Những mặt mạnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 49 - 50)

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

2.4.1. Những mặt mạnh

Cán bộ quản lý của các trường mầm non có trình độ chun mơn, có thâm niên cơng tác trong nghề, có kinh nghiệm về quản lý, tận tụy, tâm huyết với nghề. Đó là những người quản lý năng động, sáng tạo, hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Giáo viên của các trường mầm non có trình độ chun mơn đạt chuẩn trở lên, luôn nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Họ là đội ngũ chính làm nên chất lượng của nhà trường.

Qua tiến hành khảo sát nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Đơng Sơn, Thanh Hóa đã nổi bật những ưu điểm sau:

- Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên các trường mầm non hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, đó là: xây dựng nề nếp chun mơn; nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, chun mơn, nghiệp vụ; khuyến khích sự cố gắng; tạo cơ sở để sử dụng; bồi dưỡng giáo viên; phân loại giáo viên; bình bầu khen thưởng.

- Cán bộ quản lý quan tâm đến tất cả các bước của quy trình đánh giá: từ bước chuẩn bị cho đến xử lý sau đánh giá.

- Cán bộ quản lý sử dụng tương đối tốt nguồn cung cấp minh chứng để đánh giá giáo viên: từ bản thân giáo viên, từ bên thứ ba, từ trẻ mầm non, từ bên ngoài.

- Cán bộ quản lý có quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp thu thập minh chứng: đàm thoại, phỏng vấn, trị chuyện, quan sát, dự giờ, ...

Nhìn chung, quá trình đánh giá đã giúp giáo viên và cán bộ quản lý nắm được năng lực và mức độ chuẩn nghề nghiệp mà giáo viên đạt được, làm rõ được ưu điểm, hạn chế từng giáo viên để có cơ sở bồi dưỡng cho những giáo viên chưa đạt chuẩn và hướng giải quyết chế độ chính sách cho những giáo viên không thể đạt chuẩn nghề nghiệp. Việc đánh giá cơ bản dựa trên cơ sở phê bình và tự phê bình, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, chức trách nhiệm vụ được giao, lấy hiệu quả công tác làm thước đo chủ yếu để đánh giá, đồng thời công khai đối với cán bộ được đánh giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w