- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách ở trẻ em, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng bước vào cấp tiểu học. Nhận thức rõ nhiệm vụ, mục tiêu của ngành, Hiệu trưởng các trường mầm non phải làm tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Để làm tốt nhiệm vụ này, Hiệu trưởng các trường mầm non phải nắm vững các tri thức lý luận về quản lý giáo dục để vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết các nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
Trong cơng tác quản lý của mình, Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó có giải pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời thường xuyên nắm bắt các thơng tin về hoạt động chăm sóc - giáo dục từ đó điều chỉnh, thúc đẩy, xử lý kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đánh giá.
Qua tìm hiểu thực trạng cơng tác tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp một số trường mầm non ở huyện Đơng Sơn, Thanh Hóa, chúng tơi thấy rõ: Hiệu trưởng các trường mầm non Đơng Sơn có trình độ chun mơn và có năng lực quản lý, hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc đánh giá giáo viên mầm non ở huyện Đông Sơn bên cạnh những hiệu quả nhất định cịn có những hạn chế cần phải giải quyết. Tuy việc đánh giá giáo viên mầm non đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Đơng Sơn nói riêng nhưng việc tổ chức thực hiện quy trình đánh giá cịn chung chung, hiệu quả đánh giá còn khá khiêm tốn.
Để nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:
- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp;
- Giải pháp 2: Hồn thiện quy trình, vận dụng linh hoạt các tiêu chí, minh chứng trong đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp;
- Giải pháp 3: Tổ chức công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp một cách chặt chẽ, khoa học;
- Giải pháp 4: Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại vào phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Giải pháp 5: Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp.
Các giải pháp nêu trên không phải là những giải pháp đơn lẻ. Những giải pháp này có mối liên hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.
Kết quả thăm dị cho thấy tính khả thi và sự cần thiết của 5 giải pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Sử dụng linh hoạt, sáng tạo và phù hợp các giải pháp trên sẽ giúp các nhà quản lý phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên nhà trường, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục và hồn thành mục tiêu mà nhà trường đã đề ra.
2. Kiến nghị