Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá thành quả dạy và học môn toán ở trường phổ thông qua chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

143 835 0
Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá thành quả dạy và học môn toán ở trường phổ thông qua chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Ngun 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN TOÁN – & — LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT QUA CHƯƠNG “PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG” GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thò Nguyên Lớp: Toán 01 _ Khoá: 30 Khoa: Sư phạm_Trường ĐHCT TP. CẦN THƠ 03/2008 TP. CẦN THƠ 03/2008 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Nguyên 2 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Kim Hường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn quí thầy cô, đặc biệt là các cô tổ phương pháp giảng dạy bộ môn toán đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt khóa học qua. Em cũng xin lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu trường THPT BC Nguyễn Việt Dũng quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ; các thầy cô trong tổ bộ môn toán của trường Nguyễn Việt Dũng, đăc biệt là giáo viên hướng dẫn giảng dạy chuyên môn của em – thầy Trịnh Hoàng Tuấn đã tạo điều kiện, nhắc nhở và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và thực nghiệm tại trường, cảm ơn các em học sinh lớp thực nghiệm và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ tôi về nhiều mặt trong thời gian tiến hành thực nghiệm và hoàn thành luận văn tốt nghiệm này. Nguyễn Thị Nguyên Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Nguyên 3 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 1. Bộ GD&ĐT: Bộ giáo dục và đào tạo 2. GV : Giáo viên 3. HS : Học sinh 4. KT- ĐG : Kiểm tra đánh giá 5. THPT : Trung học phổ thông 6. TNCM : Trắc nghiệm chuẩn mực 7. TNKQ : Trắc nghiệm khách quan 8. TNKQNLL: Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 9. TNTC : Trắc nghiệm tiêu chí 10. TNTL : Trắc nghiệm tự luận 11. SGK : Sách giáo khoa 12. NXBGD : Nhà xuất bản giáo dục Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Nguyên 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Đóng góp của luận văn 4 8. Cấu trúc của luận văn 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 1.1. Kiểm tra đánh giá thành quả dạy và học 6 1.1.1. Lịch sử phát triển kiểm tra - đánh giá 6 1.1.2. Khái niệm kiểm tra - đánh giá thành quả dạy - học 8 1.1.3. Chức năng kiểm tra đánh giá thành quả dạy - học 11 1.1.4. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra - đánh giá thành quả dạy - học 12 1.1.5. Mục tiêu dạy học – cơ sở của kiểm tra - đánh giá thành quả dạy học 13 1.2. Các phương pháp kiểm tra- đánh giá thành quả dạy và học 15 1.2.1. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 16 1.2.2. Hình thức các câu trắc nghiệm khách quan 18 1.2.3. Các dạng trắc nghiệm khách quan 22 1.2.4. Trắc nghiệm tiêu chí nhiều lựa chọn 35 1.3. Đo lường và đánh giá 39 1.3.1. Công cụ đo lường 39 1.3.2. Độ khó của câu trắc nghiệm 40 1.3.3. Đánh giá trong trắc nghiệm tiêu chí 43 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Ngun 5 Kết luận chương 1 45 Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ “PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG” 46 2.1. Chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” trong sách giáo khoa Hình học 10, bộ Nâng cao, NXBGD 2006 50 2.2.1. Cấu trúc và thời lượng 50 2.2.2. Các mục tiêu dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” 58 2.2.3. Phân loại câu hỏi 66 2.2.4. Về các câu trắc nghiệm 50 2.2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” 2.2.1. Phương trình tổng qt của đường thẳng 53 2.2.2. Phương trình tham số của đường thẳng 62 2.2.3. Khoảng cách và góc 70 2.2.4. Đường tròn 73 2.2.5. Đường elip 82 2.2.6. Đường hypebol ……… 87 2.2.7. Đường parabol 93 2.2.8. Ba đường conic 95 2.3. Sử dụng câu hỏi trong dạy học 96 2.3.1. Cơng cụ hỗ trợ học tập 96 2.3.2. Công cụ hỗ trợ giảng dạy 98 2.3.3. Đánh giá thành quả dạy – học 99 2.3.4. Một số yếu tố trong việc biên soạn và sử dụng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá 100 Kết luận chương 2 102 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 103 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Ngun 6 3.1. Mục đích thực nghiệm 103 3.2. Nội dung thực nghiệm 103 3.3. Tổ chức thực nghiệm 103 3.4. Phương pháp thực nghiệm 104 3.4.1. Giáo án thực nghiệm 104 3.4.2. Đề kiểm tra trắc nghiệm 106 3.4.3. Thống kê kết quả kiểm tra 108 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 114 3.5.1. Về giáo án thực nghiệm và tiết dạy thực nghiệm 114 3.5.2. Về hình thức kiểm tra và kết quả kiểm tra 114 Kết luận chương 3 117 KẾT LUẬN CHUNG 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC 122 Giáo án thực nghiệm 122 Phiếu trả lời trắc nghiệm 129 Đề kiểm tra trắc nghiệm 130 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Ngun 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay đã và đang là một vấn đề được sự quan tâm không chỉ riêng ngành giáo dục mà cả của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đào đạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việc đổi mới phương pháp dạy - học tất yếu phải gắn liền với phương pháp kiểm tra – đánh giá (KT-ĐG) vì thực tiễn giáo dục cho thấy KT-ĐG như thế nào thì xu hướng của việc dạy và học như thế ấy. Tầm quan trọng của KT-ĐG trong dạy – học là sự thật không thể phủ nhận. KT-ĐG cùng với quá trình dạy học hợp thành một thể thống nhất, là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học, là một trong những yếu tố quyết đònh đối với việc nâng cao chất lượng dạy – học. Cụ thể như sau : - KT-ĐG giúp học sinh tự đánh giá mức độ chiếm lónh tri thức, kó năng so với yêu cầu của môn học, phát hiện những nguyên nhân sai sót… Qua đó học sinh tự điều chỉnh hoạt động học và thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. - KT-ĐG giúp giáo viên nắm được trình độ học tập, lónh hội tri thức của học sinh, có cơ sở thực tế để đánh giá thực chất công việc giảng dạy của mình về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách và uy tín của mình với học sinh. Trên cở sở đó giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động dạy, đáp ứng các mục tiêu dạy học đã đề ra. Việc lựa chọn hình thức KT-ĐG cũng không kém phần quan trọng. Thực tế việc day – học ở nước ta hiện nay, vẫn thường sử dụng phương pháp truyền thống là phương pháp trắc nghiệm tự luận (TNTL) để KT-ĐG kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới trong giáo dục hiện nay khi áp Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Ngun 8 dụng phương pháp truyền thống trong kiểm tra và thi cử đã bộc lộ một số nhược điểm, điển hình như : đánh giá chưa chính xác trình độ của người học; kém hiệu quả về mặt kinh tế; thiếu công bằng trong khâu đánh giá; nạn tiêu cực, gian lận trong kiểm tra và thi cử; … Vì vậy nhu cầu thực tiễn đòi hỏi cần phải có sự đầu tư nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để tìm kiếm một phương pháp KT-ĐG kết quả học tập phù hợp với sự đổi mới của quá trình đào tạo. Vài năm trở lại đây, việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ) bắt đầu được quan tâm, xem xét bởi những ưu điểm của phương pháp này có thể khắc phục được những nhược điểm của phương pháp TNTL và đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Sơ bộ vài ưu điểm nổi bật của phương pháp TNKQ như: kiểm tra được nhiều kiến thức hơn nên tránh được tình trạng “dạy tủ và học tủ”, tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng vì hạn chế được nạn tiêu cực, gian lận trong thi cử và trong khâu đánh giá, giảm bớt gánh nặng tâm lý căng thẳng do phải chờ đợi kết quả vì việc chấm bài thi bằng phương pháp TNKQ rất nhanh. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp TNKQ phù hợp với xu hướng hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới mà phương pháp TNKQ đã được áp dụng từ rất lâu. Đang là một sinh viên sư phạm, sẽ là một giáo viên tương lai, việc nghiện cứu về KT-ĐG thành quả dạy và học bằng hình thức TNKQ là một việc rất cần thiết, một mặt đáp ứng được chủû trương đổi mới của Bộ GD&ĐT mặt khác còn phục vụ cho công tác giảng dạy sau này được tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, thúc đẩy em chọn đề tài. “Xây dựng vàsử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ để đánh giá thành quả dạy và học môn Toán ở trường THPT qua chương “Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng”, Hình học 10, nâng cao”. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Ngun 9 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu việc kiểm tra đánh giá thành quả dạy và học môn toán ở trường trung học phổ thông (THPT) bằng cách xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ nhằm góp phần điều chỉnh và nâng cao chất lượng trong quá trình dạy– học. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp TNKQ trong KT – ĐG thành quả dạy – học môn Toán ở trường THPT. Vận dụng cơ sở lý luận đã nghiên cứu tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (TNKQNLC) qua chương “ phương pháp toạ độ trong mặt phẳng” Tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng phương pháp TNKQ để đánh giá thành quả dạy – học môn toán ở trường THPT thể hiện qua chương “ phương pháp toạ độ trong mặt phẳng”. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác lập được qui trình xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ có tính khả thi và hiệu quả thì không những giúp cho việc đánh giá chính xác và khách quan mà còn giúp cho việc điều chỉnh và nâng cao chất lượng của quá trình dạy – học. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ chương “Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng”, Hình học 10 nâng cao. Để kiểm tra và đánh giá thành quả dạy học của giáo viên và học sinh. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận: Sưu tầm và xử lý thông tin từ sách, báo, tạp chí, internet có nội dung liên quan đến công tác KT-ĐG trong giáo dục và đến Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường SVTH: Nguyễn Thị Ngun 10 phương pháp TNKQ. Đồng thời làm rõ mục tiêu dạy học chương “Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng”, Hình học 10, Nâng cao, NXBGD2006. Thực nghiệm sư phạm : Tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm giới thiệu về một số phương pháp soạn câu trắc nghiệm và tiến hành kiểm tra bằng hình thức TNKQ. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm. 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Về mặt lý luận : Làm rõ cơ sở lý luận của công tác TK-ĐG thành quả dạy – học và việc ứng dụng kỹ thuật TNKQ vào KT-ĐG thành quả dạy – học ở trường THPT. Nghiên cứu về hai loại trắc nghiệm giúp ích cho việc KT-ĐG thành quả dạy – học : trắc nghiệm chuẩn mực (TNCM) và trắc nghiệm tiêu chí (TNTC), trên cơ sở so sánh chúng với nhau. Phân tích mục tiêu dạy – học chương “phương pháp toạ độ trong mặt phẳng” theo hướng ứng dụng kỹ thuật trắc nghiệm. - Về mặt thực tiễn: Thấy được sự khác nhau trong cách soạn thảo các câu trắc nghiệm giữa hai dạng TNKQ, đó là TNCM và TNTC. Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập TNKQ để KT-ĐG thành quả dạy– học ở chương “phương pháp toạ độ trong mặt phẳng” và trên hết là góp phần hoàn thiện phương pháp KT-ĐG thành quả dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán ở trường phổ thông. Kết quả nghiên cứu được dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lónh vực này. [...]... đó Trong dạy học, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, các kì kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học đối với cả cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào học một khóa học 1.2.1 Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận - Trắc nghiệm tự luận : là những câu hỏi trắc nghiệm buộc phải trả lời theo dạng mở, thí... VĂN Mở đầu Nội dung: § Chương 1 : Cơ sở lý thuyết § Chương 2 : Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng § Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm Kết luật chung Tài liệu tham khảo Phụ lục SVTH: Nguyễn Thị Ngun 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Kim Hường Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Kiểm tra – đánh giá thành quả dạy và học 1.1.1 Lòch sử phát triển kiểm tra - đánh. .. nhóm thí sinh vì chuẩn dựa vào để xây dựng các câu trắc nghiệm là kiến thức mà các thí sinh đều được học b) Độ khó của câu trắc nghiệm Độ khó của câu trắc nghiệm có mối quan hệ mật thiết với độ phân cách của câu trắc nghiệm Độ khó cao thì sẽ phân loại được học sinh, nghóa là độ phân cách tốt và ngược lại, một câu có độ phân cách tốt thì không thể nào có trường hợp câu trắc nghiệm đó dễ được - Đối với... thiếu khách quan hơn so với các hình thức câu hỏi TNKQ khác 1.2.2.4 Loại cậu trắc nghiệm trả lời ngắn Là câu trắc nghiệm chỉ đòi hỏi trả lời bằng nội dung rất ngắn Ưu và nhược điểm cũng giống như loại câu trắc nghiệm điền khuyết 1.2.2.5 Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn Đây là hình thức câu trắc nghiệm thông dụng và phổ biến nhất hiện nay và cũng là hình thức mà tôi chọn để sử dụng trong đề tài Loại câu. .. thập và lí giải kòp thời, có hệ thống về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp giáo dục tiếp theo”[21] Trong giáo dục, tùy thuộc vào cấp độ đánh giá, đối tượng và mục đích đánh giá mà quá trình đánh giá sẽ được thực hiện bởi một hệ thống các phương pháp và hình thức nhất đònh Ở. .. quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận đònh chính xác về năng lực của người được đánh giá về chuyên môn liên quan Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chủ yếu quan tâm vào 3 mức độ đầu tiên của lónh vực nhận thức đó là : Nhận biết; Thông hiểu; Áp dụng 1.2 Các phương pháp kiểm tra - đánh giá thành quả dạy và học Trắc nghiệm theo nghóa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực trong. .. giỏi và người kém Nói như thế không có nghóa bỏ qua việc xem xét độ phân cách của câu trắc nghiệm như sử dụng TNTC Bởi vì khi đánh giá học viên ở những mức độ khác nhau về kiến thức cũng như kỹ năng, ta cũng cần đến độ phân cách của câu trắc nghiệm để phân biệt được học viên này đạt ở mức độ này và học viên kia đạt ở mức độ cao hơn hay thấp hơn, chẳng bao giờ mức độ yêu cầu chỉ được đưa ra ở mức độ thấp... áp dụng thi trắc nghiệm cho môn thi ngoại ngữ Và kỳ thi tốt nghiệp trung học và tuyển sinh đại học vừa qua (năm 2007) Bộ đã áp dụng thi trắc nghiệm cho thêm 3 môn vật lý, hoá học và sinh học Theo lộ trình đến năm 2008 sẽ có thêm các môn toán, lòch sử và đòa lý Đây là cơ hội phát triển của khoa học về đo lường trong giáo dục ở nước ta trong thời gian sắp tới 1.1.2 Khái niệm kiểm tra – đánh giá thành quả. .. dạy của thầy và hoạt động của trò để có thể thực hiện mục tiêu đã đặt ra Đánh giá tổng kết được thực hiện sau quá trình dạy học ( tức là sau khi kết thúc môn học, khóa học, …), hướng vào thành phẩm cuối cùng nhằm hiểu được mức độ thực hiện mục tiêu và đánh giá tổng quát kết quả học tập của học sinh 1.1.3 Chức năng kiểm tra – đánh giá thành quả dạy – học Trong quá trình dạy – học, tùy vào từng đối tượng,... trước tập thể để tập thể có thể hiểu biết, học tập lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau 1.1.5 Mục tiêu dạy học - Cơ sở của kiểm tra - đánh giá thành quả dạy học 1.1.5.1 Khái niệm Một cách ngắn gọn thì mục tiêu dạy học là những gì mà người học cần phải đạt được sau khi học xong một môn học, một chương, một bài … Nó bao gồm: - Hệ thống các kiến thức khoa học và cả phương pháp nhận thức chúng - Hệ thống các kó . dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ chương Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng , Hình học 10 nâng cao. Để kiểm tra và đánh giá thành quả dạy học của giáo viên và học sinh luận chương 1 45 Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ “PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG” 46 2.1. Chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt. xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (TNKQNLC) qua chương “ phương pháp toạ độ trong mặt phẳng Tiến hành thực nghiệm sư phạm sử dụng phương pháp TNKQ để đánh giá

Ngày đăng: 06/10/2014, 19:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan