì mọi người vì gia đình, vì sự tiến bộ xã hội và phồnvinh của đất nước
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì những chuẩn mực đạo đức củangười Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá có thể xác định thành
5 nhóm phản ánh các mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết đó lànhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị; nhóm chuẩnmực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân; nhóm chuẩn mực đạo đức thểhiện quan hệ với mọi người; nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ vớicông việc; nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trườngsống
Con đường giáo dục đạo đức, phương thức giáo dục đạo đức còn
Trang 21phải là: Củng cố tăng cường giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặtchẽ với giáo dục nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho mọi người trong
Như vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một bộ phận
cực kỳ quan trọng Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh phải tuân thủtheo các quy luật phát triển nhân cách để đạt được tới mục tiêu giáo dục
1.2.2 Quản lý và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
1.2.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc trưng bao trùm lên mọi mặt đời sống
xã hội, là công việc vô cùng quan trọng, nhưng rất khó khăn và phức tạp Sở
dĩ như vậy, vì công tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhântrong tập thể xã hội, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm và cuộcsống của mỗi một con người
Thực tế khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnhvực khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội Do đối tượng quản lýrất đa dạng, phong phú, phức tạp, tùy thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ thể và
ở mỗi giai đoạn phát triển xã hội khác nhau cũng có quan niệm khác nhau,nên định nghĩa về quản lý cũng có sự khác nhau:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Quản lý là chức năng và hoạtđộng của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xãhội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảođảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [40, tr.580]
Trang 22Còn theo Mary Parker Follet, “quản lý là nghệ thuật khiến công việcđược thực hiện thông qua người khác”.
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản
lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổchức đó vận hành và đạt được mục đích của mình” [6, tr.6]
Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quảnhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trongđiều kiện biến đổi của môi trường
Định nghĩa kinh điển nhất: Quản lý là tác động có định hướng, cóchủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bịquản lý) trong một số chức năng nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đượcmục đích tổ chức
Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tậpthể và kết quả của sự phân công lao động xã hội, nhưng lao động quản lý lại
có thể phân chia thành hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đó chủthể quản lý có thể tác động đối tượng quản lý Các dạng hoạt động xác địnhnày được gọi là các chức năng quản lý Một số nhà nghiên cứu cho rằng trongmọi quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải thực hiện một dãy chứcnăng quản lý kế tiếp nhau một cách logic bắt đầu từ lập kế hoạch tổ chức, chỉđạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá Quá trình này được tiếp diễnmột cách tuần hoàn Chu trình quản lý bao gồm các chức năng cơ bản sau:
+ Lập kế hoạch
+ Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch
+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Trang 23Tuy nhiên các chức năng trên kế tiếp nhau nhưng chúng thực hiệnđan xen nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau Ngoài ra chu trình quản lý thông tinchiếm một vai trò quan trọng, nó là phương tiện không thể thiếu được trongquá trình hoạt động của quản lý.
Quản lý vừa là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luậtphát triển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tượng khác nhau, vừa làmột nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quảnlý
1.2.2.2 Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Về nội dung, khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cách hiểu khácnhau:
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phốihợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêucầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thườngxuyên, xã hội hoá giáo dục, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ
mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là thế hệ trẻ cho nên quản lý giáodục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường họctrong hệ thống giáo dục quốc dân 19, tr.189
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tácđộng hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức
sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lựclượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phốihợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình nàyvận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tínhchất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạyhọc - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạngthái mới về chất 19, tr.189
Trang 24Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có ý thức, hợp quy luật củachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằmđảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục,đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũngnhư chất lượng 19, tr.189.
Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống
có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống ( từ Bộ đến Trường ) nhằm mụcđích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức
và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quá
trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ 30, tr.7
Như vậy, quản lý giáo dục là sự tác động có hướng đích, có tổ chức,
có kế hoạch của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý giáo dụcnhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêuphát triển giáo dục đề ra
Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là quá trìnhlãnh đạo, tổ chức, điều khiển toàn bộ công tác giáo dục đạo đức, nhằm đảmbảo cho công tác giáo dục này đạt được kết quả mong muốn
Từ các khái niệm về quản lý giáo dục và giáo dục đạo đức cho họcsinh có thể đi đến khái niệm về quản lý công tác giáo dục đạo đức như sau:
Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là hệ thống những
tác động có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu,các bộ phận của nhà trường nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềmnăng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu giáo dục đạo đức cho họcsinh
Nội dung của quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh:
- Quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch và nội dung giáo dục
Trang 25đạo đức.
- Quản lý việc sử dụng phương pháp, hình thức, phương tiện giáo
dục đạo đức
- Quản lý hoạt động của giáo viên trong giáo dục đạo đức.
- Quản lý hoạt động học sinh trong giáo dục đạo đức.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức.
- Quản lý công tác kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong
giáo dục đạo đức
Trường THPT là cơ quan giáo dục của Nhà nước Hiệu trưởng quản
lý nhà trường, quản lý giáo dục theo chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng chịutrách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó cógiáo dục đạo đức
1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh
1.2.3.1 Hiệu quả
Hiệu quả được xem là đại lượng cho biết giá trị của kết quả đạt được
ở đầu ra so với mục tiêu và so với giá trị của nguồn lực đầu vào của chu trìnhhoạt động
Hiệu quả của nhà trường thường được xem xét dựa trên 3 tiêu chí cơbản sau:
- Chất lượng đào tạo;
- Mức độ đáp ứng mục tiêu kinh tế xã hội;
- Hiệu suất sử dụng các nguồn lực trong đào tạo
Dựa vào mục tiêu về chất lượng, đánh giá hiệu quả của nhà trườngthường là so sánh giữa các giải pháp, phương án nâng cao chất lượng với chiphí bỏ ra Xem xét sự đóng góp của nhà trường vào việc thực hiện các mụctiêu kinh tế - xã hội là so sánh giữa mức độ phát triển kinh tế - xã hội đạtđược nhờ đào tạo và chi phí đầu tư
Trang 26Đánh giá hiệu suất sử dụng các nguồn lực trong đào tạo:
Nhìn nhận về nguồn lực chưa nhất quán và thiếu cách nhìn địnhlượng; Các nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả Chínhsách đối với bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên chưa thoả đáng Việc lãngphí nguồn lực cũng chưa được xem xét đúng mức
Không lường đúng những khó khăn, mâu thuẫn gay gắt giữa một bên
là khả năng cho phép của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển;không lường đúng những mặt phức tạp và những khó khăn rất đa dạng, sâu xacủa lĩnh vực thiết yếu bậc nhất và rất nhạy cảm này trong đời sống quốc gia,không nhận thức đúng những yếu kém lớn về năng lực tổ chức và quản lý của
bộ máy nhà nước Duy ý chí và bệnh thành tích đầu độc trầm trọng thêm tìnhtrạng này
Việt Nam đang rất thiếu nhân tài, nhưng có rất nhiều người đi học ởnước ngoài xong không về nước phục vụ và cống hiến Nhiều người chạy rakhỏi cơ quan nhà nước, đi làm cho các công ty nước ngoài hoặc công ty trongnước có chế độ đãi ngộ tốt hơn
1.2.4.2 Hiệu quả quản lý
Hiệu quả quản lý là việc đạt được mục tiêu quản lý đặt ra với chi phíhợp lý
Trong tổ chức tất cả các nhà quản lý đều được trao quyền lực để thihành chức năng quản lý, bất kể họ có thể thực hiện được vai trò lãnh đạo củamình hay không Do đó để đảm bảo hiệu quả quản lý, nhà quản lý cần phảiđồng thời là nhà lãnh đạo Đây là yêu cầu rất cao đối với nhà quản lý Bởi lẽnhà quản lý bình thường hay sử dụng quyền lực hành chính (quyền lực gán)
để điều khiển và kiểm soát đối tượng quản lý, còn nhà lãnh đạo hay ngườiquản lý giỏi thường sử dụng quyền lực cá nhân (uy tín cá nhân) để gây ảnhhưởng tới đối tượng một cách tự nhiên, làm cho đối tượng tích cực, tự giác
Trang 27hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó hệ quản lý có thể đạt được mục tiêuquản lý một cách lý tưởng nhất.
1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.2.4.1 Giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp là "phương pháp giải quyết mộtvấn đề cụ thể nào đó" [37, tr.344]
Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có
hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắcphục một khó khăn” [8, tr.325]
Theo Hoàng Phê, phương pháp là “hệ thống các cách sử dụng để tiếnhành một công việc nào đó” [27]
Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác độngnhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhấtđịnh tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thíchhợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết được nhữngvấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựatrên những cơ sở lí luận và thực tiễn đáng tin cậy
1.2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh THPT là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển công tác giáodục đạo đức cho học sinh THPT nhằm đảm bảo cho việc quản lý công tác nàyđạt kết quả cao nhất
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức là
một loại giải pháp quản lý giáo dục nhằm giải quyết một số vấn đề trong côngtác giáo dục đạo đức theo mục tiêu đào tạo của nhà trường
Trang 28Các giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức đóng vai trò quan
trọng trong chu trình quản lí của cán bộ quản lý trường học Các giải phápđược xây dựng trên cơ sở thực tiễn của nhà trường nên nếu được vận dụng tốt
sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao
Các giải pháp quản lí công tác giáo dục đạo đức phải đảm bảo thựchiện cho được các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giáquá trình giáo dục Vì thế, khi đưa ra giải pháp quản lí giáo dục cần quan tâmđúng mức đến hiệu quả của nó đối với công tác kế hoạch hoá, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra đánh giá quá trình giáo dục Đây chính là điểm khác biệt giữagiải pháp quản lí giáo dục với giải pháp nói chung
1.3 Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.3.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Giáo dục đạo đức là một trong những yếu tố góp phần phát triển tâmlực ở học sinh phổ thông Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo giáodục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bảnnhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, là nhân cách chứađựng đầy đủ đức tính của con người Việt Nam mới
Mục tiêu giáo dục đạo đức là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúngcác giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, trởthành một công dân tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước
Những đức tính đó được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóaVIII) của Đảng ta xác định, Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX)khẳng định lại gồm 5 đức tính của con người Việt Nam, mà Đảng ta đanglãnh đạo xây dựng:
- Một là: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi
Trang 29nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh
vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Đây là đức tính đầu tiên nhưng lại là phẩm chất xuyên suốt Yêu nướcphải gắn với mục tiêu, lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội; yêu nước là phảithể hiện ý chí quyết tâm thoát nghèo của cá nhân và cộng đồng nhằm thựchiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hộidân chủ, công bằng, văn minh”
- Hai là: Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung
Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Nhờ đoàn kết mà dântộc ta đấu tranh và liên tục giành thắng lợi to lớn, vẻ vang trước các thế lựcphong kiến, thực dân, đế quốc xâm lược Trong công cuộc đổi mới đất nước,đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá, tăng cường ý thức tập thể, tinhthần đoàn kết chính là thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể, với cộngđồng trong thực hiện mục tiêu chung; mỗi người phải tự đấu tranh với chínhmình, ra sức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống, học tập và làm việc vì lợiích chung
- Ba là: Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trungthực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ýthức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái Mỗi cá nhân không ngừng tự tudưỡng rèn luyện, thực hành những chuẩn mực xã hội, cần, kiệm, liêm chính,chí công vô tư, biết lắng nghe và điều chỉnh hành vi đạo đức nhằm hoàn thiệnmình Đồng thời có ý thức tôn trọng, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
Trang 30quan trọng; lao động phải gắn lương tâm, trách nhiệm của mình với côngviệc, với nhiệm vụ, với sản phẩm của mình làm ra; lao động gắn lợi ích quốcgia, dân tộc, vì sự phát triển của đất nước.
- Năm là: Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyênmôn, trình độ thẩm mỹ và thể lực
Học suốt đời và luôn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là điều
mà thế hệ trẻ đang hướng tới Học để làm người, làm cán bộ, học để phục vụnhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy Yêu cầu của sự nghiệp đổi mớiđặt trách nhiệm lên vai thế hệ trẻ, vì vậy thường xuyên học tập, nâng cao hiểubiết trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực là yêu cầu vô cùng cầnthiết
Trên đây chính là mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh mà các nhàtrường đang hướng tới Con người Việt Nam mới, nhất là thế hệ trẻ phải kếthừa và phát triển về nhân cách, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức với năng lực tổnghợp và kỹ thuật lao động tiên tiến, đưa dân tộc Việt Nam lên một tầm caomới, đủ sức làm chủ và bảo đảm sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi
1.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đãkhẳng định: “Xây dựng những con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lýtưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam có ý thứccộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học vàcông nghệ, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừaxây dựng CNXH vừa “ hồng “ vừa “chuyên” như lời Bác Hồ căn dặn
Trang 31Theo giáo trình “Quản lý giáo dục và đào tạo ” năm 2003 (tài liệu
dùng cho cán bộ quản lý giáo dục) của trường Cán bộ quản lý giáo dục – đàotạo thì nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT bao gồm:
+ Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức
Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh THPT rấtquan trọng góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách phát triểntoàn diện, hài hoà đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội Nội dung giáo dục tưtưởng, chính trị đạo đức là “Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học,giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh Nâng cao lòng yêu nướcXHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước, ýthức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân thể hiện trong cuộc sống và học tập,lao động và hoạt động chính trị xã hội, giáo dục kỷ luật và pháp luật, giáo dụclòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hoá.” [16, tr.88-89]
+ Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ xã hội
Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng:Trường THPT giáo dục học sinh lòng trung thành với lý tưởng XHCN, yêunước theo tinh thần quốc tế cộng sản, lòng yêu hòa bình, tự hào dân tộc, tinhthần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Biết ơn các vị tiền liệt có công dựng nước vàgiữ nước, giáo dục lòng tin yêu Đảng Cộng sản Việt Nam và kính yêu Bác Hồ
vĩ đại
Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ cá nhân với lao động: Giáo dục
ở học sinh yêu lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học kỹ thuật, quýtrọng người lao động, quý trọng thành quả lao động xã hội và các di sản vănhoá, ý thức tiết kiệm
Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ cá nhân với bản thân: Giáo dụccho học sinh lòng tự trọng, đức tính thật thà, giản dị, khiêm tốn, kiên trì, dũngcảm, lạc quan, yêu đời…
Trang 32Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ cá nhân với người khác: Giáodục lòng yêu thương, quý trọng, thông cảm, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lợiích và ý chí tập thể.
Giáo dục đạo đức gia đình: Với người trên phải kính trọng, khiêm tốn,quan tâm chăm sóc; với người dưới phải thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vịtha; với người cùng thế hệ phải tôn trọng khiêm nhường, chân thành giúp đỡhọc tập lẫn nhau
Giáo dục tình bạn chân thành, giáo dục tình yêu chân chính, dựa trên
cơ sở thông cảm, hết sức tôn trọng và có cùng một mục đích, lý tưởng chung
Hệ thống giá trị cơ bản của xã hội đã kéo theo sự biến đổi về hệ thốngđịnh hướng giá trị trong mỗi con người, mỗi thành viên của xã hội Hiện nayquá trình hội nhập đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, cùng với sự thayđổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội thì việc phá hoại môi trường, chiến tranh,khủng bố … đang dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa sự sống còncủa nhân loại thì nội dung đạo đức không chỉ là yêu Tổ quốc, yêu đồng bào,yêu con người nói chung mà phải bao gồm các nội dung sau đây:
- Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
như lòng yêu nước, nhân ái, thủy chung, hiếu học, cần kiệm liêm chính …
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái
- Vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình, chống bạo lực gia đình và tệ
nạn xã hội
1.3.3 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong nhà trường
là cách thức hoạt động gắn bó với nhau của người giáo dục và người đượcgiáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất theo mục tiêugiáo dục
Trang 33Phương pháp giáo dục đạo đức là một thành tố quan trọng và tác độngtrực tiếp đến kết quả của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Có cácnhóm phương pháp cơ bản sau đây:
+ Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hìnhthành ý thức cá nhân cho học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những trithức về đạo đức Đó là những chuẩn mực, những quy tắc, cách ứng xử giaotiếp, thái độ hành vi đối với con người, tự nhiên, xã hội về cái đúng - cái sai;cái Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống Nhóm phương pháp này gồm có cácphương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: là trao đổi ý kiến với nhau về một đề tài
nào đó thuộc lĩnh vực đạo đức nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh Phươngpháp này nhằm lôi cuốn học sinh vào việc phân tích, đánh giá sự kiện, hành
vi, các hiện tượng trong đời sống xã hội Trên cơ sở đó, học sinh ý thức mộtcách sâu sắc thái độ đúng đắn của mình với hiện thực xung quanh và tráchnhiệm về các hành vi, thói quen, lối sống của chính bản thân mình
- Phương pháp nêu gương: là nêu lên cụ thể những gương điển hình
mẫu mực về người tốt việc tốt, những lý tưởng sống đẹp Đây là phương phápquạn trọng giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả nhất
- Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội: tham gia các buổi lao độngcông ích, tham gia thể dục thể thao chung cho toàn trường hoặc ở địa phương,tham gia giao lưu học tập, giao lưu văn hóa, tham gia tặng quà cho các giađình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng,… Qua đó, cung cấp cho học sinhnhững kinh nghiệm quan hệ xã hội và ứng xử xã hội, từ đó hình thành và pháttriển những hành vi, thói quen, phù hợp với chuẩn mực đạo đức
+ Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng
xử Nhóm này gồm có các phương pháp sau:
Trang 34- Phương pháp thi đua: đây là phương pháp không thể thiếu ở các
trường THPT, là phương pháp kích thích học sinh thi đua để tự khẳng địnhmình Trong thi đua, mỗi tập thể lớp và cá nhân phải cố gắng vươn lên, có ýthức trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nội dung thi đua, phấn đấu lập thành tíchcao nhất
- Phương pháp khen thưởng- phê bình- động viên: khen thưởng cá
nhân và tập thể có quá trình phấn đấu, đạt thành tích cao, có những hành động
và việc làm tốt Qua đây có tác dụng kích thích, tác động quá trình tu dưỡngđạo đức của mỗi cá nhân Còn phê bình và động viên, vừa biểu hiện sựnghiêm khắc, vừa uốn nắn điều chỉnh những hành vi đạo đức chưa chuẩn mựccủa học sinh Giúp cho mỗi con người thấy được viễn cảnh sáng lạn, quyết
tâm tu dưỡng làm theo điều thiện, điều tốt như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
căn dặn: “Ở mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng Ta phảibiết làm cho phần tốt ở mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấumất dần đi.” [16, tr.187]
Khi sử dụng các phương pháp trên các nhà trường cần lưu ý:
+ Đảm bảo nguyên tắc quá trình giáo dục
+ Bảo đảm tính mục tiêu, nội dung của giáo dục
+ Phối hợp các phương pháp với nhau
+ Nắm và hiểu hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý của từng đối tượng
1.3.4 Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Đạo đức tồn tại trong mọi lĩnh vực hoạt động đời sống của mỗi conngười Nó có thể tồn tại ở dạng ý thức xã hội bao gồm các tri thức, khái niệm,chuẩn mực, phẩm chất đạo đức, các xúc cảm, tình cảm và các đánh giá đạođức Với tư cách là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi
Trang 35đạo đức Đó là những hành động do động cơ đạo đức thúc đẩy như làm từthiện, thương yêu, giúp đỡ người khác… Nhà văn Mark Twain cho rằng:
“Những bài học về đạo đức không đến với ta qua sách vở mà qua những kinhnghiệm sống của ta ở trong đời” Dù đạo đức tồn tại dưới hình thái nào đinữa, nếu mỗi cá nhân ý thức đầy đủ và có định hướng đúng, biết thể hiện vàvận dụng vào các quan hệ đạo đức để có tác động đến sự hình thành mặt đạođức của con người Từ sự tồn tại của đạo đức như vậy, việc giáo dục đạo đứccho học sinh có thể thực hiện bằng các con đường cơ bản như sau: Hoạt độngdạy học trên lớp; hoạt động NGLL
+ Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đạo đức, làm phát triển ý thức côngdân ở học sinh thông qua dạy học, nhất là các bộ môn học có liên quan nhưGiáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử, Văn học…
+ Xây dựng những hành vi, thói quen đạo đức thông qua tổ chức đờisống, các hoạt động ngoại khoá, NGLL và giao lưu để thực hiện các mối quan
hệ, tích luỹ kinh nghiệm đạo đức như:
- Lao động vệ sinh trường, lớp, tư vấn hướng nghiệp
- Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí
- Hoạt động tham quan, du khảo về nguồn, cắm trại
- Hoạt động chính trị - xã hội, nhân đạo…
1.3.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng của các trường THPT trongviệc đánh giá kết quả học sinh, trong có đánh giá về giáo dục đạo đức baogồm kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp Qua
đó nhằm giúp học sinh thấy được những mặt làm được, chưa được về nhữnghoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự
Trang 36giác và chấp hành tốt hơn, đồng thời biết tự điều chỉnh hành vi của mình saocho phù hợp với yêu cầu chung của nhà trường và xã hội.
Đảng và nhà nước ta luôn luôn nhấn mạnh việc tăng cường giáo dụcđạo đức cách mạng trong trường học Phương hướng cải cách giáo dục tronglĩnh vực này là “ Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật,làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội, thật sựsay mê học tập, có ý thức tổ chức, kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sốnglành mạnh, biết tôn trọng pháp luật” Nếu công tác này được quan tâm đúngmức sẽ có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện chohọc sinh THPT trong các nhà trường hiện nay
Chủ thể tham gia vào đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh là thầy,
cô giáo, CMHS và những lực lượng giáo dục trong xã hội Học sinh là đốitượng của quá trình giáo dục chịu tác động của giáo viên và các lực lượnggiáo dục khác Học sinh còn là chủ thể tích cực, tự giác tiếp thu các chuẩnmực đạo đức và tham gia các hoạt động giao lưu để thể hiện các giá trị đạođức
Kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường THPT là phảihình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức theo hệ thống chuẩn mực đạođức của xã hội Đáp ứng được những yêu cầu về mục tiêu và nội dung giáodục đạo đức đã được qui định, đảm bảo mỗi học sinh khi tham gia vào cuộcsống xã hội đều là những người công dân có phẩm chất, nhân cách tốt, có íchcho gia đình và xã hội Việc đánh giá đạo đức của học sinh phải căn cứ vàobiểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ vớithầy, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức tự phấn đấu vươn lên tronghọc tập; chấp hành tốt các nội qui, qui định của nhà trường; kết quả tham gia
Trang 37lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện
thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
1.4 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hướng vào mục tiêu bồi dưỡngcác phẩm chất đạo đức, rèn luyện các thói quen hành vi đạo đức ở học sinh,
từ đó hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách các em
Mục 2 điều 27 Luật Giáo dục xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổthông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động vàsáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lênhoặc bước vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Đảng ta luôn coi trọng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, mụctiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, sản xuất, kinh doanh, lý luậngắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội Trong
đó tập trung nâng cao chất lượng toàn diện, chú ý giáo dục đạo đức, lối sống,
kỹ năng, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn mà Hội nghịlần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI kết luận về đề án “đổimới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”
Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Họcsinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá
07/2007/QĐ-và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục 07/2007/QĐ-và Đào tạo” (Quy chế 40) Trong
Trang 38chương V điều 38 của Điều lệ qui định “Nhiệm vụ của học sinh” bao gồm 5nội dung bắt buộc học sinh phải rèn luyện về đạo đức Cuộc vận động “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Đại hội Đảng toànquốc lần thứ X đưa vào Nghị quyết triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp, cácngành, nhất là trong các cơ sở giáo dục và nhà trường phổ thông.
Vai trò của đạo đức và Giáo dục đạo đức trong sự nghiệp Giáo dục –Đào tạo được đề cập đến trong các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc Báo cáoChính trị tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã xác định phươnghướng, nhiệm vụ: “Thường xuyên bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực chođội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng,đạo đức, pháp luật” [35, tr.1023] Đại hội Đảng lần VII (24/06/1991) chỉ rõ:
“Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, cónăng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng,tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” và yêu cầu: “Coi trọng chất lượnggiáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên; hiện đại hoá một bướcnội dung, phương pháp giáo dục” [10, tr.81-82] Đại hội Đảng lần VIII(28/06/1996) nêu định hướng phát triển giáo dục – đào tạo, trong đó có vấn đềgiáo dục đạo đức: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước,chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhânvăn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc; ý chí vươn lên vì tương laicủa bản thân và tiền đồ của đất nước” [11, tr.109] Đại hội lần IX của Đảng(19/04/2001) nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để đảmbảo sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhucầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bềnvững Ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục,xây dựng một nền giáo dục lành mạnh” [12, tr.193-194] Đến đại hội lần thứ
Trang 39X (25/04/2006), Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy
và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáodục Việt Nam” và “Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáodục” [13, tr.95-97]
Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu: “Thực hiện đồng bộcác giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mớichương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tratheo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coitrọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lốisống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thứctrách nhiệm xã hội” [14, tr.216 ]
Dự thảo lần thứ 14 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn2009-2020 nêu: “Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ ngườilao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán,sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp
để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnhtranh Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nộidung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dụclành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạokiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.Thông qua các hoạt động giáo dục, các giá trị văn hóa tốt đẹp cần được pháttriển ở người học, giúp người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài
hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ Nội dung, phương pháp và môi trường giáo dục
phải góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam”
Kết luận hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XInêu: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ của chương trình giáo dục theo
Trang 40hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, mục tiêu là giáo dục conngười phát triển toàn diện, hài hòa đức, trí, thể, mỹ Kết hợp hài hòa dạyngười, dạy chữ, dạy nghề.
1.4.2 Nội dung, phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.4.2.1 Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT bao gồm:
Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức và biện phápgiáo dục đạo đức: Cơ sở để xác định nội dung giáo dục đạo đức là nội dungchương trình môn giáo dục công dân và một số môn khoa học xã hội, các chủđiểm của hoạt động NGLL, truyền thống văn hoá của dân tộc và địaphương… Nội dung quản lý thông qua các hoạt động của nhà trường như: họccác môn văn hóa, hoạt động NGLL, hoạt động của GVCN, hoạt động củaĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh, hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm…
Vì vậy, cần có kế hoạch xây dựng chương trình, hình thức giáo dục đạo đứccho học sinh một cách đa dạng, sinh động, hấp dẫn với những mục tiêu, hìnhthức, biện pháp thực hiện cụ thể
Yêu cầu của nội dung quản lý này là:
+ Đảm bảo mục tiêu giáo dục đạo đức và mục tiêu giáo dục của nhàtrường
+ Lựa chọn nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phùhợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
+ Có chỉ tiêu và giải pháp cụ thể, mang tính khả thi
Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của đội ngũ GVCN:BGH nhà trường lập kế hoạch chung và chỉ đạo thực hiện GVCN căn cứ vào
đó, tuỳ vào đặc điểm của từng lớp, từng học sinh để triển khai thực hiện có