1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp

95 2,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 608,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHLÊ THỊ PHƯƠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ PHƯƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA

THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Minh Hùng

Trang 2

NGHỆ AN, NĂM 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện luận văn: “Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá theo chuẩn nghề nghiệp” trước hết tối bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phạm Minh

Hùng, người đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoànthành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo khoa Giáo dục, Phòng Sau Đạihọc và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toànkhóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình hoànthành luận văn

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Huyện ủy, UBND huyện, Ban Giámhiệu các trường Mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Sơn đãgiúp đỡ, tạo điều kiện về tài chính, thời gian để tôi hoàn thành khóa học vàluận văn

Tôi xin cảm ơn gia đình, anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Lê Thị Phương

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XÊP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON

THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

7

1.2.2 Đánh giá và xếp loại giáo viên mầm non 131.2.3 Hiệu quả và hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm

1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp

loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 151.3 Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 161.3.1 Khái quát về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 161.3.2 Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề

1.4 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại

giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 191.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại

giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 191.4.2 Nội dung, phương pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp

loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 211.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác đánh

giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN

25

Trang 5

ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo

2.2 Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện

Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp 292.2.1 Cơ cấu, chất lượng giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh

2.2.2 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng

của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 332.2.3 Thực trạng công tác tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo

viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa 372.3 Thực trạng nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo

viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề

nghiệp

39

2.3.1 Những việc đã làm, những kết quả đã đạt được trong việc nâng

cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện

Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp

39

2.3.2 Những hạn chế và bất cập trong việc nâng cao hiệu quả công tác

đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh

Hóa theo chuẩn nghề nghiệp

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON

HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA THEO CHUẨN

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo

viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề

48

Trang 6

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần

thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm

non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp

48

3.2.2 Hoàn thiện quy trình, vận dụng linh hoạt các tiêu chí, minh

chứng trong đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn,

tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp

51

3.2.3 Tổ chức công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện

Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp một cách chặt chẽ,

khoa học

57

3.2.4 Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại vào phát triển đội ngũ giáo

viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 67

3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá,

xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo

chuẩn nghề nghiệp

71

Trang 7

DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CBQL Cán bộ quản lý

CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục

CĐSP Cao đẳng sư phạm

CSGD Chăm sóc giáo dục

CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CNTT Công nghệ thông tin

Trang 8

Bảng 2.1: Thống kê trình độ chuyên môn, trình độ chính trị giáo viên mầm non

ở huyện Đông Sơn năm học 2012 - 2013 30Bảng 2.2: Thống kê xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở

huyện Đông Sơn năm học 2012 - 2013 30Bảng 2.3: Đánh giá của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 33Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của công tác đánh giá

giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 34Bảng 2.5: So sánh nhận thức của cán bộ quản lý và của giáo viên về tầm quantrọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 35Bảng 2.6: Mức độ quan tâm đến các bước tổ chức thực hiện quy trình đánh giá 37Bảng 2.7: Phiếu điều tra kết quả đạt được trong việc nâng cao hiệu quả công táckiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên mầm non 39

Trang 9

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp 77

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng, phát triển một nền giáodục vững mạnh là nhân tố then chốt, quyết định để thúc đẩy xã hội phát triển.Nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH gắn với kinh tế tri thức, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,

mở rộng hội nhập quốc tế với nhiều thuận lợi và khó khăn, thử thách phảivượt qua Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVIII khẳng định: “Lấy việc phát triển nguồn lực con người làm yếu tố cơ bảncho sự phát triển nhanh và bền vững” Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI yêucầu Ngành Giáo dục phải: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Để đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục, ngành giáo dục cần chú trọng phát triển các cấphọc, đặc biệt là cấp đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục mầmnon đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thốngchính trị, của tất cả các cấp, các ngành, của toàn xã hội; diễn ra trên mọi lĩnhvực KT-XH; thông qua việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, giáodục và đào tạo là giải pháp chủ yếu nhất Việc xây dựng và phát triển đội ngũnhà giáo chính là phát triển nguồn nhân lực cho ngành học, là cơ sở không chỉmang tính lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển nguồnlực cho tương lai Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Không cóthầy giáo thì không có giáo dục không có giáo dục, không có cán bộ thìkhông nói gì đến kinh tế - văn hóa”

Trang 10

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ củatrẻ, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào các bậc học phổ thông.Phát triển giáo dục mầm non một cách vững chắc là nền tảng cho sự phát triểnnguồn lực con người, phục vụ cho sự phát triển của giáo dục phổ thông.Trường mầm non khác với trường phổ thông ở chỗ trường mầm non phải thựchiện đồng thời 2 nhiệm vụ: chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Nhiệm vụcủa giáo viên mầm non rất nặng nề Vì vậy, việc xây dựng và phát triển độingũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ đặt ra cấp bách trong quátrình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà Trongnhững năm qua, giáo viên mầm non được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhaunhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn Những năm gần đây, giáo dục Mầm non

đã được Nhà nước và xã hội quan tâm đặc biệt Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 về việc phê duyệt Đề

án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015”, trong đó có nhiệm

vụ “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục mầm non”, Chương trình GDMN mới Ban hành kèm theo Thông tư số:

17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vềđổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non;Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 về việc phê duyệt Đề án phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 của Thủ tướng Chínhphủ đòi hỏi chất lượng đội ngũ GVMN phải đổi mới và phát triển để đáp ứngvới yêu cầu phát triển của bậc học Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển mạnh

mẽ của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, giáo dục mầm non nói riêng,lực lượng giáo viên mầm non vẫn chưa tương xứng, thiếu về số lượng vàphân bố chưa đồng đều ở các vùng, miền, không đồng đều về chất lượng,thậm chí có cả một bộ phận giáo viên còn hạn chế về năng lực, kiến thức, kỹnăng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ Nhiều địa phương giáo viên đạt chuẩn

Trang 11

chiếm tỷ lệ cao, nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng giáodục và đào tạo trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập Việc phát triển, bồidưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN là yêu cầu cấp thiết của ngànhgiáo dục hiện nay

Chuẩn nghề nghiệp GVMN đã được ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định này như là kim chỉ nam cho việc đánh giá, bồi dưỡng phát

triển đội ngũ giáo viên mầm non Mục đích của chuẩn nghề nghiệp giáo viênmầm non là giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đóxây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức,trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; là cơ sở để đánh giá giáo viên mầmnon hàng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáoviên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNVngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồidưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non Phát triển nâng cao trình độGVMN hướng theo chuẩn nghề nghịêp là một giải pháp tích cực trong quátrình phát triển đội ngũ giáo viên

Trong những năm qua giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa nói chung

và giáo dục của huyện Đông Sơn nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà Tuy nhiên, theo yêucầu phát triển của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay,thì giáo dục và đào tạo của huyện Đông Sơn còn nhiều bất cập, đặc biệt làcông tác đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non trênđịa bàn huyện Đông Sơn là một huyện thuần nông gặp nhiều khó khăn về cácđiều kiện kinh tế, xã hội; vì vậy phát triển giáo dục và đào tạo cũng gặpkhông ít những khó khăn

Việc nghiên cứu tổ chức thực hiện công tác đánh giá GVMN theochuẩn nghề nghiệp ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa có tác giả nào

Trang 12

nghiên cứu đề tài này Trong những năm qua, việc đánh giá giáo viên mầmnon tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng bên cạnh nhữnghiệu quả nhất định còn có những hạn chế cần phải giải quyết Tuy việc đánhgiá giáo viên mầm non đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh ThanhHoá nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng nhưng việc tổ chức thực hiệnđánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đánh giá cònchung chung, hiệu quả đánh giá còn hạn chế

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu

quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá theo chuẩn nghề nghiệp” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu khoa học

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp có

cơ sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếploại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá theo chuẩn nghềnghiệp

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghềnghiệp

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáoviên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

4 Giả thuyết khoa học

Nêu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và cótính khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viênmầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá theo chuẩn nghề nghiệp

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 13

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tácđánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả công tácđánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theochuẩn nghề nghiệp

5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếploại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghềnghiệp

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Để xử lí các số liệu các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định,đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

Trang 14

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về đánh giá giáo viên nói chung, đánhgiá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng.

7.2 Về mặt thực tiễn

Khảo sát thực trạng đánh giá, xếp loại GVMN huyện Đông Sơn, tỉnhThanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp; đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoahọc, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viênmầm non huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá theo chuẩn nghề nghiệp

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàigồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác đánhgiá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả công tácđánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theochuẩn nghề nghiệp

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếploại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghềnghiệp

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XÊP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON THEO

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu các tài liệu được cung cấp để thấy rõ lịch sử hình thành vàphát triển chuẩn nghề nghiệp giáo viên một số nước như Mĩ, Anh, Úc

Quá trình phát triển của chuẩn nghề nghiệp ở Mĩ:

Bắt đầu vào giữa thập kỷ 80, những quan tâm sâu sắc về vấn đề giáo viêntrong trường học ở Mĩ của nhiều nhà nghiên cứu đã được nhà nước và các cơ

sở tư nhân tài trợ Báo cáo năm 1987 của Tổ hợp Carregie “Chương trình Quốcgia chuẩn bị giáo viên cho thế kỷ 21” đã dẫn tới việc lập ra Vụ Quốc gia Mĩ vềchuẩn nghề nghiệp giáo viên Mĩ với nhiệm vụ nâng cao chuẩn dạy học cũngnhư thành tích học tập của học sinh trên toàn quốc Cơ quan này bắt đầu cấpbằng cho giáo viên vào năm 1995 Ý đồ của vụ giáo dục là tạo cho giáo viên ởkhắp nước Mĩ, không kể bằng cấp ban đầu và nơi họ đăng kí hành nghề, đượckiểm tra để được công nhận là “đạt” sau khi họ có tối thiểu 3 năm giảng dạy.Chương trình của vụ tuy không bắt buộc nhưng ý tưởng và phương pháp của vụđược chính quyền Clinton rất tán thành (Bộ GD Mĩ, 1997) Chương trình khẳngđịnh việc công nhận kỷ năng giảng dạy xuất sắc đã mang lại phần thưởng chonhững giáo viên được đánh giá đạt Chuẩn quy định, mở ra cơ hội để họ nhận vịtrí lãnh đạo cũng như tạo ra “ngọn hải đăng” có tác dụng khuyến khích các GVkhác Trong hai năm đầu, khoảng 500 GV được công nhận, sau đó chính phủliên bang đồng ý cấp ngân sách để vụ tiến hành xét cấp bằng cho khoảng100.000 GV trong vòng 10 năm, tới năm 2007, với mục tiêu ít nhất mỗi trường

có một GV nhận Bằng

Tại nước Anh: Từ cuối thập niên 80, đào tạo theo chuẩn trong lĩnh vực

Trang 16

dạy học càng ngày càng được chính phủ chấp nhận và khuyến khích Tronglĩnh vực dạy học người ta thận trọng trước sự đòi hỏi quá chi tiết của phươngpháp dạy học Điều đó được hội đồng bằng cấp quốc gia (1992) thừa nhậntrong bản đánh giá các bước khởi đầu của đào tạo theo chuẩn tại các trường học

và các cơ sở đào tạo giáo viên Hội đồng thấy rằng đào tạo theo chuẩn có thể

“làm sắc nét trọng điểm” của chương trình nhưng nó gây căng thẳng nên cầnphải chú ý đảm bảo sự quan trọng của các nhân tố nhận thức và tình cảm trongđào tạo GV không bị bỏ qua, cũng như chương trình đào tạo giáo viên khôngquá hẹp

Các chính sách của chính phủ Anh từ năm 1992 có xu hướng đặt ranhững lĩnh vực rộng về tri thức và kỹ năng để lập chương trình đào tạo GV và

để đánh giá theo chu kì trong ngành GD (Bộ GD 1992) (Cục đào tạo GV,1996)(Bộ GD Scotslen,1993)

Nước Úc: Cũng như chương trình của nước Mĩ và Anh, từ những cuốinăm 80, việc quan tâm đến chất lượng GV và bồi dưỡng GV ở Úc đã được cảcấp liên bang và tiểu bang chú ý đến Các tiểu bang chịu trách nhiệm về hệthống GD riêng của mình Năm 1990, BGD và ĐT đã xuất bản “Hiến chương

về dạy học” bao gồm 18 điều mà GV phải thực thi Năm 1993, chính phủ liênbang Úc thành lập “Hội đồng giảng dạy” để soạn thảo khung năng lực quốc giacho GV mới vào nghề (Hội đồng GD Úc 1996)

Vào tháng 2 năm 2000, Trường trung cấp sư phạm cùng với Hội đồngnghiên cứu GD Úc, Hội nghiên cứu chương trình và đại học Melbbourne mởhội thảo quốc gia về “Chuẩn nghề nghiệp, vấn đề, thách thức và cơ hội” trong

2 ngày Hơn 120 đại biểu từ New Zealand, Hong Kong, Mĩ và các tiểu bangcủa Úc tới dự Diễn đàn đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc chuyển sự chú ý

từ liên kết các phẩm chất dạy học ở những giai đoạn nghề nghiệp khác nhausang vấn đề thách thức của việc đánh giá giáo viên theo chuẩn

Từ năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ, Leonard Nadle đã đưa ra hồ

Trang 17

sơ quản lý nguồn nhân lực để diễn tả mối quan hệ với nhiệm vụ của công tácquản lý nguồn nhân lực Ông cho rằng quản lý nguồn nhân lực phải có 3nhiệm vụ chính là: 1) Phát triển nguồn nhân lực (gồm giáo dục, đào tạo, bồidưỡng, phát triển, nghiên cứu, phục vụ); 2) Sử dụng nguồn nhân lực (gồmtuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hoá sức lao động;3) Môi trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại làm việc, mở rộngquy mô làm việc, phát triển tổ chức).

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Mấy chục năm qua, việc xây dựng, phát triển, quản lí đội ngũ GV ởnước ta dựa trên chuẩn trình độ đào tạo Tại sao thời gian này lại cần xâydựng và ban hành Chuẩn nghề nghiệp GV? Để giải đáp câu hỏi này cần làmrõ hai khái niệm nêu trên và mối quan hệ của chúng trong thực tiễn hìnhthành và phát triển đội ngũ GV

Những năm gần đây vấn đề chất lượng, đảm bảo chất lượng và chuẩnhoá trong GD rất được quan tâm nhưng vẫn chưa thật đồng bộ trong QLGD

và quản lý nhà nước về GD Vì vậy để đáp ứng yêu cầu “đổi mới căn bảnnền GD, từng bước tiếp cận nền GD quốc tế, ngành GD&ĐT của nước tađang quan tâm đến “chuẩn” như chuẩn phát triển trẻ, chuẩn học tập, chuẩntrường học… đó là căn cứ để đối chiếu, soi rọi lại định mức và là thước đo

để góp phần đánh giá kết quả của quá trình dạy học và phát triển đội ngũ

Đã có các công trình nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục mầm non như:

- Hồ Lam Hồng (2005), “Chất lượng đào tạo giáo viên mầm non dựa vàochuẩn”

- Trần Lan Hương (2006), “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượngGiáo dục Mầm non” [22]

- Lê Thu Hương (2010), “Một số vấn đề lí luận về chất lượng Giáo dụcmầm non”, Trung tâm nghiên cứu chất lượng & phát triển chương trình Giáo

Trang 18

dục mầm non [21].

Lê Thị Bích Vân (2010): “Một số giải pháp tổ chức thực hiện quy trìnhđánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở thành phố Tam Kỳ,Quảng Nam” [36]

Năm 2008, Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp GVMN, không chỉtạo cơ sở cho việc thiết kế chương trình đào tạo giáo viên, chuẩn kiểm địnhchất lượng đào tạo mà còn là cơ sở để các giáo viên tự đánh giá năng lực, phẩmchất của mình, là căn cứ để CBQL giáo dục quản lý, phát triển đội ngũ GVMNtheo đúng hướng chuẩn hoá

Chuẩn giáo viên hay chuẩn nghề nghiệp giáo viên là quy định các mức

độ, yêu cầu năng lực sư phạm của người giáo viên phải đạt được trong từnggiai đoạn phát triển năng lực nghề nghiệp Chuẩn giáo viên do nhà nước banhành và được điều chỉnh đáp ứng yêu cầu giáo dục theo từng giai đoạn Nhưvậy chuẩn giáo viên đã bao hàm chuẩn đào tạo ban đầu đồng thời bao hàm cácmức độ, các yêu cầu với các tiêu chí ngày càng cao hơn để đo năng lực giáoviên ở từng giai đoạn dạy học sau đó Đó là cách ghi nhận trình độ chuyên mônkhông ngừng nâng cao của người giáo viên đáp ứng yêu cầu cho giáo dục và xãhội Tóm lại, từ những nội dung đã trình bày trên có thể nhìn nhận:

- Đánh giá xếp loại giáo viên mầm non để phát triển nguồn nhân lựctrong lĩnh vực GD&ĐT nói chung và cho ngành học mầm non nói riêng làvấn đề cấp thiết

- Nâng cao công tác đánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo CNN

là yêu cầu tất yếu của sự phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục của cácquốc gia trong xu thế hội nhập, đó là vấn đề cấp thiết, được xác định nhấnmạnh đến vai trò của các cấp quản lý, các cơ cở đào tạo

Ngày nay, trước nhiệm vụ, yêu cầu và sự phát triển của đất nước, vấn

đề đánh giá giáo dục nói chung và vấn đề đánh giá xếp loại theo chuẩn nghềnghiệp đã được sự quan tâm, chú ý, thu hút các nhà khoa học, các nhà nghiên

Trang 19

cứu giáo dục nhiều hơn trong thực tiễn của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.Tuy nhiên, các công trình khoa học mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nộidung, đánh giá giáo viên theo chuẩn một cách khái quát, chưa có một côngtrình khoa học nào nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tácđánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở các trườngmầm non hiện nay Đây là vấn đề hết sức quan trọng đầy thiết thực và mới mẽ

mà chúng tôi nghiên cứu ở đề tài này, đó là: Nâng cao hiệu quả công tác đánhgiá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo viên và giáo viên mầm non

phổ thông hoặc tương đương [35]

Theo http://vi.wiktionary.org/: Giáo viên là người giảng dạy cho họctrò, giáo dục, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triểncác khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường Giáo viêncũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chấtlượng từng học trò

1.2.1.2 Giáo viên mầm non

+ Giáo viên trường mầm non: Giáo viên và đội ngũ giáo viên là kháiniệm sử dụng rộng rãi trong các tổ chức như đội ngũ cán bộ công nhân viên,đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ thợ cơ khí… Khái niệm đội ngũ được xuấtphát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chức gồm có nhiều người tập hợp thànhmột lực lượng hoàn chỉnh Vì vậy giáo viên và đội ngũ giáo viên được địnhnghĩa như sau:

Trang 20

“Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ,lớp mẫu giáo độc lập” [Điều 34 - Điều lệ trường MN]

Luật giáo dục (2005) quy định: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảngdạy, GD trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác Nhà giáo dạy ở các cơ

sở GDMN, giáo dục phổ thông gọi là giáo viên giáo viên dạy ở các trườngmầm non, mẫu giáo gọi là GVMN” [26]

GVMN phải có những tiêu chuẩn: a) phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;(b) Đạt trình độ đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ (Từ trung cấp sưphạm mầm non trở lên) (c) Đủ sức khoẻ theo yêu cầu của nghề nghiệp; (d)

Lý lịch bản thân rõ ràng “GVMN là người làm công tác nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độclập” [6] Trình độ đào tạo của GVMN là có bằng tốt nghiệp trung cấp sưphạm GVMN trở lên

Như vậy, có thể hiểu, GVMN là người làm việc tại các cơ sở GDMN, đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ dưới 6 tuổi Mặc dù được đào tạo

chuyên môn như nhau, nhưng tuỳ theo nhiệm vụ được phân công nên trongtrường mầm non có:

Những giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 3tuổi tại các nhóm/lớp nhà trẻ gọi là giáo viên nhà trẻ

Những giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ tại cácnhóm/lớp mẫu giáo gọi là giáo viên mẫu giáo

Như vậy, giáo viên mầm non là người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng,chăm sóc giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, nhằm thực hiệnmục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện các lĩnh vực cho trẻ, đáp ứng yêu cầuphát triển xã hội

Trang 21

1.2.2 Đánh giá và xếp loại giáo viên mầm non

1.2.2.1 Đánh giá

Đánh giá (Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đolường được qua các kỳ kiểm tra/lượng giá (Assessement) trong quá trình vàkết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác địnhrõ ràng trước đó trong các mục tiêu

Theo Nguyễn Văn Đạm (2004): đánh giá là xem xét, phê phán, xác địnhgiá trị [12]

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kếtquả công việc, dựa vào phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu

và tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiệnthực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc

Như vậy, nội hàm của đánh giá có thể hiểu là:

+ Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để định lượng tìnhhình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hànhđộng có kết quả

+ Đánh giá là quá trình mà qua đó ta gán (quy) cho đối tượng một giátrị nào đó

+ Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác định giá trị thựctrạng ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay chuẩn mực đã đượcxác lập

1.2.2.2 Đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là dựa vào chuẩnnghề nghiệp để đánh giá giáo viên mầm non Từ đó, giáo viên mầm non sẽđược đánh giá trên các mặt: Phẩm chất chính trị đạo đức; kiến thức, kỹ năng

sư phạm

Trang 22

1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.2.3.1 Hiệu quả

Từ Tiếng Anh hiệu quả là “Effectiveness”, nghĩa là có hiệu quả, có hiệu

lực, mang lại kết quả đúng như dự kiến Hiệu quả là đạt được một kết quảđúng như kế hoạch đã đề ra nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồnlực nhất

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, hiệu quả là kết quả mong muốn, cái

sinh ra kết quả mà con người hướng tới và chờ đợi; nó có nội dung khác nhau

ở những lĩnh vực khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, lànăng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận Trong lao độngnói chung hiệu quả là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thờigian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sảnphẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian Trong xã hội học, một hiệntượng, một sự biến cố có hiệu quả xã hội, tức là có tác dụng tích cực đối vớilĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh vực đó Hiệu quả của một cuộcđiều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so với mục tiêu của cuộc điềutra đó

Có thể hiểu hiệu quả là: mức độ thực hiện mục tiêu liên quan đến việc

sử dụng nguồn lực được huy động.

1.2.3.2 Hiệu quả công tác đánh giá xếp loại giáo viên

Đánh giá xếp loại GV nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quảcông tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lígiáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ,chính sách đối với GV Đánh giá xếp loại GV là việc làm thường xuyên của

cơ sở GD trong từng năm học thúc đẩy đội ngũ GV không ngừng học tập, rènluyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học

Trang 23

Đánh giá xếp loại GV phải đảm bảo các kết luận đúng, chính xác Việcđánh giá, xếp loại GV thực hiện hằng năm sau một năm học

1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.2.4.1 Giải pháp

Theo Nguyễn Văn Đạm (2004): “Giải pháp là toàn bộ ý nghĩ có hệ thốngcùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới việc khắc phục một khókhăn” [12, tr.325]

Để hiểu rõ hơn về khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với mộtkhái niệm tương tự như phương pháp biện pháp Điểm giống nhau của các kháiniệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, mộtvấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm,cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước

có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích

Theo Nguyễn Văn Đạm (2004) thì “phương pháp được hiểu là trình tự cầntheo trong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một công việc có mục đíchnhất định” [12, tr.325]

Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởngthì Biện Pháp là “cách làm, hành động, đối phó, lựa chọn để đi tới mục đích nhấtđịnh” [12, tr.66]

Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệmtrên, nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhấnmạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhấtđịnh Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp

1.2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá xếp loại giáo viên mầm nontheo chuẩn nghề nghiệp là hệ thống các phương pháp, cách thức, tổ chức, điều

Trang 24

khiển toàn bộ công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nhằm đạthiệu quả cao nhất.

1.3 Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.3.1 Khái quát về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

1.3.1.1 Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp GVMN

Ban hành Chuẩn nghề nghiệp GVMN nhằm những mục đích sau đây:

- Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồidưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN

- Giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xâydựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Là cơ sở đánh giá GVMN hàng năm theo quy chế đánh giá xếp loạiGVMN và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo quyết định số06/2006/QĐ - BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ côngtác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN

- Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánhgiá tốt về năng lực nghề nghiệp

1.3.1.2 Nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm ba lĩnh vực: phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm

- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, mộtnhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Chấp hành phápluật, chính sách của Nhà nước; Chấp hành các quy định của ngành, quy địnhcủa trường, kỷ luật lao động; Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh,trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp;Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tìnhphục vụ nhân dân và trẻ

Trang 25

- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức: Kiến thức cơ bản về giáo dụcmầm non; Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non; Kiến thức

cơ sở chuyên ngành; Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầmnon; Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đếngiáo dục mầm non

- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Lập kế hoạch chăm sóc,giáo dục trẻ; Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻcho trẻ; Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; Kỹ năng quản lý lớphọc; Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộngđồng

1.3.2 Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề

nghiệp

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non được thực hiện theo Điều

10 của Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, ban hành theo

Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008, bao gồm các bướcnhư sau:

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

Đối chiếu với các yêu cầu, tiêu chí và chỉ báo của Chuẩn nghề nghiệp,mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu tựđánh giá, xếp loại cá nhân giáo viên mầm non (theo phụ lục 2 đính kèm côngvăn này); giáo viên ghi nguồn minh chứng tương ứng với các lĩnh vực đãđược cho điểm Căn cứ tổng số điểm và điểm đạt được theo từng lĩnh vực,giáo viên tự xếp loại mức độ đạt được (theo 4 loại: xuất sắc, khá, trung bình,kém) Cuối cùng giáo viên tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêuhướng phát huy, khắc phục

- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Căn cứ kết quả tự đánh giá của giáo viên (Phiếu tự đánh giá, xếp loạicủa giáo viên mầm non) và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp, tập thể

Trang 26

tổ chuyên môn nơi giáo viên công tác tiến hành việc kiểm tra các minh chứng,xác định mức điểm đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên; đồng thời tổchuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên vàgóp ý, khuyến khích giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồidưỡng để tiếp tục phấn đấu nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Sau khi các thành viên của tổ chuyên môn tham gia nhận xét, góp ýkiến, tổ trưởng ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giágiáo viên của tổ chuyên môn (theo Phụ lục 3 đính kèm công văn này) Nếugiáo viên chưa nhất trí với kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn thì tổtrưởng tổ chuyên môn ghi ý kiến bảo lưu của giáo viên vào phiếu đánh giácủa tổ chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáoviên của tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn (theoPhụ lục 4 đính kèm công văn này) và gửi hiệu trưởng

- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại

Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên (Phiếu tự đánh giá,xếp loại của giáo viên mầm non) và những ý kiến đóng góp của tổ chuyênmôn (Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và Phiếu tổng hợp xếp loạigiáo viên của tổ chuyên môn) Hiệu trưởng thông qua tập thể lãnh đạo nhàtrường, đại diện chi bộ, công đoàn, chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởngchuyên môn để đánh giá, xếp loại; trong trường hợp cần thiết có thể trao đổivới giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện

và hoàn cảnh thực tế của giáo viên hoặc tham khảo thông tin từ các nguồnkhác (cha mẹ trẻ, các tổ chức, tập thể trong hoặc ngoài nhà trường) và yêu cầugiáo viên cung cấp thêm minh chứng

Hiệu trưởng ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực vàkết quả đánh giá, xếp loại chung vào Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên của tổchuyên môn và hiệu trưởng (có ký tên đóng dấu) (theo Phụ lục 3 đính kèmcông văn này), Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của Hiệu trưởng (theo Phụ

Trang 27

lục 5 đính kèm công văn này), công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loạiđến tập thể giáo viên, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản Đốivới giáo viên xếp loại kém, trong cột ghi chú ghi rõ những lĩnh vực xếp loạikém hoặc vi phạm điểm nào trong Khoản 4, Điều 9 Quy định về Chuẩn nghềnghiệp giáo viên mầm non (ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT).

1.4 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Ở nước ta hiện nay, đội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học được đàotạo từ nhiều nguồn, nhiều loại hình khác nhau, trình độ còn nhiều bất cập, hạnchế, do đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong giaiđoạn mới Xét trên phạm vi toàn quốc, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa,trình độ đào tạo, hệ đào tạo khác nhau, có một khoảng cách, một độ vênh rấtlớn Xây dựng chuẩn giáo viên là yêu cầu khách quan, phù hợp với xu thếphát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non đó là quá trình phấn đấu để khắcphục sự không đồng đều của đội ngũ này về mọi mặt, từ phẩm chất đạo đứctới trình độ kiến thức văn hóa, kỹ năng sư phạm Chuẩn giáo viên mầm non sẽ

là những căn cứ để xây dựng mới chương trình đào tạo của hệ thống trường

sư phạm; căn cứ để các nhà quản lý giáo dục xây dựng quy hoạch phát triểnđội ngũ giáo viên mầm non

Theo chuẩn nghề nghiệp, người giáo viên mầm non phải có phẩm chấtchính trị, đạo đức và bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng Phải có kiến thức

về giáo dục mầm non, về chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non, về chuyên ngành,

về phương pháp giáo dục trẻ, về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội liên quanđến giáo dục mầm non Phải có kỹ năng sư phạm về lập kế hoạch chăm sóc

Trang 28

giáo dục, về tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏa cho trẻ, về tổchức các hoạt động giáo dục, về quản lý lớp học, về giao tiếp ứng xử với trẻ,đồng nghiệp, phụ huynh Đây là điều kiện rất cần thiết mà mỗi giáo viên cầnvươn tới Giỏi về kiến thức, nhuần nhuyễn về kỹ năng là những yếu tố cơ bảngiúp cho người giáo viên trở thành người thầy giỏi Chuẩn nghề nghiệp sẽ lànhững tiêu chí mới, những yêu cầu mới giúp giáo viên có thể tự xem xét bảnthân để biết được mình đang ở bậc thang nào của chuẩn, để rèn luyện, đểvươn tới Đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn sẽ là động lực mới thôithúc, động viên giáo viên không ngừng học hỏi, không ngừng vươn lên để đạtchuẩn và trên chuẩn.

Thực hiện tốt quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp là một bướctiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về cơ cấu;nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán

bộ quản lý giáo dục

Bên cạnh đó, ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên đánh dấu quá trìnhchuyển từ xây dựng, phát triển, quản lý đội ngũ theo chuẩn đào tạo (chú trọngđến văn bằng người giáo viên đạt được) sang phát triển, quản lý đội ngũ giáoviên theo chuẩn nghề nghiệp (chú trọng đến năng lực thật mà người giáo viên

đã đạt được) Tạo nên sự thay đổi cơ bản trong quan niệm về người giáo viên,

về chất lượng đội ngũ giáo viên, về yêu cầu và nội dung đào tạo, bồi dưỡnggiáo viên mầm non Theo quan niệm này, năng lực nghề nghiệp người giáoviên đạt được sau thời gian hành nghề là hạt nhân quan trọng nhất khi đánhgiá, khi xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non

Chuẩn hóa hiện đang là một xu thế của thời đại, một nét đặc trưng củanền kinh tế tri thức Xây dựng chuẩn nghề nghiệp và đánh giá giáo viên mầmnon theo chuẩn nghề nghiệp đang là một yêu cầu cấp thiết góp phần nâng caochất lượng giáo dục mầm non

Trang 29

1.4.2 Nội dung nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm nontheo chuẩn nghề nghiệp bao gồm các nội dung sau đây:

- Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý GDMN và GVMN về ýnghĩa của việc đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp; sự cần thiết phảinâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghềnghiệp

- Tiếp tục cụ thể hóa tiêu chí đánh giá ở các lĩnh vực phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm của chuẩn nghề nghiệp

để có thể vận dụng một cách linh hoạt vào đánh giá, xếp loại GVMN, phù hợpvới điều kiện của vùng miền, địa phương

- Hoàn thiện quy trình đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghềnghiệp

- Tổ chức hiệu quả kế hoạch đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩnnghề nghiệp

- Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệpvào việc phát triển đội ngũ GVMN

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.3.1 Yếu tố chủ quan

- Quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng đối với Giáo dục và Đào tạo.Đại hội lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định; “Phát triển giáo dục phảithực sự là quốc sách hàng đầu” Khâu then chốt để thực hiện chiến lược pháttriển GD là phải đặc biệt chăm lo đào tào, bồi dưỡng để nâng cao hiệu quảnăng lực trình độ của giáo viên cũng như CBQLGD cả về tư tưởng, chính trị,đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ Trên cơ sở đó, các cấp QLGD đã tiếnhành xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD, bồi dưỡng CBQLGD

Trang 30

và giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả về phẩm chất đạo đức và năng lựcchuyên môn để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Sự ra đời của Luật giáo dục và các luật có liên quan đến giáo dục như:Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật phổ cậpgiáo dục , các luật trên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đội ngũ GV vì nó đòi hỏingười GV không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học mà còn phải thực hiện tốtnghĩa vụ, trách nhiệm của người công dân đối với xã hội

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí:

Am hiểu về chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoahọc giáo dục mầm non, nắm vững các vấn đề đổi mới GDMN để chỉ đạo, tổchức triển khai bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả

- Các cấp QLGD nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tácđánh giá xếp loại GV theo đúng chuẩn nghề nghiệp

1.4.3.2 Yếu tố khách quan.

Nền kinh tế thị trường đã có tác động mạnh đến đội ngũ giáo viên Nóđòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng để góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục, tìm ra những hướng đi mới đưa nền giáo dụcnước nhà ngày càng phát triển bền vững Bên cạnh đó các nhà quản lý giáodục cũng cần tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tácđánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp Giúp ngườigiáo viên có đầy đủ các phẩm chất năng lực cần thiết để đứng vững trướcnhững tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ giáoviên là phải không ngừng học tâp, tự bồi dưỡng để nâng cao về trình độchuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị để đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa xã hội và vượt qua những thách thức khó khăn

Cơ sở vật chất của trường mầm non, đặc biệt là trang thiết bị đáp ứngvới yêu cầu đổi mới giáo viên mầm non

Trang 31

Đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên.

Chế độ chính sách của huyện, tỉnh, của ngành đối với GVMN

Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng củaviệc nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theochuẩn nghề nghiệp

Nhu cầu mong muốn của giáo viên được được đánh giá xếp loại thườngxuyên hàng năm theo đúng chuẩn nghề nghiệp

Công tác chỉ đạo, triển khai công tác đánh giá xếp loại giáo viên mầmnon theo chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐT huyện, sở GD&ĐT tỉnh

Công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan, công tác quy hoạch đàotạo đội ngũ CBQL và giáo viên để nâng cao chất lượng đánh giá xếp loại giáoviên có hiệu quả

Kinh phí công tác bồi dưỡng

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý luận của việc nângcao hiệu quả công tác đánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghềnghiệp với các vấn đề chính:

Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người GVMN trong hệ thống giáo dụcquốc dân; là cơ sở để đánh giá công chức sau mỗi học kỳ, năm học; là căn cứ

để xây dựng mới chương trình đào tạo của hệ thống trường sư phạm và xâydựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN Chuẩn hóa đội ngũ GVMN là quátrình phấn đấu để khắc phục sự không đồng đều của đội ngũ này về mọi mặt,

có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; đặc biệt làchức năng, vai trò của GVMN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước

Đánh giá xếp loại GVMN chính là nhằm mục đích làm rõ năng lực,trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ

để các cấp quản lí giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng vàthực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên Đánh giá xếp loại giáo viên là

Trang 32

việc làm thường xuyên của cơ sở giáo dục trong từng năm học thúc đẩy độingũ giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt chongười học.

Đánh giá xếp loại giáo viên đảm bảo các kết luận đúng, chính xác.Việcđánh giá, xếp loại giáo viên thực hiện hằng năm sau một năm học

Qua học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc áp dụngCNN giáo viên vào việc đánh giá xếp loại giáo viên, đề tài đã nghiên cứu lýluận của việc lấy chuẩn làm đích để đánh giá xếp loại một cách có hiệu quả

Chuẩn nghề nghiệp GVMN không cố định mà có những thay đổi theo

sự phát triển các điều kiện KT-XH, luôn có xu hướng tiếp cận và hội nhập

Vì vậy, nội dung của việc đánh giá xếp loại giáo viên theo CNN cũng phảithay đổi đáp ứng kịp thời Nội dung bao gồm các khâu: Đào tạo, bồi dưỡng,xây dựng môi trường đồng thuận biết tự học hỏi; Quản lý theo các chức năng

kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra; quản lý theo các tiêu chí, tiêuchuẩn về từng thành viên, giáo viên để có cơ sở sau mỗi một năm học đánhgiá đúng, chuẩn cho ĐNGV

Phần cơ sở lý luận là kim chỉ nam cho việc khảo sát, điều tra, phântích thực trạng công tác đánh giá xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩnnghề nghiệp huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa Từ đó, đề xuất các giải phápkhả thi nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá xếp loại GVMN huyện Đông Sơnđáp ứng CNN

Trang 33

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN ĐÔNG SƠN,

TỈNH THANH HÓA THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Đặc điểm địa lý

Nằm ở trung tâm của tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 5

km về phía Tây, Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã Cócảnh quan rất đẹp và hài hòa, đất đai màu mỡ phì nhiêu, có hệ thống sông đàoNhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc và trên 200 ha ao hồ thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp, có hệ thống núi đá vôi xen kẽ với nhiều chủng loại trữ lượngtương đối lớn và nguồn đất sét tốt tạo điều kiện cho việc phát triển ngành vậtliệu xây dựng, chế tác đá và sản xuất gốm sứ

Nhiều nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như nghề làm đồ đá,khắc chạm đá mỹ nghệ, đúc đồng, làm gốm… nổi tiếng gần xa đã hình thành.Sản phẩm từ đá của Đông Sơn không chỉ tham gia vào nhiều công trình thế kỷ

Cố đô Huế, tượng đá ở núi Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam), Lăng Bác, mà cònvươn ra thị trường thế giới

Vị trí địa lý: Đông Sơn tọa trên: 19o 43' (xã Đông nam) đến 19o 51' (xãĐông Thanh) Vĩ độ Đông Từ 105o 33' (Thị trấn Rừng Thông) đến 105o 45' (xãĐông Hoàng) Kinh độ Đông

Đông Sơn có diện tích tự nhiên: 8241 ha, trong đó đất nông nghiệp

Trang 34

trong cả nước Dân số hơn 75 vạn người, trong đó số người trong độ tuổi laođộng là 38 vạn người, chiếm 50,65% Đông Sơn có vị trí quan trọng về kinh

tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài

Ðông Sơn có 16 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Rừng thông và

15 xã: Đông Xuân, Đông yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, ĐôngKhê, Đông Hoàng, Đông Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, ĐôngPhú, Đông Văn, Đông Nam và Đông Quang

2.1.2 Cộng đồng dân cư

Đông Sơn có nhiều thành phần dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh, có 7

xã có tín đồ của đạo thiên chúa giáo, tập trung ở 2 xứ đạo Toàn Tân (ĐôngTiến) và Phù Bình (Đông Ninh) Từ xa xưa cư dân các địa phương ở nhiềuvùng miền trong nước tụ tập về sinh sống và lập nghiệp tại các làng, xã, thôn,xóm, tạo nên một cộng đồng dân cư đông đúc, đa dạng với mật độ dân số cao

so với bình quân trong tỉnh, phát triển nhanh và phân bố không đều giữa các

xã trong huyện

Ðông Sơn là huyện có bề dày truyền thống cũng là cái nôi của nền vănhoá Việt nam (văn hóa Đông Sơn) Từ xa xưa, những người dân sinh sốngtrên mảnh đất này luôn được biết đến với đức tính cần cù, chịu khó và khéoléo trong lao động sản xuất Ðây chính là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp choÐông Sơn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển KT - XH

Trong xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đông Sơn đã thựchiện tốt chủ trương về phát triển kinh tế của Ðảng, Nhà nước, công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, đặc biệt là ngành khai thác vậtliệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ của Ðông Sơn phát triển mạnh, tỷ trọngcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, tạobước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội địa phương

Từ rất sớm, cùng với những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ Quốc, người dân Đông Sơn đã tạo dựng cho mình một cuộc

Trang 35

sống phong phú trên nhiều lĩnh vực Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhữngtinh hoa trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội đã tạo nên các đặc trưng và trởthành những di sản văn hoá không chỉ của riêng Đông Sơn mà còn là củaThanh Hoá và của cả nước.

Điều kiện tự nhiên như: Khí hậu và thuỷ văn khá thuận lợi cho pháttriển nông, lâm nghiệp Quỹ đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp tươngđối lớn; nguồn nhân lực dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao… Đông Sơn có nhiềulợi thế trong giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, với vị trí khá thuận lợi, nằmcận kề Thành phố Thanh Hoá, ở vị trí giao thoa các hành lang kinh tế ĐôngTây - Nam Bắc của tỉnh Thanh Hoá, của vùng Bắc Trung bộ, đầu mối giaothông quốc gia, có mạng lưới cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thôngnói riêng tương đối đầy đủ và phân bố đều khắp các địa phương trong huyện

Thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế của Ðảng,Nhà nước, huyện Đông Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đặc biệt là ngành khaithác vật liệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ phát triển mạnh, tỷ trọng ngàycàng tăng, tạo bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội địa phương

Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện chủ động thúc đẩy chuyển dịch cơcấu cây trồng và vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại Sản xuất lúa đạt năngsuất bình quân 62,2 tạ/ha, sản lượng đạt 59.170 tấn (năm 2012)

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triểntương đối đa dạng, phong phú Hình thành cụm công nghiệp ở Đông Tiến, cáccụm nghề ở Đông Hoàng, Đông Phú Bên cạnh các nghề truyền thống, đã dunhập và phát triển nhiều nghề mới, như: Dán nilon, Khâu bóng, Sơn mài, Sảnxuất cầu lông, Đúc đồng, sản xuất tăm tre, đá mỹ nghệ Năm 2012, giá trịcông nghiệp - tiểu thủ công nghiêp đạt 445 tỉ đồng; có 998 cơ sở sản xuất

Trang 36

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 176 doanh nghiệp; tổng mứcbán lẻ đạt 1.315 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 7,69 triệu USD.

Chiến lược phát triển của huyện Đông Sơn trong thời gian tiếp theotranh thủ tối đa nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao

và bền vững Phấn đấu đến năm 2020, đứng vào nhóm các huyện có kinh tếphát triển của tỉnh Thanh Hoá, với GDP bình quân đầu người bằng 1,2 - 1,4lần GDP bình quân của tỉnh Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xâydựng vùng chuyên canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, thủy lợi hóa, cơ giới hóađồng bộ trong sản xuất Trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng đầu tư xâydựng cụm công nghiệp và khu công nghiệp, du nhập và phát triển nghềmới để thu hút lực lượng lao động, hình thành các cụm công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp mới, với nhiều ngành nghề đa dạng Đầu tư vào lĩnh vực thươngmại và dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương của mình

Mục tiêu cho giai đoạn 2012 - 2020: Tăng trưởng kinh tế đạt 17,5%;

tỷ suất hàng hoá 30 - 35%; giá trị xuất khẩu đạt 40 - 45 triệu USD; GDP bìnhquân đầu người năm 2020 đạt 45 - 55 triệu VNĐ; tổng giá trị hàng hoá vàxuất khẩu đạt 40 triệu USD, giảm hộ nghèo xuống còn 3 - 4%

2.1.3 Tình hình giáo dục

Hệ thống chính trị ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cảithiện, một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế khá Hệ thống trường lớpchuẩn, được trang bị đầy đủ khang trang, nhận thức của người dân dần đượcnâng cao là điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục trên địa bàn huyện Mặtkhác, huyện có nguồn nhân lực dồi dào, mặt bằng dân trí tương đối cao, ngườidân luôn có ý thức phát huy truyền thống văn hoá, truyền thống hiếu học củaquê hương Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng Dịch vụ -

Du lịch - Công nghiệp làm cho ngành nghề phát triển đa dạng, dẫn tới dịchchuyển cơ cấu lao động, tạo điều kiện cho phân luồng sau THCS và THPT

Trang 37

Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnhlàm cho các chương trình phát triển giáo dục được thực hiện một cách thuậnlợi như: Xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các nhà trường 100% các trường họctrong huyện được nối mạng Internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổikinh nghiệm dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như trong công tácquản lí.

Tăng trưởng GDP hàng năm, huyện ủy - HĐND và UBND huyện đã

có những chính sách xã hội phù hợp làm cho mức sống của người dân đượccải thiện, con em có điều kiện học tập tốt hơn

2.2 Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp

2.2.1 Cơ cấu, chất lượng giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp

* Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị

Bảng 2.1: Thống kê trình độ chuyên môn, trình độ chính trị

giáo viên mầm non ở huyện Đông Sơn năm học 2012-2013

CẤP

CAO ĐẲNG

ĐẠI HỌC

Trang 38

* Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.

Bảng 2.2: Thống kê xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

ở huyện Đông Sơn năm học 2012 - 2013

- Về quy mô số lượng, trình độ chuyên môn.

+ Ưu điểm.

Nhìn chung đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đông Sơn đủ so vớiđịnh mức, 100% giáo viên mầm non đạt chuẩn đào tạo Trong đó, giáo viênđạt trình độ đào tạo Trung cấp 28,8%, Cao đẳng đạt 9,6% và Đại học đạt61,5% Như vậy, tính đến nay thì đội ngũ giáo viên mầm non huyện ĐôngSơn đã đạt tới 71,1% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn Để đạt được kết quảnày chính là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo đúng hướng của ngành đối với giáo dụchiện nay, đồng thời chúng ta cũng ghi nhận và đánh giá cao ý thức, tinh thầnhọc tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầmnon trước yêu cầu và nhiệm vụ của giáo dục hiện nay

Trang 39

+ Hạn chế.

Tuy vậy, cả toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trênđịa bàn huyện Đông Sơn hiện nay chưa có một cán bộ, giáo viên mầm nonnào đạt trình độ đào tạo Thạc sĩ Đây là vấn đề mà ngành giáo dục cần quantâm, chỉ đạo đúng hướng để giáo dục mầm non huyện Đông Sơn đáp ứng yêucầu xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

+ Ưu điểm

Đại đa số giáo viên được đào tạo đạt trình độ trên chuẩn Trong nhữngnăm gần đây, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của đất nước và sự nghiệpgiáo dục của huyện, đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đông Sơn đã tích cựchọc tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đào tạo trên chuẩn đạt tỉ lệ tương đốitốt

Hàng năm các trường thực hiện tốt công tác đánh giá xếp loại giáo viêntheo quy định của tỉnh Thanh Hóa đồng thời thực hiện chế độ cho giáo viênkhông đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nghỉ hưu trước tuổi nên trình độ và năng lựccủa giáo viên ngày càng được nâng cao

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong huyện có trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, trách nhiệm cao trong công tác, bước đầu đáp ứng được yêucầu, nội dung, phương pháp dạy học Kết quả dạy và học đã chiếm được lòngtin của đông đảo phụ huynh, học sinh

Hầu hết giáo viên có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức nghềnghiệp, giữ gìn nhân cách, sống gương mẫu, lành mạnh, trong sáng, tích cựchọc tập nâng cao trình độ; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ

Năng lực sư phạm của phần lớn giáo viên được nâng lên, bước đầu tiếpcận được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Đa số giáo viênnhận thức được và bước đầu đã vận dụng có kết quả các phương pháp và hìnhthức tổ chức dạy học mới Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm, ứng dụng công

Trang 40

nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại để đổi mới phươngpháp dạy học ở nhiều trường ngày càng được cải thiện

Đa số giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và

tu dưỡng đạo đức nhà giáo Không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáotrong quá trình giảng dạy

+ Hạn chế

Trình độ và năng lực của giáo viên không đồng đều

Giáo viên bậc học mầm non đạt chuẩn nhưng do chương trình có nhiềuđổi mới, ứng dựng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngày càng phổ biến nênmột số giáo viên tiếp cận chậm, hạn chế về năng lực, kiến thức, kỹ năng trongviệc nuôi dạy trẻ và đặc biệt là giáo viên lớn tuổi

Một bộ phận giáo viên còn thiếu tinh thần trách nhiệm đối với trẻ, chưathực sự chuyên tâm với nghề nghiệp, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ củangười giáo viên mầm non

Một bộ phận không ít giáo viên đã đạt chuẩn thậm chí trên chuẩn đàotạo nhưng chưa chịu khó cập nhật kiến thức, không có tinh thần học hỏi, ít cảitiến phương pháp giảng dạy nên không đáp ứng trước yêu cầu đổi mới giáodục Bên cạnh đó ý thức tự học nâng cao trình độ chuyên môn của một số ítgiáo viên còn hạn chế

Đặc biệt một phận giáo viên lớn tuổi khó tiếp cận nội dung, chươngtrình đổi mới hiện nay, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn nhiềulúng túng và khó khăn Bên cạnh đó còn ít chịu khó đầu tư, nghiên cứu

Giáo viên trẻ mới chỉ được dạy hợp đồng trường, hợp đồng ngắn hạnnên mặc dù lực lượng này đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực và trình

độ chuyên môn tốt nhưng chưa an tâm công tác và phấn đấu

Công tác thi đua khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức và thực tếnên tinh thần phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi còn chưa cao

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Quốc Bảo (1997): Một số khái niệm về QLGD - Trường CBQLGĐT - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về QLGD
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
3. Bộ GD&ĐT (2007), Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
9. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) (2008), Chất lượng giáo dục những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng giáo dục những vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu (chủ biên)
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2008
10. Phạm Thị Châu (1992), Quản lí giáo dục Mầm non, Trường CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí giáo dục Mầm non
Tác giả: Phạm Thị Châu
Năm: 1992
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH/TW khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH/TW khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH TW khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH TW khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị của ban Bí thư TW về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Ban Bí thư TW số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2004
17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
18. Hồ Lam Hồng (2005), Chất lượng đào tạo giáo viên mầm non dựa vào chuẩn, Kỉ yếu hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành Giáo viên mầm non, tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng đào tạo giáo viên mầm non dựa vào chuẩn, Kỉ yếu hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành Giáo viên mầm non
Tác giả: Hồ Lam Hồng
Năm: 2005
19. Hồ Lam Hồng, Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Đề tài cấp Bộ, mã số: B2005- 75-129, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
20. Hồ Lam Hồng (2008), Nghề giáo viên mầm non, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề giáo viên mầm non
Tác giả: Hồ Lam Hồng
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2008
21. Trần Lan Hương (2006), “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng Giáo dục Mầm non”, Cao đẳng Sư phạm Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng Giáo dục Mầm non”
Tác giả: Trần Lan Hương
Năm: 2006
22. Lê Thu Hương (2007), “Một số vấn đề lí luận về chất lượng Giáo dục mầm non”, Trung tâm nghiên cứu chất lượng & phát triển chương trình Giáo dục Mầm non Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lí luận về chất lượng Giáo dục mầm non
Tác giả: Lê Thu Hương
Năm: 2007
24. Hồ Chí Minh toàn tập, tập IV (1984), Nxb Sự thật, Hà Nội.25 Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập, tập IV "(1984), Nxb Sự thật, Hà Nội.25 "Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005
Tác giả: Hồ Chí Minh toàn tập, tập IV
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
26. Luật Giáo dục (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Luật Giáo dục
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
27. Lưu Xuân Mới (2004), Bài giảng về quản lý giáo dục quản lý nhà trường, Trường CBQL TW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng về quản lý giáo dục quản lý nhà trường
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 2004
28. Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ “Về việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
29. Đoàn Huy Oánh (2004), “Sơ lược lịch sử giáo dục”, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr 227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sơ lược lịch sử giáo dục”
Tác giả: Đoàn Huy Oánh
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2004
30. Raja Roy Singh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt - Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt - Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương
Tác giả: Raja Roy Singh
Năm: 1994
31. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Bá Sơn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w