Bảo đảm tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 53 - 54)

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

3.1.2.Bảo đảm tính thực tiễn

Thực hiện các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào tình hình thực tiễn và phù hợp với chủ trương phát triển đội ngũ GVMN của huyện Đông Sơn theo chuẩn nghề nghiệp. Quá trình triển khai các giải pháp phải kịp thời khắc phục được những bất cập, yếu kém đang tồn tại trong đội ngũ giáo viên hiện nay đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý.

Nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuẩn nghề nghiệp ở mầm non của đội ngũ cán bộ quản lý là tiền đề thành công cho việc thực hiện giải pháp. Cán bộ quản lý hiểu, nắm vững sẽ là nòng cốt cho để làm căn cứ nâng cao hiệu quả đánh giá, xếp loại GV nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng; đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đánh giá đúng thực trạng chất lượng giáo dục và đội ngũ GV. Mối liên hệ tác động qua lại giữa các giải pháp và nhu cầu thực tiễn của việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:“ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Giáo dục mầm non là giáo dục gỗ rễ ban đầu của trẻ, là hịn đá tảng để hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 53 - 54)