Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 55)

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm

thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý đối với công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là giải pháp đầu tiên mà các Hiệu trưởng và các nhà quản lý cần quan tâm. Đây là giải pháp hết sức quan trọng và có mục đích: Giúp cán bộ giáo viên hiểu vai trò của công tác đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đó là công tác vì sự tiến bộ của nhà trường và sự hoàn thiện của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm.

3.2.1.2. Nội dung nâng cao nhận thức.

- Cập nhật những hiểu biết về vai trò, mục tiêu của cán bộ giáo viên đối với công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

- Lên kế hoạch đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. - Nhận xét, đánh giá chuẩn xác, có tính thuyết phục cao.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Công tác tuyên truyền giáo dục luôn là công tác trọng tâm, ở Việt Nam trong suy nghĩ hợp tình hợp lý vẫn là ưu tiên hàng đầu hay nói cách khác việc đồng thuận trong một tập thể là yếu tố tiên quyết để giải quyết vấn đề. Như vậy, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý cũng chính là nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên. Vì, từ cán bộ quản lý việc truyền đạt, quán triệt, thực hiện chủ trương, nghị quyết mang tính then chốt và sống còn với mỗi một quyết định hay chủ trương. Công tác giáo dục sẽ mang lại hiệu quả:

Trước hết, Hiệu trưởng, cán bộ quản lý phải xác định cho giáo viên hiểu mục tiêu của công tác đánh giá. Đó là: Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích sự cố gắng; tạo cơ sở để sử dụng; bồi dưỡng giáo viên; phân loại giáo viên; bình bầu khen thưởng.

Để giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, cán bộ quản lý cần phổ biến rõ nội quy, quy chế của nhà trường, trong đó nhấn mạnh những quy định liên quan đến chuẩn, thể hiện rõ tính nghiêm minh, tính nhất quán khi đánh giá.

Cán bộ quản lý làm rõ cho giáo viên biết những phương pháp, hình thức được sử dụng trong quá trình đánh giá, những tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá. Giáo viên có thể bàn bạc để đạt được quy định phù hợp nhất, tối ưu nhất. Khi đã hiểu rõ người đánh giá: Đánh giá những gì? Đánh giá như thế nào? Giáo viên sẽ có tâm lý thỏa mái khi được đánh giá. Từ đó, giáo viên ý thức hơn trong việc xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ....Có như vậy giáo viên sẽ tự tin và thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên là vị thế của nhà trường. Qua kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng và cán bộ quản lý phải

làm sao cho đội ngũ giáo viên của nhà trường có ý thức không ngừng học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngoài bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn cũng nhằm mục đích xây dựng nề nếp chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên, khuyến khích sự cố gắng...

Với mong muốn như trên Hiệu trưởng và cán bộ quản lý các trường mầm non phải căn cứ vào đội ngũ giáo viên để lên kế hoạch đánh giá. Kế hoạch đánh giá được trình bày theo từng giai đoạn.

Giai đoạn Thời gian thực hiện Người thực hiện Ghi chú

Chuẩn bị

Tổ chức đánh giá

- Giáo viên tự đánh giá - Tổ chuyên môn đánh giá - Hiệu trưởng đánh giá

Xử lý sau đánh giá

Khi đánh giá giáo viên, các cán bộ quản lý và đồng nghiệp phải nhận xét chính xác, tỉ mỉ giúp giáo viên hiểu rõ năng lực của bản thân, những ưu điểm nổi bật cần phát huy và có thể nhân rộng, những điểm yếu cần khắc phục và cách khắc phục.

Giải pháp “Nâng cao hiệu quả công tác nhận thức của giáo viên đối với công tác đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp” là giải pháp rất cần thiết và có tính khả thi cao. Nhận thức của GVMN mầm non về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được nâng cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện quy trình đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên đối với công tác đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình lâu dài mà phải bằng thực tế, đòi hỏi sự nỗ lực từ hai phía: cán bộ quản lý và giáo viên.

- Muốn thực hiện được giải pháp này cần phải có sự quyết tâm của cán bộ quản lý, sự ủng hộ nhiệt tình từ phía giáo viên và văn bản pháp quy đúng mức độ, trình độ của đội ngũ.

3.2.2. Hoàn thiện quy trình, vận dụng linh hoạt các tiêu chí, minh chứng trong đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Đánh giá chính xác và khách quan năng lực nghề nghiệp, hệ thống minh chứng cho các tiêu chí là vô cùng quan trọng. Từ các minh chứng người đánh giá bám sát vào các tiêu chí, tùy từng điều kiện, khu vực đơn vị trường đóng, thậm chí tìm hiểu gia cảnh để làm minh chứng. Từ đó vận dụng linh hoạt để đánh giá, xếp loại giáo viên từ đó làm cho giáo viên nhận thức rõ được trách nhiệm cũng như giá trị của mình.

Minh chứng là hệ thống các tài liệu, văn bản, các vật thể hoá… ghi lại được toàn bộ hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Ngoài ra, minh chứng còn những ý kiến đánh giá, nhìn nhận của cá nhân, tổ chức về người được đánh giá. Chính vì vậy, việc lưu giữ hệ thống minh chứng về mọi hoạt động là khâu quan trọng để xác định khách quan mức độ đạt chuẩn của người được đánh giá. Một trong những nguyên tắc của đánh giá là xây dựng hệ thống minh chứng các việc làm. Không chỉ ra được minh chứng, điều đó đồng nghĩa với việc chưa thực hiện hoạt động, cho dù trên thực tế chúng ta đã làm.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

Xây dựng quy trình chuẩn để có thể đánh giá, xếp loại giáo viên sao cho sát với điều kiện thực tế, tình hình chung của huyện.

* Lĩnh vực 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

* Yêu cầu 1

- Đối với tiêu chí 1.a:

+ Giáo viên tham gia tích cực các hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức thì có thể xếp ở mức khá. (7-8).

+ Giáo viên chứng minh có tham gia các hoạt động khác do mình tự tổ chức hay có hưởng ứng từ nơi khác tổ chức, hoặc vận động đồng nghiệp cùng tham gia thì có thể xếp ở mức tốt (9-10).

- Đối với tiêu chí 1.b:

+ Giáo viên tham gia tích cực các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp, hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của người giáo viên, được tổ và tập thể xác nhận thì có thể xếp ở mức khá (7-8).

+ Giáo viên chỉ ra được những việc làm chứng tỏ có đúc rút sáng kiến, kinh nghiệm nâng cao tay nghề, hoặc đã khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoặc có biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ thì có thể xếp ở mức tốt (9-10).

- Đối với tiêu chí 1.c:

+ Giáo viên đưa ra được một số bài giảng có liên hệ giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi,... thì xếp ở mức khá (7-8).

+ Giáo viên đưa ra được các hoạt động cụ thể như: tổ chức ngoại khóa, tổ chức các chuyên đề,... để giáo dục trẻ các nội dung đạo đức nêu trên thì có thể xếp ở mức tốt (9-10).

- Đối với tiêu chí 1.d:

+ Giáo viên tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ quê hương đất nước do các cấp quản lý tổ chức thì có thể xếp ở mức khá (7-8).

+ Giáo viên chứng tỏ có nghiên cứu (đọc, viết tham luận ...), hoặc đưa ra ví dụ chứng tỏ có vận dụng sự nghiên cứu vào bải giảng hoặc viết bài đăng báo,... thì có thể xếp ở mức tốt (9-10).

* Về yêu cầu 2, yêu cầu 3.

- Đối với các tiêu chí về chấp hành pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước (2.a, 2.c, 2.d), quy định của địa phương (2.b, 2.d), quy chế của ngành (3.a), quy chế hoạt động của trường (3.b):

+ Giáo viên chứng tỏ đã thực hiện nghiêm túc, tự giác các quy định trên (tổ và tập thể xác nhận) thì có thể đánh giá các tiêu chí đó ở mức khá (7-8).

+ Giáo viên đưa ra được những việc làm chứng tỏ có tích cực tham gia đóng góp xây dựng, hoặc đưa ra giải pháp sáng tạo, có hiệu quả để thực hiện, hoặc vận động người khác cùng thực hiện các quy định trên thì có thể đánh giá các tiêu chí đó ở mức tốt (9-10), hoặc có giấy xác nhận gia đình văn hóa,... thì có thể đánh giá các tiêu chí 2.b, 2.d ở mức tốt (9-10).

- Đối với các tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ lao động (3.c, 3.d):

+ Giáo viên chứng tỏ hoàn thành các công việc được giao thì có thể đánh giá các tiêu chí đó ở mức khá (7-8).

+ Giáo viên chỉ ra được những cải tiến phương pháp làm việc có hiệu quả, hoặc những biện pháp khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt công việc được giao, hoặc dẫn chứng về chất lượng học tập và rèn luyện của trẻ có tiến bộ rõ rệt thì có thể đánh giá các tiêu chí đó ở mức tốt (9-10).

* Về các yêu cầu 4, yêu cầu 5.

- Đối với các tiêu chí về đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh của nhà giáo (4.a, 4.d, 5.a, 5.b, 5.c, 5.d):

+ Giáo viên có biểu hiện sống trung thực, lành mạnh, giản dị, đoàn kết hợp tác với đồng nghiệp, được trẻ và phụ huynh tín nhiệm (được tổ, tập thể xác nhận) thì có thể đánh giá các tiêu chí đó ở mức khá (7-8).

+ Giáo viên chỉ ra được những việc làm cụ thể đã đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục và giảng dạy, hoặc đã chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên

môn, hoặc có thái độ phục vụ nhân dân đúng mực, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ, hoặc được sự tin cậy, tín nhiệm cao của đồng nghiệp, trẻ và nhân dân thì có thể đánh giá các tiêu chí đó ở mức tốt (9-10).

- Đối với tiêu chí về ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp (4.b): + GV đưa ra được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, sổ ghi chép bồi dưỡng, chỉ ra được một số kết quả bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe có thể đánh giá tiêu chí đó ở mức khá (7-8).

+ Giáo viên chỉ ra được những việc làm cụ thể chứng tỏ đã kiên trì khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, hoặc đưa ra các chứng chỉ, văn bằng về kết quả học tập bồi dưỡng nâng chuẩn đào tạo,... thì có thể đánh giá các tiêu chí đó ở mức tốt (9-10).

* Lĩnh vực 2: Kiến thức

- Giáo viên có nghiên cứu, tìm hiểu và chỉ ra được một số nội dung cơ bản (yêu cầu 1) và những hiểu biết, kiến thức (yêu cầu 2,3,4,5) thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức trung bình (5-6 điểm).

- Giáo viên nêu được ví dụ qua đó giải thích sự phù hợp của các phương pháp chăm sóc giáo dục với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi (1.a), với mục tiêu của giáo dục (1.c); giải thích được nguyên tắc, những điểm mới của việc đánh giá về sự phát triển của trẻ (1.d); nêu đầy đủ những hiểu biết, kiến thức cơ bản (yêu cầu 2,3,4,5) thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức khá (7-8 điểm).

- Giáo viên nêu được một số kết quả cụ thể chứng tỏ đã vận dụng sự hiểu biết, kiến thức trên vào hoạt động chăm sóc giáo dục thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức tốt (9-10 điểm).

* Lĩnh vực 3: Kỹ năng sư phạm

- Giáo viên đưa ra được các bản kế hoạch dạy học năm học (1.a), tháng, tuần (1.b), ngày (1.c); kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ (1.d) có đủ các nội dung theo quy định thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức trung bình (5-6 điểm).

- Giáo viên đưa ra được các bản kế hoạch dạy học thể hiện nội dung hoạt động, các biện pháp tổ chức, thực hiện phù hợp với đối tượng trẻ, với thực tế và điều kiện của trường lớp thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức khá (7-8 điểm).

- Giáo viên đưa ra được các bản kế hoạch thể hiện nhiều biện pháp sáng tạo, liên kết giữa các kế hoạch năm, tháng và tuần, có tính khả thi và hiệu quả cao thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức tốt (9-10 điểm).

* Yêu cầu 2 (Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ)

- Giáo viên đưa ra được kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức trung bình (5-6 điểm)

- Giáo viên đưa ra được kế hoạch tổ chức, các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức khá (7-8 điểm)

- Giáo viên đưa ra được những biện pháp sáng tạo, chủ động trong việc chăm sóc giáo dục trẻ như thực hiện việc giám sát và làm mẫu về vệ sinh an toàn (2.a), sử dụng các biện pháp khuyến khích trẻ ngủ trưa (2.b), lập bảng theo dõi từng trẻ và ghi lại mỗi ngày trẻ đã làm được gì để sau đó giáo viên lập kế hoạch tiếp theo (2.c), vận dụng những hiểu biết vào việc thực hiện các phương pháp sơ cứu (2.d) thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức tốt (9-10 điểm).

* Yêu cầu 3 (Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ).

- Giáo viên bao quát được lớp học, có sử dụng các phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học đảm bảo trẻ tiếp thu được kiến thức cơ bản thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức trung bình (5-6 điểm).

- Giáo viên làm chủ được lớp học, lựa chọn được các phương pháp, hình thức theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức khá (7-8 điểm).

- Giáo viên tạo ra được môi trường học tập hợp tác, trẻ tự tin trao đổi; biết phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học gây hứng thú học tập, giúp trẻ phát triển năng lực cá nhân thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức tốt (9- 10 điểm).

* Yêu cầu 4 (Kỹ năng quản lý lớp học)

- Giáo viên đưa ra chứng cứ chứng tỏ biết sắp xếp đồ chơi và các vật liệu trong lớp học để đảm bảo an toàn cho trẻ (4.a); xây dựng kế hoạch quản lý nhóm lớp (4.b), có đủ hồ sơ, sổ sách (4.c); sắp xếp, phân loại riêng các loại đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm (4.d) theo như quy định thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức trung bình (5-6 điểm).

- Giáo viên chỉ ra được kế hoạch quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, trường và địa phương (4.b); bổ sung những tư liệu cần thiết và bảo quản tốt hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp, trong đó có lưu giữ hồ sơ theo dõi quá trình tiến bộ của trẻ (4.b); Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ một cách hợp lý (4.c); Nhận thấy những mối đe dọa với sự an toàn, từ đó tìm cách tạo sự an toàn bằng các dấu hiệu, quy tắc cơ bản, sự giám sát, dự đoán và làm đổi hướng các hành vi không an toàn của trẻ (4.a) thì xếp mỗi tiêu chí đó ở mức khá (7-8 điểm).

- Giáo viên đưara nhiều biện pháp sáng tạo, có hiệu quả trong việc dạy trẻ tạo sự an toàn cho chính mình (4.a); xây dựng kế hoạch quản lý nhóm, lớp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w