Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 40)

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

2.2.2.Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Bảng 2.3: Đánh giá của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

STT Mục tiêu đánh giá giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề

Mức độ (%)

1 2 3 4 5

1 Xây dựng nề nếp chuyên môn 0 0 0 0 100,

0 5,0

2 Nâng cao phẩm chất đạo đức,

chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ 0 0 0 12,0 88,0 4,88 3 Khuyến khích sự cố gắng 0 0 7,5 14,7 77,8 4,7 4 Tạo cơ sở để sử dụng 0 0 0 2,0 98,0 4,98 5 Bồi dưỡng giáo viên 0 0 10,4 14,6 75,0 4,64 6 Phân loại giáo viên 0 0 15,7 11,4 72,9 4,57 7 Bình bầu khen thưởng 0 0 5,0 11,8 83,2 4,78

chung 4,79

Bảng 2.3 được đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5 với 1 là sự cần thiết ít nhất, 5 là Sự cần thiết nhiều nhất. Chúng tôi qui ước: 1 là 1 điểm, 2 là 2 điểm...5 là 5 điểm, thì đánh giá theo điểm trung bình như sau:

+ 0 < ≤ 1: Không cần thiết. + 1 < ≤ 2: Ít cần thiết.

+ 2 < ≤ 3: Tương đối cần thiết. + 3 < ≤ 4: Cần thiết.

+ 4 < ≤ 5: Rất cần thiết.

Qua khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy: Cán bộ quản lý đánh giá cao mức độ quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp: = 4,79 (rất cần thiết). Trong đó mục tiêu: Xây dựng nề nếp chuyên môn đạt điểm X tối đa là 5 điểm. Mục tiêu: Tạo cơ sở để sử dụng, bồi dưỡng giáo viên, phân loại giáo viên được đánh giá thấp hơn nhưng cũng đạt = 4,98;

4,57 và 4,64 (Rất cần thiết). X X X X X X X X X

Các mục tiêu của đánh giá được các nhà quản lý sắp xếp theo thứ bậc về tầm quan trọng như sau: 1- “Xây dựng nề nếp chuyên môn”, 2- “Tạo cơ sở để sử dụng”, 3- “Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”, 4- “Bình bầu khen thưởng”, 5 - “Khuyến khích sự cố gắng”, 6 - “Bồi dưỡng giáo viên”, 7 - “Phân loại giáo viên”. Tuy các mục tiêu được sắp xếp theo mức độ quan trọng, song sự chênh lệch điểm giữa các thứ bậc không lớn: cao nhất = 5, thấp nhất = 4,57.

Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

STT Mục tiêu đánh giá giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề

Mức độ (%)

1 2 3 4 5

1 Xây dựng nề nếp chuyên môn 0 8,3 4,2 6,7 80,8 4,60 2 Nâng cao phẩm chất đạo đức,

chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ 0 5,9 5,0 28,3 60,8 4,44 3 Khuyến khích sự cố gắng 0 10,9 8,3 26,6 54,2 4,24 4 Tạo cơ sở để sử dụng 0 12,5 12,5 33,3 41,7 4,04 5 Bồi dưỡng giáo viên 0 0 14,1 16,7 69,2 4,55 6 Phân loại giáo viên 0 15,8 15,0 30,

0 39,2 3,93 7 Bình bầu khen thưởng 0 11,7 15,0 30,

0 39,2 3,97

Chung 4,25

(1: sự cần thiết ít nhất, 5: Sự cần thiết nhiều nhất)

Khảo sát giáo viên chúng ta nhận thấy: nhận thức của giáo viên về công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở mức độ = 4,25 (Rất cần thiết). Giáo viên đánh giá tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp rải rác trong cả 4 mức độ: 2, 3, 4, 5. Trong đó mục tiêu: Xây dựng nề nếp chuyên môn được đánh giá cao nhất = 4,6. Mục tiêu: Phân loại giáo viên, Bình bầu khen thưởng không được đánh giá cao = 3,93 và 3,97 (Cần thiết).

X

X

XX X (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu đem so sánh nhận thức của cán bộ quản lý với nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp bằng cách so sánh giữa bảng 4 và bảng 5, ta thấy rõ sự chênh lệch lớn, điều đó thể hiện ở bảng 6:

Bảng 2.5: So sánh nhận thức của cán bộ quản lý và của giáo viên về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề

nghiệp.

STT

Mục tiêu đánh giá giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề

nghiệp Đánh giá của cán bộ quản lí Đánh giá của giáo viên Xếp TT Xếp TT

1 Xây dựng nề nếp chuyên môn 5,0 1 4,60 1 2 Nâng cao phẩm chất đạo đức,

chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

4,88 3 4,44 3

3 Khuyến khích sự cố gắng 4,7 5 4,24 4

4 Tạo cơ sở để sử dụng 4,98 2 4,04 5

5 Bồi dưỡng giáo viên 4,64 6 4,55 2

6 Phân loại giáo viên 4,57 7 3,93 7

7 Bình bầu khen thưởng 4,78 4 3,97 6

Chung 4,79 4,25

- Qua bảng 2.5 ta thấy cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức tương đối thống nhất về tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, tuy cán bộ quản lý có xu hướng đánh giá cao hơn so với giáo viên, độ chênh lệch = 0,54.

- Mục tiêu xây dựng nề nếp chuyên môn đều được cán bộ quản lý và giáo viên xếp thứ bậc đầu tiên, trong khi đánh giá của cán bộ quản lý: = 5,0 (điểm tối đa) thì đánh giá của giáo viên: = 4,6.

- Cũng ý kiến cho rằng công tác đánh giá nhằm tạo cơ sở để sử dụng, cán bộ quản lý đánh giá về tầm quan trọng đứng thứ hai ( = 4,98) nhưng so với vị trí thứ nhất chỉ chênh lệch có 0,02, còn giáo viên đánh giá =4,04 (xếp thứ 5). X X X X X X X X

- Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên được cán bộ quản lý xếp vào bậc 6, giáo viên xếp vào bậc 2. Nếu nhìn qua thứ bậc thì ta thấy giáo viên đánh giá cao mục tiêu này. Trên thực tế cán bộ quản lý đánh giá tầm quan trọng của mục tiêu bồi dưỡng giáo viên là = 4,64, cao hơn sự đánh giá của giáo viên là 0,11.

- Mục tiêu “Phân loại giáo viên” được cán bộ quản lý và giáo viên xếp ở thứ bậc cuối cùng (7), nhưng độ chênh lệch điểm khá cao: 0,64 và cán bộ quản lý cho rằng mục tiêu này “Rất cần thiết”, trong khi đó giáo viên chỉ đánh giá ở mức độ “Cần thiết”.

X

* Qua đó có thể nhận xét rằng:

- Cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp và công tác này sẽ tạo điều kiện: Xây dựng nề nếp chuyên môn; nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích sự cố gắng; tạo cơ sở để sử dụng; bồi dưỡng giáo viên; phân loại giáo viên; bình bầu khen thưởng.

- Cán bộ quản lý nhận thức cao tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, luôn cố gắng hoàn thành tốt hơn nữa trách nhiệm của người kiểm tra.

- Nhận thức của giáo viên về công tác đánh giá còn nhiều hạn chế. Điều đó nhắc nhở cán bộ quản lý phải nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 40)