1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm đánh giá nhận thức của học sinh lớp 11 phần động cơ đốt trong (KL0

55 4,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 458,34 KB

Nội dung

Trong giai đoạn hiện nay, đã có nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục áp dụng việc kiểm tra đánh giá đối tượng của mình bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và vấn đề này đã đươc phổ biế

Trang 1

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Vật Lý, các thầy giáo,

cô giáo trong khoa và tổ Vật lý – Kỹ thuật, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn văn Dương đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn giúp đỡ, cổ vũ, động

viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài khóa luận

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hòa

Trang 2

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận do tôi tự nghiên cứu, tự tìm hiểu dưới sự giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn văn Dương, kết quả đề tài do tôi thực nghiệm sát với thực tế, không trùng với kết quả của bất kì đề tài nào Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hòa

Trang 3

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Trang 4

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

NỘI DUNG 4

Chương 1: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học 4

1.1 Chức năng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học 4

1.2 Những nguyên tắc, yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá trong dạy học 5

1.3 Các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá 6

Chương 2: Kiểm tra trắc nghiệm khách quan 8

2.1 Trắc nghiệm khách quan là gì? 8

2.2 Bản chất của trắc nghiệm khách quan 9

2.3 Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học 9

2.4 Ưu nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan 10

2.5 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 11

Trang 5

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

2.6 Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 12

2.7 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 15

Chương 3: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan 17

3.1 Nội dung và cấu trúc chương trình của phần động cơ đốt trong trong sách giáo khoa Công nghệ 11 17

3.2 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan xây dựng cho các bài phần động cơ đốt trong 18

3.3 Đáp án 35

Chương 4: Kết quả kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan 36

Kết quả kiểm tra một tiết 48

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 6

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thực tế cho thấy một số quốc gia giàu có là nhờ vào chất lượng nguồn nhân lực vì chất lượng nguồn nhân lực có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội Chất lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng Giáo dục – Đào tạo của nền giáo dục quốc gia Để biết được chất lượng nguồn nhân lực đạt đến mức nào thì công tác kiểm tra đánh giá là vô cùng quan trọng Để kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục thì có rất nhiều phương pháp Trong giai đoạn hiện nay, đã có nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục

áp dụng việc kiểm tra đánh giá đối tượng của mình bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và vấn đề này đã đươc phổ biến rộng rãi đến các cấp học Với xu hướng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần được nghiên cứu nghiêm túc để sử

dụng một cách có hiệu quả trong giảng dạy và học tập ở nhà trường

Theo nghị quyết số 40/2000/QH-X (09/12/2000) của quốc hội khóa X

về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đã được đưa

ra thí điểm năm 2003 và thực hiện đại trà năm 2006 Đến năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với một số môn trong các kì thi học kì ở trường phổ thông và đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học trên toàn quốc Vì vậy, việc nghiên cứu và tiếp cận trương trình và hình thức thi trắc nghiệm mới là nhiệm

vụ của tất cả giáo viên cũng như sinh viên ngành sư phạm nhằm trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cần thiết trong giai đọan đổi mới của nền

giáo dục hiện nay

Trong thời gian học tập ở giảng đường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và thời gian đi thực tập ở trường phổ thông tôi đã được tiếp cận với nhiều hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các lần kiểm

Trang 7

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

tra và thi học kì với nhiều phương pháp khác nhau như: tự luận, trắc nghiệm

tự luận, trắc nghiệm khách quan,…Trong số các phương pháp đó tôi nhận thấy phương pháp trắc nghiệm khách quan là phương pháp tương đối phù hợp

với chuyên môn Công nghệ mà tôi đang học

Từ những lí do trên cho thấy việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan là vấn đề cần thiết và mang tính cấp thiết Là sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật tôi cảm nhận được điều này nên đã mạnh dạn chọn đề tài

nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp là: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm đánh giá nhận thức của học sinh lớp 11 “ phần động cơ đốt trong ’’

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần động cơ đốt trong trong sách giáo khoa Công nghệ 11 để kiểm tra kết quả học

tập của học sinh khi học xong phần này

Từ kết quả thực nghiệm rút ra những kinh nghiệm cho bản thân về kỹ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục môn Công nghệ ở trường phổ thông

3 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọnNghiên cứu và xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa

chọn phần động cơ đốt trong trong chương trình Công nghệ 11

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận việc kiểm tra đánh giá trong dạy học

Nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan sử dụng trong dạy

Trang 8

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

học môn Công nghệ

Thực nghiệm sư phạm đánh giá bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan

bốn lựa chọn phần động cơ đốt trong đã được xây dựng

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận về phương pháp trắc nghiệm khách quan

Phương pháp nghiên cứu chương trình sách giáo khoa và các tài liệu khác liên quan

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

6 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần động cơ đốt trong trong sách giáo khoa Công nghệ 11 thì góp phần tăng thêm nhận thức cho bản thân về sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói chung và Công nghệ nói riêng

Trang 9

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG

Chương 1: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC

1.1 Chức năng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học

Trong lí luận dạy học kiểm tra là giai đoạn kết thúc của quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng dạy học cơ bản chủ yếu không thể thiếu được

của quá trình dạy học này Nó gồm các chức năng ý nghĩa sau:

1.1.1 Chức năng đo lường

Thể hiện ở chỗ xác định được mức độ hiểu biết, phẩm chất, trí tuệ học sinh so với chuẩn của mục đích dạy học đã định trước Vì thế mức độ yêu cầu của kiểm tra đánh giá phải được xác định bởi mục đích dạy học Để thể hiện

chức năng trên phải:

- Chính xác hóa và lượng hóa được thông số cần đo (hiểu biết, kỹ năng) Ví dụ: Người ta chia ra các mức độ nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá,

- Chọn đơn vị đo (bằng điểm số hay xếp loại)

- Xác định độ chính xác, độ nhạy và sự biến đổi của phép đo (nó phụ

thuộc vào nội dung, thời điểm và cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá)

1.1.2 Chức năng thông tin

Giúp giáo viên nắm bắt được kết quả giảng dạy từ đó điều chỉnh và hoàn thiện nội dung, phương pháp giảng dạy Đồng thời giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh cách học của mình theo các yêu cầu môn

học

1.1.3 Chức năng chọn lọc và phân loại

Là thông qua kiểm tra đánh giá có thể:

Trang 10

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 10 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

- Chọn ra được những kiến thức (kỹ năng) mà học sinh đã nắm vững, chưa nắm vững trong môn học

- Phân loại học sinh ở các mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu,…điều này có tác dụng kích thích sự cố gắng học tập của học sinh

Để việc kiểm tra đánh giá có cơ sở khoa học, cần xác định rõ và phân tích cụ thể các yếu tố như mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành kiểm tra đánh giá

1.2 Những nguyên tắc, yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá trong dạy học

1.2.1 Những nguyên tắc chung

- Kiểm tra đánh giá là một quá trình được tiến hành một cách có hệ thống để xác định phạm vi và mức độ đạt được của mục tiêu (nhiệm vụ môn học) đã đề ra Vì vậy, vấn đề cần tiên quyết là phải xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì?

- Quy trình và công cụ kiểm tra đánh giá phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu đánh giá

- Để đánh giá cần phải có nhiều biện pháp và công cụ tiến hành động thời để có được giá trị tổng hợp

- Biết được những hạn chế cuả từng công cụ, biện pháp đánh giá để sử dụng hợp lý

- Đánh giá chỉ là phương tiện đi đến mục đích chứ bản thân nó không phải là mục đích của dạy học Mục đích chính của kiểm tra đánh giá là để có

được những quyết định đúng đắn về quá trình dạy học

Trang 11

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 11 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

1.2.2 Những yêu cầu cụ thể đối với kiểm tra đánh giá trong dạy học kỹ thuật

a Phải đảm bảo đủ số lượt kiểm tra theo quy định của chương trình môn học và cơ quan chỉ đạo chuyên môn

b Nội dung kiểm tra phải được xây dựng dựa trên mục tiêu (mục đích, yêu cầu) và nội dung chương trình môn học, chú ý thích đáng đến các mức độ vận dụng kiến thức – kỹ năng chứ không chỉ yêu cầu phải học thuộc nội dung trong sách giáo khoa

c Đánh giá bằng lời (nhận xét) phải phù hợp với kết quả đánh giá cho bằng điểm số

d Trong kiểm tra lý thuyết cần đo và đánh giá được:

- Mức độ nắm vững kiến thức (ghi nhớ, tái hiện, hiểu,…)

- Mức độ vận dụng kiến thức (trong tình huống quen thuộc, trong những tình huống mới lạ, mức độ sáng tạo,…)

- Khả năng diễn đạt hiểu biết (bằng lời, chữ viết,…)

- Số lượng và mức độ sai sót của học sinh

Kiểm tra đánh giá về về thực hành kỹ thuật, cần chú ý toàn diện về:

- Mức độ nắm vững những hiểu biết kỹ thuật có liên quan

- Khả năng thực hiện các thao tác kỹ thuật

- Hiệu quả thực hành (sản phảm hay mức độ cố gắng hoàn thành công việc được giao,…)

1.3 Các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá

1.3.1 Các hình thức kiểm tra đánh giá

a Kiểm tra sơ bộ (khi bắt đầu học môn học), thường áp dụng cho những môn học có chương trình đồng tâm hoặc có nội dung được xây dựng trên cơ sở những nội dung của môn học khác mà học sinh đã biết

Trang 12

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 12 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

b Kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng, 15’,… trong các tiết học hàng ngày)

c Kiểm tra định kì (cuối chương, cuối kì, cuối năm, theo phân phối chương trình)

d Kiểm tra chọn học sinh giỏi (thi học sinh giỏi đối với các cấp ở các

môn học)

1.3.2 Các phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng

a Kiểm tra viết

Phương pháp này áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá thường xuyên và tiến hành theo quy định của môn học, thường là khi kết thúc một chương hay một phần nào đó Với phương pháp này, giáo viên đặt ra các câu hỏi và bài

tập cho tất cả học sinh và học sinh sẽ trình bày ra giấy bài làm của mình

b Kiểm tra miệng

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và nó được tiến hành hầu như ở đầu các giờ học Qua phương pháp kiểm tra này giáo viên có thể đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức

cũ của học sinh và là cơ sở để tiếp thu kiến thức mới Để đạt được hiệu quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi một cách chu đáo và cẩn thận

c Kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Đây là một hình thức kiểm tra mới hiện nay đang bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông Phương pháp này sẽ được đề cập ở

chương tiếp theo của khóa luận

Trang 13

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 13 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

Chương 2: KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Một trong những kiểu kiểm tra hiện nay là test (TNKQ) Trên thế giới, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến ở nhiều hình thức học tập, đặc

biệt trong hình thức học tập E-learning

Ở nước ta, việc kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình thức tự luận như hiện nay thực sự là một rào cản cho việc đổi mới phương pháp dạy học Thi thế nào thì dạy và học thế ấy Việc đánh giá học sinh chỉ nhằm kiểm tra việc ghi nhớ, thuộc bài mà không chú trọng đến khả năng sáng tạo, không chấp nhận sự khác biệt trong nhận thức Nếu còn tiếp tục hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập như hiện nay thì vẫn còn cách dạy “thầy giảng - trò ghi”

Để khắc phục lối “truyền thụ một chiều” (thầy giảng - trò ghi), phải kiên quyết loại bỏ hình thức kiểm tra theo hình thức “học gì - thi nấy”, sao chép lại mớ kiến thức đã được ghi chép, tiếp thu một cách thụ động Đánh giá kết quả học tập, phải đánh giá cả quá trình học tập, bao gồm cả tinh thần, thái

độ học tập,…và đặc biệt phải cải tiến cách thức kiểm tra (thi), đó là: Tăng cường kiểm tra TNKQ, làm bài tập môn học trên tinh thần đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, tránh chạy theo bệnh thành tích, chạy theo chỉ tiêu Kiểm tra kiến thức học sinh bằng phương pháp TNKQ sẽ thúc đẩy học sinh học tập chủ động và tích cực hơn Nên khuyến khích dùng hình thức kiểm tra

TNKQ thay thế cho các hình thức cũ

2.1 Trắc nghiệm khách quan là gì?

TNKQ là phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các câu hỏi TNKQ Trong đó, các yêu cầu thực hiện có kèm theo câu trả lời sẵn hoặc các phương án tiến hành đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc

một phương án hay phải điền thêm những thông tin nhất định vào câu trả lời

Trang 14

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 14 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

Thuật ngữ “khách quan” ở đây chỉ tính chất khách quan khi chấm bài Tuy nhiên, về mặt nội dung, cấu trúc, đặc điểm của các câu hỏi có ảnh hưởng bởi tính chất chủ quan của người soạn câu hỏi

2.2 Bản chất cuả trắc nghiệm khách quan

Giao cho học sinh những câu hỏi kiểm tra để thăm dò đánh giá một số đặc điểm trí tuệ của học sinh như trí nhớ, sự thông minh,…và một số yếu tố của kỹ năng, kỹ thuật nào đó như quan sát các chi tiết động cơ đốt trong, phân tích các bộ phận thuộc các hệ thống, cơ cấu, nhận biết, phân biệt các đối tượng cùng loại hoặc tương tự,…

2.3 Vai trò của trắc nghiệm trong dạy học

2.3.1 Đối với giáo viên

- Giáo viên thường kiểm tra - đánh giá học sinh để biết học sinh đạt đến trình độ nào Các bài trắc nghiệm soạn kỹ, dùng đúng phương pháp có thể là nguồn kích thích học sinh chăm lo học tập, sửa đổi những sai lầm và hướng

các hoạt động học tập đến những mục tiêu như mong muốn

- Kết quả trắc nghiệm giúp giáo viên biết chỗ nào chưa đạt yêu cầu để thay đổi phương pháp giảng dạy Giúp nhà trường và giáo viên có cơ sở để

chứng tỏ về trình độ, khả năng học tập của học sinh

2.3.2 Đối với học sinh

- Kiểm tra giúp học sinh biết mình phải làm gì? Giúp học sinh nhớ lại,

có thể là khắc sâu một vấn đề nào đó

- Kiểm tra cũng như cung cấp các kiến thức mới, giúp học sinh tự kiểm tra mình đã nắm chắc hay chưa nắm chắc những vấn đề nào đó, từ đó điều

chỉnh cách học và phương pháp học tập

Trang 15

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 15 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

2.4 Ưu nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan

- Các câu hỏi và đáp án đã được quy định về số lượng nội dung và đã chuẩn hóa nên dễ sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lý kết quả đề kiểm tra Do đó có thể phát hiện đồng đều kết quả kiểm tra của từng lớp học sinh

- Cách tiến hành và phương tiện đơn giản, phổ biến trên diện rộng nhờ

máy tính

2.4.2 Nhược điểm

- Dễ gây ra tình trạng đoán mò, chọn mò của học sinh khi không nắm trắc kiến thức

- Không phát triển được tư duy sáng tạo cho học sinh

- Hạn chế trong việc rèn luyện kỹ năng viết, tư duy lập luận logic khi trình bày một vấn đề

- Hạn chế trong việc đánh giá kết quả nhận thức, thái độ của học sinh

đối với thế giới quan, nhân sinh quan

- Đòi hỏi giáo viên công phu trong khâu ra đề, đồng thời phải có một trình độ nhất định về mặt bằng chung của đối tượng cụ thể

Trang 16

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 16 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

2.5 Phân loại câu hỏi TNKQ

TNKQ gồm 4 loại cơ bản:

a Câu hỏi đúng - sai

Được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và học sinh trả lời bằng cách lựa chọn “đúng” hoặc “sai” Thực chất đây là dạng đăc biệt của câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn Người soạn phải chọn cách hành văn sao cho những câu phát biểu trở nên khó hơn đối với học sinh chỉ học vẹt, chưa hiểu

kỹ bài, học một cách lệch lạc, tránh chép nguyên văn những đề trong sách

giáo khoa

Loại câu hỏi này thích hợp khi cần gợi nhớ lại kiến thức và có thể kiểm tra được một lượng kiến thức lớn một cách nhanh chóng Tuy nhiên, do yêu cầu cơ bản của loại câu hỏi này là phải hoàn toàn rõ ràng là “đ” hoặc “s” hay

là “không” hoặc “có” để có thể trả lời dứt khoát, nên tạo ra sự khó khăn khi

sử dụng loại câu hỏi này để kiểm tra trình độ hiểu biết cao hơn

b Câu hỏi trắc nghiệm loại điền khuyết

Loại câu hỏi này người học phải điền thêm một từ, một câu, một con

số, một kí hiệu,…còn thiếu cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ Loại câu hỏi này có ưu thế là đòi hỏi học sinh phải tìm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin Do đó phát huy được

óc sáng kiến, giúp học sinh luyện trí nhớ và vận dụng nó trong giờ học Tuy nhiên đây là loại câu hỏi khó được xây dựng rõ ràng vì có thể có nhiều câu trả

lời có giá trị gần như nhau và gây nên khó khăn cho người chấm

c Câu hỏi trắc nghiệm loại ghép đôi

Có thể xem đây là một dạng câu đặc biệt của TNKQ nhiều lựa chọn Dạng câu hỏi này thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi

Trang 17

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 17 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

(hay câu dẫn), một cột là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa chọn), yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột kia

sao cho phù hợp Số câu trong hai dãy thông tin không nên bằng nhau

Các câu ghép đôi rất dễ viết và dễ dùng, đặc biệt rất thích hợp khi khẳng định các mục tiêu ở tư duy thấp Tuy nhiên trắc nghiệm loại này không phù hợp cho thẩm định các khả năng như sắp đặt, áp dụng kiến thức nguyên

d Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Đây là loại câu hỏi TNKQ được sử dụng rộng rãi nhất Mỗi câu hỏi loại này gồm một phần phát biểu chính thường được gọi là phần dẫn và 4, 5 hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để học sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất Ngoài một câu trả lời đúng, các câu trả lời khác trong phương án lựa chọn phải có vẻ hợp lý đối với học sinh (thường là những lỗi học sinh hay

mắc phải)

Phần dẫn phải tạo căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay một ý tưởng rõ ràng giúp học sinh hiểu câu trắc nghiệm Phần lựa chọn phải có nhiều phương án “nhiễu” Các “nhiễu” phải hấp dẫn học sinh chưa hiểu kỹ bài.Với loại câu hỏi này, cho phép đo được kiến thức, sự hiểu biết và

kỹ năng tư duy của học sinh đối với môn học

Ngoài 4 loại câu hỏi trên còn có thể tạo ra các câu hỏi phức hợp từ biến

thể của chúng

2.6 Sử dụng câu hỏi TNKQ

TNKQ là một phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và đang được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: Những ưu điểm, nhược điểm của câu hỏi trong kiểm tra đánh giá, những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng câu hỏi,…Vấn đề cần bàn ở đây là sử dụng các câu hỏi TNKQ

Trang 18

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 18 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

như thế nào trong các giai đoạn của quá trình dạy học những kiến thức Công nghệ nói chung và kiến thức phần “Động cơ đốt trong” nói riêng sao cho phù

hợp để có thể khai thác tối đa ưu điểm nổi bật của phương pháp này

TNKQ hiên nay là một hình thức thi và kiểm tra đã được đưa vào áp dụng với những môn học cơ bản như: toán học, vật lý, hóa học,…Tuy nhiên với môn Công nghệ thì đây còn là một hình thức khá mới mẻ Theo tôi khi sử dụng câu hỏi TNKQ trong quá trình dạy học người giáo viên phải dựa trên những căn cứ sau:

1 Kiểm tra không phải chỉ để đánh giá mà qua đó phải tạo điều kiện cho học sinh “tự đánh giá” từ đó góp phần tự điều chỉnh quá trình học tập cả bản thân

2 Ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan không chỉ là kiểm tra rộng rãi trong thời gian ngắn với việc đánh giá một cách khách quan nhất mà TNKQ trong dạy học cần được hiểu là một phương pháp dạy học giúp người học tự đánh giá và điều chỉnh quá trình tự do đào tạo một cách có hiệu quả nhất, đồng thời có điều kiện tạo ra mối liên hệ ngược giữa giáo viên và học sinh để nhanh chóng tạo ra sự điều chỉnh dạy học của giáo viên Lúc này TNKQ thể hiện vai trò đánh giá mang tính đào tạo

Vấn đề là khai thác câu hỏi TNKQ như thế nào?

Hiện nay trong quá trình dạy học về mặt quy định chúng ta có 4 hình thức kiểm tra để thu được kết quả bằng điểm số, từ đó đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết, học kì Thực tế

cả 4 hình thức này nên khai thác để tận dụng ưu thế của TNKQ

a Với hình thức kiểm tra miệng ta có thể đổi thành kiểm tra nhanh có lựa chọn

+ Mục đích: cách kiểm tra này nhằm tác động đến việc tự học của học

Trang 19

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 19 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

sinh Qua đó đánh giá, uốn nắn ngay ý thức học tập của học sinh, việc nắm kiến thức của học sinh sau giờ Ngoài ra người giáo viên còn dùng nó để tạo

ra các tình huống học tập như mong muốn

+ Hình thức: tiến hành vào đầu giờ học, giữa giờ hoặc cuối mỗi giờ cho

từ 3 đến 4 học sinh, trong khi đó có thể kiểm tra vở học tập của một số học sinh khác trong lớp

b Với hình thức kiểm tra lấy điểm hệ số một: đổi thành kiểm tra nhanh đồng loạt

+ Mục đích: Kiểm tra, đánh giá việc nắm vững kiến thức và học tập của học sinh sau khi học xong một phần có kiến thức nhất định có liên quan

+ Hình thức: cho đề tổng hợp cho phần kiến thức đã học, đồng loạt cho học sinh thông qua đề đã in sẵn Giáo viên phát đề cho tập thể học sinh để học sinh làm bài kiểm tra trong 8 đến 10 phút Với các đề kiểm tra khác nhau có

số lượng câu hỏi từ 4 đến 6 câu Sau đó giáo viên chia đề cho cả lớp, thông thường với loại kiểm tra này, giáo viên có thể kiểm tra vào bất kì thời điểm nào trong tiết học, học sinh không được báo trước

c Với hình thức kiểm tra một tiết: thay thế bằng kiểm tra nhanh đồng loạt toàn bộ kiến thức của chương

+ Mục đích: nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi kết thúc một chương Qua bài kiểm tra này để nắm vững toàn bộ kiến thức của chương, từ

đó phân loại học sinh và điều chỉnh phương pháp dạy học cho những lớp khác

+ Hình thức: đây là loại đề kiểm tra quan trọng để đánh giá khả năng nắm vững toàn bộ kiến thức của chương của học sinh Do đó đề kiểm tra phải bao quát được tất cả các vấn đề trong chương Đồng loạt cho học sinh thực hiện trong thời gian từ 20 đến 30 phút Mỗi đề gồm 15 đến 20 câu hỏi kiến thức cả chương và có những câu hỏi liên quan Sau đó giáo viên sẽ thu bài của

Trang 20

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 20 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

học sinh, xem kết quả làm bài của học sinh rồi sửa chữa lại đề sao cho phù hợp với trình độ kiến thức hiện có của học sinh, loại kiểm tra này được báo trước

2.7 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi TNKQ

Khi xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ phải nắm vững các nguyên tắc dạy học, nhiệm vụ và yêu cầu của môn học Cần nắm vững nội dung chương trình, đối tượng người học để soạn thảo hệ thống câu hỏi đảm bảo nội dung kiến thức vừa phù hợp vừa nâng cao trình độ học sinh, đánh giá chất lượng

tiếp thu kiến thức của học sinh qua các bài học

*) Có hai điểm yếu người soạn cần lưu ý:

1 Học sinh có thể đoán được câu trả lời

2 Học sinh không có cơ hội biểu thị quá trình tư duy khi trả lời câu hỏi

*) Trong quá trình biên soạn cần chú ý những điểm sau:

+ Số câu trả lời không quá ít, không quá nhiều, thường từ 4 đến 5 câu.+ Hình thức trình bày thống nhất, không thay đổi để học sinh đỡ bối rối làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá

+ Ngôn ngữ câu hỏi dễ dàng, cô đọng trong một dạng hoàn chỉnh Từ

ngữ ngữ pháp phải chính xác

+ Dùng nhiều câu đơn giản, thử nhiều cách đặt câu hỏi và chọn cách

đơn giản nhất để học sinh đỡ bối rối khi làm bài

+ Đưa tất cả các thông tin vào câu dẫn nếu có thể được

+ Tìm ra những chỗ gây hiểu lầm và chưa phát hiện trong câu hỏi

+ Không nên cố gắng tăng mức độ khó của câu hỏi

+ Mỗi câu trắc nghiệm phải có tính độc lập với các câu trắc nghiệm khác trong bài kiểm tra, tránh sự giống nhau hoặc tương tự giữa các câu hỏi Tránh cung cấp những thông tin vô lý, có thể gợi ý để học sinh trả lời những

câu hỏi trắc nghiệm khác

Trang 21

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 21 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

+ Tránh gây những tác động không mong muốn về giáo dục

+ Tránh những từ hoặc câu thừa giúp cho việc đọc hiểu không quá khó

khăn

+ Các câu hỏi phải hợp lý, rõ ràng, lường trước được khả năng nhầm

lẫn hoặc tính toán sai

+ Câu trả lời phải xét theo thứ tự sao cho không có gợi ý nào trong câu trả lời đúng

+ Cố gắng tránh mơ hồ về mặt ý nghĩa câu

Trang 22

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 22 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

Chương 3: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Trong sách giáo khoa Công nghệ 11, phần ĐCĐT gồm 3 chương, đó là:

Chương 5: Đại cương về động cơ đốt trong

Chương này được giới thiệu trong 2 bài (bài 20: 1 tiết và bài 21: 2 tiết), nhằm giới thiệu khái quát về động cơ đốt trong như: một số khái niệm cơ bản, khái niệm và phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong

Chương 6: Cấu tạo động cơ đốt trong

Chương này được trình bày trong 10 bài (từ bài 22 đến bài 31) Mục đích của chương này nhằm giới thiệu khái quát về cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của các cơ cấu hệ thống được sắp xếp theo đúng trình tự lắp ghép động cơ nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng

Chương 7: Ứng dụng động cơ đốt trong

Chương này được trình bày trong 7 bài (từ bài 32 đến bài 38) nhằm giới thiệu vai trò, vị trí của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống; đặc điểm của động cơ và hệ thống truyền lực trên một số thiết bị động lực

Trang 23

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 23 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

3.2 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan xây dựng cho các bài phần

động cơ đốt trong

Câu 1: Chiếc ĐCĐT đầu tiên chạy bằng xăng ra đời vào năm nào?

Câu 2: Ai là người chế tạo ra chiếc động cơ đốt trong đầu tiên?

Câu 3: Động cơ đốt trong là loại động cơ có quá trình đốt cháy nhiên liệu

diễn ra ở:

A Bên trong xi lanh B Bên ngoài xi lanh

Câu 4: Động cơ pit-tông có mấy loại?

A 1 B 2 C 3 D 4

Câu 5: Để phân loại động cơ đốt trong, người ta thường phân loại theo mấy

dấu hiệu chủ yếu?

Câu 6: Khi động cơ đốt trong làm việc, trong xilanh động cơ diễn ra quá trình

biến đổi nào?

A Động năng thành công cơ học B Động năng thành nhiệt năng

C Nhiệt năng thành công cơ học D Nhiệt năng thành động năng

Câu 7: Thể tích không gian giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit-tông khi

pit-tông ở ĐCD gọi là gì?

A Thể tích toàn phần B Thể tích buồng cháy

C Thể tích công tác D Thể tích xilanh

Trang 24

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 24 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

Câu 8: Trong ĐCĐT, thể tích xilanh được giới hạn bởi 2 điểm chết được gọi

D Khối lượng xe máy: 70, 100, 110 kg

Câu 10: Thể tích công tác (Vct) được tính theo công thức nào?

Câu 11: Với R là bán kính quay của trục khuỷu thì hành trình pit-tông (S)

được xác định theo công thức:

Trang 25

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 25 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

Câu 15: Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục khuỷu quay bao

A Cháy – dãn nở, thải tự do, nạp và nén

B Quét – thải khí, lọt khí, nén và cháy

C Quét – thải khí, thải tự do, nén và cháy

D Cháy – dãn nở, thải tự do, nạp và quét – thải khí

Câu 18: Ở kì 1 của động cơ xăng 2 kì, giai đoạn “quét − thải khí” được diễn

ra:

A Từ khi pit-tông đóng cửa thải cho tới khi lên đến ĐCT

B Từ khi pit-tông mở cửa thải cho tới khi bắt đầu mở cửa quét

C Từ khi pit-tông mở cửa quét cho tới khi xuống tới ĐCD

D Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải

Câu 19: Ở động cơ xăng bugi bắt đầu bật tia lửa điện ở thời điểm nào?

A Kì nén B Cuối kì nén

C Kì cháy − dãn nở D Kì thải

Câu 20: Trong động cơ 2 kì bộ phận nào được dùng để đóng mở các cửa khí:

A Xilanh B Thanh truyền

Trang 26

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 26 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

Câu 21: Khi động cơ làm việc trong xilanh lần lượt diễn ra các quá trình nào?

C Pit-tông ở giữa 2 điểm chết D Pit-tông ở gần ĐCD

Câu 24: Áo nước của động cơ làm mát bằng nước được bố trí ở đâu?

C Cacte D Cả A và B

Câu 25: Nắp máy có nhiệm vụ:

A Cùng với xi lanh và đỉnh pit-tông tạo thành buồng cháy

B Dùng để lắp các chi tiết và cụm chi tiết như bugi, vòi phun,

C.Bố trí các đường ống nạp (thải), áo nước làm mát hoặc cánh tản nhiệt

D Cả A, B, C

Câu 26: Phải cấu tạo áo nước làm mát ở nắp máy do:

A Nắp máy tiếp xúc với khí cháy có nhiệt độ cao

B Dòng khí thải ở nhiệt độ cao đi qua

C Nắp máy có bố trí đường ống nạp (thải)

D Cả A và B

Trang 27

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Văn Dương 27 SVTH: Nguyễn Thị Hòa

Câu 27: Động cơ xe máy thường làm mát bằng gì?

Câu 28: Trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, bộ phận nào là trục quay của

trục khuỷu:

C Má khuỷu D Đối trọng

Câu 29: Vì sao trên đáy lắp xecmăng dầu ở pit-tông phải có lỗ khoan thông

vào bên trong pit-tông?

A Để dầu đi bôi trơn động cơ B Để dầu đi làm mát động cơ

C Để nhận dầu từ ngoài vào xi lanh D Để thoát dầu

Câu 30: Đầu to thanh truyền được lắp với chi tiết nào?

Câu 31: Đỉnh pit-tông có mấy dạng?

Câu 32: Bánh đà được lắp vào đâu?

Câu 33: Trong động cơ 4 kì, số vòng quay của trục khuỷu bằng bao nhiêu lần

số vòng quay của trục cam?

A 1

Ngày đăng: 17/12/2015, 05:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w