2. Kiến nghị
2.3. Đối với các trường THPT
- Xây dựng, tu bổ trường sở đảm bảo các yêu cầu thiết yếu.
- Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm đạt được: Mu ̣c tiêu giáo du ̣c là đào ta ̣o con người Viê ̣t Nam phát triển toàn diê ̣n có đa ̣o đức có tri thức, sức khỏe thẩm mỹ, trung thành với lý tưởng đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c và chủ nghĩa xã hô ̣i. Những con người có nhân cách do nền giáo du ̣c, do các nhà trường góp phần hình thành đó là thế hê ̣ trẻ Viê ̣t Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, thế hê ̣ có đủ tài đức góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước như mong muốn của Bác Hồ kính yêu “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD và Đào tạo I, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục (1988), Thông tư hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật HS các trường phổ thông.
4. Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (2007), Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An, 2007.
5. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục.
6. Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Yến Phương (2007), Đạo đức học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Trí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lí luận đại cương về quản lý. Trường cán bộ quản lý GD ĐT TW 1, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt,
NXB Đà Nẵng.
9. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Giáo dục Hà Nội.
10. Giáo trình Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông (2006), Trường Cán bộ QLGD và Đào tạo TW2.
11. Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giáo dục đạo đức học sinh, sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp”, Đồng Nai.
học sư phạm, Hà Nội.
13. Thanh Lê (biên dịch), Giáo dục thời đại và Phát triển văn hóa, NXB Thanh niên, 2003
14. Makarenkô (1980), Sách dành cho các bậc cha mẹ, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
15. Nhóm biên soạn, Từ điển Tiếng Việt, NXB Thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2005 16. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình giáo dục học tập 2, NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
17. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
18. Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thái Bình, Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011.
19. Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011
20. Cung Kim Tiến (2001), Từ điển Triết học, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, Hà Nội.
21. Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Lê Quí Đôn, Nguyễn Thái Bình,
Chuyên Thái Bình, Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011.
22. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Tập 3, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
23. Viện Ngôn ngữ (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
24. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Luật Giáo dục năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội.
25. Vụ Giáo dục trung học, Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực (Tài liệu tham khảo dành cho CBQL và GV phổ thông trung học).
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
Nhận thức của học sinh THPT về hoạt động giáo dục đạo đức
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ I
Họ và tên:………. Học sinh lớp:……....………
(Em hãy khoanh tròn vào các đáp án mà em chọn ở mỗi câu hỏi dưới đây)
Câu 1: Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính:
a. Tự hoàn thiện b. Tự giác
c. bắt buộc d. Cả 3 phương án trên
Câu 2: Đạo đức là hệ thống… mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội:
a. Các quan niệm, quan điểm xã hội b. Các nề nếp, thói quen của cộng đồng
c. Các quy tắc, chuẩn mực xã hội d. Các hành vi, việc làm mẫu mực
Câu 3: Danh dự là:
a. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận b. Đức tính đã được tôn trọng và đề cao
c. Uy tín đã được xác nhận và suy tôn d. Năng lực đã được khẳng định và thừa nhận
Câu 4: Lương tâm là năng lực… hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
a. Tự nhắc nhở và phê phán b. Tự phát hiện và đánh giá c. Tự đánh giá và điều chỉnh d. Tự theo dõi và uốn nắn
Câu 5: Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được… để làm điều tốt và không làm điều xấu.
a. Một sức mạnh tinh thần b. Một vũ khí sắc bén c. Một năng lực tìm tàng d. Một ý chí mạnh mẽ
Câu 6: Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên:
a. Lành mạnh hơn b. Thanh thản hơn c. Cao thượng hơn d. Tốt đẹp hơn
Câu 7: Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính:
a. Nghiêm minh b. Tự giác
c. Bắt buộc d. Vừa tự giác, vừa bắt buộc
Câu 8: Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những... đã ổn định từ lâu đời trong sống hàng ngày.
a. Những quy tắc, những chuẩn mực b. Những quy tắc, những thỏa thuận
c. Những thói quen, những trật tự nề nếp d. Những quy định có tính nguyên tắc
Câu 9: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có:
a. Tinh thần tự chủ b. Tính tự tin c. Ý chí vươn lên d. Lòng tự trọng
Câu 10: Nhân phẩm là toàn bộ... mà mỗi con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
a. Những cá nhân b. Những phẩm chất c. Những năng lực d. Những ý chí
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2
Điều tra thực trạng GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT qua giáo viên giảng dạy cấp THPT.
Thầy cô vui lòng cho biết thông tin về cá nhân
Họ tên: ………tuổi…………. Dạy lớp:….. Trường………..
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình nói riêng và của học sinh các trường THPT nói chung đang trở thành vấn đề cấp thiết và mang tính xã hội. Xu thế đưa giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT vào nhà trường ở các cấp học đang là một hướng đi mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đưa giáo dục đạo đức vào nhà trường một cách hiệu quả, rất kính mong thầy cô cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây:
1. Theo thầy (cô) có cần đưa giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khoá vào trường THPT và các cấp học khác không? Vì sao?
Cần thiết. Chưa cần thiết. Không cần thiết.
2. Để giáo dục đạo đức có hiệu quả,hình thức nào dưới đây theo thầy cô là tốt nhất
Tuyên truyền miệng, phát động phong trào.
Thiết kế các bài giảng giáo dục đạo đức lồng ghép trong một số nội dung,một số phần, một số môn học.
Nên có các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường cho học sinh các cấp học, đặc biệt là cấp THPT
3. Theo thầy cô chương trình sách giáo khoa môn thầy cô giảng dạy có thể lồng ghép được nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh không và ở mức độ nào?
Có Không Còn ít Vừa đủ
Chưa rõ ràng, tách biệt nên khó lồng ghép Đáp ứng được yêu cầu
4. Việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh ở bộ môn thày cô giảng dạy thầy cô đã thực hiện như thế nào?
Thường xuyên. Chưa thường xuyên. Rất ít.
Không đưa vào.
5. Hàng năm các thầy cô có được đi bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT không?
Chưa lần nào. Ít khi.
Thỉnh thoảng. Thường xuyên.
6. Ở vị trí của mình, thầy cô sẽ làm gì để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh và tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nơi thầy cô công tác giảng dạy
……… ………
7. Nếu có thể thầy cô vui lòng nêu một ý kiến của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay.
……… Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quí thầy cô.