1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học

104 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTrờng Đại Học vINH --------NGUYễN THị HIềN Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phơng án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trờng Đại Học vINH

 NGUYễN THị HIềN

Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phơng án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học -

Để hoàn thành đề tài này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Trang 2

Tác giả cũng gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo ở bộ môn lý luận và phơng pháp dạy học bộ môn sinh học, cùng các thầy cô trong khoa sau đại học, ban giám hiệu, cán bộ th viện trờng Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Trần Khánh Ngọc giảng viên bộ môn phơng pháp giảng dạy trờng đại học s phạm Hà Nội, GS.TS

Tác giả gửi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ giáo viên, học sinh trờng THPT VTC và trờng THPT Lê Viết Thuật, tập thể lớp cao học sinh 18, gia đình, bạn bè và những ngời thân đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Mặc dù đã rất cố gắng trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn Nhng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận đợc ý kiến đóng góp của hội đồng chấm luận văn – Trờng đại học Vinh

và ý kiến trao đổi của đồng nghiệp về nội dung luận văn./.

Vinh, ngày tháng 10 năm 2012 Tác giả

Nguyễn Thị Hiền

LỜI CAM ĐOAN

Tụi xin cam đoan: Luận văn này là cụng trỡnh nghiờn cứu thực sự của

cỏ nhõn, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS, TS Đinh Quang Bỏo

Cỏc số liệu, những kết luận nghiờn cứu được trỡnh bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được cụng bố dưới bất cứ hỡnh thức nào.

Tụi xin chịu trỏch nhiệm về nghiờn cứu của mỡnh.

Học viờn

Trang 4

xã hội, bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học? Câu trả lời ở đây không phải làdạy cái gì mà dạy như thế nào để có được những thế hệ HS chủ động, tích cực tronghọc tập, không ngừng tự học, say mê, tìm tòi, khám phá những tri thức mới Luậtgiáo dục tại điều 24.2 đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huytính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm

Trang 5

của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

Kiểm tra đánh giá là 1 khâu quan trọng quyết định chất lượng dạy học Nócung cấp thông tin ngược đối với cả người dạy và người học Đối với người học,thông qua kiểm tra đánh giá người học có thể đánh giá khả năng của mình đối vớiyêu cầu chuẩn, từ đó có kế hoạch điều chỉnh việc học phù hợp Đối với người dạy,qua kiểm tra đánh giá có thể đánh giá được chất lượng dạy và học từ đó có các biệnpháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học như đổi mới phương pháp dạyhọc, phương pháp kiểm tra đánh giá Kiểm tra đánh giá thế nào sẽ có phương phápdạy học tương ứng Kiểm tra đánh giá theo mức “tái hiện” thì phương pháp dạy học

là đọc, chép Kiểm tra đánh giá theo mức vận dụng, sáng tạo thì phương pháp dạyhọc tốt nhất là tổ chức HS tìm kiếm và giải quyết tình huống có vấn đề Như vậy, đểphương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS thì kiểm tra đánh giácũng phải đáp ứng được nhu cầu đó Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá và hiệnnay, một trong những hình thức được quan tâm là hình thức kiểm tra đánh giá bằngcâu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) Hình thức này có nhiều ưu điểm như:

 Khảo sát được số lượng lớn thí sinh

 Đánh giá kết quả làm bài nhanh

 Điểm số đáng tin cậy

tố, một trong các yếu tố quan trọng là chất lượng của các phương án nhiễu Nếu

Trang 6

phương án sai (nhiễu) quá rõ ràng hoặc không có mối liên hệ logic với chủ đề nộidung với phương án đúng thì không những HS sẽ dễ dàng phát hiện ra mà cònkhông có được nội dung khoa học sâu sắc nên câu hỏi sẽ không còn ý nghĩa nữa.Làm thế nào để xây dựng được hệ thống các phương án nhiễu có liên hệ logic nhấtđịnh tới chủ đề với phương án đúng nghĩa là trong cái sai cũng có những yếu tốđúng hoặc gần với cái đúng, nói cách khác đó là những cái sai “có lý”

Từ những lý do nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao giátrị của việc sử dụng MCQ trong dạy học Sinh học 12 THPT, chúng tôi chọn đề tài:

“Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương

án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học sinh hoc 12 THPT.”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận ngắn bao quát về nội dung kiến thức phầnsinh thái học sinh học 12 THPT

- Chấm bài, lập được bảng trọng số về các phương án sai và tỉ lệ từng phương

án sai là bao nhiêu phần trăm trong số các phương án sai mà HS gặp phải

- Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm để sử dụng vào quá trình giảng dạy kiến thứcsinh thái học sinh học 12 THPT

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Các câu MCQ mà các phương án nhiễu được lựa chọn từ các câu trả lời saikhi HS trả lời các bài kiểm tra tự luận ngắn phần sinh thái học - Sinh học 12 THPT

- Trường THPT Lê Viết Thuật

6 Giả thuyết nghiên cứu

Trang 7

Sử dụng hệ thống các câu hỏi tự luận ngắn kiểm tra kiến thức HS từ đó phân tíchkết quả làm bài có thể lựa chọn được các phương án nhiễu phù hợp để xây dựngđược các câu hỏi MCQ.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc và tổng hợp các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận của đề tài như:

- Lý luận dạy học sinh học

- Bản chất, ý nghĩa sư phạm của câu hỏi tự luận, MCQ

- Tài liệu về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá

7.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn

- Khảo sát trực tiếp bằng cách dự giờ để thu thập thông tin về thực trạng củaviệc KT-ĐG môn sinh học 12 ở trường THPT hiện nay

- Sử dụng phiếu điều tra để biết được thực trạng của việc sử dụng và xây dựng

hệ thống MCQ trong dạy học môn sinh học 12 ở trường THPT hiện nay

- Phương pháp phỏng vấn: trao đổi với một số GV và HS về việc xây dựng và

sử dụng MCQ trong dạy học sinh học 12

7.3 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

7.3.1 Mục đích thực nghiệm:

- Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận ngắn để lựa chọn các câu trảlời sai làm phương án nhiễu cho các câu MCQ

- Kiểm tra chất lượng hệ thống MCQ xây dựng được

7.3.2 Nội dung thực nghiệm: Phần sinh thái học sinh học 12 THPT

7.3.3 Đối tượng thực nghiệm: HS khối 12 của trường THPT VTC và THPT Lê

Viết Thuật

7.3.4 Phương pháp bố trí thực nghiệm

Trang 8

*Lần 1: Thực nghiệm thăm dò: Kiểm tra HS bằng các câu hỏi tự luận ngắn.Mỗi lần kiểm tra 15 phút, HS làm bài tự luận gồm 10 câu hỏi ngắn Chấm bài Phântích và thống kê các phương án sai thường gặp.

*Lần 2: Thực nghiệm chính thức: Dựa trên các quan sát sư phạm, căn cứ vàonội dung chương trình, chọn ra 6 nhóm HS tương đương nhau, mỗi nhóm có 30 HSlàm nhóm chuẩn để tiến hành thực nghiệm Mục đích là xác định các chỉ tiêu đolường để đánh giá bộ MCQ xây dựng được

7.3.5 Phương pháp chọn câu hỏi trong một đề kiểm tra:

Căn cứ vào bảng trọng số, áp dụng chọn đề một cách ngẫu nhiên, từ 180 câuhỏi xây dựng được, chúng tôi đã thành lập được 6 đề kiểm tra không trùng lặp, mỗibài 30 câu hỏi làm trong 45 phút, đảm bảo HS làm bài độc lập với 5 HS khác, hạnchế tiêu cực trong kiểm tra

7.4 Xử lý số liệu

Sau khi tập hợp và sắp xếp số liệu theo bảng chia nhóm, chúng tôi tiến hành

xử lý các số liệu đó để xác định các chỉ tiêu về độ khó, độ phân biệt của từng câuhỏi và độ tin cậy của toàn bài trắc nghiệm

7.4.1 Xác định độ khó (hoặc độ dễ) của câu trắc nghiệm.

Độ khó của câu hỏi là tỉ lệ thí sinh trả lời đúng trên tổng số thí sinh tham giatrả lời câu hỏi Độ khó thường được ký hiệu là FV Độ khó được tính như sau:

FV = x 100 (%) (1.1)

Trong đó:

- Câu dễ: 70% - 100% thí sinh trả lời đúng

- Câu tương đối khó: 30% - 70% thí sinh trả lời đúng

- Câu khó 0% - 30% thí sinh trả lời đúng

Trong KTĐG thường dùng các câu trắc nghiệm có độ khó từ 20% đến 80%,những câu có độ khó dưới 20% có thể khai thác để sử dụng với mục đích khác [17]

Số thí sinh làm đúngTổng số thí sinh dự thi

Trang 9

7.4.2 Kiểm định độ phân biệt (DI) của các câu hỏi.

Theo Patrick Griffin [5] độ phân biệt của các câu hỏi dùng để đo khả năngphân biệt rõ kết quả làm bài của các nhóm thí sinh có năng lực khác nhau, tức là khảnăng phân biệt được nhóm HS giỏi và nhóm HS yếu

DI= (1.2)

Thang phân loại độ phân biệt được quy ước như sau:

- DI = 0, thì tỉ lệ nhóm khá và nhóm yếu trả lời đúng như nhau

- 0< DI < 1, thì tỉ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng nhiều hơn tỉ lệ thí sinh nhóm yếu

- DI < 0, thì tỉ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng ít hơn tỉ lệ thí sinh nhóm yếu.Cần loại bỏ những câu có độ phân biệt âm (DI <0), vì không có tác dụng lựachọn DI>0,2 là đạt yêu cầu Cần có sự lựa chọn vào các mục tiêu khác nhau chonhững câu hỏi có độ phân biệt < 0,2 [18], [25],

Độ phân biệt liên quan mật thiết đến độ khó và số lượng câu hỏi trong đềthi trắc nghiệm Nếu FV trong khoảng 25% <FV<75% th́ì DI = 0,1 là bài trắcnghiệm có độ phân biệt tốt [18].[20],

Để đánh giá cho một bộ câu hỏi trắc nghiệm theo tiêu chuẩn trên, một đềkiểm tra cần có tối thiểu 30 câu hỏi cho 30 thí sinh gồm 3 nhóm HS khác nhau (10

HS yếu, 10 HS trung bình, 10 HS khá giỏi) [22]

7.4.3 Xác định độ tin cậy tổng thể của bộ MCQ.

Trong các phép đo lường, tất yếu phải có mức độ sai sót Những sai sót trongphạm vi cho phép ở mức độ thấp gọi là độ ổn định của phép đo hay độ tin cậy Độtin cậy biểu thị mức độ chính xác của phép đo Độ tin cậy của tổng thể bộ MCQđược tính theo công thức:

Trong đó: - K là số lượng câu hỏi trắc nghiệm

- µ chung là điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể

- 2

 là phương sai bài trắc nghiệm tổng thể

Số thí sinh khá làm đúng (27%) - Số thí sinh yếu làm đúng (27%)

27% tổng số thí sinh

Trang 10

Thang phân loại độ tin cậy như sau:

0 < KR20 < 0.6 Độ tin cậy thấp

0.6 < KR20 < 0.9 Độ tin cậy trung bình

0.9 < KR20 < 1 Độ tin cậy cao

Trong đó: - i là điểm trung bình của trắc nghiệm tổng thể từ 1 bài trắc nghiệm con i

- K là số câu hỏi của bài trắc nghiệm tổng thể

- X i là điểm trung bình của bài trắc nghiệm con i.

- ki là số câu hỏi của bài trắc nghiệm con i

Phương sai của điểm trắc nghiệm tổng thể từ các bài trắc nghiệm con ( 2

i

k

i i i

i

n k

k

V k

K S

K K

V

1

là tổng phương sai của từng câu hỏi trên bài trắc nghiệm con i

- K là số câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể

- ki là số câu hỏi trong bài trắc nghiệm con i

- ni là số thí sinh dự bài trắc nghiệm con i

Từ công thức 1.5 để xác định phương sai tổng thể từng bài trắc nghiệm nhỏ (si)chúng tôi áp dụng công thức:

s2= 1

2 1

Trang 11

Tổng phương sai của từng câu hỏi trên bài trắc nghiệm con i ( 2

i

S ): Khi chấmđiểm các bài trắc nghiệm dạng MCQ chỉ có hai loại điểm: đúng (1 điểm) và sai (0điểm) ứng với câu hỏi j sẽ là: Pj (1- Pj) Trong đó Pj là tỉ số thí sinh trả lời đúng câuhỏi j Vì vậy

ki i j ki

(1.7) 8.Luận cứ

9 Những đóng góp của luận văn

- Đề xuất phương án xây dựng các phương án nhiễu hiệu quả cho hệ thống câuhỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận

- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục kết quả nghiêncứu, luận văn được trình bày trong ba chương của luận văn

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương II Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận kiểm tra - đánh giá cho kiến

thức phần sinh thái học - Sinh học 12 THPT để lựa chọn các phương án nhiễu

Chương III Xây dựng hệ thống MCQ Phần sinh thái học sinh học 12 THPT

Trang 12

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học

Theo tác giả Đặng Xuân Hải [6], quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn

và có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau:

NguyÔn ThÞ HiÒn Cao học 18 – LL & PPDH sinh học

Cộng tác

Nội dung dạy học

Trang 13

Hình 1.1 Quá trình dạy học

Theo sơ đồ trên thì dạy và học là hai mặt của một quá trình, luôn tác độngqua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạtđộng (HĐ) cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phầnhoàn thiện nhân cách Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình người học chiếmlĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách (nănglực và phẩm chất) Học là quá trình tự giác, tích cực tự lực chiếm lĩnh khái niệmkhoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sư phạm của GV Trong quá trình dạyhọc, nội dung dạy học lại nằm trong mối liên hệ hữu cơ với các thành phần cơ bảncủa quá trình dạy học: Mục đích - Nội dung - Phương pháp Vì vậy, muốn đổi mớiPPDH ta cần xét trên quan điểm hệ thống, coi PPDH là một thành tố của quá trình dạy học

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của lứa tuổi HS THPT trong tài liệu Tâm lý học

lứa tuổi và tâm lý học sư phạm [12] chúng tôi nhận thấy:

HS THPT đang ở giai đoạn đầu của tuổi thanh niên Cùng với sự trưởngthành về mặt thể lực, các HĐ của thanh niên càng phong phú và phức tạp, chúngkhông chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng

Trong học tập, nội dung và tính chất của các HĐ của thanh niên HS khác rất

nhiều so với HĐ của thiếu niên “Sự khác nhau cơ bản không phải chỉ ở chỗ nội

dung học tập ngày một sâu hơn, mà là ở chỗ HĐ học tập của thanh niên HS đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều” [12] Do đó HS khó chấp

nhận cách dạy học thụ động, nhồi nhét kiến thức Bảng 1.1 sau phản ánh sở thíchcủa HS với các phương pháp dạy học

Bảng 1.1: Nghiên cứu về sở thích của HS từ 11 đến 18 tuổi đối với các PPDH

(M Hebditch, 1990) [11]

Trang 14

Stt PPDH Thích

(%)

Bình thường(%)

Không thích(%)

- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS

- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học

cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS

- Dạy học chú trọng rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành vàgắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học,

tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin tronghọc tập cho HS

- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy họcđược trang bị hoặc do các GV tự làm, đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của côngnghệ thông tin

- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng hoá nội dung, các hình thức tổ chức, cáccách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá

1.1.2 Xu hướng đổi mới và hoàn thiện kiểm tra - đánh giá

1.1.2.1 Một số khái niệm cơ bản về kiểm tra - đánh giá

Trang 15

Kiểm tra

- Trong giáo dục, KT là quá trình tác động của người KT làm cho ngườiđược KT tự bộc lộ khả năng của mình về tình hình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹxảo, giúp người học thu được những thông tin phản hồi để điều chỉnh cách học,giúp người dạy biết tình hình thực tế để điều chỉnh cách dạy Có thể KT để ĐG hay

KT không ĐG

Đánh giá

ĐG là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của củacông việc, dựa vào những phân tích thông tin thu được, đối chiếu với những mụctiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp, để cải thiện tìnhhình thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [23]

Đánh giá là một quá trình: Đánh giá từng nội dung, từng bài học, từng hoạtđộng giáo dục, từng môn học và đánh giá toàn diện theo mục tiêu giáo dục Đánhgiá không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quátrình Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm củamột giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn Đánh giá thường xuyên vàđịnh kỳ sẽ bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục củamôn học ở từng lớp, từng cấp học

1.1.2.2 Vai trò của kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là một khâu có vai trò, chức năng rất quan trọng và khôngthể thiếu được trong giáo dục Có thể coi kiểm tra đánh giá là công cụ chủ yếu điềuchỉnh hoạt động dạy và học của thầy và trò, là động lực để đổi mới phương pháp,góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục

Đánh giá với hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển Xác nhận đòihỏi độ tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực Thực hiện tốt đồng thời cả hai chứcnăng trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS sẽ giúp GV thu thập và xử lýthông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS để điều chỉnh HShọc tập ngày một tiến bộ hơn

Đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời và không bỏ sót sẽ cótác dụng giáo dục và động viên HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót kịp thời Kiểm tra

Trang 16

đánh giá với nhiều hình thức đa dạng và độ phân hoá cao sẽ giúp ta đánh giá được

cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS Tăng cường các phương thức đánh giá tronggiờ, ngoài giờ, qua quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự học không chỉ nhận địnhthực trạng và điều chỉnh hoạt động của học trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhậnđịnh thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của GV

Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS Trong phương pháp tích cực, GVphải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học

Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thànhđạt trong cuộc sống mà nhà trường cần phải trang bị cho HS

1.1.2.3 Các hình thức kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra đánh giá thường có 3 hình thức: quan sát, vấn đáp và viết Trong đóhình thức kiểm tra viết được quan tâm nhiều hơn do khả năng ứng dụng rộng rãi của

nó Có nhiều hình thức kiểm tra viết, trong đó chia thành 2 nhóm lớn đó là trắcnghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan Chúng tôi có thể tóm tắt theo sơ đồ sau

Mỗi hình thức có những ưu, nhược điểm nhất định

Trắc nghiệm tự luận: là dạng trắc nghiệm dùng những câu hỏi mở đòi hỏi

HS phải xây dựng câu trả lời Có nhiều dạng trắc nghiệm tự luận như: tiểu luận;dạng cung cấp thông tin như: điền vào chỗ trống, sửa lỗi sai, giải thích, trả lời câuhỏi Dạng này có nhiều ưu điểm:

Trang 17

- Kiểm tra được chiều sâu kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ, rèn luyện khảnăng diễn đạt, tư duy sáng tạo và phát triển suy luận logic.

- HS có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo và GV có thể đánh giá được tư duysáng tạo của HS

- Thu được tín hiệu ngược từ phía HS từ đó có thể điều chỉnh cách dạy phù hợp.Tuy nhiên còn tồn tại nhược điểm:

- Bài kiểm tra trong thực tế dễ sa vào đo những kiến thức của HS ở mức độnhớ trong SGK, tài liệu, chưa chú trọng đến giải quyết các vấn đề đòi hỏi vậndụng kiến thức

- Bài kiểm tra không kiểm tra được nhiều kiến thức mà các em đã được họctrong nhà trường do số lượng các câu hỏi mỗi lần kiểm tra ít, số lần kiểm trakhông nhiều, không thường xuyên Càng ít câu hỏi thì càng chú ý đến kiểmtra các vấn đề trọng tâm, phổ kiến thức không rộng, dễ dẫn tới tình trạng học

Hình thức trắc nghiệm tự luận được sử dụng khi:

- Nhóm HS được khảo sát không quá đông và đề thi chỉ được sử dụng một lần

- Khuyến khích và khen thưởng sự phát triển kỹ năng diễn đạt bằng văn viết

- Kiểm tra, tổng hợp một về vấn đề nào

- GV có nhiều thời gian chấm bài và có thể nhận xét, phát hiện những sai sót

mà từng HS mắc phải một cách chính xác để tổ chức dạy học phân hoá

Trắc nghiệm khách quan: là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi đều có

kèm câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả nhữngthông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu trả lời hay chỉ điền thêm một số

Trang 18

từ thích hợp Có nhiều dạng trắc nghiệm khách quan như: đúng-sai; ghép nối; lựachọn (gồm lựa chọn đơn và lựa chọn đa-MCQ) Hình thức này có nhiều ưu điểm:

- Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan với nhiều câu hỏi sẽ kiểm trađược toàn bộ nội dung chương trình Phạm vi kiến thức rộng nên có thểchống lại tình trạng học tủ, đòi hỏi HS phải có sự chuẩn bị kỹ để trả lời chínhxác trong thời gian ngắn Do đó tăng độ tin cậy trong kiểm tra, đánh giá

- Câu trả lời được định sẵn nên ít tốn công chấm bài, bảo đảm tính khách quan

HS không phải tốn công chép lại mà chỉ cần đánh dấu hoặc trả lời ngắn

- Do câu hỏi đã được hạn định về số lượng, các đáp án đã được chuẩn hoá nên

có thể dễ dàng sử dụng phương pháp thống kê toán học trong xử lý kết quảkiểm tra từ đó phát hiện mức độ học tập của HS, độ khó dễ của đề bài

- Việc chấm bài nhanh gọn giúp cho HS biết sớm kết quả học tập của mình,

HS có thể tự mình đánh giá kết quả của mình, của bạn, qua đó khuyến khíchcác em ghi nhớ, hiểu và phân tích những chính kiến của người khác

- Áp dụng được phương tiện, thiết bị công nghệ trong chấm thi, chọn, đảo và

in sao đề; phân tích kết quả thi, khả năng phân loại HS với độ chính xác cao

- Hình thức kiểm tra trắc nghiệm rất phong phú và đa dạng nên có thể dùng lạicác câu hỏi kiểm tra nhiều lần

- HS có thể tự đánh giá chính xác kết quả học tập của mình

Tuy nhiên, câu hỏi TNKQ còn có những nhược điểm:

- Việc ra và chuẩn hoá đề thi sẽ mất nhiều thời gian và công sức

- Không rèn luyện và phát triển được khả năng điễn đạt của HS, đặc biệtkhông đánh giá được năng lực tư duy trừu tượng, khái quát hoá, hệ thống hoánhư vậy không đánh giá được đầy đủ sự sáng tạo của HS

- Kết quả đánh giá dễ bị chi phối bởi các yếu tố ngẫu nhiên, may rủi

1.1.3 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ)

1.1.3.1 Lịch sử ra đời và sử dụng MCQ

Trên thế giới, từ thế kỷ XVII - XVIII, khoa học trắc nghiệm đã được nghiêncứu trên thế giới ở các lĩnh vực vật lý, tâm lý, động vật học Năn 1879 phòng thínghiệm trắc nghiệm tâm lý đầu tiên do Wichelm Weent thiết lập tại Leipzig năm

1879 Lúc đầu, các nhà tâm lý chỉ chú trọng đến các phép đo liên quan đến thính

Trang 19

giác, thị giác, tốc độ phản xạ Sau đó họ mới nghiên cứu đến thời gian nhận thức,tốc độ học tập

Đầu thế kỷ XX Alfred Binet - nhà tâm lý học người Pháp, khi nghiên cứukhảo sát những trẻ em mắc bệnh tâm thần, không có khả năng tiếp thu tri thức bằngcách dạy bình thường ở trường học, cùng với cộng sự, ông đã phát hiện ra bài trắcnghiệm về trí thông minh Năm 1910, trắc nghiệm của Binet đã được dùng ở Mỹ

Năm 1920, trắc nghiệm nhóm ra đời ở Mỹ, HS được trắc nghiệm với mụcđích xem họ có thể nhớ được tư liệu đã học từ các bài giảng và sách giáo khoanhanh chóng như thế nào Các công cụ này thật sự có nhiều thuận tiện (nhanhchóng, chính xác, khách quan) nên được nhiều nhà giáo dục hưởng ứng Do đó, cầntiêu chuẩn hoá các bài trắc nghiệm và các thủ tục để định chuẩn Đây chính là cơ sở

để ra đời các nhà xuất bản trắc nghiệm tại các nước phát triển vào những năm 30của thế kỷ này Các bài trắc nghiệm dần được các chuyên gia củng cố, bổ sung,hoàn thiện và kết quả những năm 40, các đề trắc nghiệm dùng trong tuyển sinh ra đời

Ngày nay, phương pháp trắc nghiệm đã trải qua hàng loạt những thử nghiệmtrên nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng Phương pháp này đã được áp dụng trong nhiều

kỳ thi tuyển sinh ở các trường Đại học cũng như các cuộc thi cử khác, mặc dù cónhiều ý kiến chưa thống nhất khi đánh giá vai trò của nó Hiện nay ở nhiều nướctrên thế giới (Anh, Pháp, Úc, Bỉ, Hà Lan, Nhật) cùng với sự phát triển như vũ bãocủa công nghệ thông tin, họ đã cải tiến việc thực hiện các trắc nghiệm như cài đặtchương trình chấm điểm, xử lý kết quả trên máy tính, nhằm kiểm tra trí thức ởnhiều mục đích khác nhau: thi vào cao đẳng, đại học, tuyển năng khiếu, HS giỏi…các chương trình tự học, tự đào tạo

Từ đây, cũng xuất hiện nhiều công ty xuất bản tư vấn về việc lập quy trìnhcác bài trắc nghiệm theo dịch vụ, theo đơn đặt hàng (chương trình ACT của Mỹ đãtạo dịch vụ chấm điểm trọn gói)

Ở Việt Nam, khu vực miền Bắc, phương pháp TNKQ trong kiểm tra, đánhgiá thành quả học tập của HS còn là vấn đề mới mẻ Giáo sư Trần Bá Hoành làngười nghiên cứu sớm nhất trong lĩnh vực này Năm 1971, giáo sư đã soạn thảo các

Trang 20

câu hỏi, thực nghiệm và áp dụng vào kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệmhầu như không được sử dụng.

Năm 1986, tại khoa Sinh-KTNN thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chứccác cuộc hội thảo với nội dung “Phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi lựa chọn

đa phương án” do tiến sĩ S.P.Herath trình bày và hướng dẫn trong chương trình tàitrợ của UNDP Phát huy kết quả của hội thảo, khoa Sinh-KTNN đã triển khai vàxây dựng hàng loạt các bộ câu hỏi trắc nghiệm ở các bộ môn, sử dụng như mộtphương tiện để kiểm tra một số môn

Từ năm 1990, trắc nghiệm lượng giá mới được thực sự quan tâm và ứngdụng ở nhiều cấp học

Tháng 2/1994, Bộ Giáo dục - đào tạo theo hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá,

đã phối hợp với Viện công nghệ Hoàng gia Melbourne của Australia, tổ chức cáccuộc hội thảo với chủ đề “Kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ” tại thành phố Hồ ChíMinh - Huế - Hà Nội Nội dung hội thảo đã trang bị cho nhiều cán bộ giảng dạy đạihọc những lý luận cơ bản về việc thực thi phương pháp mới mẻ này

Vào những năm này, TS Lê Đình Trung với nghiên cứu về “Sử dụng câu hỏiTNKQ dạng MCQ để kiểm tra hiệu quả của phương pháp giảng dạy tích cực ởtrường phổ thông bằng bài toán nhận thức” đã khẳng định được tác dụng lớn lao củaTNKQ trong đánh giá kết quả học tập

Từ năm 1996 - 2007, nhiều luận văn thạc sỹ dưới sự hướng dẫn của TS LêĐình Trung - đã xây dựng được bộ câu hỏi TNKQ dùng cho sinh viên Đại học vàCao đẳng trong cả nước Đặc biệt luận văn tiến sĩ của tác giả Vũ Đình Luận dưới sựhướng dẫn của Giáo sư tiến sĩ Đinh Quang Báo đã nghiên cứu sử dụng MCQ trongdạy học di truyền ở trường Cao đẳng sư phạm

Từ năm 2000-2003, nhiều cuốn sách dùng cho ôn thi HS giỏi, ôn thi THPT,Cao đẳng, Đại học… theo hướng TNKQ như “1111 câu hỏi trắc nghiệm sinh học”,

“Tuyển tập sinh học 1000 câu hỏi và bài tập”, “Chuyên đề luyện thi đại học”,… đãđược xuất bản và sử dụng rộng rãi

Tóm lại, việc đổi mới nội dung dạy học, cùng với đổi mới phương pháp kiểmtra, đánh giá theo hướng TNKQ đã, đang và sẽ được triển khai rộng rãi trong toàn

Trang 21

quốc ở các cấp học, bậc học, đáp ứng những đòi hỏi về công cuộc đổi mới giáo dục

và đào tạo của xã hội

Ở miền Nam, phương pháp TNKQ được sử dụng sớm hơn ở miền Bắc, nóđược áp dụng rải rác trong các trường học từ năm 1950 Đó là những bài khảo sátngoại ngữ do các tổ chức quốc tế tài trợ Đến năm 1960 thì TNKQ đã được dùngrộng rãi và phổ biến trong kiểm tra và thi ở bậc trung học Đã có những cuốn sáchnghiên cứu về vấn đề này như “ trắc nghiệm vạn vật lớp 12” của tác giả Lê VănNghĩa (1963) và “phương pháp học và thi trắc nghiệm vạn vật lớp 12” của tác giảPhùng Văn Hướng (1964)

Cuối năm 1969, môn trắc nghiệm và thống kê giáo dục đã được giáo sưDương Thiệu Tống đưa vào giảng dạy tại các lớp cao học và tiến sỹ giáo dục trongtrường Đại Học Sài Gòn Đây là lần đầu tiên khoa học trắc nghiệm được chính thứcgiảng dạy cho các thầy giáo nước ta

Việc soạn thảo câu hỏi TNKQ cũng đã trở thành đề tài của nhiều nghiên cứukhoa học lúc bấy giờ Năm 1974, đã thực hiện thi tú tài toàn phần bằng TNKQ.Cũng vào khoảng thời gian này, tại số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sài Gòn đã thành lậpNha khảo thí (trực thuộc Bộ giáo dục chế độ cũ) là nơi chuyên phát hành các đề trắcnghiệm cho các kỳ thi ở trường phổ thông

Từ năm 1992 - 1995 tại Đại học khoa học Huế, đã đồng loạt triển khai bộcâu hỏi TNKQ ở các bộ môn trong khoa, đã thu được nhiều kết quả khả quan Giáo

sư Nguyễn Phụng Hoàng là một trong những người có nhiều đóng góp tích cực ởlĩnh vực này

Từ năm 1995 đến nay, GS.TS Đặng Ứng Vận đứng đầu nhóm các nhà khoahọc thuộc trung tâm đảm bảo chất lượng và nghiên cứu phát triển giáo dục đã xâydựng hệ thống câu hỏi MCQ dùng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinhviên ở trường Đại học, Cao đẳng Sinh viên trực tiếp làm bài trên máy và biết kếtquả ngay sau khi làm bài xong

Tóm lại, trong giáo dục ngày nay, đổi mới nội dung dạy học kết hợp với đổimới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng TNKQ đang và đã được triển khairộng rãi ở các cấp học, bậc học trong toàn quốc Thực tiễn đã dần khẳng định, việc

Trang 22

nghiên cứu, xây dựng và áp dụng TNKQ một cách hợp lý trong dạy học là cần thiết,đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo theo chiến lược pháttriển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010 của Đảng cộng sản Việt Nam.

1.1.3.2 Ưu điểm của MCQ

Trong các loại câu hỏi TNKQ, MCQ được sử dụng nhiều nhất và thuận lợi nhất

vì có nhiều ưu điểm sau:

- Có thể kiểm tra được kết quả dạy học về những lĩnh vực mục tiêu khácnhau

- Độ tin cậy cao Các yếu tố đoán mò, may rủi giảm đi nhiều so với câu hỏitrắc nghiệm khách quan khác vì số phương án lựa chọn là nhiều Giả sử đềthi gồm 50 câu, mỗi câu có 4 phương án lựa chọn thì xác suất đúng mỗi câu

là 1/4 và xác suất đoán đúng cả bài là 1/4.1/50 =1/200 hay 0,5%

- Tính lựa chọn cao nên rèn luyện được khả năng phê phán, lựa chọn

- Chấm điểm nhanh và khách quan

- Hình thức kiểm tra đánh giá bằng MCQ đáp ứng được những tiêu chuẩn củakiểm tra đánh giá như:

+ Đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác, trung thực, khách quan, nhấtquán, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, củacác cơ sở giáo dục Hiện nay sử dụng câu hỏi MCQ là phương pháp tối ưu đểđảm bảo tính khách quan cùng với phần mềm hỗ trợ làm trắc nghiệm (ví dụphần mềm EMP ) Việc đánh giá cũng phải cụ thể, phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh, tránh những nhận định chủ quan, áp đặt, thiếu căn cứ

+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá : phân loại được chính xác trình độ,năng lực của HS, cơ sở giáo dục Dải phân hoá càng rộng càng tốt

+ Đảm bảo tính khoa học, có hệ thống, đánh giá liên tục, trước, trong

và sau khi hoàn thành một phần hay toàn bộ chương trình, kết hợp theo dõithường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ, không định kỳ, đánh giá tổngkết cuối năm học, khoá học Số lần kiểm tra đủ số lượng, phù hợp với lượngkiến thức và thời gian học của từng môn

+ Công khai: Kết quả công bố kịp thời để mỗi HS có thể tự đánh giá,xếp hạng trong tập thể, để tập thể HS hiểu biết, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau

Trang 23

Như vậy, MCQ một lựa chọn tốt trong giảng dạy, việc biên soạn ngân hàngcâu hỏi MCQ có chất lượng là rất cần thiết Nó góp phần nâng cao chất lượng giảngdạy đồng thời tăng hứng thú học tập cho HS và yêu thích môn học.

1.1.3.3 Vai trò của MCQ

Với những ưu điểm của mình, MCQ được sử dụng hiệu quả trong ôn tập,củng cố kiến thức kiến thức cũ, học và tự học kiến thức mới, KT-ĐG sau khi họcxong một đơn vị kiến thức, thi sát hạch, dạy bài mới Ngày nay, do đổi mới phươngpháp dạy học, tích cực hoá hoạt động học tập, MCQ còn có thể sử dụng trong việchình thành kiến thức cho HS ở các khâu của quá trình dạy học như:

+ Sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới

Bộ MCQ được xây dựng dựa trên các mục tiêu dạy học cụ thể Do đó bộ câuhỏi như là một mẫu hình tiêu biểu mà qua đó có thể thực hiện được các mục tiêudạy học Nếu như MCQ khi sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chúng tôichỉ chú ý đến thống kê các kết quả lựa chọn đúng thì trong khâu nghiên cứu bài mớilại quan tâm đến diễn biến trí tuệ của HS trong quá trình tìm phương án đúng MCQđược dùng như là chìa khoá mở ra quá trình hoạt động, tìm tòi, khám phá để giảiquyết vấn đề Khi HS được trắc nghiệm tiếp cận với những yêu cầu có trong nộidung câu hỏi MCQ, họ phải sử dụng các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổnghợp…cùng với những kiến thức đã có để tìm ra phương án đúng Để tìm được câutrả lời đúng HS không chỉ nắm vững kiến thức mà cần phải hiểu rõ vấn đề Nhữngcâu MCQ có khả năng gây nên những thắc mắc, những khó khăn trong tư duy, kíchthích HS có nhu cầu hiểu biết để giải quyết yêu cầu của câu hỏi Từ đó, không chỉhình thành được kiến thức mới cho người học mà còn rèn luyện cho họ năng lực tưduy, óc suy đoán nhanh nhạy

+ Sử dụng ở khâu ôn tập, củng cố, hoàn thiện và nâng cao

Hình thành kiến thức cho HS ở khâu nghiên cứu tài liệu mới có vai trò quantrọng trong quá trình dạy học, song kiến thức của HS có trở nên vững chắc haykhông, lại nhờ vào khâu ôn tập, củng cố và hoàn thiện, nâng cao Sử dụng câu hỏiMCQ là biện pháp có hiệu quả để nâng cao trình độ trước khi bước vào kì thi

Bộ câu hỏi được soạn thảo dựa vào các mục tiêu dạy học, phủ kín và phân

bố số lượng câu hỏi theo mức độ quan trọng của từng mục tiêu, nên người ôn tập cóthể coi việc trả lời bộ câu hỏi như là kế hoạch chi tiết cho quá trình ôn tập

Trang 24

Việc tìm lời giải đáp cho các câu hỏi được soạn theo một hệ thống nhất định

là điều kiện để cho người đọc rà soát, ôn lại kiến thức mà mình đã học một cách hệthống Như vậy sẽ củng cố lại những kiến thức cơ bản trong 1 thời gian ngắn Mặtkhác khi gặp những câu hỏi MCQ khó họ phải huy động tìm lời giải đáp, giúp chongười học vừa ôn lại kiến thức, vừa nâng cao được trình độ Mức độ khó của câuhỏi phụ thuộc vào mối quan hệ logic giữa phương án đúng và các phương án nhiễu.Các phương án nhiễu càng hợp lý thì sự lựa chọn càng khó khăn, đó chính là khókhăn trong nhận thức khoa học, chính là tình huống có vấn đề làm xuất hiện hoạtđộng muốn tìm tòi khám phá

+ Sử dụng MCQ trong khâu tự học

Vấn đề tự học là rất cần thiết đối với mỗi HS do sự phát triển ngày càng mạnh

mẽ của khoa học và công nghệ, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, mà những kiến thứctrên lớp do thầy cô cung cấp không thể đáp ứng được Trong quá trình tự học thìcâu hỏi MCQ là bộ công cụ rất có hiệu quả HS có thể tự đọc sách, nghiên cứu tàiliệu và tự đánh giá bằng câu hỏi MCQ sau đó đối chiếu với đáp án Điều này rất hữuích giúp HS tự hình thành kiến thức cho mình

1.1.4 Vai trò của phương án nhiễu trong MCQ

Để xây dựng được một hệ thống MCQ, mỗi câu hỏi nêu ra với mục đíchkiểm tra – đánh giá kết quả học tập đầu ra của chương trình môn học thường phải có

từ 3 đến 5 đáp án trả lời sẵn, trong đó chỉ có một đáp án đúng Những câu trả lời trảlời khác được xem là câu gây nhiễu hoặc câu gài bẫy Các câu gây nhiễu hoặc câugài bẫy có vẻ bề ngoài là đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúng một phần Đểlựa chọn ra phương án đúng, HS buộc phải nắm vững kiến thức, sử dụng chính kiếnthức của mình để lựa chọn, tập trung làm bài với tốc độ cao và cẩn trọng mới không

bị nhầm lẫn Câu nhiễu càng nhiều càng kích thích được sự suy nghĩ của HS đồngthời làm giảm xác suất đoán mò cho bài thi trắc nghiệm

Khi xây dựng các phương án này cần phải xây dựng trên cơ sở tìm ra logicquan hệ với phương án lựa chọn Nếu MCQ có phương án đúng và các phương ángây nhiễu khác biệt quá rõ ràng, người đọc dễ dàng nhận ra phương án đúng và nhưvậy, MCQ đó không có ý nghĩa nữa vì khi đó việc tìm ra cái đúng không còn là quátrình tìm tòi trí tuệ Độ khó của MCQ phụ thuộc nhiều vào các phương án nhiễu

Trang 25

Khi so sánh, đối chiếu các sự vật, hiện tượng càng giống nhau bao nhiêu thì càngkhó tìm ra sự khác biệt giữa chúng vì vậy sự khác biệt giữa các câu lựa chọn đúngsai càng tinh tế bao nhiêu thì câu trắc nghiệm càng trở nên khó bấy nhiêu

Câu nhiễu hay sẽ phân loại được HS khi kiểm tra, đánh giá Đồng thời giúpcho GV có thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mứccao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của HS Câu nhiễu càng nhiều, càng hay,thông tin phản hồi càng đa dạng Sự điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kĩ năngthái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thứcbền vững cho mỗi HS Như vậy câu nhiễu có ý nghĩa quyết định chất lượng soạn và

sử dụng MCQ trong dạy học Tuy nhiên, để có được những câu nhiễu cho MCQ tốtcần có phương pháp lựa chọn khoa học

Xuất phát từ việc nhận thức vai trò quan trọng của phương án nhiễu trongxây dựng MCQ, tác giả luận văn đề xuất hướng xây dựng MCQ chú trọng việc xâydựng tính hợp lý tương đối của phương án nhiễu Vậy làm thế nào để có nguồnphương án nhiễu hiệu quả theo định hướng trên?

1.1.5 Mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận ngắn với MCQ

1.1.5.1 Câu hỏi tự luận ngắn

Câu hỏi tự luận yêu cầu người học dùng lời lẽ của mình lập luận cho câu trảlời Qua quá trình lập luận khoa học đó dễ dàng bộc lộ điểm đúng và sai trong nhậnthức của người trả lời Ví dụ,

- Các bon đi vào chu trình sinh địa hóa ở dạng nào?

- Sự phân bố các cá thể trong không gian có ý nghĩa gì?

Câu hỏi tự luận ngắn là câu hỏi mà, câu trả lời yêu cầu ngắn gọn, thôngthường đề cập đến 1 đơn vị kiến thức súc tích Vì vậy câu hỏi tự luận ngắn thườngđược dùng làm thêm câu hỏi trong câu MCQ

VD1: Động vật ở giai đoạn phát triển nào thì chịu ảnh của các tác nhân sinh tháimạnh nhất ?

Các câu trả lời tương ứng có thể là:

- Giai đoạn phôi thai

Trang 26

- Giai đoạn sơ sinh.

- Giai đoạn trước trưởng thành

- Giai đoạn trưởng thành

- Giai đoạn sau trưởng thành

VD2: Ở một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích, ở môi trường có nhiều DDT thìsinh vật ở bậc dinh dưỡng nào sẽ bị nhiễm nồng độ DDT cao nhất?

Các câu trả lời tương ứng có thể là:

1.1.5.2 Mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận ngắn với MCQ

Có mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu MCQ Câu hỏi tự luận dạng kháiquát tổng hợp thực chất là tập hợp của nhiều câu hỏi - trả lời ngắn Mỗi câu hỏi tựluận ngắn tương đương với câu dẫn của MCQ Câu trả lời đúng là phương án HSphải đạt được, các câu nhiễu là câu trả lời chưa chính xác hoặc sai Do đó, ta có thểviết MCQ bằng cách lấy chính câu hỏi trả lời có câu ngắn đó sửa chữa thành câudẫn, các câu trả lời là phương án đúng và câu nhiễu Ví dụ,

Câu hỏi tự luận ngắn: Động vật ở giai đoạn nào thì chịu ảnh của các tác nhânsinh thái mạnh nhất

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn tương ứng:

Động vật ở giai đoạn nào thì chịu ảnh của các tác nhân sinh thái mạnh nhất ?

A Giai đoạn phôi thai

B Giai đoạn sơ sinh

C Giai đoạn trước trưởng thành

D Giai đoạn trưởng thành

Trang 27

Cũng từ các tính chất nêu trên, câu hỏi tự luận ngắn thuận lợi soạn thành câudẫn cho MCQ và từ đó dễ dàng sử dụng MCQ vừa là một biện pháp dạy học vừa làcông cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS Câu hỏi tự luận ngắn cũng dễbiến tri thức trình bày trong SGK tưởng như đã tường minh thành không tườngminh đối với HS vừa dễ sắp xếp thành một chuỗi hoạt động tìm tòi của HS trong dạy học.

Vì sao sử dụng câu hỏi tự luận kiểm tra kiến thức HS, chấm bài và tìm ra cácphương án sai thì có thể xác định được nguồn phương án nhiễu hiệu quả? Nhữngtính chất của câu tự luận ngắn và MCQ đã nêu trên đây phần nào trả lời được câuhỏi này Thực chất kiểm tra HS bằng câu hỏi tự luận ngắn và MCQ đối với 1 nộidung (cùng mục tiêu bài học) chính là 2 cách đo trên cùng 1 đối tượng Khi kiểm trabằng câu tự luận HS sai ở đâu thì khi trả lời câu trắc nghiệm cũng sẽ sai ở đó Cáccâu trả lời sai đều sai nằm trong phạm vi kiến thức kiểm tra do vậy chúng có quan

hệ logic nhất định về mặt nội dung với phương án đúng, thậm chí câu trả lời saicũng rất tinh tế (có cả đúng và sai hoặc đúng nhưng chưa đủ) do vậy gây khó khăn

về mặt tâm lý, về mặt nhận thức cho HS Chúng ta đã biết, chỉ khi nào xuất hiệnmâu thuẫn trong nhận thức khi đó mâu thuẫn trở thành động lực cho người học tìmtòi, khám phá để trả lời câu hỏi Như vậy, khi MCQ được xây dựng theo cách này,buộc HS phải tìm tòi và do đó giảm tính may rủi, khắc phục được hạn chế của MCQ

là không phát triển tư duy và chỉ ghi nhớ

Đề tài của chúng tôi nghiên cứu, xây dựng câu tự luận ngắn với mục đích để

KT kiến thức HS sao cho khi trả lời HS bộc lộ tối đa những sai sót, chưa hoàn thiện,chưa thật chính xác về nội dung mà các em cần lĩnh hội Những thông tin đó lànguồn để lựa chọn các phương án nhiễu cho các câu hỏi MCQ Nếu các phương ánnhiễu là kết quả thu được từ xử lý, tổng hợp, lựa chọn những thiếu sót, chưa chínhxác, chưa đủ về một vấn đề nội dung khoa học thì đó là thông tin có thực phản ánhchính xác chất lượng kiến thức mà HS lĩnh hội được Với đặc điểm đó thì các câunhiễu sẽ có giá trị dạy học to lớn trong việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt độngdạy, hoạt động học, biên soạn tài liệu giáo khoa

Số phương án sai trong câu tự luận có thể rất nhiều trong cùng một mẫu sốđông HS Về nguyên tắc, các câu MCQ không thể có nhiều phương án sai hơn câu

Trang 28

tự luận Do đó, từ 1 câu tự luận có thể xây dựng được nhiều hơn 1 câu MCQ Ta cóthể sơ đồ hoá mối quan hệ này như sau:

1 câu hỏi tự luận = n (câu hỏi trả lời ngắn) = m (câu MCQ); trong đó m≥ n

Câu hỏi trả lời ngắn câu dẫn 1 MCQCâu hỏi tự luận trả lời ngắn

Câu hỏi trả lời ngắn  câu dẫn một số MCQCăn cứ vào mối quan hệ này, tác giả luận văn đề xuất hướng viết MCQ dựavào nguồn câu hỏi tự luận ngắn Khi chúng ta xây dựng được hệ thống các câu hỏi

tự luận ngắn bao quát nội dung của toàn chương để kiểm tra kiến thức HS thì đồngthời chúng ta sẽ thu được nguồn thông tin ngược xem HS hiểu bài đến đâu, xử lýcác đơn vị kiến thức như thế nào Căn cứ vào các phương án HS trả lời sai so vớiđáp án và thống kê tỉ lệ của các phương án sai ta sẽ xác định được các đơn vị kiếnthức HS hay nhầm lẫn Đây là nguồn phương án nhiễu hiệu quả đối với việc xâydựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Ví dụ,

Câu hỏi tự luận ngắn: Động vật ở giai đoạn nào thì chịu ảnh của các tác nhânsinh thái mạnh nhất ?

Đáp án đúng là:Giai đoạn sơ sinh

Bên cạnh đáp án đúng đó, còn có các phương án trả lời sai như:

 Giai đoạn phôi thai chiếm 46,5% các phương án sai

 Giai đoạn trước trưởng thành chiếm 8,1%các phương án sai

 Giai đoạn trưởng thành chiếm 9,3%các phương án sai

 Giai đoạn sau trưởng thành chiếm 18,6%các phương án sai

 Các phương án khác chiếm 5,8% các phương án saiCăn cứ vào các phương án sai của HS ta có thể lựa chọn các phương ánnhiễu bảo đảm tính có thực xây dựng câu hỏi MCQ Dựa vào các phương án sai đó

có thể có những tổ hợp khác nhau để cấu tạo thành các MCQ khác nhau cho cùng

Trang 29

một câu dẫn Tuy nhiên cũng không nên tuỳ ý theo các phương án tổ hợp về mặttoán học mà cần căn cứ vào đối tượng HS vào logic giữa câu sai và câu đúng để lựachọn tổ hợp Như ví dụ sau đây là 2 câu MCQ có độ khó khác nhau được xây dựng

từ các phương án sai nêu trên

Câu 1 Động vật ở giai đoạn nào thì chịu ảnh của các tác nhân sinh thái mạnh nhất ?

A Giai đoạn phôi thai

B Giai đoạn sơ sinh

C Giai đoạn trước trưởng thành

D Giai đoạn trưởng thành

Câu 2 Động vật ở giai đoạn nào thì chịu ảnh của các tác nhân sinh thái mạnh nhất ?

A Giai đoạn sau trưởng thành

B Giai đoạn sơ sinh

C Giai đoạn trước trưởng thành

D Giai đoạn trưởng thành

Trong 2 câu hỏi trắc nghiệm trên thì câu 1 khó hơn vì các phương án nhiễuhợp lý hơn, gần với đáp án hơn và HS hay nhầm lẫn hơn Như vậy, từ việc kiểm trakiến thức HS bằng các câu hỏi tự luận để xây dựng hệ thống MCQ ta cũng có thểlựa chọn các phương án nhiễu phù hợp để xây dựng các câu hỏi có độ khó khácnhau căn cứ vào tỉ lệ HS bị nhầm lẫn nhiều hay ít Đồng thời ta dễ nhận thấy, mức

độ khó theo cách xác định trên là đáng tin cậy và được rút ra từ thống kê, do đó cógiá trị sư phạm cao

Tóm lại, hệ thống các câu hỏi tự luận ngắn là nguồn phương án nhiễu hiệuquả đối với việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm MCQ Với các MCQđược xây dựng theo cách trên đã khắc phục được nhược điểm của MCQ là chỉ ghinhớ và không phát triển tư duy đồng thời tạo ra phản ứng tìm tòi do vậy có thể sửdụng các câu nhiễu như một câu hỏi có vấn đề và có thể sử dụng vào các mục đích

sư phạm khác nhau đặc biệt sử dụng vào dạy bài mới và ôn tập củng cố bên cạnh sửdụng vào kiểm tra đánh giá

Trang 30

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng kiểm tra đánh giá phần sinh thái học sinh học 12THPT

Phần sinh thái học - sinh học 12 THPT được giảng dạy trong HKII lớp 12 Theophân phối chương trình, HKII có 1, 5 tiết/tuần và kết thúc học kỳ GV phải hoànthành 4 đầu điểm:

- 1 điểm kiểm tra miệng (hệ số 1)

- 2 điểm kiểm tra viết 15’ hoặc thực hành (hệ số 1)

- 1 điểm kiểm tra viết 45’ (hệ số 2)

- 1 điểm học kỳ (hệ số 3)

Đối chiếu với tiêu chí của kiểm tra đánh giá phải liên tục và thường xuyênchúng tôi nhận thấy nếu áp dụng hình thức kiểm tra tự luận thì rất khó tiến hànhthường xuyên được vì rất mất thời gian (chấm bài và chữa bài cho HS) trong khithời gian cho chương trình thì có giới hạn Vậy hình thức kiểm tra nào để đảm bảokiểm tra đánh giá một cách thường xuyên liên tục mà vẫn không ảnh hưởng đếnthời lượng của chương trình? MCQ đáp ứng được điều này MCQ có thể tham giavào tất cả mọi khâu của quá trình dạy học từ kiểm tra kiến thức cũ, củng cố ôn tập,hoàn thiện nâng cao kiến thức, học bài mới

1.2.2 Thực trạng sử dụng và xây dựng hệ thống MCQ phần sinh thái học – sinh học 12 THPT

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực tế tình hình sửdụng và xây dựng MCQ trong các khâu của quá trình dạy học Sinh học

Tiến hành điều tra thực trạng sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở trườngTHPT, chúng tôi thu được kết quả như sau:

B ng 1.2 Th c tr ng s d ng MCQ tr ảng 1.2 Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ạng sử dụng MCQ ở trường THPT ử dụng MCQ ở trường THPT ụng MCQ ở trường THPT ở trường THPT ường THPT ng THPT

Chỉ tiêu điều tra

TổngsốGV

Thườngxuyên

Thỉnhthoảng

Rất ít sửdụng

Không sửdụngSố

GV

Tỉlệ

SốGV

Tỉ lệ

%

SốGV

Tỉ lệ

%

SốGV

Tỉ lệ

%

Trang 31

Bảng 1.3 Nguồn MCQ thường sử dụng ở trường THPT

Và kết quả điều tra thực trạng xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở trường THPT

B ng 1.4 Ngu n ph ảng 1.2 Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ồn phương án nhiễu được sử dụng trong xây dựng MCQ ương án nhiễu được sử dụng trong xây dựng MCQ ng án nhi u ễu được sử dụng trong xây dựng MCQ được sử dụng trong xây dựng MCQ ử dụng MCQ ở trường THPT ụng MCQ ở trường THPT c s d ng trong xây d ng MCQ ực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT

tr ng THPT

ở trường THPT ường THPTSách giáo

khoa

Tài liệutham khảo

Thắc mắccủa HS vềvấn đề

Sử dụng câu hỏi tựluận để kiểm trakiến thức HS, chọncác phương án HS

Nguồnkhác

Trang 32

sai nhiều nhấtTổng

Tỉ lệ

%

SốGV

Tỉ lệ

%

SốGV

Tỉ lệ

%

SốGV

Tỉ

lệ %

Qua điều tra tác giả nhận thấy, việc sử dụng MCQ hiện nay ở trường THPT

là tương đối phổ biến, có tới 66.7% GV thường xuyên sử dụng MCQ trong quátrình giảng dạy và kiểm tra đánh giá MCQ cũng được sử dụng trong tất cả các khâucủa quá trình dạy học từ ôn tập, kiểm tra bài cũ đến giảng dạy bài mới Tỉ lệ sửdụng MCQ đặc biệt cao trong khâu kiểm tra đánh giá và củng cố, ôn tập (86.7% và76.7% tương ứng)

Nghiên cứu một số bộ MCQ của một số GV sử dụng chúng tôi nhận thấychất lượng MCQ chưa thật tốt thể hiện ở các phương án nhiễu còn áp đặt, mangnhiều tính chủ quan của người ra đề, thậm chí có phương án nhiễu không có lý Giảithích điều này, chúng tôi cho rằng người ra đề chưa ý thức rõ vai trò của cácphương án nhiễu trong MCQ nên xây dựng các phương án nhiễu chủ quan, hời hợt,qua loa mà quên mất rằng giá trị của MCQ còn được đánh giá ở tính có lý của cácphương án nhiễu

Khi điều tra nguồn MCQ được sử dụng chúng ta thấy đa phần các GV sửdụng từ nguồn tài liệu tham khảo 86.7% Bên cạnh đó cũng có một số GV tự xâydựng MCQ (20,0%) Vậy nguồn phương án nhiễu các GV thường sử dụng từ đâu?Kết quả khảo sát chỉ ra rằng 13.3% được lấy từ SGK (tức là từ các câu, cụm từ cósẵn trong SGK), 70% lấy từ các tài liệu tham khảo Số GV lấy từ thắc mắc của HS

về vấn đề là 10%, các GV sử dụng câu hỏi tự luận để kiểm tra kiến thức HS, chọncác phương án HS sai nhiều nhất làm phương án nhiễu chiếm 0% Lý do là dù cácphương án nhiễu này có hiệu quả và hợp lý nhưng tốn nhiều thời gian trong khi đóchương trình sinh học 12 cơ bản chỉ có 1,5 tiết/tuần

Kết luận chương I

Trang 33

1 Các phương án nhiễu hiệu quả quyết định chất lượng của MCQ Nguyêntắc chọn câu nhiễu là đảm bảo có thực chính là sản phẩm từ sự phân tích quan hệlogic với câu tự luận.

2 Hệ thống các câu hỏi tự luận ngắn là nguồn phương án nhiễu hiệu quả đốivới việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm MCQ Hiệu quả dạy học củaMCQ được xây dựng từ nguồn phương án nhiễu không chỉ để kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập mà còn ở tất cả các khâu của quá trình dạy học

3 MCQ đóng vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy vàhoàn thiện kiểm tra đánh giá

4 MCQ được sử dụng rộng rãi ở trường THPT nhưng nguồn MCQ chủ yếuđược sử dụng từ các tài liệu tham khảo nên cần có bộ MCQ có chất lượng làm tàiliệu tham khảo phục vụ giảng dạy sinh học 12 trường THPT

5 Việc xây dựng hệ thống MCQ phần sinh thái học - sinh học 12 THPTthông qua việc kiểm tra kiến thức HS bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn cácphương án nhiễu là cần thiết

.CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ LUẬN PHẦN SINH

THÁI HỌC SINH HỌC 12 THPT

2.1 Nghiên cứu nội dung kiến thức sinh học

Chương trình sinh học 12 THPT gồm 3 phần:

Phần I Di truyền học gồm 5 chương (22 tiết)

Chương I Cơ chế di truyền và biến dị (6 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành)Chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền (6 tiết lý thuyết + 1 tiết thực hành).Chương III Di truyền học quần thể (2 tiết )

Trang 34

Chương IV Ứng dụng di truyền học (3 tiết).

Chương V Di truyền học người (2 tiết)

Phần II Tiến hóa gồm 2 chương (11 tiết)

Chương I Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (8 tiết)

Chương II Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất (3 tiết)

Phần III Sinh thái học, gồm 3 chương (12 tiết)

Chương I Cá thể và quần thể sinh vật (5 tiết)

Chương II Quần xã sinh vật (2 tiết)

Chương III Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường (5 tiết )

Như vậy, sinh thái học 12 là nội dung học sau cùng của chương trình trung họcphổ thông Sinh thái học được học sau nội dung về thực vật học, động vật học, sinh

lý học, di truyền và tiến hóa Trong đó học sinh đã được học phần cơ thể và môitrường trong chương trình sinh học 9 Sang lớp 12 học sinh sẽ được nghiên cứunhững nội dung: Sinh vật và môi trường, sinh thái học, con người và dân số, môitrường và bảo vệ môi trường

Sinh thái học nghiên cứu các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường ở các cấp

tổ chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã, hệ sinh thái Nội dung gồm 3 chương.Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật Chương này trình bày chủ yếu các loạimôi trường sống, các nhân tố sinh thái, thích nghi của cơ thể sinh vật với môitrường sống, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái, các mối quan hệ giữa các cá thể sinh vậttrong quần thể sinh vật và các đặc trưng của quần thể sinh vật

Chương II : Quần xã sinh vật Chương này chủ yếu nhấn mạnh các đặc trưng của quần

xã sinh vật Quan hệ giữa các loài trong quần xã, sự biến đổi của quần xã sinh vật

Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Chương này trìnhbày về hệ sinh thái, thành phần hệ sinh thái, trao đổi chất và dòng năng lượng trong

hệ sinh thái, chu trình sinh địa hóa, sinh quyển và ứng dụng sinh thái học trong quản

lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên

Trang 35

2.2 Xây dựng bảng trọng số cần kiểm tra trong phần kiến thức sinh thái học sinh học 12 THPT.

-Để xây dựng được hệ thống các câu hỏi tự luận ngắn bao quát được toàn bộ nộidung kiến thức phần sinh thái học – sinh học, tác giả luận văn đã căn cứ vào việcphân tích nội dung chương trình, thời gian và kế hoạch giảng dạy từng bài của phầnsinh thái học so với toàn bộ chương trình, căn cứ vào mức độ quan trọng của từngthành phần kiến thức đã lập ra bảng trọng số có giá trị định hướng về số lượng câuhỏi giữa các chương, các bài, các đơn vị kiến thức cơ bản trong mỗi bài

Để thuận tiện cho việc xây dựng câu hỏi, chúng tôi chia thành 3 mức độ nhận thức:

- Nhớ: Nhớ lại hoặc nhận biết lại các sự kiện, hiện tượng, định luật, quátrình nào đó, có khả năng trả lời câu hỏi là gì

- Hiểu: Hiểu một vấn đề, một sự kiện, một hiện tượng, một định luật như thế nào

- Vận dụng: trên cơ sở hiểu vấn đề, HS có thể hỏi câu hỏi tại sao, có suyluận và sáng tạo áp dụng trong điều kiện thực tiễn

Kết quả xây dựng bảng trọng số được trình bày ở bảng 2.1 và 2.2

B ng 2.1 B ng tr ng s xây d ng câu h i t lu n ng n cho ph n sinh thái ảng 1.2 Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ảng 1.2 Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ọng số xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái ố xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái ực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái ực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ận ngắn cho phần sinh thái ắn cho phần sinh thái ần sinh thái hoc sách giáo khoa sinh h c 12 ban c b n ọng số xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái ơng án nhiễu được sử dụng trong xây dựng MCQ ảng 1.2 Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT

III Hệ sinh thái, sinh quyển và

bảo vệ môi trường

B ng 2.2 B ng tr ng s chi ti t xây d ng câu h i t lu n ng n cho t ng ảng 1.2 Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ảng 1.2 Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ọng số xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái ố xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái ết xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho từng ực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái ực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT ận ngắn cho phần sinh thái ắn cho phần sinh thái ừng

n v ki n th c sinh thái h c sinh h c 12 THPT.

đơng án nhiễu được sử dụng trong xây dựng MCQ ị kiến thức sinh thái học sinh học 12 THPT ết xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho từng ức sinh thái học sinh học 12 THPT ọng số xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái ọng số xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái

Nội dung kiến thức cần kiểm tra Các mức độ nhận thức đo được Tổng số

câu hỏi

Chương I: Cá thể và quần thể sinh

Trang 36

Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh

thái

Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan

hệ giữa các cá thể trong quần thể

Chương II: Quần xã sinh vật

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc

trưng cơ bản của quần xã

ChươngIII: Hệ sinh thái sinh quyển

và bảo vệ môi trường

Bài 43: : Trao đổi vật chất trong hệ

Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh

thái và hiệu suất sinh thái

Trang 37

Tỉ lệ mức tái hiện ≈38,9% theo chúng tôi là hợp lí, bởi vì muốn sáng tạo,muốn nâng cao cần phải có tri thức cơ bản làm nền Tỉ lệ thông hiểu, áp dụng đượcxây dựng với số lượng lớn nhất (41,7%) bởi vì theo phân bố trí tuệ và khả năngnhận thức thì ở mức này là tương đối nhiều Mức độ này không những giúp HS nắmchắc những kiến thức cơ bản mà còn có ý nghĩa củng cố, vận dụng kiến thức đã họcvào thực tiễn Mức độ nâng cao, tỉ lệ ít hơn (19,4%) vì đây là những câu hỏi ở mức

tư duy cao nhằm phân biệt HS khá, giỏi, rèn luyện khả năng, năng lực riêng biệt của người học

Bảng trọng số này xây dựng cho hệ thống câu hỏi tự luận ngắn đồng thờicũng chính là bảng trọng số của hệ thống MCQ do từ mỗi câu tự luận ngắn sẽ xâydựng được một câu MCQ tương ứng

2.3 Nguyên tắc xây dựng các câu hỏi tự luận ngắn

Khi xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cũng phải tuân theo các nguyên tắc chungcủa việc xây dựng một câu hỏi Đó là:

- Ngôn ngữ diễn đạt phải trong sáng, tường minh để định hướng cho HS lờigiải, không lạc đề

- Mỗi câu hỏi đề cập đến một phạm vi nội dung kiến thức phù hợp với đốitượng HS và với chương trình dạy học

- Câu hỏi đặt ra phù hợp với mục đích sử dụng: Kiểm tra, đánh giá kết quả họctập, khảo sát trình độ đầu vào, đề ôn tập, củng cố, tổ chức dạy học bài mới

- Câu hỏi được xây dựng phù hợp với trình độ HS và có khả năng phân hoásao cho khi tiếp xúc với câu hỏi HS có phản ứng tìm tòi, gia công, xử lýthông tin để tìm lời giải đúng Muốn vậy trong câu hỏi phải chứa đựng cái đãbiết và cái chưa biết với tỉ lệ đủ để tạo ra kích thích tìm tòi

- Đối với câu hỏi tự luận ngắn dùng để kiểm tra kiến thức HS để tìm và lựachọn nguồn câu nhiễu cho MCQ thì cần phải thoả mãn thêm các nguyên tắc sau:

 Mỗi câu tự luận ngắn đề cập đến một đơn vị kiến thức vừa đủ để trởthành một câu dẫn cho câu MCQ và do đó cũng đủ sự kiện thống kê vềcác phương án nhiễu

Trang 38

 Mỗi câu tự luận ngắn có quan hệ logic với các câu khác về chủ đề nộidung kiến thức của một bài, một chương, một phần, một môn học.

Các câu tự luận xây dựng đảm bảo nguyên tắc này cho phép chúng tôi hìnhthành một bộ MCQ về một chủ đề nội dung, để thuận lợi cho việc sử dụng MCQ tổchức dạy bài mới

2.4 Quy trình xây dựng câu hỏi tự luận ngắn

Xây dựng câu hỏi gồm 3 bước:

Bước 1: Nghiên cứu chương trình môn học, xác định mục tiêu chung về kiếnthức, kĩ năng của chương

Bước 2: Phân tích các mục tiêu nội dung Các mục tiêu nội dung đã đượcchương trình chi tiết quy định khá chặt chẽ cho từng tiểu mục, từ các tiểu mục xácđịnh các mục tiêu nội dung bằng việc xây dựng các bảng trọng số chung và trọng số chi tiết

Bước 3: Xây dựng câu hỏi và lấy ý kiến của đồng nghiệp và chuyên gia: Dựavào bảng trọng số chi tiết, kết hợp với các tài liệu chuẩn kiến thức, SGV để xác định

độ nông sâu của kiến thức để xây dựng các câu hỏi tự luận ngắn

2.5 Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận ngắn về nội dung kiến thức phần sinh thái học – sinh học 12 THPT

Sau khi xây dựng xong bảng trọng số, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống câuhỏi tự luận ngắn cho phần sinh thái học và thu được kết quả (theo đơn vị bài) như sau:

Bài 35 : Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

1 Thế nào là môi trường sống?

2 Có các loại môi trường phổ biến nào?

3 Dựa vào các tiêu chí nào để phân ra các loại môi trường ?

4 Có những loại nhân tố sinh thái nào?

5 Nhân tố vô sinh bao gồm những yếu tố nào?

6 Quy luật sinh thái phản ánh điều gì?

7 Khoảng cựa thuận là gì?

8 Giới hạn sinh thái bao gồm những yếu tố nào?

9 Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6o , dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42o+ , Trên nhiệt độ này cá sẽ chết, các chức năng biểu hiện tốt nhất từ

20o đến 35o Từ 5,6o đến 42o được gọi là gì?

Trang 39

10 Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 o , dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóngđến 42o+ , Trên nhiệt độ này cá sẽ chết, các chức năng biểu hiện tốt nhất từ

13 Những loài có giới hạn hẹp với một số nhân tố thì có vùng phân bố như thế nào?

14 Nơi ở của sinh vật là gì?

15 Ổ sinh thái là gì?

16 Cây xanh quang hợp tốt ở nhiệt độ nào?

17 Ở khoảng nhiệt độ nào thì cây xanh ngừng quang hợp?

18 Trong các nhân tố tác động lên đời sống sinh vật Nhân tố nào có vai trò cơ bản?

19 Dựa vào sự thích nghi của thực vật với ánh sáng người ta chia thực vật thànhnhững nhóm nào?

20 Cây ưa sáng có đặc điểm gì?

21 Cây ưa bóng có đặc điểm gì?

22 Ứng dụng thích nghi của cây trồng với nhân tố ánh sáng người ta đã trồngkết hợp các loại cây ưa bóng và ưa sáng với nhau như thế nào?

23 Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng với động vật là gì ?

24 Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng phát dục ở động vật biến nhiệt?

25 Dựa vào quy tắc Bec man và Anlen hãy cho biết động vật đẳng nhiệt ở vùng

ôn đới có đặc điểm gì?

26 Tập tính ngủ đông ở động vật biến nhiệt có ý nghĩa gì?

27 Động vật ở giai đoạn phát triển nào thì chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cácnhân tố sinh thái?

Bài 36 : Quần thể và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

1 Thế nào là quần thể sinh vật?

2 Nhóm cá thể của các loài sau đây có phải là những quần thể không?

a Những cây cỏ ven đê

b Những con cá sống ở hồ Ba Bể

c Những con chim sống trong rừng Phù Mát

Trang 40

d Những con cá chép sống trong hồ Gươm

3 Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là gì?

4 Quan hệ cạnh tranh của các thể trong quần thể là gì?

5 Nguyên nhân chính dẫn đến cạnh tranh cùng loài là gì?

6 Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?

7 Sự khác nhau giữa cây thông liền rễ với cây thông không liền rễ như thế nào?

8 Hiện tượng một số cá thể tách ra khỏi quần thể có ý nghĩa gì?

9 Nếu mật độ quần thể tăng đến mức tối đa thì hiện tượng gì xẩy ra?

10 Hiện tượng tỉa thưa thực vật do nguyên nhân nào?

11 Ăn thịt đồng loại là do nguyên nhân nào?

12 Vì sao cạnh tranh cùng loài xẩy ra khốc liệt khi kích thước quần thể tăng quámức chịu đựng ?

Bài 37 - 38 Các đặc trưng của quần thể sinh vật

1 Vì sao tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong một quần thể thường có một tỷ lệ nhất định?

2 Tỷ lệ đực cái của một quần thể thường xấp xỉ bằng bao nhiêu?

3 Vì sao tỷ lệ giới tính của quần thể là một đặc trưng gì của quần thể?

4 Tuổi sinh lý là gì?

5 Vì sao số lượng cá thể từng nhóm tuổi của mỗi quần thể là một đặc trưng nào của quần thể?

6 Tuổi sinh thái là gì?

7 Tuổi của quần thể là gì?

8 Hầu hết các quần thể trong tự nhiên, cấu trúc tuổi được chia thành những nhóm chính nào?

9 Nếu khi đánh bắt cá chúng ta thu được toàn con non thì chúng ta có kết luận gì?

10 Trong không gian các cá thể được phân bố theo các kiểu nào?

11 Vì sao sự phân bố các cá thể trong quần thể là một đặc trưng gì của quần thể?

12 Khi nào các cá thể trong quần phân bố đồng đều ?

13 Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đều của các cá thể trong quần thể là gì?

14 Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái gì?

15 Mật độ quần thể là gì?

16 Vì sao mật độ quần thể là một đặc trưng của quần thể?

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Quá trình dạy học - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Hình 1.1 Quá trình dạy học (Trang 13)
Bảng 1.1: Nghiờn cứu về sở thớch của HS từ 11 đến 18 tuổi đối với cỏc PPDH (M. Hebditch, 1990) [11] - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 1.1 Nghiờn cứu về sở thớch của HS từ 11 đến 18 tuổi đối với cỏc PPDH (M. Hebditch, 1990) [11] (Trang 14)
Bảng 1.1: Nghiên cứu về sở thích của HS từ 11 đến 18 tuổi đối với các PPDH (M. Hebditch, 1990) [11] - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 1.1 Nghiên cứu về sở thích của HS từ 11 đến 18 tuổi đối với các PPDH (M. Hebditch, 1990) [11] (Trang 14)
Bảng 1.3. Nguồn MCQ thường sử dụng ở trường THPT - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 1.3. Nguồn MCQ thường sử dụng ở trường THPT (Trang 31)
Bảng 1.2. Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 1.2. Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT (Trang 31)
Bảng 1.3. Nguồn MCQ thường sử dụng ở trường THPT - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 1.3. Nguồn MCQ thường sử dụng ở trường THPT (Trang 31)
Bảng 1.2. Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 1.2. Thực trạng sử dụng MCQ ở trường THPT (Trang 31)
Bảng 1.4. Nguồn phương ỏn nhiễu được sử dụng trong xõy dựng MCQ ở trường THPT - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 1.4. Nguồn phương ỏn nhiễu được sử dụng trong xõy dựng MCQ ở trường THPT (Trang 32)
Bảng 1.4. Nguồn phương án nhiễu được sử dụng trong xây dựng MCQ ở trường THPT - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 1.4. Nguồn phương án nhiễu được sử dụng trong xây dựng MCQ ở trường THPT (Trang 32)
2.2. Xõy dựng bảng trọng số cần kiểm tra trong phần kiến thức sinh thỏi học - -sinh học 12 THPT. - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
2.2. Xõy dựng bảng trọng số cần kiểm tra trong phần kiến thức sinh thỏi học - -sinh học 12 THPT (Trang 35)
Bảng 2.2. Bảng trọng số chi tiết xõy dựng cõu hỏi tự luận ngắn cho từng đơn vị kiến thức sinh thỏi học sinh học 12 THPT. - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 2.2. Bảng trọng số chi tiết xõy dựng cõu hỏi tự luận ngắn cho từng đơn vị kiến thức sinh thỏi học sinh học 12 THPT (Trang 36)
Bảng 2.2. Bảng trọng số chi tiết xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho từng đơn vị kiến thức sinh thái học sinh học 12 THPT. - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 2.2. Bảng trọng số chi tiết xây dựng câu hỏi tự luận ngắn cho từng đơn vị kiến thức sinh thái học sinh học 12 THPT (Trang 36)
Bảng 2.3. Hệ thống cỏc phương ỏn sai thu được - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 2.3. Hệ thống cỏc phương ỏn sai thu được (Trang 47)
Bảng 2.3. Hệ thống các phương án sai thu được - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 2.3. Hệ thống các phương án sai thu được (Trang 47)
Hình chữ S 21 50,0 - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Hình ch ữ S 21 50,0 (Trang 61)
Hình thành loài mới 19 20,6 - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Hình th ành loài mới 19 20,6 (Trang 68)
Hình tháp sinh thái, ngẫu nhiên 20 17,8 Sinh thái cơ bản và hình tháp sinh thái 34 30,5 Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng 50 44,6 - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Hình th áp sinh thái, ngẫu nhiên 20 17,8 Sinh thái cơ bản và hình tháp sinh thái 34 30,5 Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng 50 44,6 (Trang 74)
Xõy dựng cỏc cõu hỏi tự luận theo bảng trọng số - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
y dựng cỏc cõu hỏi tự luận theo bảng trọng số (Trang 89)
Bảng 3.2: Tổng hợp độ khú, độ phõn biệt của bộ MCQ. - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 3.2 Tổng hợp độ khú, độ phõn biệt của bộ MCQ (Trang 90)
Bảng 3.1. Phõn tớch chỉ số của bộ MCQ (180 cõu). - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 3.1. Phõn tớch chỉ số của bộ MCQ (180 cõu) (Trang 90)
Bảng 3.2: Tổng hợp độ khó, độ phân biệt của bộ MCQ. - Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh thái học   sinh học 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học
Bảng 3.2 Tổng hợp độ khó, độ phân biệt của bộ MCQ (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w