1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã, thành phố của tỉnh thanh hóa

104 429 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 13,32 MB

Nội dung

Trang 1

Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp, đạo đức xã hội có phần bị xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả là "có một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước"

Hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, dùng tiền để "mua điểm" "mua bằng cấp" hiện tượng đánh thầy chửi ban có nguy cơ trở thành một tệ nạn Không những thế, những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy cũng đang có xu hướng du nhập vào nhà trường gây ảnh hưởng lớn đối với học sinh

Tại sao trong một bộ phận học sinh hiện nay lại có sự sa sút về mặt phẩm chất đạo đức? Hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phải thấy rằng nguyên nhân chú yếu nhất là do trong thời gian qua chúng ta ít quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho những đối tượng này, gia đình và xã hội gần như "gửi gắm", thậm chí "khốn trắng" cơng việc giáo dục đạo đức con em mình cho nhà trường Mặt khác, giáo dục trong nhà trường lại có xu hướng coi nhẹ, thậm chí buông lỏng giáo dục đạo đức, chạy theo giáo dục văn hóa đơn thuần vì mục đích thi cử

Đề khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một bộ phận thanh niên học sinh, để đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo

dục thế hệ trẻ, xây dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ

Trang 2

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn dé tai: "M6t sé gidi phap nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa" dễ nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phó của tỉnh Thanh Hóa

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 31 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX

thị xã, thành phó của tỉnh Thanh Hóa 3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phó của tỉnh Thanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học

sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa, nếu đề xuất và

thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi thì chất lượng giáo dục của các trung tâm sẽ được nâng cao và đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

của tỉnh Thanh Hóa

5.3 Dé xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận dé xây dựng cơ sở lý luận của dé tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích- tông hợp tài liệu:

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiên

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra:

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: - Phương pháp nghiên cứu các sản phâm hoạt động: - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sứ dụng phần mềm SPSS đề xử lý số liệu thu được 7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

Trang 4

tỉnh Thanh Hóa có những giải pháp nang cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Từ đó áp dụng vaòa công tác quản lý, giảng dạy đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX trong tỉnh

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ

lục nghiên cứu, luận văn gồm có 3 chương:

- Chương l: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hoá

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phó của tỉnh Thanh Hóa

Trang 5

CONG TAC GIAO DUC DAO DUC CHO HOC SINH Ở CAC TTGDTX THI XA, THANH PHO CUA TINH THANH HÓA 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Cac nghiên cứu ở nước ngoài

Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người, tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội Từ đó cho thấy đạo đức trong xã hội luôn được coi trọng và là tâm điểm dé cho các triết gia nghiên cứu và tìm hiểu

Ở phương Tây, thời cô đại, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho

rằng cái gốc của đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện Ấy được lan tỏa thì con người sẽ có hạnh phúc Muốn xác định được chuẩn mực đạo đức, theo Socrate, phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp nhận thức khoa học [4 tr 34]

Không Tử (551- 479 TCN) là nhà hiền triết nồi tiếng của Trung Quốc

Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Lễ - Chính danh”, trong đó, “Nhân” - Lòng thương người - là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người Đứng trên lập trường coi trọng giáo dục đạo đức (GDĐĐ), Ông có câu nói nồi tiếng truyền lại đến ngày nay “Tiên học lễ, hậu học văn” [4 tr 21]

Trang 6

Thế kỷ XX một số nhà giáo dục nồi tiếng của Xô Viết cũng nghiên cứu

về GDĐĐ cho cán bộ, học sinh (HS) nhu: A.C Macarenco, V.A Xukhomlinxky Nghiên cứu của họ đã đặt nền tảng cho việc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô

1.12 Các nghiên cứu ở rong nước

Ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến đạo đức và GDĐĐ cho cán bộ hoc sinh Bac cho rằng đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng Bác còn căn đặn Đảng ta phải chăm lo GDDD cach mạng cho đoàn viên và thanh niên, học sinh thành những người thừa kế xây dựng tổ quốc Chú Nghĩa Xã Hội vừa “hồng” vừa “chuyên”

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cách mạng là: Trung với nước, hiểu với dân: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; yêu thương con người: tinh thần quốc tế trong sáng

Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn khá công phu Tiêu biểu như giáo trình của Trần Hậu Kiểm: Phạm Khắc Chương- Hà Nhật Thăng- Nhà xuất bản giáo dục (NXB Giáo dục, 2001); Giáo trình đạo đức học (Nguyễn Ngọc Long- chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2000); Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, (PGS-TS Vũ Trọng Dung chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2005)

Vấn đề GDĐĐ cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Đặc trưng của đạo đức và phương pháp GDĐĐ (Hoàng An, 1982); GDĐĐ trong nhà trường (Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, 1988): Các nhiệm vụ GDĐĐ (Nguyễn Sinh Huy, 1995): Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt

Trang 7

Giáo dục giá trị truyền thống cho học học sinh (HS, sinh viên (Phạm Minh Hạc, 1997); Vấn đề giáo duc bảo vệ môi trường ( Lê Văn Khoa, 2003); Một số nguyên tắc giáo dục nhân cách có hiệu quả trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Thị Kim Dung, 2005): Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL) ở trường Trung học phố thông (THPT) (Phùng Đình Mẫn chủ biên, 2005)

Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức các tác giả đã đề cập đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức và một số vấn đề về quản lý công tác giáo dục đạo đức

Về mục tiêu giáo dục đạo đức, tác giả Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: “Trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng dắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh Tô chức tốt giáo dục giới trẻ: rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa (CNH-HĐH) đất nước” [17]

Đề nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong thời kỳ đổi mới đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về quản lý công tác giáo dục đạo đức Tuy còn ít ỏi nhưng có thê kê đến:

- Huynh Thi Kim Anh với dé tai luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục: “Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tô chức GDĐĐ cho học sinh ở

Trang 8

địa bàn quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh” năm 2010

- Một vài quan điểm đối mới hoạt động giáo dục đạo đức của người Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) bậc Trung học cơ sở (Lê Trung Tấn- Nguyễn Dục Quang, 1994)

- Thử nghiệm quy trình tác động nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ học sinh THCS (Lê Thanh Sử, 1994)

Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề: giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo đục đạo đức cho học

sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phó 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo dục và giáo dục đạo đức 1.2.1.1 Gido duc

Theo quan diém ctia Chu nghia Mac-Lénin, giao duc (GD) la mét hinh thái ý thức xã hội, giáo dục tỒn tại, vận động, phát triển theo sự tổn tại vận động và phát triển của xã hội Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự chi phối và quy định bởi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Mặt khác, sự phát triển của giáo dục và sự hoàn thiện về chất lượng giáo dục là yếu tố then chốt tạo ra sự phát triển của xã hội, của nền văn minh nhân loại [7]

Giáo dục được hiểu theo nhiều cách tiếp cận và nhiều cấp độ khác nhau: - Về bản chất: giáo dục được hiểu là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội giữa các thế hệ

Trang 9

ảnh hưởng của tất cả các tác động (tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan ) Đây cũng chính là quá trình xã hội hóa con người

+Ở cấp độ thứ 2: Giáo dục là hoạt động có mục đích của các lực lượng giáo dục xã hội nhằm hình thành các phẩm chất nhân cách Đây chính là quá trình giáo dục xã hội

+ Ở cấp độ thứ 3: Giáo dục là hoạt động có kế hoạch, có nội dung xác định và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tô chức giáo dục, trong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm giúp họ phát triển toàn diện Đây chính là quá trình sư phạm tổng thể

+ Ở cấp độ hẹp nhất: Giáo dục là quá trình hình thành ở học sinh những

phẩm chất đạo đức, những thói quen hành vi Đây chính là quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh

Trong luận văn này giáo dục được hiểu như là một quá trình sư phạm tong thê: là hoạt động có kế hoạch, có nội dung, bằng các phương pháp khoa học trong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ cho các em

1212 Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức cho học sinh (HS) là một quá trình lâu dài, liên tục về thời gian, rộng khắp về không gian, từ mọi lực lượng xã hội: trong đó, nhà trường giữ vai trò rất quan trọng

Trang 10

GDDD cho hoc sinh là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất

đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với vai trò chú đạo của nhà giáo dục Từ đó, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với cộng đồng- xã hội, với lao động, với tự nhiên

Bản chất của GDĐĐ là chuỗi tác động có định hướng của chủ thê giáo

dục và yếu tổ tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh chuyển những chuẩn mực, quy tắc, nguyên tắc đạo đức từ bên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêng mình mà mục tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức phù hợp với những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội GDĐĐ không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những khái niệm, những tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn hết là kết quả giáo dục phải được thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hành động thực tế

của học sinh

Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho học sinh tri thức - ý thức đạo đức, niềm tin và tình cảm đạo đức và quan trọng nhất là hình thành ở các em hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội

1.22 Quản lý và quản lý công tác giáo dục đạo đức 1.2.2.1 Quan ly

Bản chất của quản lý (QL) là nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận riêng

Trang 11

dàn nhạc thì cần người chỉ huy”[17 tr 342] Như vậy: Quản lý là loại lao

động điều khiến mọi quá trình lao động nhằm phát triển xã hội

Các nhà lý luan khac nhu: Frederich William Taylor (1856-1915) My; Henry Fayol (1841-1925) Phap, Max Weber (1864-1920) Ditc déu khang định:

“Quân lý là khoa học, đồng thời là nghệ thuật thúc đây sự phát triển xã hội”

Theo Nguyén Minh Dao: “Quan ly la sự tác động liên tục, có tô chức, có định hướng của chủ thê (người quản lý, người tô chức quản lý) lên khách thể (đói tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [19, tr 97]

Có quan niệm khác: “Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội, quản lý là một quá trình tác động có hướng đích, có tổ chức trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ôn định và phát triển tới mục tiêu đã định” [24 tr 4]

Những khái niệm trên về quản lý tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng vẫn cho thấy một ý nghĩa chung: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có

hướng đích của chủ thê quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý

nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức đề đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường

1.222 Quản lý công tác giáo dục đạo đức

Từ các khái niệm về quản lý giáo dục và hoạt động giáo dục đạo đức

(HĐ GDĐĐ) cho học sinh THPT có thể đi đến khái niệm về quản lý HĐ

Trang 12

Quan ly HD GDDD cho hoc sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) là hệ thống những tác động có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu các bộ phận của nhà trường nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm năng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu GDĐĐ cho học sinh ở cấp học này

Nội dung của công tác quản lý HĐ GDĐĐ cho học sinh TTGDTX - Quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch và nội dung GDĐĐ - Quản lý việc sử dụng phương pháp, hình thức, phương tiện GDĐĐ - Quản lý giáo viên

- Quan ly hoc sinh

- Quản ly việc kiểm tra, đánh giá két qua GDDD

- Quản lý công tác kết hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội trong GDĐĐ

1.23 Hiệu quả và hiệu qua quản lý công tác giáo dục đạo đức 1.2.3.1 Hiệu quả

Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “Hiệu quả” được định nghĩa là: “Kết quả như yên cẩu của việc làm mang lai” [25, tr 440] Hiểu một cách cụ

thê hơn, hiệu quả của hoạt động quản lý là kết quả hoạt động của hệ thống

quản lý cụ thể được phản ánh trong các chỉ tiêu khác nhau của đối tượng quản lý cũng như trong bản thân hoạt động quản lý, đồng thời những chỉ tiêu đó có những đặc trưng về số lượng và chất lượng

Trang 13

1.23.2 Hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức

Hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức là kết quả của việc tổ chức và điều khiên các hoạt động của học viên theo yêu cầu của chủ thể quản lý giáo dục về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch giáo

dục đã đề ra với chỉ phí thấp nhất

Hiệu quả và chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; càng nâng cao hiệu quả quản lý học sinh chất lượng đào tạo trong mỗi trung tâm sẽ được nâng cao lên

Như vậy, hiệu quả quản lý học sinh là kết quả của quá trình tác động có

mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý đề tác động

trực tiếp đến từng nhân tố nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

Đề đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức học sinh, chúng ta có thể tiến hành đánh giá về việc quản lý của giáo viên, của người trực tiếp quản lý học sinh

1.24 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản ly céng tác giáo đục đạo đức

1.2.4.1 Giải pháp

Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học: “Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó Như vậy, giải pháp được hiểu là phương pháp hay cách thức giải quyết một số vấn đề cụ thể nào đó Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng ta hiểu giải pháp chính là cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý công tác giáo dục đạo đức cho hoc sinh TTGDTX

1.2.4.2 Giai phap nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo đục đạo đức

Giải pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể của

Trang 14

minh mong muốn Là cách mà chủ thể quản lý sử dụng để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong những tình huống cụ thể, môi trường cụ thể Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào sự lựa chọn đúng các giải pháp tác động vào tô chức

Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh có đạt được kết quả khi thực hiện hay không còn phụ thuộc vào phương pháp giáo dục và những con người truyền thụ kiến thức kinh nghiệm cho các em

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý là những cách làm cụ thể có mục đích, có kế hoạch nhằm giảm thiêu chỉ phí hoạt động nhưng đạt kết quả cao so với kế hoạch đề ra Như vậy giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh TTGDTX đồng nghĩa với việc tìm ra con đường ngắn nhất, dễ nhất dé đạt được kết quả cao nhất

1.3 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTGDTX thị xã, thành phố

1.31 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTŒDTX thị xã, thành phố

Nâng cao công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trung tâm GIDTX chính là nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của ngành Giáo dục

Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều là những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo Muốn nâng cao chất lượng đảo tạo, giải pháp ưu tiên mang tính đột phá là phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý, đến học sinh Phải có sự đối mới trong công tác quản lý học sinh về giáo dục tư tưởng, ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng

Trang 15

Hiểu sâu sắc các đặc điểm của trung tâm GDTX và mối quan hệ của trung tâm với người học Trung tâm GIDTX có mục tiêu chung là tạo cơ hội học tập, giúp cho người học có những kiến thức, kỹ năng cần thiết đề họ lao động, sản xuất, công tác tốt hơn: hòa nhập với cộng đồng, mưu cầu hạnh phúc, đồng thời cũng tạo cơ sở đề những người học có nhu cầu có thé tiếp tục học lên bậc học cao hơn Do đó, các hoạt động giáo dục phải mở ra ở nhiều

lĩnh vực và các trình độ khác nhau Thấy rõ đặc điểm đó, công tác quản lý

phải chú trọng đến hình thức học tập này, trong đó giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa quyết định

Người học ở trung tâm GDTX có những đặc điểm khác biệt đối với

học sinh trường phô thông, vì vậy, mối quan hệ giữa trung tâm GDTX với người học cũng khác biệt Người học ở trung tâm GDTX không đồng nhất về

nhiều mặt: lứa tuôi, trình độ, vị thế xã hội, đặc điểm tâm sinh lý, môi trường

hoạt động nghề nghiệp Họ là đối tượng người học đặc biệt, vì họ vừa là người đặt ra những yêu cầu để được đáp ứng, vừa là đối tượng của công tác quản lý giáo dục

Trang 16

Xét ở một phương diện nào đó thì đối với trung tâm GDTX, mối quan

hệ giữa chất lượng các hoạt động và sự phát triển về số lượng người học có mối quan hệ tương hỗ Có người học mới có các hoạt động dạy và học, mới đặt ra vấn đề chất lượng của hoạt động Thực tế cho thấy có bảo đảm được chất lượng dạy và học thì trung tâm GDTX mới thu hút được đông đảo người học Đảm bảo chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục đặt ra như một thách thức với công tác quản lý và trở thành vấn đề trọng tâm, cấp bách đối với sự phát triển của trung tâm GDTX

Vi vay, quản lý giáo dục (QLGD) ở TTGDTX cần chặt chẽ quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh- Điều đó quyết định sự tổn tại hay không tồn tại của TTGDTX

1.32 Mục đích, yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTŒƠDTX thị xã, thành phố

Lãnh đạo nhà trường phải xác định rõ nội dung GDDD cho hoc sinh làm cơ sở cho các tổ chuyên môn khác xác định được nội dung công tác GDĐĐ của tổ mình

Trang 17

Phương tiện quản lý công tác giáo dục đạo đức bao gồm: các văn bản pháp quy về GDĐĐ, bộ máy làm công tác giáo dục đạo đức, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thông tin về công tác giáo dục đạo đức

Các văn bản pháp quy là cơ sở pháp lý để giám đốc xây dựng kế hoạch, ra các quyết định quản lý Việc vận dụng các văn bản pháp quy về công tác giáo dục đạo đức phải phù hợp với đặc điểm của mỗi nhà trường và các chuẩn mực đạo đức xã hội

Bộ máy làm công tác giáo dục đạo đức ở TTGDTX đó là Ban giám đốc, các tô chuyên môn, tổ văn phòng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các tô chức đoàn thê trong nhà trường như Cơng đồn, Đồn trường và các tap thé học sinh Trong phạm vi quyền hạn được giao giám đốc phải có các biện pháp

để tổ chức, vận hành sử dụng bộ máy hoạt động một cách đồng bộ Giám đốc

cần phải bố trí, sắp xếp bộ máy một cách hợp lý khoa học, điều hành chỉ đạo chặt chẽ, kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy

Đề tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần thiết phải có nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất Nguồn quỹ lương đảm bảo cho sự gắn bó của cán bộ giáo viên với nghề nghiệp, tạo động lực phát huy sự nỗ lực, sức sáng tạo của đội ngũ Các nguồn quỹ trong nhà trường nhằm tăng cường các điều kiện về tài lực, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường Có thể sử dụng nguồn lực tài chính đề tăng thu nhập cho giáo viên theo quy định của nhà nước hoặc khen thưởng động viên sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh

Trên cơ sở chủ trương xã hội hóa giáo dục, Giám đốc cần phải huy

Trang 18

triển cơ sở vật chất, phương tiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức nói riêng

Hoạt động quản lý của giám đốc đòi hỏi phải cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin Thông tin cũng là một trong những phương tiện quản lý Giám đốc phải nắm được các thông tin chỉ đạo từ cấp trên và những thông tin phân ánh ý kiến của cán bộ giáo viên, nhân viên cấp dưới Thông tin quản

lý cũng phải được truyền đạt kịp thời, đầy đủ đến cán bộ giáo viên và học

sinh Để truyền đạt được thông tin hai chiều Giám đốc phải tiến hành các cuộc họp sơ kết, tông kết tuần, tổng kết tháng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, thực hiện các cuộc giao tiếp xã hội và giao tiếp nội bộ, thông báo bằng bảng tin của nhà trường, thông báo bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản, duy trì các loại báo cáo định kỳ hoặc đột xuất Các cơ chế truyền đạt thông tin, thu thập thông tin giúp Giám đốc có các cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch, tăng cường xây dựng các quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục được tiến hành một cách đồng bộ, đạt hiệu quả cao

Trang 19

1.3.3 N6i dung, phwong phap nang cao hiéu qua quan ly céng tac giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTŒDTX thị xã, thành phố

Giáo dục đạo đức cho học sinh TTGDTX là một trong những công tác trọng tâm của trung tâm GDTX, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục Nhân cách tông quát của con người Việt Nam được chính thức hóa trong Nghị quyết TW2 Đại hội Đảng toàn quốc khóa VIII năm 1996 như sau: "Xây

dựng những con người và thế hệ trẻ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội: có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tô quốc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: có tư duy sáng tạo, tính độc lập và tích cực cá nhân: có năng lực thực hành giỏi, yêu nghề, làm chủ khoa học, kỹ thuật hiện đại: có ý thức tổ chức kỉ luật; tác phong

công nghiệp: ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác: có ý thức bảo vệ môi

trường: có nếp sống lành mạnh và có sức khoẻ tốt."

Công tác giáo dục đạo đức phải hướng vào thực hiện mục tiêu đào tạo chung là hình thành nhân cách, phâm chất và năng lực công dân, đào tạo những người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái và yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh có khả năng góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, đưa đất nước tiễn kịp thời đại

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm GDTX gồm các nội dung sau:

* Giáo đục trong trong giờ lên lớp

Việc quản lý học sinh tham gia các giờ học trên lớp là trách nhiệm của cán bộ quản lý học sinh Trung tâm, ban cán sự lớp nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là giáo viên giảng dạy Những môn học trên lớp giúp các em có thêm kiến thức để có thái độ hành vi ứng xử có văn hóa, có lối sống lành

Lt 2 À ck 2: xe TT ck “ x 2

Trang 20

học sinh trong giờ học thì vấn đề quan trọng là sự tham gia của các học viên vào quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập do giáo viên yêu cầu, đó là sự thể hiện ý thức, thái độ học tập của học sinh trong các giờ học trên lớp

* Quản lý học viên học tập ngoài giờ lên lớp

Thời gian ngoài giờ lên lớp (NGLL) là khoảng thời gian khá dài trong quỹ thời gian của học sinh TTGDTX: sử dụng nó cho việc học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của học viên Tuy nhiên vai trò kiểm tra, giám sát của Trung tâm (chủ yếu là của cán bộ quản lý học sinh), của ban cán sự lớp, cán bộ đồn cũng khơng thể bỏ qua Thông qua việc nắm thông tin qua bạn bè, cán bộ địa phương gia đình, chu gia dinh noi hoc sinh 6 tro, để biết được diến biến tư tưởng của học sinh, từ đó có các biện pháp uốn nắn, giúp đỡ những học sinh có biểu hiện lệch lạc một cách kip thoi va hợp lý Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp các em cúng có lại kiến thức đã học, mở rộng và nâng cao sự hiểu biết của mình về môi trường sống, xã hội xung quanh, vốn kiến thức và hòa mình vào các hoạt động tập thé

* Giáo duc hoc sinh trong rèn luyện và tham gia các hoạt động phong trào ngoài giờ lên lop

Trang 21

của mình trong mọi tình huống và nhận thức rõ ràng vai trò quan trọng của việc được giáo dục

* Quản lý học sinh thông qua mối quan hệ gia đình — Nhà trường — Xã hội Môi trường xã hội là một yếu tổ tất yêu khách quan, nó tổn tại và tác động lên mọi đối tượng trong xã hội loài người Con người không thể sống ở bên ngồi mơi trường xã hội nên hiển nhiên phải chịu sự chi phối của môi trường xã hội, biết khai thác triệt để những mặt tiến bộ mà yếu tố môi trường xã hội mang lại cho con người Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cũng vậy, nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội

Học sinh là một thực thể của xã hội loài người, là nhân tố thích ứng

năng động đối với mọi biến đổi của môi trường xã hội cho nên tác động của môi trường xã hội đối với học sinh cũng rất nhanh nhạy Hiện nay, học sinh về học tại các Trung tâm như: Trung tâm Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bim Sơn, Thị xã Sầm Sơn thì một số em có gia đình sống ở thành phó, thị xã hoặc các vùng lân cận về sống với gia đình, còn lại đa số học sinh ở trọ trong nhà dân đề sinh hoạt, học tập Mặt khác với các phương tiện hiện đại ngày càng phát triển thì quan hệ giữa học sinh và môi trường xã hội bên ngoài là rất dé dàng, các em cập nhật thông tin hàng ngày, giao lưu bạn bè thông qua Internet ngày càng nhiều Bên cạnh những ưu điểm mà các em thu nhận được là kiến thức xã hội được nâng lên thì mặt trái của nó là các tiêu cực xã hội tấn công vào học sinh không phải là ít Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh TTGDTX thông qua mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội là một vấn

đề khá phức tạp

Trang 22

trú của hoc sinh ngoại trú, các tổ chức đoàn thể, các gia đình chủ trọ và đặc biệt là ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện của bản thân mỗi một người học sinh Xây dựng một môi trường giáo dục thống nhất, những người quản lý Trung tâm và giáo viên phải phối hợp hoạt động với những thành viên trong gia đình học sinh, các tô chức đoàn thê chính trị và xã hội ở địa phương để tác động và thống nhất theo mục tiêu giáo dục, đào tạo

1.34 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TTŒDTX thị xã, thành phố

Học sinh TTGDTX có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý chí,

hoạt động để phát triển tai, đức cá nhân Nhưng với kinh nghiệm vốn sống chưa nhiều, vì thế dễ sai lầm, chao đảo trong nhận thức và hoạt động của mình

Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả tự giáo dục của học sinh là tăng cường quản lý hoạt động tự quản của tập thê lớp học Hoạt động tự quản sẽ giúp học sinh tự giác, chú động sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo đức Nhờ hoạt động tự quản những nội dung giáo dục đạo đức của nhà trường biến thành nhu cầu bên trong của học sinh, thôi thúc học sinh tự giác tiếp nhận, tự giác học tập và quyết tâm rèn luyện đề trở thành người học sinh có đạo đức tốt, có ý thức học tập rèn luyện không ngừng đề trở thành người chú tương lai của đất nước

Trang 23

quan; chi đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán bộ lớp giáo dục học sinh vi phạm nội quy; khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức

Giáo dục các em thông qua tắm gương sáng của người thầy: Người xưa từng nói: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, nghĩa là một chữ cùng là thầy, nửa chữ cũng là thầy vì vậy tắm gương của người thầy trong môi trường giáo dục là rất quan trong Cac em lấy đó làm tắm gương đề học tập, dé nang niu, dé gin giữ và đề là động lực phấn đấu Vì vậy mỗi người thầy không ngừng trau dồi bồi dưỡng kiến thức bắt kịp với thời đại mà còn là tắm gương sáng cho các em học tập noi theo

Tiểu kết chương 1

Công tác giáo duc dao đức cho học sinh ở các Trung tâm GDTX hiện

nay rất phức tạp, nhiều vấn đề đòi hỏi bộ phận quản lý học viên phải đối mới

cả về hình thức, nội dung, phương pháp quản lý Chương 1 là một số nét cơ bản có ý nghĩa như là những vấn đề mang tính lý luận về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh TTGDTX Nó giúp chúng ta nhìn nhận một cách tổng quan về các nhân tố có trong quá trình quản lý giáo dục học viên hệ vừa học

vừa làm (VLVH) Xác định được vị trí, vai trò của từng đối tượng để đề ra

chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm thu được kết quả giáo dục tốt nhất đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục- đào tạo (GD-ĐT) mà Đảng và Nhà nước đặt ra

Trang 25

CHUONG 2

CO SO THUC TIEN CUA VAN DE NANG CAO HIEU QUA CONG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC

TTGDTX THỊ XÃ, THÀNH PHÓ CỦA TỈNH THANH HÓA 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục

của tỉnh Thanh Hóa

2.11 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Đặc điểm địa lí

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội

khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về

hướng Bắc Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt

Thanh Hóa bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24 huyện, với điện tích 11.133.4 km2 và hơn 3.8 triệu dân trong cộng đồng có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống đải rác trên 27 huyện thị Thanh hóa có 639 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn Bao gồm: 22 phường, 587 xã và 30 thị trần

Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì Thanh Hóa

nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến

Trang 26

của Thanh Hóa là 11.106 km2, chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du,

miễn núi Thanh Hóa có thêm lục địa rộng 18.000 km

Miền núi, trung du: Miền núi và đôi trung du chiếm phân lớn diện tích

của tỉnh Thanh Hóa Riêng miền đổi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miễn đổi trung du của tỉnh Thanh Hóa thành một bộ phận địa

hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền

núi nói chung

Miễn đổi núi chiếm 2/3 diện tích tỉnh Thanh Hóa, đã được chia làm 3

bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cam Thủy và Thạch Thành Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản đồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông

Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy

thủy điện như: thủy điện Cửa Đặt ( thuộc địa bàn huyện Thường Xuân) Miền

đổi núi phía Nam là đồi núi thấp, đất màu mỡ phì nhiêu thuận lợi trong việc

phát triển trồng các loại cây công nghiệp cây lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý

Vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa lớn nhất của khu vực miền Trung và đứng thứ ba của cả nước Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thố, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biên là 1 m

Trang 27

biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm Sầm Sơn với cảnh đẹp nên thơ

hùng vĩ nổi tiếng ở đây thuận lợi cho việc có phát triển dịch vụ du lịch và

nghỉ dưỡng Ngoài ra còn có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lần biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn)

2.112 Lê dân số, dân cư và nguồn nhân lực

Số dân của tỉnh Thanh Hóa hiện tại 3.8 triệu người với 7 dân tộc anh em sinh sống như: Kinh, Mường, Thái, Hmông, Dao, Thổ, Kho-mú, trong đó có khoảng 355,4 nghìn người sống ở thành thị Năm 2005 Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuôi lao động , chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại

học trở lên chiếm 5,4%

Dân cư Thanh Hóa cư tú chủ yếu ở vùng nông thôn, tỉ lệ dân thành thị còn thấp và tăng chậm Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thô giữa các huyện, thị xã, thành phó, vùng miền Ở các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, miền núi, dân cư thưa thớt và rải rác Nguồn nhân lực dôổi dào nhưng chủ yếu là manh mún, lao động phô thông và chưa được đào tạo bài bản

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa

2.1.2.1 Lề kinh tế

Trang 28

Thanh Hóa có khoáng sản chính là vàng, cromit, thiếc, đá quý Chúng chưa được đánh giá đúng, nhất là vàng Vàng uy đã bị người tàu, dân tự do khai thác ở nhiều huyện miền núi, song trữ lượng còn rất lớn Có thể nói các huyện trong tỉnh, chưa biết cách khai thác các nguồn lực vốn có của mình nều có chuyên môn tốt sẽ tìm được vàng cho khai thác và chỉ có khai thác công nghiệp mới đem lại lợi ích cho Đất nước và tránh ô nhiễm môi trường

Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang trên đà phát triển Theo số liệu của tông cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển cơng nghiệp của tồn tỉnh tăng 8,2%, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh và Ha

Nội chỉ tăng ở mức thấp là 0,4% va 2,7%).""*! Trong bảng xếp hạng về Chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011 tỉnh Thanh Hóa xếp ở

vị trí thứ 24/63 tỉnh thành."“l Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5

khu công nghiệp tập trung và phân tán Một số khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Bim Sơn - Thị xã Bim Sơn: Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia: Khu công nghiệp Lễ Môn -

Thành phố Thanh Hóa: Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành

phố Thanh Hóa: Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân

Hiện tại Thanh Hóa đang đầu tư xây dựng vào khu kinh tế Nghi Sơn thuộc huyện Tĩnh gia Khu kinh tế này đã được Thủ tướng Chính phủ ký

quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg

Trang 29

vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với

Trung Bộ với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan

Theo Thống kê đến năm 2004 toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông

nghiệp đang được sử dụng khai thác Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha: cà phê 4.000 ha: cao su 7.400 ha: lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha: sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m° gỗ, hàng năm có

thể khai thác 35.000-40.000 m° (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007) Rừng

Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về ho, loài Gỗ qui hiếm có lát, po mu, sa mu, lim xanh, tau, sén, vang tam, gidi, de, chò chỉ Các loại cây thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu quế, cánh kiến đỏ các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su Nhìn chung vùng rừng đa dạng về các loại lâm sản, giàu về chất lượng và phân bố trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha

Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, hươu, nai, hoãng, vượn, khi, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim Đặc biệt ở phía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có vườn quốc gia Cúc Phương phía tây bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và khu bảo tổn thiên nhiên Pù Hu, phía tây nam có khu bảo tổn thiên nhiên Xuân Liên là những nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật

Trang 30

Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển Thanh Hóa có

102 km bờ biên và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra

vào Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt

Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn là thị trường tiềm năng của các loại hình kinh tế khác như: du lịch, dich vụ

2.1.2.2 Lẻ văn hóa - xã hội

“Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thê thao, thông tin và truyền thông đạt được nhiều tiến bộ; công tác xóa đói, giảm nghèo được triển khai tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo” Sự tăng trưởng và ồn định về kinh tế đã tạo tiền đề vật chất cho sự thay đối nhanh chóng bộ mặt văn hóa - xã hội của tỉnh Đời sống nhân dân từng bước được

nâng lên, cải thiện một cách rõ rệt Hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường,

trường học, trạm xá, các công trình phúc lợi công cộng ) cũng được quan tâm đáng kể Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, báo chí, tuyên truyền, giải quyết các chính sách xã hội việc làm cho người lao động: công tác xóa đói, giảm nghèo trong những năm qua đã có nhiều chuyền biến đáng kê Công tác chăm sóc và giáo dục học sinh ngày càng được quan tâm chu đáo: việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã có nhiều tiến bộ Quốc phòng, an ninh được giữ vững

Bên cạnh những thành quả đó, nền kinh tế- xã hội (KT - XH) của tỉnh

Trang 31

khan; chat lượng giáo dục còn thấp: tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong học tập và trong giáo dục còn chưa được ngăn chặn kịp thời: tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi suy dinh dưỡng còn cao; các tệ nạn xã hội chưa được đây lùi, trật

tự an toàn xã hội ở một số địa bàn có biêu hiện phức tạp: quản lý nhà nước về

KT - XH còn bộc lộ một số yếu kém: hoạt động của Mặt trận và các tô chức xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu đưa ra, hiệu quả vận động sức dân vào công cuộc đổi mới còn thấp, chưa làm cho dân tin vào chính quyền

Tình hình KT - XH nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển

GD&DT cua tinh nha Tuy nhiên, trong tiến trình đối mới và hội nhập, những khó khăn có thể được khắc phục, những thành tựu đạt được đã báo hiệu sự

khởi sắc trên quê hương, tạo tiền đề để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy

truyền thống quê hương “Hai giỏi”, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược

mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã đặt ra

213 Tình hình phát triển giáo dục nói chung và phát triển GDTX nói riêng

Thanh Hóa là mảnh đất giàu truyễn thống cách mạng, hiếu học Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, tuy hoàn cảnh hết sức khó khăn, éo le nhưng bằng nghị lực phi thường với truyền thống hiếu học noi gương anh bộ đội Cụ Hồ nên giáo dục Thanh Hóa vẫn giữ vững và phát triển phong trào hiếu học của mình

Trang 32

ĐT ngày càng được nâng lên, số lượng học sinh thi đỗ vào các trường đại học và học sinh giỏi Quốc gia ngày càng nhiều

Nam hoc 2011-2012, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, có 65/80 học sinh đoạt giải; có 1 học sinh đoạt Huy chương Đồng Olimpic quốc tế môn Vật lý, đây là năm thứ năm liên tục Thanh Hóa có học sinh đoạt giải Olimpic quốc tế Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp Trung học phô thông đạt 99,93%, tăng 0,67% so với cùng kỳ; bổ túc trung học phố thông (BTTHPT) đạt 99,78%, giảm 0,07% so với cùng kỳ

Tính đến 31/8/2012 toàn tỉnh có 637/637 xã, phường, thị trấn đạt phố

cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở Toàn tỉnh có 823 trường đạt chuẩn, tăng 77 trường so với cùng kỳ: trong đó mầm non tăng 25 trường, tiêu học tăng 27 trường, Trung học cơ sở (THCS) tăng 22 trường, THPT tăng 3 trường: có 21.329 phòng học kiên cố chiếm 82,6% tổng số phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố giảm 0.9% so với cùng kỳ

Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012, Thanh Hoá có 61 học sinh đạt từ 27 điểm trở lên trong tông số hơn 900 học sinh toàn quốc: có 6 thí sinh đạt từ 28.5 điểm trở lên, nằm trong tốp 100 thí sinh đỗ điểm cao trong toàn quốc; 7 học sinh thi đỗ vào 2 trường đại học đạt điểm cao, dẫn đầu cả nước (thi đỗ cả 2 khối đạt từ 27 điểm trở lên) Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh kết thúc xét tuyên nguyện vọng I, tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2

2.1.3.1 Quy mô mạng lưới trường lớp, học sinh

Quy mô mạng lưới trường lớp tiếp tục được ôn định và phát triển Năm

học 2011-2012, Khối giáo dục có 2.166 trường (tăng 1 trường Mầm non),

Trang 33

thuong xuyén (trong do, co 01 trung tam GDTX tinh, 27 trung tam GDTX

huyện, thị, thành phô)

Tổng số học sinh 735.921, trong đó Mầm non 173.044, tiểu học

240.196, THCS 185.701, THPT 123.759, GDTX 13.221 Giảm 0.4% so với năm học 2010-2011

Mạng lưới trường chuyên nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh gồm: 4 trường đại học: 2 trường cao đắng, 9 trường trung học chuyên nghiệp (THCN) và 7

cơ sở đào tạo TCCN, 92 cơ sở đào tạo nghề

2.1.3.2 Thực trạng về đội ngĩ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Về số lượng: năm học 2011- 2012 toàn ngành hiện có 54.471 cán bộ,

công chức, viên chức, trong đó: GD Mầm non: 14.077 người: GD Tiêu học: 16.659 người THCS: 16.536 người; THPT: 6.414 người: Trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề (TTGDTX-DN): 633 người: Trung tâm hướng nghiệp và TTGDTX tỉnh: 74 người: Cơ quan Sở GD&ĐÐT: 78 người Nhìn chung, cơ bản đảm bảo định mức giáo viên cho các cấp học theo quy định:

Mam non 1,05 giáo viên/lớp, Tiểu học 1,40 giáo viên/lớp, THCS 2,09 giáo

viên/lớp, THPT 1,68 giáo viên/lớp

Trang 34

và trên chuẩn 99,35% trong đó trên chuẩn 7,25%; TTGDTX tỉnh, huyện có

CBQL và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 95% Khối Đại học, Cao đẳng,

TCCN: đạt chuẩn 96,12%: trên chuẩn 30% Có 100% CBQL các trường THPT TTGDTX và Phòng giáo dục được bồi dưỡng chương trình quản lý giáo dục, trên 75% trong số đó có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên

Hạn chế: do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đội ngũ CBQL, giáo

viên các cấp còn bộc lộ một số điểm bắt cập, đó là:

Số lượng giáo viên tuy không thiếu nhiều so với định mức, song do dia bàn quá phức tạp nên tỉ lệ giáo viên phân bó không đều giữa các đơn vị

Số lượng giáo viên dạy các môn học chuyên biệt như Âm nhạc, Mỹ thuật cho các lớp cấp THCS còn thiếu

Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa thật đồng đều giữa các vùng miễn Ở các vùng sâu vùng xa, miền núi hầu hết là giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng

dạy còn ít điều kiện đi lại khó khăn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất

lượng GD & ĐT

Mặc dù tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo khá cao, song năng lực chuyên môn chưa thực sự tương xứng với trình độ đào tạo Vẫn còn giáo viên cấp THPT chưa đạt chuẩn ở các môn như: Thể dục, Kỹ thuật công nghiệp Tỷ lệ CBQL, giáo viên trên chuẩn chưa cao

Trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của CBQL, giáo viên, nhân viên còn thấp: độ tuôi trung bình của CBQL còn cao

2.1.3.3 Thực trạng về cơ sở vật chát- thiết bị dạy học

Từ năm học 2005-2006 trở lại đây, phong trào xã hội hóa giáo dục phát

triển mạnh, cơ sở vật chất- thiết bị dạy học (CSVC-TBDH) ngày càng được

Trang 35

các thiết bị hiện đại và đồng bộ như máy vi tính, máy chiếu đa năng, các thiết

bị điện tử khác được các nhà trường đầu tư, mua sắm ngày càng nhiều hơn và hiện đại

2.13.4 Lê đầu nr xây dựng cơ sở vật chất trường học

Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, song nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án (chương trình kiên cố hoá trường học, chương trình ODA, chương trình 135, chương trình ARCD, Dự án Plan, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Dự án Tiểu học vùng khó ) nên nguỗn tài chính của trung ương và địa phương đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng

Kết thúc năm học 2011-2012, Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được quan tâm theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia Tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đạt 80.8% (mầm non 68,1%, Tiểu học 80.3%, Trung học cơ sở 91%, THPT 88,6%, GDTX 73,1%)

Toàn tỉnh có 823 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 38,5%, trong đó Mầm non 192 trường, tiểu học 463 trường, THCS 154 trường, THPT 14 trường

Tổng huy động các nguồn lực khác của xã hội cho giáo dục đạt 25%/téng ngân sách chi cho Giáo dục Đây là một cố gắng lớn của trung ương và chính quyền địa phương trong việc đáp ứng ngân sách cho phát triển quy mô ngày càng tăng của ngành giáo dục

Trang 36

là về nhà ở nên giáo viên chưa thật sự n tâm cơng tac, tồn tâm toàn ý với sự nghiệp trồng người của mình

2.1.3.5 Chất lượng giáo dục

Giáo dục Mầm non: Việc thực hiện đối mới hình thức tô chức giáo dục

cho trẻ tiếp tục được triển khai thuận lợi: đã có 100% các trường, lớp thực hiện nghiêm túc các loại chương trình của Bộ Năm 2010-2011, thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới có 172 nhóm trẻ, đạt tỷ lệ 71% và 1.075

lớp mẫu giáo, đạt tỷ lệ 81,66%

Đã có nhiều giải pháp đề nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ: duy trì và phát triên tốt loại hình bán trú trong các trường mầm non Các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em như: Làm quen văn học và chữ viết, An tồn giao thơng, Dinh dưỡng, Lễ giáo, Giáo dục và bảo vệ môi trường đã được thực hiện thích hợp với nhiều hình thức đa dạng giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin và được phát triển tốt hơn về trí tuệ, tình cảm, chuẩn bị tốt về tâm

ly và điều kiện cho trẻ vào lớp 1

Giáo dục Tiểu học: Chất lượng giáo dục tiểu học cơ bản ồn định và có nhiều chuyền biến tích cực Việc đánh giá, xếp loại học sinh ngày càng đi vào thực chất Chỉ đạo tổ chức dạy học bảm sát chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình, đảm bảo dạy học phù hợp đối tượng học sinh, quan tâm đến việc hình thành kỹ năng sống cho các em

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hìmh thức, công tác Đội - Sao nhi đồng, giáo dục an tồn giao thơng (ATGT), công tác y tế học đường, công tác chữ thập đỏ, giáo dục vệ sinh môi trường được các nhà trường duy trì tốt, giúp các em làm quen dần với cuộc sống xung quanh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trang 37

thực hiện day đủ: xếp loại giáo dục theo Thông tư 32 của B6 GD&DT: 30,5%

giỏi, 37,6% khá Xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 99,1%

Giáo dục THCS và THPT: hoạt động dạy học thực hiện đối mới chương trình và sách giáo khoa đã đi vào ôn định: giáo viên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn trong giảng dạy và học sinh cũng đã thích nghi với các yêu cầu học tập, rèn luyện Đầy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững kỷ cương nên nếp dạy học Các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác như: giáo dục thể chất: giáo dục quốc phòng - an ninh: phòng chống tội phạm ma tuý: đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng: giáo duc dân số: giáo dục dân tộc, y tế học đường: giáo dục môi trường được duy trì và thực hiện nghiêm túc, có chất lượng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Giáo dục thường xuyên: mạng lưới các cơ sở GIDI%X khá đa dạng, đủ các loại hình khác nhau, rộng khắp trong toàn tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi

cho mọi đối tượng có thê tham gia học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh

cua minh

Tất cả các xã, phường, thi tran trong toàn tỉnh thành lập được trung tâm học tập cộng đồng (đạt tỉ lệ 100%) Tuy nhiên, việc tổ chức và hoạt động ở các trung tâm học tập cộng đồng còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả

Trang 38

2.2 Khái quát về các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa

2.21 Quá trình hình thành và phát triển

Hệ thống các Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá được thành lập từ năm 1993 Các trung tâm GIDTX ra đời trên cơ sở là trường văn hóa tập trung, đa số là sáp nhập trường văn hóa tập trung với trường dạy nghề cấp huyện thành trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề (TTGDTX-DN)

Đến năm 2003, Thanh Hóa có 27 trung tâm GDTX và trung tâm GDTX và dạy nghề cấp huyện 01 trung tâm GDTX tỉnh Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GD T%X gắn với nhiệm vụ dạy nghề, các trung tâm đã phát triển không ngừng nhờ hai nhiệm vụ này cùng song hành và hỗ trợ cho nhau Đến khi Chính phú có chủ trương thành lập ở mỗi đơn vị cấp huyện một trung tâm dạy nghề thì các trung tâm GDTX và dạy nghề lần lượt tách ra thành trung tâm GDTX và trung tâm Dạy nghề Hiện nay Thanh Hoá có 20 trung tâm GDTX (Bim Son, Cam Thuỷ, Đông Sơn, Hậu Lộc, Mường Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Xn, Nơng Cống, Quan Hố, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Thành phố Thanh Hoá, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định), 7 trung tâm GDTX và dạy nghề thuộc cấp huyện (Lang Chánh, Quan Sơn, Bá Thước, Như Thanh, Hà Trung, Hoằng Hoá, Sầm Sơn)

Ngày 20/5/1997, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX cấp huyện kèm theo Quyết định số 1600/GD- ĐT: ngày 25/9/2000, Bộ trưởng ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX kèm theo Quyết định 43/2000/QĐ-BGD-ĐT: Ngày

02/01/2007, Bộ trưởng tiếp tục ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX kèm theo Quyết định só 01/2007/QĐ- BGD-ĐT Tất cả các

Trang 39

trung tâm GDTX Đến nay, các trung tâm GDTX cấp huyện ở Thanh Hoá vẫn chưa được quản lý theo các quy định của Bộ mà hiện nay đối với các trung

tâm GDTX, Sở GD-ĐT quản lý về chuyên môn nghiệp vụ Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, thị xã quản lý về hành chính tô chức

2.22 Cơ cấu, tổ chức

Khi mới thành lập các trung tâm chỉ có một giám đốc, một nhân viên và một vài giáo viên cơ hữu Nhưng đến nay, các trung tâm GDTX huyện đã có đú ban giám đốc, tô chuyên môn, tô hành chính Cơ cấu các phòng của trung tâm GDTX tỉnh đủ về số lượng nhưng chưa hợp lí về tên gọi và chức năng nhiệm vụ của nó: cơ cấu tổ chức của trung tâm GDTX cấp huyện thiếu về số lượng (tổ giáo vụ, tô dạy chuyên đề, tổ hành chính - tổng hợp)

Hiện nay, cơ cấu tô chức ở các trung tâm được bổ sung, điều chỉnh cơ bản thực hiện theo đúng với Quy chế tô chức và hoạt động các trung tâm GDTX kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT ban hành và phù hợp với quy mô, yêu cầu nhiệm vụ hiện nay của ngành học GDTX

Trong các trung tâm GDTX có tổ chức Đảng (chi bộ) tham gia chỉ đạo hoạt động của trung tâm, ngồi ra các tơ chức đoàn thể đã được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả

223 Đội ngũ cán bộ, giáo viên

Về giáo viên: Khi Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định thành lập

Trang 40

Đối tượng chủ yếu của các trung tâm GDTX những năm qua chủ yếu là học viên bố túc văn hoá Trên cơ sở đối tượng này, các trung tâm thực hiện các nhiệm vụ khác như: bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học Việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục, đào tạo cho nhiều đối tượng khác đã từng bước được mở rộng, nhưng còn nhiều khó khăn, hạn chế

2.3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các TFGDTX

thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa

2.3.1 Thực trạng đạo đức của học sinh 2.3.L1 Nhận thức, thải độ và hành vì đạo đức

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về giáo dục đạo đức trong các TTGDTX thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra dé thu thập số liệu Đối tượng điều tra gồm 500 học sinh ở

3 TTGDTX: thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn thị xã Bim Sơn Kết quả

điều tra được tông hợp xứ lý và phân tích theo các nội dung sau:

* Câu hỏi 1: “Theo em, sự cần thiết của GDĐĐ trong TTGDTX hién nay như thế nào?”

Bảng 2.1 Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ

TT Nội dung trả lời Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 | Rat can thiết 415 83

2_ | Cần thiết 78 15.6

3 | Khéng can thiét lim 7 1.4

4 | Không cần thiết 0 0

Ngày đăng: 28/08/2014, 07:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w