biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở đình bảng, thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

80 814 0
biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở đình bảng, thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRỌNG HÙNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thái Nguyên – Năm 2011 BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. BGH Ban giám hiệu 2. CNH- HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá 3. GDCD Giáo dục công dân 4. GDĐĐ Giáo dục đạo đức 5. GS. TS Giáo sư. Tiến sĩ 6. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 6. Nxb Nhà xuất bản 7. PGS. TS Phó giáo sư. Tiến sĩ 8. TDTT Thể dục thể thao 9. THCS Trung học cơ sở 10. THPT Trung học phổ thông 11. VHNT Văn hoá nhà trường 12. XHCN Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài. …………………………………………… 1 2. Mục đích nghiên cứu. ………………………………………. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ……………………… 3 4. Giả thuyết nghiên cứu. ………………………………………… 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ………………………………………. 4 6. Phương pháp nghiên cứu. …………………………………… 4 7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu. ……………………………. 5 8. Cấu trúc luận văn ………………………………………… 5 Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học cơ sở. 1.1. Sơ lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu ……………………… 6 1.2. Một số khái niệm …………………………………………… 8 1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục; quản lý nhà trường; quản lý giáo dục đạo đức? ………………………………… 10 1.2.2. Khái niệm biện pháp quản lý, biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức? 13 1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS…………………………………… 14 1.3.1. Khái niệm đạo đức …………………………………………. 14 1.3.2. Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở …………… 17 1.3.3. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở……. 22 * Tiểu kết chương 1……………………………………………… 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. 2.1. Khái quát về quá trình phát triển của nhà trường và công tác giáo dục ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. 27 2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức ở trường THCS Đình Bảng…………………… 29 2.2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường THCS Đình Bảng … 30 2.2.2. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức ở trường THCS Đình Bảng 34 2.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong quản lý giáo dục đạo đức………………………………………………… 40 * Tiểu kết chương 2………………………………………………. 46 Chương 3: Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. 3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp………………………. 47 3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh… 47 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh… 48 3.2.2. Đa dạng hoá hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm GDĐĐ học sinh. 50 3.2.3. Tăng cường quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch GDĐĐ. ………………………………………………………… 52 3.2.4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và xây dựng qui chế phối hợp các tổ chức chính trị trong nhà trường về GDĐĐ… 54 3.2.5. Quản lý công tác chủ nhiệm về GDĐĐ cho học sinh…………… 55 3.2.6. Nâng cao vai trò lãnh đạo, năng lực quản lý giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý nhà trường………………… 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.7. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đạo đức……. 62 3.2.8. Xây dựng văn hoá nhà trường phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh…………………… 64 3.3. Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ….…. 67 * Tiểu kết chương 3………………………………………………. 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận ………………………………………………………………. 71 2. Khuyến nghị ………………………………………………………… 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức và luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức trong công tác giáo dục đào tạo. Người luôn cho rằng: “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Điều 2 Luật giáo dục của nước CHXHCH Việt Nam năm 2005 cũng đã khẳng định: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Trong những năm qua đất nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế- xã hội, giáo dục, đời sống người dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã có những tác động tiêu cực tới công tác giáo dục nói chung và đạo đức một bộ phận thanh thiếu niên và học sinh nói riêng. Đặc biệt trong vài năm gần đây với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ nhất là mạng internet thì phim ảnh bạo lực và các văn hoá phẩm đồi truỵ đã có ảnh hưởng rất nhiều tới thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên. Hàng ngày xem tin tức trên đài, báo giấy, báo hình, báo mạng chúng ta gặp rất nhiều các tin đáng buồn về đạo đức học sinh như học sinh đi cướp giật, buôn bán và sử dụng ma tuý, đánh hội đồng bạn, cắt tóc, lột áo bạn, quay phim phát tán lên mạng với mục đích làm nhục bạn mà lí do chỉ vì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 những mâu thuẫn rất nhỏ. Đáng lên án hơn có một số vụ việc học sinh vô lễ, đe doạ, thậm chí là dùng bạo lực với thầy cô giáo.Trong số đó có rất nhiều trường hợp mà đối tượng là học sinh trung học cơ sở. Các vụ việc xảy ra liên tiếp với mức độ ngày càng tăng khiến nhiều người phải lên tiếng cảnh báo và đặt ra câu hỏi : phải chăng các nhà trường hiện đang quá chú tâm vào dạy chữ, dạy kiến thức mà coi nhẹ giáo dục đạo đức cho học sinh? Lứa tuổi học sinh ở bậc trung học cơ sở là từ 11 đến 16 tuổi là lứa tuổi chưa trưởng thành như học sinh THPT mà cũng không còn nhỏ dại như ở tiểu học. Các em dễ bị ảnh hưởng của cái xấu và học theo cái xấu rất nhanh. Các em lại chưa chín chắn và đang muốn thể hiện cái tôi của mình, muốn chứng tỏ là người lớn với mọi người xung quanh nên rất dễ bị lợi dụng hoặc phạm sai lầm về đạo đức. Do đó giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở là vô cùng quan trọng. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010- 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh các nhà trường trong năm học cần “chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh” [4]. Trường Trung học cơ sở Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh nằm ngay trung tâm thị xã, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển với nhiều làng nghề truyền thống lại thêm quá trình đô thị hoá nhanh, có nhiều điều kiện, cơ hội phát triển song bên cạnh đó cũng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và có tác động không nhỏ tới đạo đức học sinh của trường. Thực tế trên đòi hỏi phải có biện pháp chỉ đạo thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 “ Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trƣờng trung học cơ sở Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng về đạo đức của học sinh và quản lý giáo dục đạo đức ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng- thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay. 3.3. Khách thể điều tra: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường THCS Đình Bảng. 4. Giả thiết nghiên cứu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh trong năm qua còn một số hạn chế. Nếu có những biện pháp quản lý đồng bộ, phù hợp và có tính khả thi sẽ khắc phục được các tồn tại và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. 5.2. Phân tích thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2010. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cưú của đề tài, tác giải luận văn sẽ sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. - Phương pháp lịch sử: nghiên cứu lịch sử của vấn đề nghiên cứu, phát hiện, khai thác những khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập tới vấn đề giáo dục đạo đức làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu tiếp theo. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp toạ đàm. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. 6.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý, tổng hợp số liệu thu được trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học và góp phần làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao. 7. Phạm vi giới hạn nghiên cứu Do khả năng và điều kiện không cho phép nên tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2006-2010, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý cho hiệu trưởng nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. 8. Cấu trúc của luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, kết quả nghiên cứu còn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. [...]... đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Minh Hạc nhà nghiên cứu giáo dục hàng đầu ở Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước đã nêu lên 6 giải pháp cơ bản giáo dục đạo đức con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học: Củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường. .. sống xã hội - Chức năng nhận thức: Nhận thức đạo đức đem lại tri thức đạo đức, ý thức đạo đức cho chủ thể, các cá nhân nhờ tri thức đạo đức, ý thức đạo đức xã hội đã nhận thức mà tạo thành đạo đức cá nhân Cá nhân hiểu và tin ở các chuẩn mực, lý tưởng, giá trị đạo đức xã hội trở thành cơ sở để cá nhân điều chỉnh hành vi, thực hiện đạo đức ( thực hiện hoá đạo đức) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học. .. ra * Biện pháp quản lý: Là tổng thể những cách thức tác động có hướng đích bằng những phương tiện khác nhau của chủ thể quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý [13, tr 160] Tóm lại, có thể hiểu biện pháp quản lý giáo dục đạo đức: là cách làm, cách hành động cụ thể của chủ thể quản lý để nâng cao hiệu quả GDĐĐ học sinh 1.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. .. giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục [8] Công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm có quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên các nội dung sau: - Quản lý hoạt động dạy và học - Quản lý hoạt động GDĐĐ - Quản lý hoạt động lao động sản xuất - Quản lý hoạt động giáo dục thể chất và vệ sinh - Quản lý. .. quản lý giáo dục đạo đức có tính khả thi, hiệu quả thì phải có sự đánh giá đúng về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường Nội dung này sẽ được thể hiện trong Chương 2 của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THCS ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH 2.1 Khái quát...6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin : Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ảnh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo Đạo đức mang tính... của thị xã Từ Sơn Trường THCS Đình Bảng được hình thành từ năm 1955- tiền thân khi đó là trường cấp 2 Từ Sơn Năm 1959 trường mở thêm hai lớp 8 và phát triển thành trường cấp 2,3 Từ Sơn đặt tại làng Đình Bảng Đến năm 1963 do yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường, trường được tách ra thành 2 trường: Trường cấp 3 Từ Sơn do thầy Nguyễn Anh Hào làm hiệu trưởng và trường cấp 2 Từ Sơn ( trường THCS Đình. .. lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải nắm vững những định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục Đặc biệt cần hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội và phải có một hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức thích hợp và hiệu quả Để tìm ra những biện pháp quản lý giáo dục. .. hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 phương Do vậy, trường học chính là khách thể cơ bản của mọi cấp quản lý Hiệu trưởng và các hoạt động của giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ giáo dục Xét cho cùng quản lý hệ thống giáo dục là tất cả các cấp quản lý giáo dục đều phải có những biện pháp tác động tối ưu nhằm đạt mục tiêu đã định, việc quản lý trường. .. đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở rộng về cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu giáo dục * Quản lý trƣờng học (nhà trƣờng) Quản lý trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục ở cơ sở vừa mang tính đặc thù của giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo giáo dục thế hệ trẻ, là tế bào chủ chốt của hệ thống giáo dục từ trung ương . trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ. hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2006-2010, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý cho hiệu. làm rõ cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. 5.2. Phân tích thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Đình Bảng, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai

Ngày đăng: 17/09/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan