TRẦN HỒNG SƠN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA
Trang 1TRẦN HỒNG SƠN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Minh Hùng
Vinh, 2011
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu vàkết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc
Vinh, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Học viên
Trần Hồng Sơn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâusắc tới PGS.TS Phạm Minh Hùng người đã tận tình hướng dẫn em trong suốtquá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thầy đã mở ra cho em những vấn đề
xã hội bổ ích, hướng em vào nghiên cứu các lĩnh vực thiết thực đồng thời thầycũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu Em đã học hỏiđược rất nhiều ở thầy phương pháp nghiên cứu khoa học Trong quá trìnhhoàn thành luận văn tốt nghiệp em đã được thầy cung cấp các tài liệu và emluôn nhận được sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy
Nhân đây em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại họcVinh cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh đãtạo điều kiện thận lợi cho em hoàn thành khoá học và hoàn thành luận văn tốtnghiệp
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn bằng tất cảnhiệt tình và năng lực của mình nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
Em kính mong nhận được những đóng góp của quí thầy cô và các bạn Mộtlần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục các chữ cái viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
3.1 Khách thể nghiên cứu 2
3.2 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
6.3 Phương pháp thống kê toán học 4
7 Đóng góp của luận văn 4
7.1 Về mặt lý luận 4
7.2 Về mặt thực tiễn 4
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT 5
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
Trang 51.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 7
1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức 7
1.2.2 Quản lý và hiệu quả quản lý 12
1.2.3 Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 15
1.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 15
1.3 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT 17
1.3.1 Khái quát về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 17
1.3.2 Quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT 20
Kết luận chương 1 26
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH 27
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 27
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 27
2.1.2 Tình hình giáo dục của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 30
2.2 Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 38
2.2.1 Thực trạng đạo đức của học sinh ở các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 38
2.2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 40
2.3 Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 42
Trang 6Kết luận chương 2 48
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH 49
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 49
3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu 49
3.1.2 Nguyên tắc thực tiễn 49
3.1.3 Nguyên tắc khả thi 49
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 49
3.2.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 50
3.2.2 Tổ chức tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 53
3.2.3 Chỉ đạo chặt chẽ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 54
3.2.4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình .58
3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức 58
3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 60
3.3.1 Mục đích khảo sát 60
3.3.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 60
3.3.3 Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .61
Trang 7Kết luận chương 3 66
Trang 8KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Kiến nghị 68
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 68
2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình 69
2.3 Đối với các trường THPT 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU 72
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất (n= 75) 61Bảng 3.2: Đánh giá sự khả thi của các giải pháp đề xuất (n= 75) 63
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Cơ sở vật chấtGiáo dục đạo đứcGiáo dục học sinhGiáo dục và Đào tạoGiáo viên chủ nhiệmGiáo viên - công nhân viênHội đồng nhân dân
Học sinhHọc sinh giỏiNgoài giờ lên lớpPhổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữPhụ huynh học sinh
Quản lý giáo dụcTrung học cơ sởTrung học phổ thôngThể dục - thể thao
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) hiệnnay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghịquyết của Đảng, Luật Giáo dục và các văn bản của Bộ GD&ĐT Luật Giáodục 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinhphát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơbản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân…”
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đại hội đã đưa đấtnước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, mục tiêu giáo dục được xácđịnh là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức có trithức, sức khỏe thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội Những con người có nhân cách do nền giáo dục, do các nhàtrường góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai củađất nước, thế hệ có đủ tài đức” Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Người có đức màkhông có tài làm việc gì cũng khó Người có tài mà không có đức thì vôdụng” Giáo dục phải bồi dưỡng được cái đức, cái vốn quí của một con người.Tuy nhiên, không phải ai cũng đã thấm nhuần được tư tưởng đó Trong nhữngnăm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới, từ một nền kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Chuyển từ chínhsách “đóng cửa” sang chính sách “mở cửa” làm bạn với các nước trong cộngđồng quốc tế Với công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu
to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục Tuynhiên mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp
Trang 12giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đềtoàn xã hội quan tâm Đánh giá thực trạng GD&ĐT, Nghị quyết TW 2 khóaVIII đã nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là bộ phận học sinh, sinh viên cótình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng,thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”.Các trường trung học phổ thông (THPT) của tỉnh Thái Bình cũng không đứngngoài thực trạng đó Bản thân tôi là người làm công tác quản lý tại SởGD&ĐT Thái Bình trên quê hương mà mình đã sinh ra và lớn lên, tôi nhậnthức rõ trách nhiệm đặt lên vai của mình là cùng với việc nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện cho học sinh các trường THPT cần phải có giải pháp chỉđạo thiết thực trong việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ) học sinh ở các nhà trườngđặc biệt là ở các trường THPT, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dụcnói chung, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói riêng, và coi việc giáodục tư tưởng đạo đức cho học sinh là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho cácmặt giáo dục khác
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trườngTHPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trườngTHPT
Trang 133.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đứccho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
4 Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho họcsinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình nếu đề xuất đượccác giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lýcông tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố TháiBình, tỉnh Thái Bình
5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Trang 14- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
6.3 Phương pháp thống kê toán học
7 Đóng góp của luận văn
7.1 Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức; làm
rõ ý nghĩa, nội dung và phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh các trường THPT trong giai đoạn hiện nay
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu,luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình,tỉnh Thái Bình
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH CÁC TRƯỜNG THPT
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hơn 26 thế kỷ trước, khái niệm “đạo đức” đã xuất hiện trong triếthọc Trung Quốc, Ấn độ và Hy Lạp cổ đại với các nhà đạo đức học kinhđiển Khổng Tử (551-478 Tr.CN) đã đưa ra học thuyết Đức trị và triết lý
giáo dục nổi tiếng “Tiên học lễ, hậu học văn” Mạnh Tử (371-289 Tr.CN)
đưa ra học thuyết Nhân chính, xem trọng việc xây dựng một xã hội gồm toàn
người tốt (kiêm ái) Tuân Tử (289-238 Tr.CN) chủ trương pháp trị, xem quản
lý xã hội nên vị pháp chứ không nên vị đức Còn Socrate (469-399 Tr.CN)nhấn mạnh tính thiện của đạo đức…
Đến thế kỷ XVII, J.A.Komenxky, nhà giáo dục học Tiệp Khắc lỗi lạc,trong tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” của mình đã đề cập đến nhiều biệnpháp GDĐĐ, làm nền tảng cho việc xây dựng nền giáo dục hiện đại sau này
Trong thế kỷ XX, các nhà sư phạm nổi tiếng của Xô Viết như N.KCrúpxkaia, A.C Macarenkô, V.A Xukhomlinxky cũng đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về GDĐĐ cho thế hệ trẻ
Ở Việt Nam, vấn đề GDĐĐ cho học sinh cũng đã được quan tâm từlâu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dạy cũng như học phải chú ý cảtài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc rất quan trọng” Nếunhư tư tưởng phong kiến của Khổng Tử đặt ra chuẩn mực Tam cương, Ngũthường cho nam giới và Tam tòng, Tứ đức cho nữ giới thì với tư tưởng tiến
bộ, khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm đạo đức cách mạng làtrung với nước, hiếu với dân; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư…
Trang 16Người nhấn mạnh, đạo đức cách mạng không từ trên trời rơi xuống, dưới đấtmọc lên mà nó là kết quả của quá trình rèn luyện, phấn đấu không ngừng củacán bộ, đảng viên.
Trong nhà trường phổ thông hiện nay, GDĐĐ là một nội dung giáo dục
quan trọng, góp phần hình thành con người phát triển toàn diện “vừa hồng,
vừa chuyên” Từ đó, vấn đề GDĐĐ cho học sinh đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học và đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDĐĐ chohọc sinh phổ thông các cấp
Tác giả Phạm Minh Hạc xuất phát từ đặc trưng tâm lý học để khảo sáthành vi và hoạt động, nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc của nhân cách, thựchiện giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách của học sinh, xem
đó như mục tiêu quan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục
Tác giả Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu cơ sở tâm lý học của hoạtđộng giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết các hoạt động nàyvới giáo dục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp
và lý tưởng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ
Có những tác giả tuy không đi sâu vào vấn đề giáo dục đạo đức cho họcsinh trong các nhà trường, nhưng khi bàn về giáo dục đã đề cập tới giáo dụcđạo đức Ví dụ, tác giả Hồ Ngọc Đại, khi nghiên cứu vấn đề “công nghệ giáodục”, tìm kiếm những giải pháp hiện đại hóa “nền giáo dục giành cho 100%dân cư” đã công bố một số công trình có liên quan tới giáo dục đạo đức chohọc sinh
Từ đó khẳng định vấn đề giáo dục đạo đức trong xã hội nói chung vàtrong trường THPT nói riêng là việc làm cần thiết và phải tiến hành thườngxuyên, liên tục, đó không phải là nhiệm vụ của riêng các trường THPT Đểlàm tốt công tác GDĐĐ cần phải có các biện pháp phối hợp GDĐĐ phù hợpmới mang lại hiệu quả cao trong tình hình hiện nay
Trang 17Từ những nghiên cứu trên có thể khẳng định: Vấn đề GDĐĐ học sinh
đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà quản lý, nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục Nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu sâu về lĩnh vực GDĐĐnói chung và học sinh THPT nói riêng, các tài liệu nghiên cứu đã nêu lênnhiều số liệu cụ thể chứng minh các tình trạng suy thoái đạo đức của học sinh,ảnh hưởng của lối sống thực dụng, chỉ biết hưởng thụ, không biết cống hiến,
bỏ học, chán học, mục đích động cơ học tập chưa rõ… là những vấn đề nổicộm trong những năm gần đây
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệuquả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT nóichung và trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình nói riêng
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức
1.2.1.1 Đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc vàchuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình chophù hợp với lợi ích, hạnh phúc của bản thân và sự tiến bộ của xã hội trongmối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên
Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyêntắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mìnhsao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hộitrong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội
Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánhgiá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với
tự nhiên
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong
Trang 18quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tựnhiên và với cả bản thân mình [9; tr.6].
Nghĩa vụ của đạo đức thể hiện ở chỗ khi con người tham gia vào hoạtđộng sản xuất và hoạt động sống, chúng ta ý thức được trách nhiệm của bảnthân đối với người khác và đối với cộng đồng Ngay từ thế kỷ XVII - XVIIIcác nhà duy vật Pháp đã chỉ rõ “Nghĩa vụ đạo đức là cái tất yếu đối với tất cảmọi người thực hiện trách nhiệm của mình” Nghĩa vụ đạo đức đã xuất hiệnrất sớm và nó tồn tại với thời gian, tồn tại qua các giai đoạn phát triển của lịch
Nghĩa vụ đạo đức là ý thức và tình cảm của con người tự nguyện, tựgiác thực hiện các hành động của mình theo các chuẩn mực chung của xã hội.Nghĩa vụ đạo đức của con người có mối liên hệ chặt chẽ với nghĩa vụ pháp lý.Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý của con người đều có chung mục đích
là nhằm điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với quy tắc, chuẩnmực chung của xã hội
Nghĩa vụ không hình thành một cách tự nhiên, nhất thời mà nó đượchình thành và hoàn thiện trong cả quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyệntrong hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, thậm chí qua quá trình đấu tranh,thử thách của cuộc sống
Trang 19Lương tâm có thể được hiểu như tiếng nói bên trong đầy quyền uy chỉdẫn, thôi thúc con người ta làm những điều tốt; ngăn cản, chỉ trích con người
ta làm những điều xấu
Theo quan điểm biện chứng của đạo đức học thì lương tâm là ý thứctrách nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi,cách cư xử của mình trong đời sống xã hội Sự hình thành lương tâm là quátrình phát triển lâu dài từ thấp đến cao trong quá trình lao động sản xuất và giaotiếp xã hội Có thể nêu ra các mức độ phát triển của lương tâm như sau:
Ý thức về cái cần phải làm do sự sợ hãi bị trừng phạt bởi thiết chế xãhội hoặc ý niệm tâm linh
Ý thức về cái cần phải làm, cần phải tránh vì xấu hổ trước người khác
và trước dư luận xã hội
Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ với bản thân Khi cá nhân xấu hổvới bản thân, với những hành vi của mình là bước đầu của cảm giác lươngtâm Từ cảm giác đó đến sự phán xét các suy nghĩ, hành vi của mình thì đóchính là lương tâm Vì thế lương tâm có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghĩa vụcủa con người
Khi con người làm những điều xấu, độc ác thì lương tâm cắn rứt Trái lạikhi cá nhân làm những điều tốt, cao thượng thì lương tâm thanh thản Do vậy,trong cấu trúc của lương tâm tồn tại khái niệm xấu hổ, hối hận Giữ cho lươngtâm trong sạch là một tiêu chí hạnh phúc và tiêu chí sống của con người
Thiện và ác là cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, là thước đođời sống đạo đức của mọi cá nhân Thiện và ác cũng là phạm trù cơ bản làmthước đo đời sống đạo đức của con người
Cái thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trong cuộcsống hàng ngày Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phù hợp vớiyêu cầu và sự tiến bộ xã hội Cái thiện phải được thể hiện qua việc góp phần
Trang 20thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người trong xã hội Hồ ChíMinh đã nói: “Việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ đếnmấy cũng tránh” [9; tr.55]
Cái thiện là phấn đấu cho cuộc sống của con người ngày càng trở nêncao thượng hơn, tốt đẹp hơn và giàu tính nhân văn hơn
Cái ác là cái đáng ghét, ghê tởm, cái cần phải gạt bỏ trong đời sống cánhân và xã hội Cái ác làm mất đi cái văn minh, cao thượng của cuộc sốngcon người
Quan điểm về thiện và ác mang tính lịch sử và có thể hoán đổi chonhau Cái thiện và ác được chúng ta đánh giá tuỳ vào nó có thúc đẩy hay cảntrở sự phát triển của xã hội, hạnh phúc của con người
1.2.1.2 Giáo dục đạo đức
GDĐĐ là một bộ phận hợp thành nền tảng của nội dung giáo dục toàndiện, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch bằng các phương phápkhoa học của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở ngườihọc ý thức, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức nhờ đó mà tạo ra các phẩmchất đạo đức ở họ phù hợp với các chuẩn mực xã hội
- Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trìnhgiáo dục trong nhà trường Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia làmnhiều quá trình bộ phận: giáo dục đạo đức (đức dục), giáo dục trí tuệ (trí dục),giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ (mỹ dục) giáo dục lao động kỹ thuật tổnghợp, hướng nghiệp Trong đó, giáo dục đạo đức được xem là nền tảng gốc rễtạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác
- Quá trình giáo dục đạo đức có các thành tố, cấu trúc nhất định vàcùng vận động trong hệ thống Các thành tố cơ bản đó là hoạt động của nhàgiáo dục và người được giáo dục, mục đích giáo dục, nội dung giáo dục,phương pháp và phương tiện giáo dục, kết quả giáo dục… nhà giáo dục là chủ
Trang 21thể tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm thực hiện cácnhiệm vụ trọng yếu sau:
+ Đưa học sinh vào hệ thống các hoạt động và quan hệ thực tiễn, quan
- Theo GS.TS Phạm Minh Hạc thì những chuẩn mực đạo đức của ngườiViệt Nam thời kỳ CNH - HĐH có thể xác định thành 5 nhóm phản ánh cácmối quan hệ chính mà con người phải giải quyết đó là nhóm chuẩn mực đạođức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị; nhóm chuẩn mực đạo đức hướngvào sự hoàn thiện bản thân; nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ vớimọi người; nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc; nhómchuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trường sống
Con đường giáo dục đạo đức, phương thức giáo dục đạo đức còn phảilà: Củng cố tăng cường giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽvới giáo dục nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho mọi người trong đó
Trang 22Tóm lại: Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một bộ
phận cực kỳ quan trọng Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh phải tuânthủ theo các quy luật phát triển nhân cách để đạt được tới mục tiêu giáo dục
1.2.2 Quản lý và hiệu quả quản lý
1.2.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc trưng bao trùm lên mọi mặt đời sống xãhội, là công việc vô cùng quan trọng, nhưng rất khó khăn và phức tạp Sở dĩnhư vậy, vì công tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trongtập thể xã hội, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm và cuộc sốngcủa mỗi một con người
Thực tế khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vựckhoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội Do đối tượng quản lý rất đadạng, phong phú, phức tạp, tùy thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ thể và ở mỗigiai đoạn phát triển xã hội khác nhau cũng có quan niệm khác nhau, nên địnhnghĩa về quản lý cũng có sự khác nhau:
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Quản lý là chức năng và hoạtđộng của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xãhội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảođảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [22; tr 580]
- Còn theo Mary Parker Follet, “quản lý là nghệ thuật khiến công việcđược thực hiện thông qua người khác”
- Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý
là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổchức đó vận hành và đạt được mục đích của mình” [7; tr.6]
- Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ): Quản lý là chức năng của hệthống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) nó
Trang 23bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động.
- Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quảnhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trongđiều kiện biến đổi của môi trường
- Định nghĩa kinh điển nhất: Quản lý là tác động có định hướng, có chủđịnh của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bịquản lý) trong một số chức năng nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đượcmục đích tổ chức
- Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tậpthể và kết quả của sự phân công lao động xã hội, nhưng lao động quản lý lại
có thể phân chia thành hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đó chủthể quản lý có thể tác động đối tượng quản lý Các dạng hoạt động xác địnhnày được gọi là các chức năng quản lý Một số nhà nghiên cứu cho rằng trongmọi quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải thực hiện một dãy chứcnăng quản lý kế tiếp nhau một cách logic bắt đầu từ lập kế hoạch tổ chức, chỉđạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá Quá trình này được tiếp diễnmột cách tuần hoàn Chu trình quản lý bao gồm các chức năng cơ bản sau:
+ Lập kế hoạch
+ Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch
+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Tuy nhiên các chức năng trên kế tiếp nhau nhưng chúng thực hiện đanxen nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau Ngoài ra chu trình quản lý thông tin chiếmmột vai trò quan trọng, nó là phương tiện không thể thiếu được trong quátrình hoạt động của quản lý
Quản lý vừa là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát
Trang 24triển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tượng khác nhau, vừa là mộtnghệ thuật, đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản lý.
- Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lýhoạt động giáo dục của những người làm công tác giáo dục
- “Quản lý giáo dục là thực hiện các chức năng quản lý trong công tácgiáo dục, gồm: kế hoạch hóa; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra và đánh giá quá trìnhgiáo dục”
Thực chất của quản lý giáo dục là quá trình tổ chức, điều chỉnh sự vậnhành của các yếu tố cơ bản sau đây:
- Đường lối, chiến lược phát triển giáo dục của đất nước
- Tập hợp những chủ thể và khách thể quản lý, bao gồm cán bộ quản lýgiáo dục, giáo viên và học sinh
- Cơ sở vật chất (đồ dùng, trang thiết bị dạy học, trường lớp )
Nội dung quản lý giáo dục là quản lý tất cả các yếu tố cấu thành quátrình giáo dục, bao gồm: mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; phương phápgiáo dục; tổ chức giáo dục; người dạy, người học, trường sở và trang thiết bị;môi trường giáo dục; các lực lượng giáo dục; kết quả giáo dục
Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý quá trình sư phạm, quá trìnhdạy học diễn ra ở các cấp học, bậc học và tất cả các cơ sở giáo dục Nơi thựchiện quản lý quá trình sư phạm có hiệu quả nhất là nhà trường
Trang 251.2.2.3 Hiệu quả quản lý
Theo Từ điển tiếng Việt, “hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làmmang lại” [23; tr.440]
Từ đó, hiệu quả quản lý là kết quả quản lý mang lại đáp ứng yêu cầu đề
ra cho hoạt động quản lý
1.2.3 Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là quá trình lãnhđạo, tổ chức, điều khiển toàn bộ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT,nhằm đảm bảo cho công tác giáo dục này đạt được kết quả mong muốn Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là hoạt độngquản lý, bao gồm quản lý trong nội bộ trường THPT (vi mô) và quản lý củacác cấp, ngành, tổ chức đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh củacác trường THPT (vĩ mô) Ở phạm vi thứ nhất, chủ thể quản lý là cán bộquản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) trường THPT, còn đối tượng quản
lý là công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Ở phạm vi thứ hai, chủ thểquản lý là cơ quan giáo dục các cấp, còn đối tượng quản lý là trường THPT,với tư cách là một thiết chế giáo dục
Luận văn của chúng tôi nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức cho họcsinh THPT ở phạm vi thứ nhất với chủ thể quản lý là cán bộ quản lý (Hiệutrưởng, Phó Hiệu trưởng) trường THPT
1.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Trang 26một khó khăn” [8; tr 325].
Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một
số khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau củacác khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết mộtcông việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấnmạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấnmạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc
Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cáchgiải quyết một vấn đề cụ thể” [23; tr.64]
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các kháiniệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này
là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khókhăn nhất định Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp
1.2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh THPT
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh THPT là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh THPT nhằm đảm bảo cho việc quản lý công tác này đạtkết quả cao nhất
Trang 271.3 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh các trường THPT
1.3.1 Khái quát về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.3.1.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hướng vào mục tiêu bồi dưỡngcác phẩm chất đạo đức, rèn luyện các thói quen hành vi đạo đức ở học sinh, từ
đó hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách các em
1.3.1.2 Nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh THPT
Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có các nhiệm vụ sau đây:
- Giáo dục ý thức đạo đức
Hình thành ở HS một hệ thống các tri thức đạo đức mà các em cần phảicó: Hệ thống các khái niệm cơ bản của phạm trù đạo đức XHCN; Hệ thốngcác chuẩn mực đạo đức được quy định cho HS phổ thông, các cách thức thựchiện chúng; Các cách ứng xử trong tình huống phù hợp với các chuẩn mựcđạo đức đã quy định
- Giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức
Ý thức về đạo đức chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa “đủ” để HS thựchiện hành vi đạo đức một cách tự nguyện Một hành vi đạo đức chỉ có đầy đủ
ý nghĩa khi nó xuất phát từ tình cảm lành mạnh, trong sáng bên trong conngười Nếu một hành vi chỉ đúng với chuẩn mực không thôi mà không xuấtphát từ tình cảm, từ xúc cảm thực sự thì hành vi ấy sẽ khô khan, cứng nhắc,chỉ mang tính chất hình thức chứ không có ý nghĩa nhân văn, nhân ái Ngượclại, thái độ và tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, cao thượng sẽ thôithúc HS thực hiện hành vi đạo đức một cách tự nguyện HS sẽ thấy day dứtbăn khoăn khi không được thực hiện hành vi đạo đức
- Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức
Mục đích cuối cùng của GDĐĐ là hình thành được hành vi và thói
Trang 28quen đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của HS Hành vi đạo đức được thựchiện bởi sự chỉ đạo của ý thức đạo đức và sự thôi thúc của tình cảm mới làhành vi đích thực, mới dễ dàng ổn định, được lặp lại một cách tự nguyện vàtrở thành thói quen, thành thuộc tính của nhân cách
Các nhiệm vụ trên liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau và cần phải đượcthực hiện đồng bộ Việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sẽ tạo ra ở HS nhữnghành vi đạo đức trọn vẹn, chân chính và bền vững
1.3.1.3 Nội dung GDĐĐ học sinh THPT
Đạo đức vừa là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một loại hìnhquan hệ xã hội Vì thế nội dung GDĐĐ thực chất là giáo dục các mối quan hệ
xã hội, bao gồm:
- Quan hệ cá nhân đối với xã hội: GD HS về tình yêu đối với quêhương, đất nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; cótinh thần quốc tế vô sản
- Quan hệ cá nhân đối với lao động: GD HS tinh thần yêu lao động, coilao động là quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng, tôn trọng người lao động vàcác loại hình lao động
- Quan hệ cá nhân đối với những người xung quanh: GD HS thái độứng xử chuẩn mực với những người thân trong gia đình và những người xungquanh, tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo
- Quan hệ cá nhân đối với môi trường xung quanh: GD HS ý thức bảo
vệ môi trường, ý thức giữ gìn tài sản công cộng
- Quan hệ cá nhân đối với bản thân: GD HS ý thức sống có trách nhiệmvới bản thân và các phẩm chất đạo đức tốt đẹp
1.3.1.4 Các con đường GDĐĐ học sinh
- Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học
Dạy học vừa là con đường vừa là phương tiện để GDĐĐ cho HS Chức
Trang 29năng cơ bản của dạy học là hình thành tri thức cho HS, trong đó có cả tri thứcđạo đức Ngoài ra thông qua các hoạt động nhận thức trong dạy học, HS cóđiều kiện để thực hiện các quan hệ và hành vi đạo đức.
Trong nhà trường phổ thông, môn học nào cũng đều có khả năng giáodục đạo đức cho học sinh, tùy theo đặc trưng và thế mạnh của mình
- Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL)Các hoạt động NGLL ở nhà trường phổ thông rất phong phú về nộidung và loại hình bao gồm các hoạt động tập thể, vui chơi, lao động sản xuất,sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thể thao…
Thông qua các hoạt động NGLL giúp HS thực hành và thể nghiệm cácquan hệ đạo đức, tập luyện, rèn luyện các hành vi đạo đức phù hợp với cácchuẩn mực xã hội Thông qua hoạt động này các em có điều kiện thử thách vàkiểm tra các phẩm chất đạo đức của mình: rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thầntrách nhiệm Cũng qua hoạt động nói trên, các em có cơ hội để mở rộng cácmối quan hệ và giao lưu của mình với những tầng lớp khác nhau trong xã hộinhư người lao động, nhà khoa học, văn nghệ sĩ,… nhờ thế mà tâm hồn, ướcvọng, tình cảm các em phát triển cao hơn
- GDĐĐ thông qua sự phối hợp với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội
Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đề GDĐĐ và
nó có tầm quan trọng đặc biệt Nhiệm vụ của các cán bộ quản lý (CBQL) làphải thường xuyên phối hợp, tạo mối đồng thuận thống nhất cao giữa nhàtrường, gia đình và xã hội Nhằm tổ chức nhiều hình thức và biện phápGDĐĐ HS, nhà trường cần phải thường xuyên thông tin, trao đổi kịp thời vớigia đình và các lực lượng GD khác về tình hình đạo đức HS để tìm ra biệnpháp tốt nhất trong việc GD các em, chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp của cácbậc phụ huynh học sinh (PHHS) để phát huy vai trò xã hội hóa trong vấn đềGDĐĐ
Trang 301.3.1.5 Phương pháp GDĐĐ cho học sinh
Phương pháp GDĐĐ trong nhà trường là cách thức hoạt động và giaolưu giữa GV, tập thể HS và từng cá nhân HS giúp các em lĩnh hội được nềnvăn hóa đạo đức của loài người và của dân tộc để trở thành một nhân cáchtoàn vẹn Có các nhóm phương pháp GDĐĐ sau đây:
- Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hìnhthành ý thức cá nhân cho HS, bao gồm: Phương pháp diễn giảng, phươngpháp đàm thoại, phương pháp tranh luận và phương pháp nêu gương
- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích lũy kinh nghiệmứng xử xã hội cho HS, bao gồm: Phương pháp nêu yêu cầu sư phạm, phươngpháp tạo dư luận xã hội, phương pháp tập thói quen, phương pháp rèn luyện,phương pháp giao công việc, phương pháp tạo tình huống giáo dục
- Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng
xử của HS, bao gồm: Phương pháp thi đua, phương pháp khen thưởng,phương pháp trách phạt
1.3.2 Quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT
1.3.2.1 Ý nghĩa của việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT
i) Giúp cho cán bộ QLGD và GV nhận thức đúng đắn vai trò quantrọng của việc GDĐĐ cho HS trong trường THPT Khi đã có nhận thức đúng
về vấn đề này thì CBQL sẽ chú ý nhiều hơn đến công tác GDĐĐ chứ khôngchỉ ở công tác chuyên môn như thói quen từ trước tới nay và người GV cũng
sẽ phát huy hết trách nhiệm của mình trong việc “dạy người” song song vớinhiệm vụ “dạy chữ”
ii) Đưa công tác GDĐĐ cho HS trong trường THPT đi vào nền nếp, từ
đó nâng cao hiệu quả của công tác này Việc đảm bảo nền nếp thể hiện ở chỗhoạt động GD phải xuất phát từ mục tiêu GD toàn diện, nhà trường phải có kếhoạch GD ngay từ đầu, CBQL phải tổ chức chỉ đạo một cách khoa học, chặt
Trang 31chẽ việc thực hiện đầy đủ kế hoạch đồng thời có sự đánh giá kết quả GDĐĐmột cách khách quan và đầy tinh thần trách nhiệm.
iii) Góp phần khắc phục hiện tượng vi phạm đạo đức của HS THPThiện nay bởi sự sa sút đạo đức ở HS cũng đánh dấu sự thất bại trong công tác
GD ở nhà trường Do đó các trường cần phải đổi mới nội dung, chương trình
GD, tăng cường các biện pháp GDĐĐ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS,chú ý GD các em về nhận thức, về động cơ, thái độ và tình cảm đạo đức đểcác hành vi đạo đức trở thành thói quen hành động hàng ngày của các em
1.3.2.2 Nội dung quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT
i) Quản lý mục tiêu GDĐĐ cho HS THPT
Quản lý mục tiêu GDĐĐ là nhiệm vụ hàng đầu nhằm định hướng chomọi hoạt động của nhà trường đi đến mục tiêu đã đề ra Nhiệm vụ của CBQLcác trường là phải nhận thức đúng đắn về công tác GDĐĐ trong nhà trường
và thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể tập thể sư phạm và cácthành phần GD ngoài nhà trường về tầm quan trọng và nhiệm vụ GDĐĐ chothế hệ trẻ để từ đó chung tay chăm lo cho sự nghiệp GD
Việc quản lý mục tiêu GDĐĐ còn đòi hỏi CBQL phải có sự tổ chức chỉđạo xuyên suốt công tác GD này trong mọi hoạt động sư phạm của nhà trường
từ việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ, sắp xếp bộ máy tổ chức cho đến việc chỉđạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả GDĐĐ để chuẩn bị cho giai đoạn
GD tiếp theo
ii) Quản lý chương trình, kế hoạch GDĐĐ cho HS THPT
Chương trình, kế hoạch GDĐĐ HS là sự kết hợp giữa chương trình GDchung của Bộ GD&ĐT và chương trình GD cụ thể tùy theo tình hình thực tế ởtừng trường Do đó, CBQL phải đảm bảo sao cho hoạt động GD tại trườngvừa đáp ứng chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa phải có sựsáng tạo riêng ở đơn vị mình
Trang 32Việc quản lý kế hoạch GDĐĐ đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trên xuốngdưới CBQL có các loại kế hoạch GDĐĐ nào, mục tiêu ra sao thì GV cũng phảixây dựng các loại kế hoạch tương ứng như kế hoạch tuần, tháng, năm
iii) Quản lý phương pháp, phương tiện GDĐĐ cho HS THPT
Phương pháp GD xuất phát từ nội dung GD, do đó tùy theo từng chủđiểm và mục tiêu GD mà Hiệu trưởng chỉ đạo cho các GV hay các bộ phậnthực hiện các phương pháp GD khác nhau Việc quản lý phương pháp GDđược thể hiện qua công tác dự giờ thăm lớp, qua việc tổ chức các hoạt độngngoài giờ hay qua các đợt phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt
Để giúp GV tiến hành thuận lợi các phương pháp GD, Hiệu trưởng cầnphải đảm bảo đầy đủ các phương tiện GD cần thiết, trong đó đặc biệt chú ýxây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn, thiết lập hệ thống phát thanhhọc đường, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phòng truyền thống, gắncác bảng vàng thành tích cá nhân, tập thể
iv) Quản lý việc đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS THPT
Việc quản lý này đòi hỏi Hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn đánh giángay từ đầu và việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng tạođộng lực để GV phấn đấu Để việc đánh giá đạt chất lượng và mang lại ýnghĩa thiết thực, trường cần đưa tiêu chí đánh giá kết quả GDĐĐ vào thangđiểm thi đua đối với GV và các lớp học
1.3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác GDĐĐ cho
HS ở trường THPT giúp cho nhà quản lý biết cách hạn chế các yếu tố tiêu cựcđồng thời biết cách phát huy các mặt tích cực phục vụ hiệu quả cho công tácGDĐĐ HS Nhìn chung, ở trường THPT, việc ảnh hưởng đến quản lý côngtác GDĐĐ HS gồm có các yếu tố sau đây:
Trang 33i) Các yếu tố từ phía nhà trường
Nhà trường là môi trường đóng vai trò chủ đạo trong việc GDĐĐ HSbên cạnh môi trường gia đình và xã hội Yếu tố chủ đạo thể hiện ở chỗ việc
GD ở nhà trường mang tính sư phạm, có nội dung, chương trình hẳn hoi HStiếp thu kiến thức và rèn luyện nhân cách dưới sự hướng dẫn của những nhàgiáo chuyên nghiệp Sự phát triển nhân cách của HS còn chịu ảnh hưởng từmôi trường sư phạm: Trường lớp, phòng ốc, trang thiết bị dạy học, cây cảnh,
vệ sinh môi trường, an toàn học đường, các mối quan hệ liên nhân cách
Do đó, có thể nói trong nhà trường phổ thông, các yếu tố ảnh hưởngđến quản lý công tác GDĐĐ HS gồm có 2 phần: yếu tố con người và yếu tốvật chất Yếu tố con người bao gồm CBQL, đội ngũ GV - CNV đóng vai tròcực kỳ quan trọng bởi họ quyết định việc sử dụng nội dung, phương pháp, conđường và phương tiện GDĐĐ Nếu nhà trường có CBQL giỏi, có đội ngũ GV
có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề thìviệc GDĐĐ HS dễ mang lại kết quả tốt; ngược lại thì chất lượng GD sẽ chẳng
đi đến đâu Không phải ngẫu nhiên mà xã hội gán cho các trường câu nói
“Thầy nào, trò nấy” Vì vậy, để đạt chất lượng GD tốt, Hiệu trưởng cáctrường ngoài việc phải tự học hỏi trau dồi nghiệp vụ quản lý, còn phải chú ýxây dựng đội ngũ GV - CNV đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và nâng caonhận thức về tinh thần trách nhiệm đối với nghề
Yếu tố còn lại là yếu tố vật chất cũng không kém phần quan trọng.Trong ngôi trường đầy đủ trang thiết bị dạy học, khang trang, sạch đẹp, antoàn, cây xanh bóng mát tạo bầu không khí trong lành, HS sẽ cảm thấy phấnchấn sinh ra tâm lý yêu trường, mến lớp, xem “mỗi ngày đến trường là mộtniềm vui”, các em sẽ tự phát huy tinh thần tự quản trường lớp và giữ gìn bầukhông khí tích cực này Như thế thì việc GD các em sẽ trở nên dễ dàng hơnbởi các em sẽ chẳng dại gì “vi phạm nội quy” để làm trò cười cho thiên hạ
Trang 34trong “cái công sở văn hóa” này Vì vậy, việc tăng cường xây dựng CSVCtrường lớp là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐĐ HS trongtrường THPT.
ii) Các yếu tố từ phía gia đình
Gia đình được xem là cái nôi ươm mầm và nuôi dưỡng nhân cách củatrẻ Mọi sinh hoạt trong gia đình đều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhâncách của các em Gia đình nào cũng vậy, nếu các bậc phụ huynh lúc nào cũngdành hết tình thương yêu, lo lắng cho con, quan tâm, chăm sóc, uốn nắn từnglời ăn tiếng nói của con, chú ý đến nền nếp sinh hoạt, học tập của con, giúp đỡcon từ tinh thần cho đến vật chất, động viên con luôn cố gắng vượt khó vươnlên trong học tập, rèn luyện, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việcQLGD con em mình thì xã hội sẽ có những con ngoan, trò giỏi Tuy nhiên, quatìm hiểu thực tế ở một vài trường THPT chúng tôi thấy phần lớn HS cá biệtxuất thân trong những gia đình có cha mẹ bất hòa, sống ly thân, mồ côi cha mẹhay những gia đình không mấy quan tâm đến việc học hành của con cái Điềunày cho thấy một khi HS xuất thân trong những gia đình thiếu sự chăm sóc đầy
đủ và việc dạy dỗ HS được khoán trắng cho nhà trường thì công tác quản lýGDĐĐ HS sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó mong có kết quả GD tích cực
iii) Các yếu tố từ phía xã hội
Ngoài phạm vi nhà trường và gia đình, HS còn được “dạy dỗ” một cáchtích cực ở môi trường thứ ba, đó là môi trường xã hội Đây là môi trường đểcác em hoạt động và lớn lên Tâm lý học trẻ em cho rằng hoạt động của cánhân là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách Nội dung,phương thức hoạt động, mục đích và ý thức của cá nhân trong hoạt động đãtạo nên những nét tính cách của từng người Con người hoạt động như thế nàothì nhân cách của họ được phát triển như thế ấy Thực tế hiện nay HS đangbơi trong môi trường có nhiều cạm bẫy chỉ chực chờ có cơ hội là sẽ nuốt
Trang 35chửng tâm hồn ngây thơ của các em: Games online, cờ bạc, rượu chè, ma túy,quan hệ tình dục bừa bãi… cùng các dịch vụ bát nháo bao quanh các khu vựctrường Tình trạng HS giết người lấy tiền chơi games hay rất nhiều nữ sinh đinạo phá thai trong thời gian qua là những minh chứng cụ thể cho điều này.Nếu mỗi ngày gia đình phó thác việc GD con em mình cho nhà trường và nhàtrường chỉ có 4 giờ đồng hồ để “lên lớp” các em, rồi sau đó các em dành phầnlớn thời gian còn lại để tự tung tự tác trong môi trường phức tạp như thế thìcác em hư hỏng là chuyện đương nhiên Cho nên trách nhiệm của nhà trường
là hết sức nặng nề: vừa phải phối hợp GD, tư vấn cho gia đình cách thức GD
HS, vừa phải trông giữ để các em không bị sa ngã trước những cạm bẫy ngoài
xã hội Do đó có thể khẳng định xã hội có tác động rất lớn đến chất lượngGDĐĐ HS ở các trường THPT hiện nay
Trang 36và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”
2 Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT không chỉ làmcho giáo viên, học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho họcsinh mà quan trọng hơn là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sựvới nhau, học sinh biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Điềunày phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu từ thuở
ấu thơ
3 Hoạt động giáo dục giáo dục đạo đức cho học sinh trong trườngTHPT có thể quản lý dưới góc độ chức năng (xây dựng kế hoạch; tổ chứcthực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá), cũng có thể quản lý theo các yếu tố(mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp, kết quả)
Trang 37Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
* Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng
- Phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên và Hải Phòng
- Phía tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam
- Phía đông giáp Vịnh bắc bộ
Chợ Bo thuộc phường Bồ Xuyên - nơi thông thương, buôn bán lớn nhấtcủa tỉnh Những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống sinh hoạt đã đáp ứngnhu cầu của mỗi người Vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đến
Trang 38năm 1954 giải phóng Thị xã, địa giới hành chính Thị xã có nhiều thay đổi.Sau năm 54, Thị xã được giải phóng Trong chặng đường đấu tranh gian khổ,quân và dân Thị xã đã anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất
Ngày 30/6/1954, thị xã được giải phóng Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, thị xã Thái Bình lại cùng cả nước đấu tranh, chi viện sức người, sức củaphục vụ cho tiền tuyến Nơi hậu phương các bà, các mẹ “tay cày, tay súng”luôn sẵn sàng và đảm đang để đạt được nhiều thành tích trong chiến đấu cùngbảng vàng 5 tấn thóc Trải qua hai cuộc kháng chiến, Đảng bộ và nhân dân thị
xã Thái Bình đã lập nên nhiều thành tích vẻ vang, được Đảng và Nhà nướctặng thưởng nhiều huân chương cao quý Ngày nay, trong bảo tàng tỉnh, nhữnghình ảnh và hiện vật chiến tranh của Thị xã vẫn còn lưu giữ lại: đó là chi bộĐảng đầu tiên được thành lập tại trường Minh Thành, ngôi nhà số 9 - nơi thànhlập tổ chức Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên tại tỉnh Thái Bình
* Tháng 06/2004, thị xã Thái Bình được công nhận Đô thị loại III, trởthành Thành phố Bắt đầu từ đó, thành phố Thái Bình được mở rộng với quy
mô diện tích là 6.771,4 ha; hình thành các tuyến hành lang kinh tế kỹ thuật
-đô thị cấp Quốc gia; các dự án công nghiệp được phát triển có quy mô lớn
Thành phố Thái Bình giáp với các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, TiềnHải, Đông Hưng Thành phố Thái Bình hôm nay từng được biết đến với bềdày truyền thống văn hoá, in dấu những tên đất, tên người trên các trang sửcủa dân tộc Đúng như tên gọi, thành phố sôi động nhưng có chút gì đấy tĩnhlặng, thanh bình, mang dáng vẻ hiền hoà, bình dị của thành phố trẻ nơi vùngquê 5 tấn Để có được những hình ảnh như thế, Thành phố đã phải trải quamột quá trình kiến tạo và đấu tranh gian khổ
Cùng ngược thời gian trở về, tìm lại những mốc lịch sử đã tạo nên mộtdáng vẻ thành phố trẻ như ngày hôm nay Thành phố ngày ấy, từ buổi sơ khaihình thành là một vùng cửa biển Trải qua quá trình vật lộn, đối mặt với thiên
Trang 39nhiên khắc nghiệt, giặc giã hoành hành để trụ vững, người thành phố nay - thị
xã xưa đã cải tạo vùng đất sình lầy, chua mặn, đầy cỏ dại thành vùng đất trùphú với địa danh Kỳ Bố Hải Khẩu Kỳ Bố Hải Khẩu ra đời, trở thành một vịthế chiến lược quan trọng
Chẳng thế mà tướng quân Trần Lãm đã chọn làm địa điểm cát cứ, pháttriển thế lực Đinh Bộ Lĩnh chọn làm nơi dựa chính dập tắt nạn 12 sứ quân,khôi phục sự thống nhất của quốc gia, lập nên triều đại nhà Đinh, đặt tên nước
là Đại Cồ Việt Các vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông chọn là nơi đắp đàn tếThần Nông và trực tiếp cầm cày tổ chức lễ tịch điền nhằm cổ suý trăm họtrong cả nước phát triển kinh tế nông nghiệp
Có lẽ vì thế mà Thái Bình ngày nay trở thành một tỉnh phát triển mạnh
về nông nghiệp Hàng năm đều nằm trong tốp dẫn đầu cả nước về năng suất
và sản lượng lúa Làng xã hình thành, phát triển cùng đồng nghĩa với sự sinh
tụ ngày càng lớn và sinh động của tầng lớp dân cư Kỳ Bố Hải Khẩu đã trởthành “vùng đất lành chim đậu” để dân cư từ nhiều miền đất khác nhau kéo vềtìm kiếm một cuộc sống định cư yên ổn Từ một đô thị cấp 4 nghèo nàn,thành phố Thái Bình như được thay da đổi thịt Với hướng chú trọng pháttriển Thành phố theo hướng hiện đại như: đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giaothông, dịch vụ, thương mại, cùng các công trình công cộng, phúc lợi xã hội đãtạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển
Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2011, sản xuất công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạthơn 1.650 tỷ đồng (tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2010); thương mại dịch
vụ ước đạt 1.365 tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2010), các hoạt độngvăn hoá - xã hội - giáo dục - y tế - an ninh - quốc phòng được quan tâm đúngmức đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Chặng đường tiếp theo của Thành phố còn dài, nhưng với những gì mà
Trang 40thành phố đạt được đã phần nào thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khóvươn lên của Đảng bộ và nhân dân Thành phố Vùng ngoại ô Thành phố vớinhững con đường chạy dài, những công trình kiến trúc với mái đình, góc chùa
đã làm nên những giá trị văn hoá rất riêng của một thành phố trẻ Thành phốquê lúa đang tự tin vươn lên, dựa trên nền tảng của truyền thống, kế thừa vàphát triển cùng sánh bước với sự phát triển chung của cả nước
Thành phố Thái Bình có 10 phường, 9 xã gồm: Bồ Xuyên, Phú Khánh,
Kỳ Bá, Tiền Phong, Quang Trung, Trần Lãm, Lê Hồng Phong, Đề Thám,Trần Hưng Đạo, Hoàng Diệu; 9 xã là: Đông Hòa, Vũ Chính, Vũ Phúc, PhúXuân, Tân Bình, Vũ Đông, Vũ Lạc, Đông Thọ, Đông Mỹ Các xã Phú Xuân,Tân Bình, Vũ Lạc, Vũ Đông sẽ được đô thị hoá nhanh để đủ tiêu chuẩn lênphường vào năm 2012
2.1.2 Tình hình giáo dục của thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Tình hình giáo dục của tỉnh Thái Bình
* Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đã tích cực tham mưu, xây dựng quyhoạch mạng lưới trường lớp trình HĐND và UBND tỉnh ra quyết định phêduyệt Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2015 và tầm nhìnđến năm 2020, các Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện qui hoạch mạnglưới trường lớp trên địa bàn Ngành đã tích cực tham mưu với các cấp uỷ đảng,chính quyền, có chủ trương chính sách về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuậttrường học theo hướng kiên cố hóa - hiện đại hóa gắn liền với xây dựng trườngchuẩn quốc gia Làm tốt công tác quản lý sử dụng và bổ sung, đảm bảo đủ các
bộ đồ dùng, thiết bị dạy học Tập trung xây dựng và bố trí sử dụng các trang thiết
bị theo phòng học bộ môn Hệ thống phòng học bộ môn tăng qua các năm vàđược sử dụng hiệu quả Đến nay cấp THCS có 1079 phòng học bộ môn, đạt bìnhquân 3,98 phòng/trường; THPT có 197 phòng học bộ môn, đạt bình quân 4,8phòng/trường Tiêu biểu là huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Thái Thụy, trường