tổ chức nhiều chuyên mục tạo thành kênh thông tin có vai trò rất quan trọng trong công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT, nhất là các thông tin về chỉ tiêu, điểm chuẩn, những đánh giá,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN VĂN HÙNG
MéT Sè GI¶I PH¸P N¢NG CAO HIÖU QU¶
QU¶N Lý C¤NG T¸C H¦íNG NGHIÖP CHO HäC SINH TRUNG HäC PHæ TH¤NG CñA C¸C C¥ QUAN
B¸O CHÝ ë NGHÖ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN VĂN HÙNG
MéT Sè GI¶I PH¸P N¢NG CAO HIÖU QU¶
QU¶N Lý C¤NG T¸C H¦íNG NGHIÖP CHO HäC SINH TRUNG HäC PHæ TH¤NG CñA C¸C C¥ QUAN
B¸O CHÝ ë NGHÖ AN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGƯT ĐINH XUÂN KHOA
NGHỆ AN - 2014
Trang 3- Báo Nghệ An, Đài PT-TH Nghệ An và Báo Lao Động Nghệ An đãgiúp tôi được hoàn thành luận văn này.
- Ban Giám hiệu các Trường THPT, ĐH, CĐ và Trung cấp nghề ở tỉnhNghệ An
- Các bạn sinh viên, học sinh, cha mẹ học sinh đã giúp đỡ tôi hoànthành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn sự động viên cổ vũ của người thân, bạn bè đãcho tôi thêm nghị lực để hoàn thiện luận văn này
Tác giả
Trần Văn Hùng
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Đóng góp của đề tài 7
9 Cấu trúc luận văn 7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ 8
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 14
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 11
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 17
1.2.1 Học sinh THPT 17
1.2.2 Cơ quan báo chí 18
1.2.3 Quản lý 18
1.2.4 Hướng nghiệp 20
1.2.5 Giải pháp 21
Trang 51.3 Công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơ quan báo chí
211.3.1 Sự cần thiết của báo chí tham gia hướng nghiệp cho học
sinh THPT 221.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng việc hướng nghiệp cho học sinh
THPT 281.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong công tác hướng
nghiệp 341.3.4 Nguyên tắc thông tin hướng nghiệp trên báo chí 37Kết luận chương 1 39
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ Ở NGHỆ AN
402.1 Khái quát về thực trạng công tác hướng nghiệp của cơ quan báo
chí ở Nghệ An 402.2 Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp, hướng nghiệp của học sinh
THPT, SV 422.2.1 Tìm kiếm thông tin hướng nghiệp của học sinh THPT, SV
422.2.2 Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
Nghệ An 462.2.3 Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT
của các cơ quan báo chí ở Nghệ An 522.3 Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT
của các cơ quan báo chí ở Nghệ An 57
Trang 62.3.1 Công tác kết hợp thông tin hướng nghiệp với Hiệu trưởng,
Trưởng phòng đào tạo các trường CĐ, ĐH 57
2.3.2 Quản lý công tác hướng nghiệp của các cơ quan báo chí ở Nghệ An 59
2.4 Đánh giá thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơ quan báo chí ở Nghệ An 62
2.4.1 Ưu điểm 62
2.4.2 Những hạn chế 64
2.5 Đánh giá về hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ở Nghệ An 66
2.5.1 Nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý ở Nghệ An về giáo dục hướng nghiệp 66
2.5.2 Đánh giá về phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên địa bàn Nghệ An hiện nay 67
Kết quả chương 2 68
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ Ở NGHỆ AN .70
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 70
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 70
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 70
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơ quan báo chí ở Nghệ An 71
3.2.1 Xây dựng kế hoạch công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơ quan báo chí ở Nghệ An 71
Trang 73.2.2 Xây dựng kế hoạch liên tịch giữa các đơn vị chủ quản (Bộ
GD-ĐT, T.Ư Đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp ủy Đảng Nghệ An, Tỉnh Đoàn Nghệ An) và Cơ quan báo chí (Báo Nghệ An, PT-TH Nghệ An, Báo Lao
Động Nghệ An) 74
3.2.3 Tổ chức tập huấn công tác hướng nghiệp cho các nhà báo .83
3.2.4 Đưa nội dung hướng nghiệp cho học sinh THPT thành tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí ở Nghệ An 87
3.2.5 Tăng cường việc kết hợp “3 nhà”: Nhà trường nhà báo -nhà doanh nghiệp để hướng nghiệp cho học sinh THPT Nghệ An 91
Kết luận chương 3 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1 Kết luận 98
2 Kiến nghị 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC
Trang 8BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo
GDHN Giáo dục hướng nghiệp
HĐGDHN Hoạt động giáo dục hướng nghiệp PT- TH Phát thanh - Truyền hình
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý 19
Sơ đồ 1.2 Hiệu quả tác động của báo chí 25
Bảng: Bảng 1.1 Khái quát các chuyên mục của các chuyên trang Giáo dục và Tuyển sinh của cơ quan báo chí 26
Bảng 2.1 Tìm kiếm kênh thông tin hướng nghiệp của học sinh THPT, SV 42
Bảng 2.2 Nhu cầu đọc thông tin hướng nghiệp của HS, SV trên báo 43
Bảng 2.3 Nhu cầu thỏa mãn thông tin hướng nghiệp của HS, SV về hình thức thông tin thuộc lĩnh vực giáo dục của các Báo 45
Bảng 2.4 Nhận thức về nghề của học sinh THPT 46
Bảng 2.5 Tiêu chí lựa chọn nghề của học sinh THPT 47
Bảng 2.6 Lý do để học sinh THPT lựa chọn ngành nghề 48
Bảng 2.7 Gia đình với lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT, SV 49
Bảng 2.8 Trở ngại khi tìm kiếm thông tin của học sinh THPT ở Nghệ An khi lựa chọn nghề 51
Bảng 2.9 Thực trạng thông tin hướng nghiệp trên 3 tờ báo Báo Nghệ An, PT-TH Nghệ An, Báo Lao Động Nghệ An 52
Bảng 2.10 Vai trò cung cấp thông tin chương trình của 3 cơ quan báo chí 54
Bảng 2.11 Hạn chế, ưu điểm về hình thức thông tin hướng nghiệp trên Báo 55
Bảng 2.12 Công tác kết hợp thông tin hướng nghiệp với Hiệu trưởng, Trưởng phòng đào tạo các trường CĐ, ĐH 57
Bảng 2.13 Công tác thông tin hướng nghiệp của báo chí với học sinh THPT 59
Bảng 2.14 Nội dung thông tin hướng nghiệp cho HS, THPT của báo chí 60
Trang 10Bảng 2.15 Kết quả khảo sát đánh giá về nhận thức vai trò của HĐGDHN 67 Bảng 2.16 Kết quả khảo sát đánh giá về phương pháp tổ chức hoạt động GDHN 68
Trang 11Bước vào bậc học cuối cùng của nhà trường phổ thông, tuổi trẻ học đường thường có những hoài bão lớn lao gắn liền với cuộc sống tương lai của họ, không ít các em tự đặt cho mình những câu hỏi như: “Mình sẽ làm gì?”, “Mình chọn nghề g?”,”Nghề nào là hay nhất?” và cũng không ít em đã trăn trở, đắn đo, suy nghĩ, bởi có biết bao nghề đáng yêu, biết bao con đường
Trang 12để đạt tới đích cuộc sống riêng Tuy vậy, công tác hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường học quan tâm đúng mức, còn có địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục hướng nghiệp Chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh phổ thông cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội Để phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho học sinh, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người lao động mới có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Do vậy, công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông hiện nay có một
ý nghĩa quan trọng Và cũng vì thế việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông là rất cần thiết.
1.2 Lý do về mặt thực tiễn
Hàng năm, sau Hội nghị tuyển sinh toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức là thời điểm học sinh lớp 12 bắt đầu làm hồ sơ dự thi CĐ, ĐH Có một nghịch lý là điều đa số học sinh quan tâm khi làm hồ sơ dự thi vào các trường ĐH, CĐ không xuất phát từ năng lực, sở thích của mình mà lại là tỷ lệ chọi và điểm chuẩn của các trường dự thi Bởi mục tiêu duy nhất của nhiều
em là phải vào được một trường ĐH Một số khác chọn ngành nghề dự thi theo mong muốn của cha, mẹ hoặc làm theo bạn bè Sự lựa chọn ngành nghề của các em cũng bị ảnh hưởng về giá trị nghề Nhiều em thích chọn những ngành nghề nghe tên rất kêu hoặc đang nóng, dễ kiếm ra nhiều tiền hơn là phải chọn ngành nghề xã hội đang cần
Tất cả những điều đó dẫn đến hệ luỵ là có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm vì ngành nghề các em tốt nghiệp
Trang 13thừa quá nhiều và cũng có rất nhiều sinh viên ra trường phải học thêm nghề khác do phát hiện mình không phù hợp với chuyên môn đã học Đó là chưa
kể, tại một số trường đại học, số lượng sinh viên không hứng thú học ngành nghề đã chọn Trong khi đó, nhiều ngành nghề xã hội rất “khát” nguồn nhân lực nhưng cung lại không đủ cầu Những con số nêu trên không chỉ thể hiện sự lãng phí chất xám và tiền bạc rất lớn, mà còn cho thấy sự thiếu quan tâm của các cơ quan chức năng trước nhu cầu được tư vấn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các bạn trẻ.
Để giúp các em chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích
và nhu cầu xã hội trước hết phải làm tốt công tác cung cấp thông tin cho các
em Nếu chỉ có cuốn “Những điều cần biết về công tác tuyển sinh” với những thông tin sơ lược về các trường đại học, về các ngành sẽ tuyển thì chưa đủ, các em cần được các cơ sở đào tạo giới thiệu chi tiết về từng khoa, từng ngành và mô tả công việc sẽ làm trong tương lai, thậm chí có thể nói rõ hơn
về những ưu điểm, hạn chế của từng ngành học
Báo chí là một trong những kênh thông tin có vai trò rất quan trọng trong công tác hướng nghiệp, đa dạng với nhiều báo cùng tham gia Hiện nay, một số tờ báo như Nghệ an, Đài PT-TH Nghệ An, Lao Động Nghệ An, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền phong, Giáo dục tổ chức nhiều chuyên mục tạo thành kênh thông tin có vai trò rất quan trọng trong công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT, nhất là các thông tin về chỉ tiêu, điểm chuẩn, những đánh giá, phân tích xu hướng phát triển của các ngành nghề, thị trường lao động bước đầu giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp cho mình Các chương trình của các báo là cầu nối quan trọng hàng năm giúp thí sinh chọn trường thi, chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai Các chương trình này còn kết nối “3 nhà” (nhà trường - nhà báo - nhà doanh nghiệp), với phương châm: Nhà trường cung cấp thông tin liên quan đến chất lượng, quá trình đào tạo các ngành nghề; Nhà báo làm cầu nối nhà trường và doanh nghiệp, chuyển tải
Trang 14thông tin đến với học sinh; Nhà doanh nghiệp cung cấp nhu cầu tuyển dụng và thông tin cho học sinh THPT biết được ngành nghề nào đang được xã hội cần trong nhiều năm tiếp theo Tuy nhiên, mỗi báo một cách làm khác nhau, đội ngũ nhà báo đa phần kiêm nhiệm, không qua trường lớp đào tạo, nên công tác chuyên môn hướng nghiệp không được bài bản
Nhận thấy báo chí là cầu nối không thể thiếu trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơ quan báo chí ở Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu của mình, nhằm mục đích đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề hướng nghiệp của cơ quan báo chí cho học sinh Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh THPT trên báo chí Nghệ An hiện nay.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các
cơ quan báo chí ở Nghệ An
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu:
Vấn đề quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơquan báo chí
- Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệpcho học sinh THPT của các cơ quan báo chí ở Nghệ An
4 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng đồng bộ hệ thống giải pháp do chúng tôi đề xuất sẽ nângcao hiệu quả quản lý công tác hướng nghiệp của các cơ quan báo chí cho họcsinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trang 155 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản: nghề nghiệp, hướng nghiệp, chọnnghề, quản lý công tác định hướng nghề nghiệp của các cơ quan báo chí
Xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài: Đánh giá thực trạng thông tin vềvấn đề hướng nghiệp cho học sinh THPT của cơ quan báo chí tại Nghệ An
Đề xuất giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm khắc phụcnhững hạn chế về nội dung, hình thức thông tin, đồng thời nâng cao chấtlượng và hiệu quả thông tin hướng nghiệp cho học sinh THPT trên báo vàcác chương trình hướng nghiệp của các báo trong giai đoạn hiện nay vànhững năm tiếp theo
6 Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu
Chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động 3 cơ quan báo chí: Báo Nghệ An,Đài PT - TH Nghệ An và Báo Lao Động Nghệ An giai đoạn từ năm 2010 đếntháng 5 năm 2014
Khách thể điều tra:
Các nhà báo viết mảng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT của
3 cơ quan báo chí: Báo Nghệ An, Đài PT - TH Nghệ An và Báo Lao ĐộngNghệ An
Các chuyên gia ở tỉnh Nghệ An (Phó hiệu trưởng hoặc Trưởng phòngđào tạo của khoảng 10 trường ĐH, CĐ)
Sinh viên năm thứ nhất của khoảng 5 trường ĐH, 3 trường CĐ ở tỉnhNghệ An để làm rõ việc chọn nghề mà cơ quan báo chí từng hướng nghiệp
Học sinh THPT năm học 2013 - 2014; Các nhà quản lý giáo dục, phụhuynh học sinh có con đang học THPT, ĐH, CĐ, DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận, các văn bản, các chỉ đạo của cácngành cấp trên, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan
Trang 16- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn về những vấn
đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó đưa ra các nhận định độc lập đểlàm cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài với các phiếu điềutra bao gồm một hệ thống các câu hỏi Mục đích làm cho đối tượng nghiêncứu bộc lộ rõ những mô hình, cách thức tư vấn hướng nghiệp của cơ quan báochí; suy nghĩ, thái độ, hành động, thước đo giá trị của nghề và sự lựa chọnnghề của học sinh THPT Từ đó, thu thập thông tin về thực trạng và các yếu
tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu cũng như kiểm chứng khả thi, cấp thiếtcủa các giải pháp đề xuất trong đề tài
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Trên cơ sở các báo cáo tổng kết, bài học kinh nghiệm về công táchướng nghiệp của các cơ quan báo chí vận dụng để giải quyết vấn đề cầnnghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các chuyên mục, chuyên đề, các sản phẩm trên mặt báo vàcác mô hình tư vấn hướng nghiệp của từng tờ báo trong phạm vi đề tài nhằmchỉ ra những nguyên tắc, phương pháp thông tin về vấn đề hướng nghiệp mộtcách hiệu quả nhất
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Gặp gỡ các chuyên gia nhằm trao đổi, xin ý kiến góp ý về cơ sở lý luậncủa đề tài và kiểm chứng mức độ khả thi, cần thiết và phương hướng thựchiện các giải pháp được đề xuất trong đề tài Tham khảo một số phát biểu, bàibáo khoa học có liên quan của các chuyên gia
Trang 17- Phương pháp thống kê toán học
Mục đích nhằm xử lý và kiểm tra số liệu đã thu thập, xác định mức độtin cậy của việc điều tra nhằm rút ra kết luận khoa học của đề tài
8.2 Về mặt thực tiễn
Luận văn khẳng định trò của báo chí trong vấn đề hướng nghiệp Bêncạnh đó, luận văn khảo sát có hệ thống các cách thức thông tin, phản ánh;cách thức tổ chức thông tin về vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT Đồngthời đưa ra những nguyên tắc, phương pháp thông tin về vấn đề hướng nghiệpmột cách hiệu quả nhất Qua đó, luận văn có thể sẽ trở thành tài liệu thamkhảo cho các cơ quan báo chí, các phóng viên chuyên viết về vấn đề hướngnghiệp, các cán bộ giảng dạy hướng nghiệp và học sinh
9 Cấu trúc luận văn
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
đó cho chúng ta nhận thấy đó là những thành quả của sự sáng tạo đáng trântrọng của nhiều tác giả nghiên cứu trong lĩnh vực này Tuy phần lớn cáccông trình chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu trong phạm vi nhỏ nên cònhạn chế về tính thực tiễn, ở phạm vi cá thể, chưa mang tính quy mô, tính hệthống và tính quần chúng, chưa nêu được giải pháp làm sao để quản lý nângcao chất lượng công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơ quanbáo chí Nhưng các nghiên cứu đã giúp cho tác giả của luận văn này có đượcnhững tư duy cần thiết để thiết lập nên quan điểm khoa học của bản thân.Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, đồng thời
Trang 19bằng lý luận và thực hiện quá trình nghiên cứu trên khách thể mới và địa bàn
nghiên cứu mới, tác giả đã mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơ quan báo chí ở Nghệ An”
Đề tài này sẽ đóng góp một phần làm cơ sở trong việc tìm giải phápnâng cao hiệu quả quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các
cơ quan báo chí ở Nghệ An để giáo dục, giúp các em học sinh có nhận thức
và thái độ đúng đắn về giá trị các nghề trong xã hội, trên cơ sở đó dẫn đếnviệc lựa chọn nghề một cách phù hợp với khả năng, năng lực, nguyện vọng,nhu cầu của bản thân và xã hội Đồng thời đề xuất và kiến nghị có tính khả thinhằm khắc phục những hạn chế về nội dung, hình thức thông tin, nâng caochất lượng và hiệu quả thông tin hướng nghiệp cho học sinh THPT trên báo
và các chương trình hướng nghiệp trên các báo trong giai đoạn hiện nay vànhững năm tiếp theo
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong một nghiên cứu “Phương tiện truyền thông giáo dục như một Dự
án phát triển: Kết nối sở thích và giải phóng quản trị ở Ấn Độ” của Giáo sư,tiến sĩ Biswajit Das, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Quản trịJamia Millia Islamia Đại học Ấn Độ đăng trên cuốn “Lập bản đồ truyền thôngChính sách Giáo dục trong thế giới; Tầm nhìn, chương trình và thách thức” cónêu: Trong những năm gần đây sự bùng nổ của truyền thông xã hội Ấn Độ đãcho thấy xã hội chuyển từ phương tiện truyền thông khan hiếm sang phươngtiện truyền thông phong phú Chớp lấy cơ hội, từ tất cả những diễn biến này,các nhà hoạch định chính sách đã có chiến lược lâu dài cho việc phân bổnguồn lực, chỉ tiêu phân phối ở các lĩnh vực Do đó, việc cung cấp viện trợnghe nhìn với phương pháp sư phạm hiện có trong trường phổ thông cũngnhận được ưu tiên Xã hội Ấn Độ đã chứng kiến sự phổ biến rộng rãi, sự phát
Trang 20triển của công nghệ truyền thông, báo chí đến mức mà họ đã trở nên phổ biếntrong xã hội Phương tiện truyền thông, báo chí giúp cho những người trẻ tiếpcận với thông tin đa chiều, từ đó lập kế hoạch cho tương lai của mình Nó đãtrở thành một phần của cuộc sống, định hướng giới trẻ kinh nghiệm hàngngày và sự hiểu biết về thế giới xung quanh họ Phương tiện truyền thôngkhác nhau như báo chí, truyền hình, phát thanh, Internet, công nghệ điện thoại
di động và công nghệ thông tin khác chồng lên nhau và đóng góp chung chosản xuất và lưu thông mở rộng của các văn bản, hình ảnh, âm thanh, đaphương tiện và tất cả các các sản phẩm khác [theo 35]
Giáo sư, tiến sĩ Biswajit Das dẫn chứng trong nghiên cứu của mình:Một số học giả như Masterman cảm thấy rằng phương tiện truyền thông -báo chí, như là một phần tích hợp của các đối tượng là cách làm hiệu quảnhất để đảm bảo sự định hướng cho mọi học sinh hướng tới tương lai, gópphần ổn định xã hội trong việc phân phối lao động; Là một phần của mộtnền giáo dục cho trách nhiệm công dân mà mọi trẻ em đều có quyền thànhlập công ty sau đó Liên kết với phương tiện truyền thông để cải cách giáodục và học tập đích thực có thể hỗ trợ để đạt được mục tiêu giáo dục đa vănhóa bằng cách phát triển các liên kết chặt chẽ giữa lớp học, gia đình, doanhnghiệp và cộng đồng thông qua cơ qua báo chí để làm công tác định hướng
và hướng nghiệp [35]
Mặt khác cuốn Lập bản đồ truyền thông Chính sách Giáo dục trong thếgiới: Tầm nhìn, chương trình và thách thức, bà Carolyn Jane Wilson (Quốc tịchAnh)- Chủ tịch Hiệp hội cho Media Literacy, Viện Nghiên cứu Giáo dục tạiĐại học Toronto (Canada) đã trình bày một báo cáo và phân tích về giáo dụcvăn hóa phương tiện truyền thông ở Ontario (là một trong những tỉnh củaCanada) [35] Báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng quan của chương trình giảngdạy cho phương tiện truyền thông biết chữ được ủy quyền của chính quyền
Trang 21tỉnh Cụ thể, nó mô tả cách tiếp cận khác nhau để giảng dạy về các phương tiệntruyền thông cũng như các lý thuyết cho rằng nền tảng tài liệu chương trìnhgiảng dạy và thực hành trong lớp Phân tích cũng mô tả các công việc củachính tổ chức và quan hệ đối tác đã gợi ý cho sự phát triển thành công và thựchiện chương trình xóa mù chữ phương tiện truyền thông Các thảo luận, kếtluận về những thách thức và định hướng tương lai vai trò của các phương tiệntruyền thông Các hệ tư tưởng và giá trị được truyền đạt thông qua các phươngtiện truyền thông cung cấp cho sinh viên những cơ hội để phân tích các địnhhướng nghề nghiệp trong tương lai, sự hiểu biết về vai trò mà phương tiệntruyền thông và công nghệ đem lại tiện ích cho họ trong cuộc sống
Bên cạnh đó, theo UNESCO: “Hướng nghiệp là một quá trình cung cấpcho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và địnhhướng cho người học có các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghềnghiệp”[32] Ngày nay, người ta đã nhận thấy chỉ cung cấp thông tin là không
đủ, mà cần phải chỉ ra sự phát triển về mặt cá nhân, xã hội, giáo dục và nghềnghiệp của học sinh Một sự thay đổi khác có ảnh hưởng lớn đến hoạt độnghướng nghiệp là nó được nhận thức như một quá trình phát triển, đòi hỏi mộtcách tiếp cận chương trình chứ không chỉ đơn giản là các cuộc phỏng vấn cánhân tại các thời điểm quyết định
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1 Một số quan niệm về hướng nghiệp
Trong tâm lý học thì hướng nghiệp được coi là quá trình chuẩn bị chothế hệ trẻ sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp Sự sẵn sàng tâm lý
đó chính là tâm thế lao động - một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt độnglao động
Theo Đặng Danh Ánh (2002), dưới góc độ tâm lý học, “ hướngnghiệp giờ đây không chỉ gắn với khâu chọn nghề của học sinh trường phổ
Trang 22thông mà còn gắn với khâu thích ứng nghề ở bất kỳ trường chuyên nghiệp nào(doanh nghiệp, TCCN, CĐ, ĐH) và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, nơi các
em đến làm việc sau khi tốt nghiệp Nếu hiểu như vậy, hoạt động hướngnghiệp không chỉ được tiến hành ở tất cả các loại trường học mà còn thựchiện ở các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh; không chỉ tiến hành vớithế hệ trẻ mà còn tiến hành với cả những người lớn tuổi không có nghề hoặc
vì lý do nào đó phải thay đổi nghề, lúc đó phải hướng nghiệp lại lần thứ hai,lần thứ ba Nói cách khác, hướng nghiệp được bắt đầu từ khi học sinh đếntrường (trọng tâm là THCS, THPT) đến khi các em có một nghề trong tay”[1] Trong cách tiếp cận này, tác giả cho rằng: “Mục tiêu chủ yếu của hướngnghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họhiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh thiếu niên sự sẵn sàngtâm lý đi vào những nghề mà có thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên
cơ sở bảo đảm của sự phù hợp nghề Không có sự phù hợp nghề thì khôngthể nói tới sự sẵn sàng tâm lý được Như vậy, hoạt động hướng nghiệp phảiđược tiến hành qua 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọnnghề, thích ứng nghề Trách nhiệm chính ở hai giai đoạn đầu là nhà trườngphổ thông, còn hai giai đoạn cuối là trách nhiệm của các trường doanhnghiệp, TCCN, CĐ, ĐH Nhưng các trường ĐH và TCCN phải giúp họcsinh phổ thông làm tốt hoạt động hướng nghiệp, đây là chưa nói tới tráchnhiệm của toàn xã hội” [2]
Một số tác giả Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm Minh Hạc cho rằng:Nếu xét về nội dung và mục đích, hướng nghiệp là “một hệ thống công tácgiảng dạy, giáo dục được tổ chức một cách đặc biệt, nhằm hình thành ở họcsinh một xu hướng nghề nghiệp có tính đến nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đó
mà xác định nghề nghiệp của mình” [13] Trong quan điểm này, các tác giảnhấn mạnh toàn bộ hoạt động hướng nghiệp phải làm sao giúp cho học sinh tự
Trang 23giác đi đến quyết định chọn nghề một cách có căn cứ, tức chọn nghề trên cơ
sở tính đến ba mặt: nguyện vọng, năng lực của cá nhân, những đòi hỏi củanghề nghiệp và những yêu cầu của xã hội
Quan điểm GS TS Phạm Tất Dong đã nêu “nếu áp dụng máy mócnhững nội dung của hoạt động hướng nghiệp theo cấu trúc do K K Platônốp
đề xuất mà chúng ta vẫn quen làm thì chắc chắn không đạt hiệu quả cao Bởikhi đó khách hàng bị đưa vào thế thụ động, không nhìn thấy tiềm năng pháttriển của cá nhân” [7] và ông đề xuất rằng “ cần phải tổ chức các giờ giáodục hướng nghiệp dưới dạng các hoạt động, và thông qua các hoạt động ấy,các em học sinh sẽ biết tự tìm hiểu một nghề cụ thể, một trường học để mìnhqua đó nắm được nghề, sẽ tự ghi chép được những điều cần thiết và bổ íchcho mình qua giờ hướng nghiệp” [8]
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh
tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ranhiều biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội Để đáp ứng được nhu cầuthị trường lao động hiện nay, bên cạnh việc đổi mới chương trình, nội dung vàphương pháp dạy học chúng ta cần nhìn nhận vấn đề hướng nghiệp một cáchkhoa học, bởi vì: “Giáo dục là một thị trường đặc biệt vì sản phẩm của giáodục là con người Tuy nhiên, sản phẩm đó không được “làm thử”, không được
“làm lại” Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai,sức lao động cũng là một thứ hàng hóa Giá trị của thứ hàng hóa sức lao độngnày tùy thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người laođộng Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “làm lượng chấtxám” và “chất lượng sức lao động” quyết định [25] Khái niệm phân côngcông tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trường Do vậy,định hướng nghề nghiệp là điều tối cần thiết, cần được bắt đầu ngay từ khicòn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, học sinh đã phải định hướng học tập,
Trang 24định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị chọn nghề Để định hướng đúng và chọnđược nghề phù hợp, ta phải dựa trên cơ sở khoa học Vì việc chọn nghề có cơ
sở khoa học có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân cũng như vớitoàn xã hội và có ý nghĩa sâu sắc
Từ những phân tích trên có thể hình thành khái niệm chung về hướngnghiệp: Hướng nghiệp là hoạt động tổng hợp bao gồm các quá trình tuyêntruyền, giáo dục nghề nghiệp, tư vấn và tuyển chọn nghề nghiệp nhằm tácđộng đến học sinh, giúp học sinh lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, hứngthú cá nhân và phù hợp với nhu cầu nhân lực [16]
Hoạt động hướng nghiệp cho học sinh nói riêng và thanh niên nóichung chỉ có hiệu quả khi phối hợp tốt ba hình thức hướng nghiệp Đó là phốihợp giữa công tác giáo dục và tuyên truyền nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp
và tuyển chọn nghề nghiệp Trong ba hình thức hướng nghiệp này, hai hìnhthức đầu phải được thực hiện trong nhà trường phổ thông, hình thức thứ bađược nơi tuyển dụng lao động thực hiện Và trong toàn bộ hoạt động hướngnghiệp, hoạt động tư vấn nghề có vai trò quan trọng bậc nhất Bởi chỉ qua tưvấn, người giáo viên có thể tác động nhằm điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọnnghề của học sinh, sao cho không chỉ phù hợp với mong muốn, nguyện vọngcủa các em mà còn “ăn khớp” với nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh
tế, “ăn khớp” với các hướng phân luồng đã được nhà nước định ra ở từng giaiđoạn phát triển kinh tế của xã hội đó
1.1.2.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề hướng nghiệp cho học sinh
Ngày 19/3/1981, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 126-CP vềcông tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinhphổ thông các cấp tốt nghiệp ra trường [14] Ngày 24/4/1982, Bộ trưởng Tổngthư ký ra Thông tư số 48- BT về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 126-
Trang 25CP, Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện quyết định nói trên như sau: Cácngành, các cấp cần phổ biến ngay Quyết định số 126-CP và các Thông tưhướng dẫn tới toàn thể cán bộ, đảng viên và toàn dân Yêu cầu của việc phổbiến là làm cho mọi tổ chức và mọi người nhận thức đúng đắn tầm quan trọng
và trách nhiệm của cá nhân, đơn vị mình đối với công tác hướng nghiệp chohọc sinh và sử dụng hợp lý số học sinh tốt nghiệp các trường phổ thông.Ngoài việc tổ chức phổ biến trong các cuộc họp, các cơ quan báo chí và phátthanh, truyền hình cần có chương trình phục vụ công tác hướng nghiệp chothanh niên, học sinh [5]
Chỉ thị có liên quan về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho họcsinh phổ thông (Chỉ thị số 33/2003/CT ngày 23/7/2003), cũng như về công tácphân luồng học sinh phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [theo3] Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, (Phát triển GD- ĐT, khoa học và côngnghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc) cũng đã thểhiện rõ tầm tư duy chiến lược và sự chỉ đạo sát sao, đi sâu đi sát đối với giáodục thông qua hướng nghiệp Trong đó, các giai đoạn quan trọng của hướngnghiệp gắn với giáo dục nghề nghiệp, với công tác phân luồng học sinh phổthông, với quy hoạch mạng lưới giáo dục từ phổ thông đến đại học trên cơ sởxem xét các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và các địaphương, với chuẩn bị hành trang đi vào xã hội tri thức, hậu công nghiệp chongười học trong định hướng tiến tới xã hội học tập và giáo dục suốt đời, đãđược xác định và trở thành các chỉ đạo quan trọng ở trong tầm chiến lược caonhất, cho công tác và các hoạt động chuyên môn của hướng nghiệp ở nhàtrường phổ thông nói chung và các hệ thống giáo dục chuyên nghiệp do Bộđảm nhiệm vai trò quản lý nhà nước [10]
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 103/2008/QĐ-TTG ngày21/7/2008 về việc phê duyệt đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm
Trang 26giai đoạn 2008 - 2015: Đoàn Thanh niên tham gia tư vấn, vận động, hướngdẫn, hỗ trợ thanh niên vay tín dụng học nghề, đặc biệt là các nghề mũi nhọn,
kỹ thuật công nghệ mới, có triển vọng phát triển; Đoàn Thanh niên hướng dẫn
hỗ trợ thanh niên lập dự án, phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội thẩmđịnh dự án; Đoàn Thanh niên phối hợp với ngành lao động, thương binh và xãhội, Các cơ quan truyền thông, báo chí và các doanh nghiệp có chức năngxuất khẩu lao động để vận động, tư vấn, hướng dẫn thanh niên vay vốn xuấtkhẩu, tham gia hỗ trợ ngân hàng trong quá trình thu hồi vốn vay [29]
Chỉ thị số 10/CT-TW ngày 05/12/2001 của Bộ Chính trị về phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vàxóa mù chữ cho người lớn đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinhsau THCS đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục hướngnghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển và nâng cao nguồn lực của đất nước, Phấn đấu có ít nhất 30% học sinhsau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề ”
Trong Chương trình hành động của ngành Giáo dục- Đào tạo thựchiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướngChính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Triểnkhai tích cực các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã ký kết.Quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức, nội dungliên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực
và nghiên cứu chuyển giao công nghệ; khuyến khích mở các cơ sở giáo dụcđại học trong các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện có hiệu quả việc cungcấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp; huy động tối đa sự tham gia
Trang 27của các doanh nghiệp vào việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng và đánhgiá chương trình, tổ chức đào tạo, hỗ trợ trong việc bố trí chỗ thực tập vàtuyển dụng học sinh, sinh viên tốt nghiệp Chủ động đào tạo và cung ứng,đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng theo ngành nghề, nhất làđối với các doanh nghiệp hoạt động tại vùng kinh tế trọng điểm, khu côngnghiệp, công nghệ cao; chú trọng việc phối hợp, liên kết trong đào tạo, từngbước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp, gắn chặt vớinhu cầu ngành, địa phương và toàn xã hội Văn phòng Bộ phối hợp với BáoGiáo dục và Thời đại, các cơ quan thông tấn báo chí chủ động tổ chức tuyêntruyền, giới thiệu các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện của ngành trên cácphương tiện thông tin đại chúng [30].
Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủPhê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, nêurõ: “ Xây dựng nguồn lực nhân Việt Nam hội đủ các yếu tố cần thiết về thái
độ nghề nghiệp, có năng lực ứng xử và tính năng động, tự lực cao, đáp ứngyêu cầu đặt ra đối với người lao động trong xã hội công nghiệp [23]
- Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xãhội Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thểthao Mỗi công dân, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội có trách nhiệm tham gia tíchcực vào phát triển nguồn nhân lực Thu hút doanh nghiệp tham gia mạnh vàophát triển nguồn nhân lực Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế để phát triểnnguồn nhân lực ” [31]
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
Trang 28Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm học sinh THPT là chỉ học sinh
từ 15 - 18 tuổi- độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về cả tâm và sinh lý, cónhiều quan niệm mới và hành động mới
1.2.2 Cơ quan báo chí
Chương I, Điều 3, Luật Báo chí Việt Nam (ngày 28/12/1989) quyđịnh: Cơ quan báo chí gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thôngtấn); báo nói (chương trình phát thanh); báo hình (chương trình truyền hình,chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹthuật khác nhau), bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếngnước ngoài [21]
1.2.3 Quản lý
Trong cuốn “Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý” NXB Chínhtrị Quốc gia Hà Nội năm 2000 của Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là tác động cómục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp các hoạt độngcủa họ trong quá trình lao động”
Các khái niệm về quản lý (thuộc lĩnh vực quản lý xã hội) nói trên, tuykhác nhau, song chúng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:
- Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm
xã hội
- Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích
- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhânnhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức
Từ đó có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quảcác tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đề ra trong điềukiện biến đổi của môi trường [26]
Theo hướng tiếp cận trên, tác giả chọn làm cơ sở khoa học cho nhữngnghiên cứu của mình:
Trang 29- Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thểquản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạtmục đích nhất định.
- Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó:Quản lý được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có
sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thốngđến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêucủa từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội
- Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vậtlực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằmđạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất
- Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thểngười - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tớimục đích dự kiến
Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý
Công cụ quản lý
Khách thể quản lý
Phương pháp quản lý
Chủ thể
quản lý
Mục tiêu quản lý
Trang 301.2.4 Hướng nghiệp
Hiện nay có nhiều ý kiến và quan niệm khác nhau về hướng nghiệp Ởbình diện cá nhân và đối với mỗi cá nhân, hướng nghiệp là hệ thống các giảipháp về tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, y học, kinh tế-xã hội nhằm giúpcho con người chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, phù hợp với nguyệnvọng và năng lực bản thân
Tác giả Nguyễn Dũng cho rằng: Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm
hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợpnhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cảcác lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốcgia [9] Như vậy, tác giả cho rằng lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướngnghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn mộttrường đại học phù hợp với mình, tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quátrình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp Thuậtngữ hướng nghiệp (career mentoring) nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợpcủa nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), quản lýnghề nghiệp (career management), phát triển nghề nghiệp (careerdevelopment) Ông cũng chỉ ra: Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là mộtgiai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người Hướng nghiệp làmột quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông,qua quá trình trau dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phùhợp Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phùhợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượngcuộc sống cá nhân Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra mộtlực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệptốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội
Giáo dục và tuyên truyền nghề (cho học sinh làm quen với các ngànhnghề của nền kinh tế quốc dân và với các nghề phổ biến); Chuẩn bị cho học
Trang 31sinh có ý thức chọn nghề; Tiến hành tư vấn nghề cho học sinh; Nghiên cứuhọc sinh (trước hết nghiên cứu nhân cách nghề nghiệp) Ở bình diện xã hội,hướng nghiệp đóng góp phần rất quan trọng tạo nguồn nhân lực cho xã hộiphù hợp về cơ cấu và được sử dụng có hiệu quả Do đó, nó là vấn đề xã hội vàđược nhiều ngành quan tâm tới và cùng tham gia
1.2.5 Giải pháp
Theo từ điển tiếng Việt thì “giải pháp là cách làm, cách giải quyết mộtvấn đề cụ thể”, hoặc “giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề hoặc thựchiện một chủ trương” [34]
Nhìn chung, ta có thể hiểu giải pháp là cách thức thực hiện, tiến hànhgiải quyết một công việc hoặc một phương pháp để thực hiện một chủ trươngnào đó sao cho đạt được mục tiêu của tổ chức
1.3 Công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT của các cơ quan báo chí
Báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là ngườituyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phù hợphơn vào thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay Báo chí có khả năng chuyểntải thông tin đến đông đảo độc giả trên một địa bàn rộng lớn, trong thời giannhanh chóng, và nhận lại phản hồi từ độc giả Bên cạnh đó, báo chí còn cóchức năng giáo dục và định hướng Hai chức năng đó góp phần vào việc nângcao trình độ, và định hướng đúng đắn cho độc giả Chính vì vậy, mà báo chí
có khả năng mang lại hiệu quả cao cho công tác hướng nghiệp với nhiều hìnhthức và nội dung Ngày nay, hiệu quả của hoạt động tư vấn hướng nghiệp quacác cơ quan báo chí ngày được nâng cao khi một số báo đã mở rộng cácphương thức truyền thông Bên cạnh báo in trên giấy, các báo có thêm trangbáo điện tử, chương trình truyền hình, phát thanh, và phục vụ đọc báo quađiện thoại, email
Trang 321.3.1 Sự cần thiết của báo chí tham gia hướng nghiệp cho học sinh THPT
1.3.1.1 Tác động của báo chí đối với công chúng
Thực tế, hoạt động tư vấn hướng nghiệp hàng năm thường “nở rộ” khigần đến mùa tuyển sinh CĐ, ĐH, TCCN với nhiều hình thức khác nhau.Nhưng trên thực tế, hiệu quả của công tác hướng nghiệp chỉ được phát huykhi và chỉ khi hoạt động này được định hướng lâu dài với sự tham gia, phốihợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các bộ phận xã hội khác Bên cạnh
đó, nội dung hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông trong nhiều năm quacũng không mang lại hiệu quả hỗ trợ cao về định hướng nghề và chọn ngànhhọc cho học sinh Khi học sinh chọn ngành học, trường học phần lớn đều do
sự tác động của hệ thống các thông tin trên phương tiện truyền thông đạichúng vì các loại phương tiện thông như: báo in, báo hình, báo nói và truyềnthông hiện đại kết nối thế giới ngày nay là internet, có hiệu quả tác động rấtcao với sự nhận thức của con người:
Chất lượng thông tin của báo luôn thể hiện sự độc đáo của thông tin,mang tính đại chúng rất cao Cùng với đó, là tính thiết thực và tính hợp thời.Với những đặc tính nêu trên, báo in sẽ là một phương tiện hữu hiệu để chuyểntải được những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; từng sựthay đổi trong đời sống xã hội của con người qua từng thời điểm Từ đó, mọingười có thể cập nhật được những thông tin mà mình mong muốn để thay đổinhận thức và hành vi sao cho phù hợp với sự phát triển của loài người
Chức năng giáo dục tư tưởng và chức năng thông tin sẽ góp phần hỗ trợrất lớn trong công tác hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, vì:
Thông tin báo chí luôn nâng cao tính tự giác của quần chúng bằng cáchtạo dư luận xã hội và định hướng cho xã hội Thêm vào đó, là luôn hình thành
ý thức lịch sử - văn hóa của xã hội
Trang 33Thông tin báo chí luôn phản ánh hiện thực khách quan trong đời sống
xã hội; cung cấp tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin cho công chúng
Thông tin báo chí là cầu nối giữa người cung cấp thông tin và ngườitiếp nhận và sử dụng thông tin Nói cách khác thông tin báo chí là cầu nốigiữa doanh nghiệp và nhà trường, giữa nhà trường với học sinh, giữa học sinhvới doanh nghiệp
Xã hội càng phát triển, trình độ và nhu cầu cần hiểu biết của con ngườicàng cao thì sự tham gia của công chúng vào hoạt động báo chí càng nhiều.Khoa học kỹ thuật phát triển đã cho phép thiết lập quan hệ hai chiều, liên tục,trực tiếp giữa công chúng với các cơ quan báo chí và với quá trình phát sóngchương trình Đây chính là mô hình truyền thông hai chiều mềm dẻo Môhình mà cả nguồn phát lẫn người tiếp nhận đều có khả năng lựa chọn thôngđiệp theo nhu cầu của mình [27] Thông tin không chỉ được chuyển đi từnguồn phát tới người xem mà còn được thực hiện với chiều ngược lại từngười xem tới nguồn phát
1.3.1.2 Hiệu quả của báo chí
Báo chí là hoạt động mang tính chính trị xã hội, có ý thức và mục đíchcủa con người Vì vậy phải tính đến hiệu quả
Trong giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, Tạ Ngọc Tấn cho rằng: Hiệuquả của báo chí chính là kết quả của việc vận dụng các quy luật, nguyên tắc,hình thức, phương thức hoạt động báo chí, giúp cho nó thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ của mình nhằm đạt được mục đích [28]
Cuốn sách: Cơ sở lý luận báo chí của E.P Prôkhôrôp cũng cho rằng,kết quả của báo chí là “mức độ báo chí đạt các mục tiêu đáp ứng nhữngnhu cầu xã hội về thông tin đại chúng có tính đến những khả năng thực tếcủa những người sản xuất thông tin cũng như của những người sử dụngthông tin” [11]
Trang 34Hoạt động báo chí là hoạt động có mục đích, vì vậy đối với mỗi cơquan báo chí, đối với mỗi tác phẩm báo chí đều hướng đến mục đích nhấtđịnh Đạt được mục đích, đó là đạt được kết quả, nghĩa là có hiệu quả.
Với ưu thế về ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh, hiệu quả tác động củabáo chí nhanh, mạnh hơn các phương tiện khác “Chỉ có bằng chất lượng của
ấn tượng gây ra cho quý vị, chỉ có thông qua khán giả mới có thể hiểu được,đánh giá được giá trị của một chương trình truyền hình” [12] Với sự đa dạng
về hình ảnh và âm thanh của truyền hình sẽ góp phần giải quyết vấn đề họcsinh cho là nhàm chán, hình thức nghèo nàn của hoạt động hướng nghiệptrong nhà trường phổ thông trong thời gian qua
Từ quan điểm trên có thể thấy hiệu quả báo chí được đánh giá trên cơsở: chức năng, nhiệm vụ của báo chí; dựa vào kết quả mục đích của hoạt độngtruyền hình đối với ý thức và hành động của công chúng
- Về ý thức: Sau khi tiếp nhận thông tin đã làm thay đổi nhận thức củamột bộ phận công chúng Sự thay đổi này không phải lúc nào cũng ngay lậptức mà phải thấm dần theo kiểu mưa dầm thấm lâu Kết quả đó xuất hiện nhưyếu tố mới trong nhận thức về ứng xử Có khi là loại bỏ hay bổ sung nhữngnhận thức khác chưa có hoặc đã có trước khi tiếp nhận thông tin
- Về hành động thực tiễn: Từ thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành
vi hoặc làm theo những định hướng, truyền hình nêu ra Điều này thấy rõ nhấtqua chương trình truyền hình nhân đạo, chương trình khoa giáo v.v Đối vớinhững vấn đề xã hội có tác động lớn, có khi còn dẫn đến thay đổi về quanđiểm, về chủ trương, về cách làm của chính quyền
Với những ưu điểm của các phương tiện truyền thông đại chúng nhưbáo in, báo hình và báo điện tử vừa phân tích ở trên, giáo viên, cán bộ quản
lý và học sinh là những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướngnghiệp sẽ có được thông tin nhiều chiều về thế giới nghề nghiệp không chỉ ở
Trang 35địa phương mình đang sinh sống mà còn ở khắp mọi nơi trên thế giới Vớinhững tính năng, vai trò của các loại công cụ truyền thông này sẽ góp phầnkhông nhỏ vào công tác hướng nghiệp tại nhà trường phổ thông Đồng thời,đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết những mặt hạn chế của côngtác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông trong thời gian qua.
Sơ đồ 1.2 Hiệu quả tác động của báo chí
1.3.1.3 Hình thức thông tin
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị xã hội, nhà báo lànhững chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng đó Đối tượng màbáo chí hướng tới đó là quảng đại quần chúng nhân dân đông đảo Do vậy, đểquá trình truyền thông này đạt hiệu quả như mong muốn thì nhà báo khôngthể chỉ cứ cung cấp thông tin mà mình có với thể loại mình hay viết mà không
để ý đến liệu bài viết của mình có thu hút được công chúng hay không Mộttác phẩm báo chí hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi những thông tin, sự kiệnđược phản ánh trong nội dung mà còn bằng hình thức thể hiện, phương thứcchuyển tải thông tin Có thể thông tin hay nhưng được truyển tải dưới hìnhthức không phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng thì hiệu quả thôngtin cũng đạt được rất thấp Truyền thông là quá trình hai chiều, công chúng vànhà báo phải có sự hiểu biết, quan tâm đến nhau Nhà báo cung cấp tác phẩmđến người đọc mong muốn họ tiếp nhận thông tin hữu ích với sự hứng thú,nhiệt tình và công chúng cũng có những phản hồi lại để nhà báo ngày càngnâng cao chất lượng bài báo cả về hình thức lẫn nội dung
Báo chí
Thay đổi nhận thức
Thay đổi hành vi Đối tượng
Trang 36Trong 3 cơ quan báo chí (Báo Nghệ An, PT-TH Nghệ An, Báo LaoĐộng Nghệ An), triển khai chương trình hướng nghiệp dưới hai dạng là thôngtin thời sự được cập nhật thường xuyên và thông tin định hướng.
Về thông tin thời sự, các thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đàotạo, các trường (ĐH, CĐ, TCCN, DN ) Phản ánh những vấn đề thời sự liênquan đến tuyển sinh như học sinh ôn thi, các môn thi tốt nghiệp, những ngànhmới mở
Các chuyên mục của chuyên trang, Giáo dục, Tuyển sinh của 3 cơ quanbáo chí được khái quát qua bảng sau:
Bảng 1.1 Khái quát các chuyên mục của các chuyên trang Giáo dục
và Tuyển sinh của cơ quan báo chí tại Nghệ An
Chỉ tiêu tuyển sinh
Cung cấp chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, TCCN, DN Thông tin về các ngành mới mở, chỉ tiêu tuyển sinh, khối thi, hình thức học tập Toàn cảnh tuyển sinh vào một số trường ĐH lớn
Chọn nghề
Đăng tải các hoạt động tư vấn theo nhóm ngành như xã hội nhân văn, luật, văn hóa; nhóm kinh tế, khoa học tự nhiên, nông lâm; nhóm kĩ thuật công nghệ
Giới thiệu ngành nghề trong xã hội trên tiêu chí hướng nghiệp: học gì, làm gì, khả năng gì, thuận lợi và khó khăn là gì
Dành cho phụ huynh
Cung cấp cho phụ huynh các thông tin của chương trình liên quan đến học sinh: sức khỏe, tâm lí mùa thi, chọn ngành cho con, giấy tờ đăng kí dự thi
Kinh nghiệm học - thi
Những kinh nghiệm học - thi được các chuyên gia tư vấn cặn
kẽ về: học tập làm sao, đi thi thế nào, làm bài sao cho tốt Các thủ khoa những năm trước cũng chia sẻ kinh nghiệm Trường tự giới thiệu Các trường ĐH, CĐ, TCCN tự giới thiệu về trường: chỉ tiêu
Trang 37tuyển sinh, ngành đào tạo, ngành mới
Hộp thư tuyển sinh
Giải đáp các thắc mắc của độc giả gửi về liên quan đến tuyển sinh - hướng nghiệp Người giải đáp, tư vấn là các chuyên gia giáo dục, tư vấn, tâm lí, sức khỏe, phóng viên giáo dục
Đề thi - đáp án ĐH-CĐ
Tổng hợp các đề thi ĐH, CĐ các môn theo các năm kèm theo gợi ý trả lời (các giáo viên có uy tín giải), đáp án chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đề thi - Đáp án THPT Tổng hợp và gợi ý trả lời một số đề thi tuyển sinh, lời giải đề
thi do các giáo viên uy tín giải
ĐH - CĐ - TCCN Tổng quan toàn bộ chương trình tuyển sinh của các trường
ĐH, CĐ, TCCN: chỉ tiêu, học phí, ngành đào tạo, ngành mới
Tự chọn trường
Giúp HS tự chọn trường thi dựa trên các tiêu chí cung cấp thông tin về: tên trường, loại trường, tỉnh/thành phố, tên ngành, nhóm ngành, hệ đào tạo Website sẽ cung cấp một số trường học gợi ý cho học sinh
Tư vấn Đăng tải hoạt động hướng nghiệp tại ngày hội, buổi tư vấn tại
các địa phương
1.3.1.4 Thể loại thông tin
Bài phản ánh là một trong những thể loại được sử dụng nhiều và giữ vịtrí quan trọng trong công tác thông tin của cơ quan báo chí Nếu tin ngắn chỉthông báo về sự kiện, hiện tượng một cách cô đọng, súc tích, ngắn gọn nhấtthì bài phản ánh lại có ưu thế riêng không chỉ thông báo mà còn phân tích vàkhái quát Bài phản ánh còn được xây dựng trên một loạt các sự kiện đồngnhất, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một đề tài nhất định Bài phảnánh cho phép người viết có thể dùng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các
sự kiện, hiện tượng, vấn đề để có điều kiện làm sáng tỏ nội dung tác phẩm và
ý đồ của tác giả
Trang 38Bài phản ánh nêu lên xu hướng tư tưởng, rút ra vấn đề, nhưng lại phảithông qua sự việc, phản ánh các sự kiện mà đạt mục đích đó, hướng ngườiđọc tới những tư tưởng và hành động nhất định.
Tin là một thể loại cơ bản của báo chí thuộc nhóm thông tấn Đây làthể loại có khả năng thông tin nhanh nhất sự kiện, hiện tượng mới xảy ra,đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hộinhằm đáp ứng nhanh, chính xác, kịp thời những vấn đề mà công chúngquan tâm
1.3.1.5 Ngôn ngữ
Tựa đề hấp dẫn làm cho ngay cả các độc giả lười đọc nhất cũng cảmthấy không cưỡng lại nổi Số phận bài báo tùy thuộc rất nhiều vào tựa đề Tựabáo có vai trò rất quan trọng vì nếu một bài báo hay nhưng đầu đề dở khôngthu hút được một nữa độc giả Qua khảo sát báo, do đặc điểm của thông tin vềvấn đề hướng nghiệp mang tính chất định hướng do đó các tựa tin bài thể hiện
rõ được nội dung của vấn đề, không mang tính chất giựt gân, câu khách, xongvẫn đáp ứng được yêu cầu về tính hấp dẫn của ngôn ngữ tựa
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng việc hướng nghiệp cho học sinh THPT
1.3.2.1 Gia đình
Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt củahọc sinh trong đó có cả vấn đề hướng nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp của họcsinh Trong gia đình, cha mẹ là người luôn luôn gần gũi, hiểu rõ con em nhấtnên cha mẹ có thể biết được hứng thú, năng lực, sở thích của con ra sao Cha
mẹ là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết vềthế giới, nghề nghiệp trong xã hội hơn các con Vì vậy, học sinh có sự ảnhhưởng và tin tưởng rất lớn từ cha mẹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bảnthân Hơn nữa trong điều kiện xã hội hiện nay, vấn đề việc làm sau khi ratrường (học nghề của học sinh) còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ
Trang 39và khả năng tài chính của gia đình Điều đó càng khẳng định vai trò quantrọng của gia đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Tuy nhiên, sự can thiệp, ảnh hưởng quá lớn từ cha mẹ đến việc lựachọn nghề nghiệp của học sinh sẽ có tác động hai mặt: Mặt tích cực, đối vớinhững trường hợp cha mẹ hiểu rõ năng lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ vềcác ngành nghề trong xã hội nên hướng cho con mình lựa chọn những nghềphù hợp Mặt tiêu cực là có một bộ phận không nhỏ các bậc phu huynh lại ápđặt con cái lựa chọn nghề nghiệp theo ý mình Với suy nghĩ là cha mẹ phải cótrách nhiệm với con cái từ việc chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu nhưkhông tính đến hứng thú, năng lực sở trường của con Điều này đã dẫn đếnviệc lựa chọn nghề sai lầm của học sinh, hình thành ở học sinh tính thụ động,
ỷ lại vào phụ huynh Và đây cũng là một trong số các nguyên nhân cơ bản dẫnđến hiện tượng không thành đạt trong nghề, chán nghề, bỏ nghề của các emsau này
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Thực trạng thực hiện côngtác giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT khu vực miền núi đông bắc ViệtNam”, tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đã chỉ ra rằng: Đa số học sinh đều nóirằng, hình thức giúp đỡ của cha mẹ và những người thân trong gia đình đối vớiviệc lựa chọn nghề của các em là định hướng phân tích, khuyên các em nênchọn nghề theo nghề của cha mẹ, hoặc nghề sau khi học xong dễ xin được việc,
có thu nhập cao Ngoài ra cha mẹ và người thân trong gia đình còn giúp đỡ các
em bằng cách tìm kiếm cho các em những tài liệu, sách báo có liên quan đếnnghề Kết quả khảo sát cho thấy có 67,9% số học sinh lựa chọn nghề nghiệpcho mình do ảnh hưởng của cha mẹ và người thân trong gia đình [17]
1.3.2.2 Giáo dục hướng nghiệp của nhà trường
Về mặt lí luận, giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phải đóng vaitrò chủ đạo trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Trang 40Hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông được thể hiện như là một
hệ thống tác động sư phạm nhằm giúp cho các em lựa chọn được nghề nghiệpmột cách hợp lý
Trong nhà trường, giáo dục hướng nghiệp là một trong những hình thứchoạt động học tập của học sinh Thông qua hoạt động này, mỗi học sinh phảilĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, nắm được hệthống các yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kĩ năng
tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh lý của mình với hệthống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động Như vậy, thông quaviệc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, nhà trường sẽ giúp cho họcsinh lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp về nhu cầu, hứng thú, sở trường,đặc điểm tâm - sinh lý của mỗi HS, đồng thời phù hợp với điều kiện của mỗihọc sinh cũng như nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề Từ đó giúpđiều tiết hợp lý việc chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã hội, đáp ứng tốt nhucầu về nguồn nhân lực của đất nước trong quá trình CNH - HĐH Từ đó cóthể khẳng định, giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp học đường làkhông thể thiếu trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông Là mộttrong các mặt giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh, hơn nữa nó cònmang ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn Tuy nhiên, trong thực tế, theo cácchuyên gia thì giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp học đường ởnước ta hầu như đang bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm đúng mức [17]
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học nhằm đạt được cácmực tiêu sau:
- Phát triển và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho họcsinh Giáo dục cho các em tinh thần yêu lao động, biết quý trọng lao động, kínhtrọng người lao động, có thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp
- Giúp học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội, cácnghề truyền thống của địa phương và biết cách tìm hiểu hệ thống ngành nghề