Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại vào phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 74 - 78)

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

3.2.4. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại vào phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa

viên mầm non huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên rất quan trọng không chỉ với trường mà còn cả sở ban ngành liên quan. Căn cứ kết quả phải nhận xét đánh giá khách quan có thể phân loại được giáo viên và từ đó có cơ sở phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế.

Phát triển đội ngũ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng đội ngũ. Căn cứ vào chiến lược phát triển của Bộ giáo dục - Đào tạo, của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hóa và Phịng Giáo dục - Đào tạo huyện Đơng Sơn, trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đông Sơn cần có một kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non. Bồi dưỡng nhằm mục đích bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non để họ đạt chuẩn và trên chuẩn nghề nghiệp. Mặt khác, bồi dưỡng tạo được tinh thần tự giác, nhiệt tình học tập cho giáo viên từ đó tạo

được mơi trường mới về cơng tác bồi dưỡng đó là phong trào tự bồi dưỡng, bồi dưỡng liên tục theo nhu cầu cần thiết của từng giáo viên.

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

Căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên có những bước tiến hành tiếp theo phù hợp cho phát triển đội ngũ. Từ kết quả nhận được ta cần phân loại giáo viên để có hướng bồi dưỡng cho phù hợp. Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sẽ bám sát vào nội dung của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Bao gồm các nội dung sau:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Về kiến thức (kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non, kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ, kiến thức cơ sở chuyên ngành, kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ, kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương).

- Kỹ năng sư phạm (kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục, kỹ năng quản lý lớp, kỹ năng giao tiếp ứng xử).

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để thực hiện tốt cần phải có kế hoạch, quy trình, cách thức tổ chức một cách bài bản tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh, huyện, Sở, Phịng Giáo dục và Đào tạo. Từ đó có căn cứ để tổ chức cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp được tiến hành như sau:

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn.

Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn phải được hiệu trưởng xây dựng trong nhiều năm (thường là 5 năm, 10 năm và tầm nhìn 20 năm), cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể:

- Số giáo viên chưa đạt chuẩn, có kế hoạch đi học nâng cao trình độ để tiến tới 100% giáo viên đạt chuẩn.

- Số giáo viên đạt chuẩn có kế hoạch đi học để nâng trình độ trên chuẩn.

- Số giáo viên cần bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ cần thiết như: Tin học, ngoại ngữ...

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn.

Hàng năm qua việc đánh giá, xếp loại giáo viên, kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ mà hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể dưới các hình thức sau đây:

+ Tổ chức chuyên đề, hội thảo, báo cáo kinh nghiệm hoặc thông qua bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ.

+ Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân và các lớp tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới...

+ Mở rộng giao lưu với các trường mầm non điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh, các giáo viên dạy giỏi xuất sắc để giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp.

+ 100% giáo viên mầm non phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ mà Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định.

+ Có chế độ khen thưởng kịp thời về vật chất đối với giáo viên đạt kết quả xuất sắc trong quá trình bồi dưỡng.

* Tổ chức thực hiện triển khai công tác bồi dưỡng.

Trên cơ sở nội dung, kế hoạch bồi dưỡng mà hiệu trưởng đã xây dựng từ đầu năm, hiệu trưởng phải thông tin kịp thời cho giáo viên những nội dung cần bồi dưỡng theo chu kỳ để giáo viên được biết và chủ động đăng ký lựa chọn các chuyên đề cho phù hợp.

- Tổ chức bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm cho phù hợp như: Bồi dưỡng chu kỳ và bồi dưỡng chuyên đề vào thời điểm trẻ nghỉ hè tạo điều kiện để tất cả giáo viên được học tập, tham gia bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng qua phong trào hội thi, hội giảng: Hình thức bồi dưỡng này thu hút được nhiều giáo viên tham gia, thông qua hoạt động hội thảo này giáo viên càng thấy rõ tầm quan trọng của chuyên môn bổ sung kiến thức kỹ năng cho giáo viên mầm non.

- Hình thức tự bồi dưỡng: Đọc sách, báo ngành, tài liệu, các tập san, phụ san, tạp chí giáo dục mầm non... Cần đưa cơng tác tự bồi dưỡng vào tiêu chuẩn thi đua của giáo viên trong toàn trường.

Để tạo điều kiện cho việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên đạt kết quả cao thì hiệu trưởng mầm non phải có kế hoạch mua sắm tài liệu, trang thiết bị dạy học, xây dựng tủ sách nhà trường... cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong và ngoài tỉnh để giúp cho giáo viên mở rộng tầm hiểu biết. Đây là hình thức tự bồi dưỡng qua thực tế rất cần thiết cho mỗi giáo viên mầm non.

* Kiểm tra, đánh giá công tác tự bồi dưỡng.

Để biết được kết quả bồi dưỡng thực của mỗi giáo viên mầm non, hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên thông qua tổ chức các chuyên đề hoặc thông qua trắc nghiệm, bộ cơng cụ kiểm tra đánh giá... Có các hình thức khác thơng qua những cuộc thi ngắn nhân kỷ niệm những ngày lễ trong năm như vậy thì cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên mầm non mới đạt kết quả tốt.

- Cần có nguồn kinh phí cho cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp. Vấn đề chính sách về chế độ cho đội ngũ giáo viên đòi hỏi phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý. Chế độ đãi ngộ phù hợp tạo sự công bằng trong giáo dục và tạo điều kiện về tinh thần và vật chất nhằm giúp đội ngũ giáo viên cống hiến nhiều hơn nữa trong cơng tác giáo dục của mình.

- Giáo viên nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho giáo viên yên tâm tham gia các lớp bồi dưỡng, có thời gian rảnh rỗi để giáo viên tự nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w