Để đáp ứng được nhu cầu của công việc đổi mới giáo dục hiện nay; người giáo viên không chỉ cần nắm vững các phương pháp kiểm tra truyền thống mà còn phải biết vận dụng các phương pháp ki
Trang 1Ôn tập và kiểm tra là một khâu quan trọng, phải được đặt ra ngay từ khi lập kế hoạch và được quan tâm suốt thời gian triển khai công việc Để đáp ứng được nhu cầu của công việc đổi mới giáo dục hiện nay; người giáo viên không chỉ cần nắm vững các phương pháp kiểm tra truyền thống mà còn phải biết vận dụng các phương pháp kiểm tra hiện đại để kích thích hứng thú hình thành kỹ năng tự học đồng thời đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh
Hiện nay việc áp dụng hình thức kiểm tra - đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đang hết sức được chú ý không chỉ ở các trường đại học mà còn ở cả bậc phổ thông
Vận dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra - đánh giá là một trong những xu hướng tích cực để nâng độ tin cậy, tính khách quan của việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh, đồng thời tạo ra sự phản hồi thường xuyên để cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy Tận dụng tốt được ưu thế của phương pháp này sẽ tạo điều kiện để quá trình kiểm tra - đánh giá phù hợp, phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy của nền giáo dục nước ta theo xu hướng tiến bộ của thế giới
Xuất phát từ đặc điểm thực tế của ngành mà mình đang theo học Với vai trò là một người giáo viên công nghệ tương lai tôi đã tìm hiểu và đưa ra đề tài nghiên cứu: “Kiểm tra kiến thức học sinh lớp 11 phần động cơ đốt trong bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan”
Trang 22 Mục đớch nghiờn cứu
Trờn cơ sở lý luận của phương phỏp trắc nghiệm khỏch quan đề xuất việc
sử dụng cõu hỏi trắc nghiệm nhằm gúp phần nõng cao hiệu quả giảng dạy của giỏo viờn và sự tự kiểm tra kiến thức của học sinh đối với phần động cơ đốt trong trong Cụng nghệ 11
3 Nhiệm vụ nghiờn cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra - đánh giá trong dạy học và của phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Nghiờn cứu cấu trỳc, nội dung, lụgic trỡnh bày phần động cơ đốt trong Cụng nghệ 11 nhằm xỏc định nội dung cỏc kiến thức cơ bản của học sinh cần nắm vững
- Tập hợp và đưa ra các cõu hỏi trắc nghiệm cú liờn quan đến nội dung nghiên cứu
- Xõy dựng cỏc phương ỏn kiểm tra
4 Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu
a Đối tượng nghiờn cứu:
Hệ thống cõu hỏi trắc nghiệm khỏch quan sử dụng trong dạy học, kỹ năng vận dụng vào cỏc nội dung kiến thức cụ thể của học sinh lớp 11 trung học phổ thụng
b Phạm vi nghiờn cứu:
- Nội dung “Phần 3 - động cơ đốt trong” mụn Cụng nghệ 11
- Cỏc tài liệu tham khảo cú liờn quan
5 Phương phỏp nghiờn cứu
- Phương phỏp lý luận và thực tiễn của phương phỏp trắc nghiệm khỏch quan
- Phương phỏp tổng hợp, phõn tớch, khỏi quỏt húa, trừu tượng húa
Trang 36 Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng hợp lý trắc nghiệm khách quan trong quá trình dạy một số kiến thức của “Phần 3 - Động cơ đốt trong” sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra - đánh giá, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học “Phần 3 – động cơ đốt trong” của môn Công nghệ nói riêng và môn Công nghệ phổ thông nói chung
Trang 4NỘI DUNG
*****
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra đánh giá việc nắm vững tri thức của học sinh thuộc khâu thứ 5 trong quá trình dạy học Nó bao gồm 3 chức năng – ý nghĩa sau:
a Chức năng đo lường: thể hiện ở chỗ xác định được mức độ hiểu biết,
kỹ năng, phẩm chất trí tuệ của học sinh so với chuẩn của mục đích dạy học đã định trước Vì thế mức độ (yêu cầu) của kiểm tra - đánh giá phải được xác định bởi mục đích dạy học
b Chức năng thông tin: giúp giáo viên nắm được kết quả giảng dạy từ đó
điều chỉnh và hoàn thiện nội dung, phương pháp giảng dạy Đồng thời cũng giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh sự học tập của mình theo yêu cầu của môn học
c Chức năng chọn lọc và phân loại: là thông qua kiểm tra đánh giá có
- Để việc kiểm tra đánh giá có cơ sở khoa học, cần xác định rõ và phân tích
cụ thể các yếu tố như mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành kiểm tra – đánh giá
Trang 51.2 Những nguyên tắc, yêu cầu đối với việc kiểm tra – đánh giá trong dạy học
a Những nguyên tắc chung:
- Cần xác định rõ mục tiêu của việc kiểm tra - đánh giá là gì?
- Quy trình và công cụ kiểm tra – đánh giá phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kiểm tra – đánh giá
- Để đánh giá cần phải có nhiều biện pháp và công cụ tiến hành đồng thời
- Đánh giá bằng lời (nhận xét) phải phù hợp với kết quả đánh giá cho bằng điểm số (với thang điểm 10)
- Trong kiểm tra lý thuyết cần đo và đánh giá được:
Mức độ nắm vững kiến thức
Mức độ vận dụng kiến thức
Khả năng diễn đạt hiểu biết
Số lượng và mức độ sai sót của học sinh
Trang 6- Kiểm tra - đánh giá về thực hành kỹ thuật cần chú ý toàn diện về:
Mức độ nắm vững những hiểu biết kỹ thuật có liên quan
Khả năng thực hiện các thao tác, động tác kỹ thuật
Hiệu quả thực hành
1.3 Mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.3.1 Mục đích của việc kiểm tra - đánh giá
Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh
và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra tiến bộ của mình cũng như các khuyết điểm còn tồn tại từ đó khuyến khích động viên tinh thần học tập của học sinh
Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình từ đó tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
Như vậy đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động dạy của thầy mà nó còn là động lực thúc đẩy hoạt động học của trò
1.3.2 Ý nghĩa của việc kiểm tra - đánh giá
Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo
viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lý
a Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp
kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” giúp người học điều chỉnh hoạt động học
- Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu được điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ sung
- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành
Trang 7thống hóa kiến thức, tạo cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế
- Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý thức vươn lên đạt kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của bản thân, nâng cao ý thức tự giác khắc phục tính chủ quan tự mãn
b Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược
ngoài” giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy
c Đối với cán bộ quản lý: Cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục những
thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích hỗ trợ những sáng kiến hay, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
1.3.3 Vai trò của kiểm tra – đánh giá trong dạy học hiện nay
Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì
mà còn dạy như thế nào Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách mang tính đột phá để nâng cao chất lượng dạy học Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra – đánh giá kết quả dạy học Kiểm tra đánh giá có vai trò hết sức to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo Kết quả của việc kiểm tra - đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục Nếu kiểm tra – đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo và gây ra tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực Vậy đổi mới kiểm tra – đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập
Trang 81.4 Trắc nghiệm khách quan
1.4.1 Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là gì?
TNKQ là phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các câu hỏi TNKQ Trong đó, các yêu cầu thực hiện có kèm theo câu trả lời sẵn hoặc các phương án tiến hành đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc một phương án hay phải điền thêm những thông tin nhất định vào câu trả lời Thuật ngữ “khách quan” ở đây chỉ tính chất khách quan khi chấm bài Tuy nhiên, về mặt nội dung, cấu trúc, đặc điểm của các câu hỏi có ảnh hưởng bởi tính chất chủ quan của người soạn câu hỏi
1.4.2 Phân loại câu hỏi TNKQ
TNKQ gồm 4 loại cơ bản:
a Câu hỏi đúng - sai: Được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và
học sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn “đúng” hoặc “sai” Thực chất đây là dạng đặc biệt của câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn Người soạn phải chọn cách hành văn sao cho những câu phát biểu trở nên khó hơn đối với học sinh chỉ học vẹt, chưa hiểu kỹ bài học, học một cách lệch lạc, tránh chép nguyên văn những đề trong sách giáo khoa
Loại câu hỏi này thích hợp khi cần gợi nhớ lại kiến thức và có thể kiểm tra được một lượng kiến thức lớn một cách nhanh chóng
Tuy nhiên, do yêu cầu cơ bản của loại câu hỏi này là phải hoàn toàn rõ ràng là “đúng” hoặc “sai” hay là “không” hoặc “có” để có thể trả lời dứt khoát, nên tạo ra sự khó khăn khi sử dụng loại câu hỏi này để kiểm tra trình
độ hiểu biết cao hơn
b Câu hỏi trắc nghiệm loại điền khuyết: Loại câu hỏi này người học
phải điền thêm một từ, một câu, một con số, một ký hiệu, … còn thiếu cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ Loại câu hỏi này có
Trang 9trả lời đúng từ các thông tin Do đó, phát huy được óc sáng kiến, giúp học sinh luyện trí nhớ và vận dụng nó trong giờ học.Tuy nhiên đây là loại câu hỏi khó được xây dụng rõ ràng vì có thể có nhiều câu trả lời có giá trị gần như nhau và gây nên khó khăn cho người chấm
c Câu hỏi trắc nghiệm loại ghép đôi: Có thể xem đây là một dạng đặc
biệt của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Dạng câu hỏi này thường gồm 2 cột thông tin, một cột là những câu hỏi (hay câu dẫn), một cột là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa chọn), yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột kia sao cho phù hợp Số câu trong hai dãy thông tin không nên bằng nhau
Các câu hỏi ghép đôi rất dễ viết và dễ dùng, đặc biệt rất thích hợp khi khẳng định các mục tiêu ở tư duy thấp Tuy nhiên trắc nghiệm loại này không phù hợp cho thẩm định các khả năng như sắp đặt, áp dụng kiến thức nguyên
lý
d Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Đây là loại câu hỏi TNKQ
được sử dụng rộng rãi nhất Mỗi câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính thường được gọi là phần dẫn và 4, 5 hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để học sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất Ngoài một câu trả lời đúng, các câu trả lời khác trong phương án lựa chọn phải có vẻ hợp lý đối với học sinh (thường là những lỗi học sinh hay mắc phải)
Phần dẫn phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay một ý tưởng rõ ràng giúp học sinh hiểu câu trắc nghiệm Phần lựa chọn phải có nhiều phương án “nhiễu” Các “nhiễu” phải hấp dẫn học sinh chưa hiểu kỹ bài
Với loại câu hỏi này, cho phép đo được kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng tư duy của học sinh với môn học
Trang 10Ngoài bốn loại câu hỏi trên còn có thể tạo các câu hỏi phức hợp từ biến thể của chúng
1.4.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp TNKQ
a Ưu điểm:
- Dung lượng kiến thức lớn, đề thi phủ kín được nhiều kiến thức trong nội dung môn học từ đơn giản đến phức tạp, từ nội dung cụ thể đến kiến thức tổng quát, so sánh
- Trong một thời gian ngắn kiểm tra được một phạm vi kiến thức rộng,
do vậy, tránh được tình trạng học tủ, học đối phó
- Tiết kiệm được thời gian cho cả học sinh và giáo viên
- Đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cao khi tổ chức chấm thi
- Cùng một nội dung có thể xây dựng các bài trắc nghiệm, các nội dung phong phú và đa dạng
- Giáo viên có thể phân loại độ đồng đều của từng lớp học sinh với độ chính xác cao
- Tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới trong kiểm tra, thi và chấm thi
- Hệ thống câu hỏi TNKQ với hàm lượng thông tin cao có thể dùng để kiểm tra - đánh giá nhiều lần
- Gây hứng thú và tích cực trong học tập cho học sinh
- Rèn luyện cho học sinh phản ứng nhanh nhạy, tính quyết đoán trong tình huống có vấn đề
- Rèn luyện tư duy độc lập và khả năng phán đoán của học sinh
Trang 11- Hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng viết, tư duy lập luận lôgic khi trình bày một vấn đề
- Hạn chế trong việc đánh giá kết quả nhận thức, thái độ của học sinh đối với thế giới quan, nhân sinh quan
- Đòi hỏi giáo viên công phu trong khâu ra đề, đồng thời phải có một trình độ nhất định về mặt bằng chung của đối tượng cụ thể
1.4.4 Sử dụng câu hỏi TNKQ
TNKQ là một phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh và đang được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: Những ưu điểm, nhược điểm của câu hỏi trong kiểm tra, đánh giá, những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng câu hỏi, … Vấn đề cần bàn ở đây là sử dụng các câu hỏi TNKQ như thế nào trong các giai đoạn của quá trình dạy học những kiến thức kỹ thuật công nghệ nói chung và kiến thức “phần 3 – động cơ đốt trong nói riêng” sao cho phù hợp để có thể khai thác tối đa ưu điểm nổi bật của phương pháp này
TNKQ hiện nay là một hình thức thi và kiểm tra đã được đưa vào áp dụng với những môn học cơ bản như: Toán, Vật lí, Hóa học, … Tuy nhiên với môn Công nghệ thì đây còn là một hình thức khá mới mẻ Theo tôi khi sử dụng câu hỏi TNKQ trong quá trình dạy học người giáo viên phải dựa trên những căn cứ sau:
1 Kiểm tra không phải chỉ để đánh giá, mà qua đó phải tạo điều kiện cho học sinh “tự đánh giá” từ đó góp phần tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân
2 Ưu điểm của câu hỏi TNKQ không chỉ là kiểm tra rộng rãi trong thời gian ngắn với việc đánh giá một cách khách quan nhất Mà TNKQ trong dạy học cần được hiểu là một phương pháp dạy học giúp người học tự đánh giá và điều chỉnh quá trình tự do đào tạo một cách có hiệu quả nhất, đồng thời có
Trang 12điều kiện tạo ra mối liên hệ ngược giữa giáo viên và học sinh để nhanh chóng tạo ra sự điều chỉnh dạy học của giáo viên Lúc này TNKQ thể hiện vai trò đánh giá mang tính đào tạo
Vấn đề là khai thác câu hỏi TNKQ như thế nào?
Hiện nay trong quá trình dạy học về mặt quy định chúng ta có bốn hình thức kiểm tra để thu được kết quả bằng điểm số, từ đó đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua kiểm tra: miệng, 15 phút, một tiết, học kỳ Thực tế
cả bốn hình thức này nên khai thác để tận dụng ưu thế của TNKQ
a Với hình thức kiểm tra miệng: Ta có thể đổi thành kiểm tra nhanh có
lựa chọn
- Mục đích: Cách kiểm tra này nhằm tác động đến việc tự học của học sinh Qua đó, đánh giá, uốn nắn ngay ý thức học tập của học sinh, việc nắm kiến thức của học sinh sau giờ học Ngoài ra người giáo viên còn dùng nó để tạo ra các tình huống học tập mong muốn
- Hình thức: Tiến hành vào đầu giờ học, giữa giờ học hoặc cuối mỗi giờ học cho từ 3 đến 4 học sinh, trong đó có thể kiểm tra vở học tập của một số học sinh khác trong lớp
b Với hình thức kiểm tra lấy điểm hệ số một: Đổi thành kiểm tra nhanh
Trang 13c Với hình thức kiểm tra một tiết: Thay thế bằng kiểm tra nhanh đồng loạt
kiến thức của chương
- Mục đích: Nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi kết thúc một chương Qua bài kiểm tra này có thể kiểm tra được mức độ nắm vững kiến thức của từng học sinh đối với toàn bộ chương từ đó phân loại được học sinh
và điều chỉnh phương pháp dạy cho những lớp khác
- Cách tiến hành đây là loại đề kiểm tra quan trọng để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức của học sinh về các kiến thức của một chương Đồng loạt cho học sinh thực hiện trong thời gian từ 15 đến 20 phút Mỗi đề gồm từ 8 đến 10 câu hỏi về kiến thức của cả chương và những câu hỏi liên quan Sau
đó, giáo viên sửa, chữa lại đề Loại kiểm tra này được báo trước để học sinh
có thời gian ôn tập
1.4.5 Quy trình thiết kế một số đề kiểm tra bằng phương pháp TNKQ
a Quy trình thiết kế một bài TNKQ dạng đúng – sai:
Thông thường, để thiết kế một đề TNKQ dạng câu hỏi đúng – sai ta thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn vấn đề và đưa ra câu hỏi
Bước 2: Đưa ra hai cách giải khác nhau (trong đó một kết quả đúng và một kết quả sai)
Bước 3: Chọn một trong hai kết quả trên tạo phần đặt vấn đề
b Quy trình thiết kế một đề TNKQ dạng nhiều lựa chọn:
Thông thường để thiết kế một đề TNKQ dạng câu hỏi nhiều lựa chọn ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn vấn đề và đưa ra câu hỏi
Bước 2: Đưa ra các phương án lựa chọn (trong đó có một phương án đúng nhất)
Bước 3: Kết hợp phần dẫn và phần lựa chọn tạo đề mới
Trang 14c Quy trình thiết kế một đề TNKQ dạng điền khuyết:
Để thiết kế một đề TNKQ dạng điền khuyết ta thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Chọn vấn đề và đưa ra câu hỏi
Bước 2: Xác định mệnh đề đủ (câu trả lời đủ)
Bước 3: Tạo thành những mệnh đề khuyết từ đó hình thành đề
d Quy trình thiết kế một đề TNKQ dạng ghép đôi
Thông thường, để thiết kế một đề TNKQ dạng ghép đôi ta thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Chọn vấn đề và đưa ra câu hỏi
Bước 2: Xác định câu dẫn và câu lựa chọn
1 Phải đảm bảo được những mục tiêu đã ghi trong chương trình, không
hạ thấp cũng như nâng cao một cách tùy tiện mức độ khó dễ của đề kiểm tra theo ý muốn chủ quan của người dạy
2 Để tránh việc học sinh hỏi nhau khi làm bài nên thay đổi thứ tự của các câu hỏi để tạo ra những đề kiểm tra như nhau có cấu tạo khác nhau
3 Những đề kiểm tra này có thể được dùng nhiều lần, để có thể dùng lại
đề nhiều lần nên cho học sinh làm bài ra một tờ giấy riêng có ghi rõ họ tên, không nên làm vào đề
Trang 15Cần sử dụng TNKQ như một phương pháp dạy học với những ưu điểm của mình trong cách đánh giá để góp phần tham gia vào quy trình cung cấp thông tin (kết quả) cho việc điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học
- Đưa ra cơ sở lý luận của trắc nghiệm khách quan từ đó nêu lên được
ưu điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan so với phương pháp kiểm tra truyền thống
- Đưa ra được quy trình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan với từng dạng cụ thể
Cơ sở lý luận của chương 1 chính là tiền đề cho việc đưa ra câu hỏi trắc nghiệm cho từng bài và từng đề kiểm tra cụ thể ở chương 2
Trang 16CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
2.1 Nội dung và cấu trúc chương trình phần động cơ đốt trong trong sách giáo khoa công nghệ 11
Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình Công nghệ 11 với lượng kiến thức khá lớn và có tính liên hệ thực tế khá cao Trong phần động
cơ đốt trong này bao gồm 3 chương, kiến thức mỗi chương khá là mới mẻ đối với học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh lớp 11 Do vậy việc hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập môn Công nghệ của phần này là rất quan trọng Việc đưa những kiến thức mới đến học sinh trong phần này sẽ gặp không ít trở ngại và khó khăn
Phần động cơ đốt trong trong sách công nghệ 11 gồm ba chương với nội dung cụ thể của từng chương là:
Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong
Nội dung chương này được giới thiệu trong hai bài (bài 20: 1 tiết và bài 21: 2 tiết) nhằm giới thiệu khái quát về động cơ đốt trong như: Một số khái niệm cơ bản, khái niệm và phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
Chương 6: Cấu tạo động cơ đốt trong
Nội dung chương này khá lớn nó được trình bày trong 10 bài (từ bài 22 đến bài 31) Mục đích của chương nhằm giới thiệu khái quát về cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của các cơ cấu, hệ thống, được sắp xếp theo dúng trình tự lắp ghép động cơ nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng
Chương 7: Ứng dụng động cơ đốt trong
Nội dung của chương này được trình bày trong 7 bài (từ bài 32 đến bài 38) nhằm giới thiệu vai trò, vị trí của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống, đặc điểm của động cơ và hệ thống truyền lực trên một số thiết bị động
Trang 172.2 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan xây dựng cho từng bài cụ thể trong các chương thuộc phần động cơ đốt trong
2.2.1 Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
BÀI 20: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Câu 1 Chiếc động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm bao nhiêu?
A 1862 B 1860 C 1866 D 1870
Câu 2 Ai là người chế tạo thành công chiếc động cơ đốt trong chạy bằng xăng đầu tiên trên thế giới?
A Ruđônphơ Saclơ Sređiêng Điêzen
B Nicôla Aogut Ôttô
C Gôlip Đemlơ
D Lăng Ghen
Câu 3 Động cơ đốt trong là loại động cơ mà quá trình đốt cháy nhiên liệu:
A Diễn ra ngay trong xilanh động cơ
B Diễn ra trong cacte động cơ
C Diễn ra ngoài xilanh động cơ
D Diễn ra ngoài cacte
Câu 4 Theo nhiên liệu sử dụng cho động cơ đốt trong người ta có thể chia động cơ đốt trong ra làm mấy loại?
A 2 B 3 C 4 D 5
Câu 5 Chọn phương án đúng rồi điền vào chỗ trống còn thiếu:
Cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm…….cơ cấu và…….hệ thống chính
A 2, 4 B 2, 5 C 3, 4 D 3, 6
Trang 18Câu 6 Trong sơ đồ cấu tạo của động cơ xăng chỉ dẫn số 2 là bộ phận nào của động cơ?
A 3600 B 180 0 C 90 0 D 270 0 Câu 2 Chọn câu phát biểu đúng cho nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ:
A Ở cuối kỳ nén xupap nạp mở
B Ở cuối kỳ nén vòi phun phun nhiên liệu
C Ở cuối kỳ nén bugi bật tia lửa điện
D Ở cuối kỳ nén xupap thải mở
Trang 19Câu 3 Phần thể tích xilanh được ký hiệu bằng màu đỏ trên hình vẽ là:
C TP
BC
V V
D BC
CT
V V
Trang 20Câu 7 Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ và động cơ điêzen 4 kỳ khác nhau cơ bản ở:
A Kỳ nạp và nén B Kỳ nén C Kỳ nạp D Cả 4 kỳ
Câu 8 Nắp máy của động cơ xăng 2 kỳ là nơi:
A Lắp xupap nạp B Lắp vòi phun
C Lắp xupap thải D Lắp bugi
Đáp án: 1 B 2 C 3 B 4 C 5.C 6 C 7 A 8 D
2.2.2 Chương 6: CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
BÀI 22: THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY Câu 1 Thân máy có nhiệm vụ:
A Dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống B Dùng để lắp các xupap
Trang 21Câu 3 Điểm khác nhau cơ bản của thân xilanh làm mát bằng không khí so với thân xilanh làm mát bằng nước là:
A Có các cánh tản nhiệt B Có cấu tạo khoang chứa nước
C Có lắp tấm hướng gió D Có vỏ bọc
Câu 4 Chọn đúng (Đ) nếu em cho là đúng và sai (S) nếu em cho là sai cho mỗi câu phát biểu sau:
A Nắp máy cùng với thân xilanh và đỉnh pitton tạo thành
buồng cháy của động cơ
B Nắp máy dùng để lắp các chi tiết và cụm chi tiết như
bugi, vòi phun, xupap nạp, thải, …
C Nắp máy dùng để lắp xilanh khi xilanh được làm rời
D Nắp máy là nơi không cần làm mát vì nhiệt độ ở nắp máy
luôn thấp hơn giới hạn cho phép
Câu 5 Nắp máy của động cơ xăng 2 kỳ là nơi bố trí:
A Lỗ lắp xupap B Đường ống xả, nạp
B Lỗ lắp bugi D Cả A, B, C
Câu 6 Không gian trong xilanh được giới hạn bởi:
A Pitton, nắp máy, xéc măng
B Pitton, thân xilanh, trục khuỷu
C Nắp máy, xilanh, xéc măng
D Nắp máy, xilanh, đỉnh pitton
Câu 7 Tại sao không cần làm mát ở cacte?
A Vì cacte là nơi cần có nhiệt độ rất cao
B Vì cacte ở xa buồng cháy nên nhiệt độ của cacte không vượt quá giới hạn cho phép
C Vì cacte chứa dầu nên nó tự làm mát được
D Cả B và C
Trang 22Đáp án: 1 A 2 D 3.A 4 ( A - Đ, B – S ; C – Đ ; D - S) 5 B
6 D 7 D
BÀI 23: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
Câu 1 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm mấy nhóm chi tiết?
A 2 B 3 C 4 D 5
Câu 2 Điền đúng (Đ) nếu em cho là đúng và sai (S) nếu em cho là sai trong các câu sau:
A Pitton là một bộ phận của động cơ đốt trong nó cùng với
một số bộ phận khác tạo thành không gian làm việc của động cơ
B Pitton nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu
để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình
nạp, nén và thải khí
C Pitton có nhiệm vụ bao kín buồng cháy nên nó cần được
chế tạo thật khít với thân xilanh để tránh lọt dầu và khí cháy
D Trong động cơ 2 kì, pittông còn làm nhiện vụ đóng mở các cửa
thông khí trên thành xilanh
Câu 3 Chỉ dẫn số 4 trên sơ đồ cấu tạo của pitton là:
A Lỗ thoát khí
B Lỗ thoát dầu
C Lỗ lắp xecmăng
D Lỗ lắp chốt pitton
Trang 23Câu 4 Nhiệm vụ của thanh truyền là:
A Truyền lực giữa pittông và trục khuỷu
Câu 6 Trên má khuỷu có lắp thêm đối trọng để:
A Tăng độ cứng vững cho trục khuỷu
B Cân bằng lực quán tính ly tâm của trục khuỷu
C Vung té dầu bôi trơn cho các chi tiết của động cơ
A Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
B Cơ cấu phân phối khí
C Xupap
D Pitton
Câu 2 Ưu điểm của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo:
A Cấu tạo buồng cháy gọn
B Đảm bảo nạp đầy và thải sạch
Trang 24C Dễ điều chỉnh khe hở xupap
A Xupap B Nắp máy C Pitton D Cả A, B, C
Câu 5 Xupap nạp ở động cơ 4 kỳ đóng vào thời điểm nào?
A Cuối kỳ hút B Cuối kỳ nén C Cuối kỳ nổ D Cuối kỳ xả Đáp án: 1 B 2 D 3 A 4 C 5 A
BÀI 25: HỆ THỐNG BÔI TRƠN Câu 1 Nhiệm vụ của dầu bôi trơn:
A Làm mát và tẩy rửa B Bao kín và chống gỉ
C Làm mát cho các chi tiết D Cả A, B, C
Câu 2 Theo phương pháp bôi trơn người ta chia hệ thống bôi trơn ra làm mấy loại?
Trang 25Câu 3 Ở động cơ 2 kỳ trong cacte không chứa dầu bôi trơn, người ta dùng
phương pháp gì để bôi trơn động cơ?
A Bôi trơn bằng cưỡng bức B Bôi trơn bằng vung té
C Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu D Cả A, B, C
Câu 4 Trong trường hợp dầu bôi trơn quá nóng đường dầu trong hệ thống sẽ
đi như thế nào?
A Cacte → bơm dầu → bầu lọc dầu → van khống chế dầu qua két → bề mặt ma sát → cacte
B Cacte → bơm dầu → bầu lọc dầu → két làm mát dầu → bề mặt ma
A Cacte B Bơm dầu C Két làm mát D Cả A, B, C
Câu 6 Sau khi bôi trơn bề mặt ma sát dầu bôi trơn chảy về đâu?
A Bầu lọc dầu B Phía trước bơm dầu
C Két làm mát dầu D Cacte
Đáp án: 1 C 2 B 3 C 4 B 5 B 6 D
BÀI 26: HỆ THỐNG LÀM MÁT Câu 1 Theo chất làm mát, hệ thống làm mát được chia ra làm mấy loại?
A 2 B 3 C 4 D 5
Câu 2 Trong hệ thống làm mát bằng nước, nước làm mát được chứa ở đâu?
A Áo nước B Két nước
C Bơm nước D Cả A, B, C
Trang 26Câu 3 Trên động cơ đốt trong phần nào cần làm mát nhiều nhất?
A Các chi tiết tiếp xúc xung quanh buồng cháy
B Cacte
C Bộ chế hòa khí
D Cả A, B, C
Câu 4 Trong điều kiện hệ thống làm việc bình thường nước làm mát đi theo
sơ đồ nào dưới đây?
A Áo nước → van hằng nhiệt → ống nước nối tắt về bơm → bơm nước → áo nước
B Áo nước → van hằng nhiệt → két làm mát → bơm nước → áo nước
C Áo nước → van hằng nhiệt → két làm mát và đường nước nối tắt → bơm nước → áo nước
Câu 5 Với động cơ làm mát bằng không khí để tăng tốc độ làm mát cho động
cơ người ta bố trí thêm:
A Quạt gió B Tấm hướng gió C Vỏ bọc D Cả A, B, C Câu 6 Trên xe máy thông dụng bộ phận nào có tác dụng như tấm hướng gió
để tăng tốc độ làm mát cho động cơ?
A Bánh xe B Yếm xe C Khung xe D Cả A, B, C
Đáp án: 1 A 2 D 3 A 4 A 5 D 6 B
BÀI 27: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG
ĐỘNG CƠ XĂNG Câu 1 Ở kỳ nạp của động cơ xăng cái gì được nạp vào trong xilanh của động cơ?
A Khí ga B Không khí
C Xăng D Hỗn hợp xăng và không khí Câu 2 Theo cấu tạo của bộ phận tạo thành hòa khí, hệ thống nhiên liệu trong động cơ xăng được chia làm mấy loại?
Trang 27Câu 3 Chọn đáp án thích hợp cho dấu “?” trong sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
A Buồng phao B Vòi phun C Bơm xăng D Bầu lọc tinh Câu 4 Ở động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí bộ phận nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A Bơm xăng B Bầu lọc xăng
C Bầu lọc khí D Bộ chế hòa khí
Câu 5 Ở động cơ xe máy bơm xăng được đặt ở đâu?
A Phía trên bộ chế hòa khí B Đặt ngang với bộ chế hòa khí
C Phía dưới thùng xăng D Không có bơm xăng
Câu 6 Ở động cơ xăng dùng vòi phun hòa khí nạp vào xi lanh nhiều hay ít phụ thuộc vào:
A Vòi phun B Bộ điều khiển phun
C Bơm xăng D Bơm cao áp
Câu 7 Ưu điểm của hệ thống phun xăng:
A Động cơ vẫn làm việc bình thường khi bị nghiêng hay lật ngược
B Tạo thành hòa khí có lượng và tỷ lệ phù hợp từng chế độ làm việc của động cơ
C Tăng hiệu suất và giảm ô nhiễm môi trường
Trang 28BÀI 28: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ
TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN Câu 1 Ở động cơ điêzen hòa khí được hình thành ở đâu?
A Trên đường ống nạp B Ở bộ chế hòa khí
C Bên trong xilanh D Vòi phun
Câu 2 Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ điêzen bộ phận nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A Bơm cao áp B Bầu lọc tinh
Câu 4 Ở động cơ điêzen ở cuối kỳ nén thì:
A Xăng được phun vào buồng cháy hoặc ống nạp
A Bơm chuyển nhiên liệu B Bơm xăng
C Bơm cao áp D Vòi phun
Đáp án: 1 C 2 A 3 B 4 C 5.D
Trang 29BÀI 29: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA Câu 1 Hệ thống đánh lửa chỉ có ở:
A Động cơ xăng B Động cơ chạy bằng khí ga
C Động cơ điêzen D A và B
Câu 2 Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa:
A Tạo thành hòa khí để nạp vào xilanh động cơ đúng thời điểm
B Tạo ra tia lửa điện cao áp ở bugi để châm cháy hòa khí trong động cơ xăng và động cơ chạy bằng khí ga đúng thời điểm
C Đóng mở các cửa nạp, thải đúng thời điểm
Câu 5 Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm có ưu điểm:
A Bền, ít phải chăm sóc, bảo dưỡng
B Độ tin cậy cao
1
2
3
4
Trang 30C Tạo ra tia lửa điện mạnh nên có thể châm cháy được cả hòa khí nhạt
A Làm cho trục khuỷu quay để dẫn động máy công tác
B Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ
C Làm quay trục khuỷu đến tốc độ vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được
D Cả A, B, C
Câu 2 Hệ thống khởi động được chia làm mấy loại?
A 2 B 3 C 4 D 5
Câu 3 Khớp truyền động của động cơ điện có đặc điểm gì?
A Chỉ truyền động một chiều từ động cơ điện tới bánh đà
B Có cấu tạo then hoa
C Vành răng của khớp truyền động luôn ăn khớp với vành răng của bánh
đà
D Cả A, B, C
Trang 31Câu 4 Trên sơ đồ cấu tạo của hệ thống khởi động chỉ dẫn số 6 là:
A Khớp truyền động
B Trục rôto của động cơ điện
C Then hoa
D Thanh kéo
Câu 5 Khi động cơ đã tự nổ nếu vẫn đóng quá khởi động thì:
A Tốc độ vòng quay của trục rôto sẽ tăng theo tốc độ vòng quay của bánh đà
B Động cơ ngừng hoạt động
C Động cơ điện dễ bị cháy
D Không có hiện tượng gì xảy ra
Đáp án: 1 C 2 C 3 A 4 A 5 C
2.2.3 Chương 7: ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
BÀI 32: KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
Câu 1 Động cơ đốt trong là nguồn động lực được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực:
A Công nghiệp B Nông nghiệp
C Lâm nghiệp D Cả A, B, C và nhiều lĩnh vực khác
Trang 32Câu 2 Động cơ nào dưới đây không phải là động cơ đốt trong:
A Ô tô, xe máy B Máy cày
C Máy xát gạo D Máy kéo Câu 3 Bộ phận trung gian kết nối giữa động cơ với máy công tác là:
A Hệ thống truyền lực B Hệ thống khởi động
C Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền D Cơ cấu phân phối khí Câu 4 Động cơ đốt trong được sử dụng rộng rãi hiện nay là:
A Động cơ chạy bằng khí ga B Động cơ điêzen
C Động cơ xăng D Động cơ xăng và động cơ điêzen Câu 5 Khi sử dụng động cơ đốt trong làm động lực cho máy công tác cần tuân thủ theo nguyên tắc:
A Nguyên tắc về tốc độ quay B Nguyên tắc về công suất
C Nguyên tắc về điều kiện làm việc D A và B Đáp án: 1 D 2 C 3 A 4 D 5 D
BÀI 33: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO Ô TÔ Câu 1 Động cơ đốt trong dùng trên ô tô có đặc điểm sau:
A Có tốc độ quay cao
B Thường được làm mát bằng nước
C Kích thước và trọng lượng nhỏ gọn thuận lợi cho việc bố trí trên ô tô
D Cả A, B, C
Câu 2 Trên ô tô phải sử dụng phương pháp làm mát bằng nước vì:
A Động cơ ô tô có công suất lớn
B Động cơ có diện tích tiếp xúc với không khí ít
C A và B
D Giảm giá thánh sản phẩm do không phải tốn nhiên liệu làm cánh tản nhiệt