- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
2.1.2. Cộng đồng dân cư
Đơng Sơn có nhiều thành phần dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh, có 7 xã có tín đồ của đạo thiên chúa giáo, tập trung ở 2 xứ đạo Tồn Tân (Đơng Tiến) và Phù Bình (Đơng Ninh). Từ xa xưa cư dân các địa phương ở nhiều vùng miền trong nước tụ tập về sinh sống và lập nghiệp tại các làng, xã, thơn, xóm, tạo nên một cộng đồng dân cư đông đúc, đa dạng với mật độ dân số cao so với bình quân trong tỉnh, phát triển nhanh và phân bố không đều giữa các xã trong huyện.
Ðơng Sơn là huyện có bề dày truyền thống cũng là cái nôi của nền văn hố Việt nam (văn hóa Đơng Sơn). Từ xa xưa, những người dân sinh sống trên mảnh đất này luôn được biết đến với đức tính cần cù, chịu khó và khéo léo trong lao động sản xuất. Ðây chính là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp cho Ðông Sơn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển KT - XH.
Trong xu thế cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đông Sơn đã thực hiện tốt chủ trương về phát triển kinh tế của Ðảng, Nhà nước, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, đặc biệt là ngành khai thác vật liệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ của Ðông Sơn phát triển mạnh, tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, tạo bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội địa phương.
Từ rất sớm, cùng với những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, người dân Đơng Sơn đã tạo dựng cho mình một cuộc
sống phong phú trên nhiều lĩnh vực. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những tinh hoa trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội đã tạo nên các đặc trưng và trở thành những di sản văn hố khơng chỉ của riêng Đơng Sơn mà còn là của Thanh Hoá và của cả nước.
Điều kiện tự nhiên như: Khí hậu và thuỷ văn khá thuận lợi cho phát triển nơng, lâm nghiệp. Quỹ đất sử dụng cho mục đích phi nơng nghiệp tương đối lớn; nguồn nhân lực dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao… Đơng Sơn có nhiều lợi thế trong giao lưu hàng hố, phát triển kinh tế, với vị trí khá thuận lợi, nằm cận kề Thành phố Thanh Hoá, ở vị trí giao thoa các hành lang kinh tế Đơng Tây - Nam Bắc của tỉnh Thanh Hoá, của vùng Bắc Trung bộ, đầu mối giao thơng quốc gia, có mạng lưới cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thơng nói riêng tương đối đầy đủ và phân bố đều khắp các địa phương trong huyện.
Thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế của Ðảng, Nhà nước, huyện Đông Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đặc biệt là ngành khai thác vật liệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ phát triển mạnh, tỷ trọng ngày càng tăng, tạo bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội địa phương.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện chủ động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại. Sản xuất lúa đạt năng suất bình quân 62,2 tạ/ha, sản lượng đạt 59.170 tấn (năm 2012).
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển tương đối đa dạng, phong phú. Hình thành cụm cơng nghiệp ở Đơng Tiến, các cụm nghề ở Đơng Hồng, Đông Phú. Bên cạnh các nghề truyền thống, đã du nhập và phát triển nhiều nghề mới, như: Dán nilon, Khâu bóng, Sơn mài, Sản xuất cầu lông, Đúc đồng, sản xuất tăm tre, đá mỹ nghệ... Năm 2012, giá trị công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiêp đạt 445 tỉ đồng; có 998 cơ sở sản xuất
cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp, trong đó có 176 doanh nghiệp; tổng mức bán lẻ đạt 1.315 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 7,69 triệu USD.
Chiến lược phát triển của huyện Đông Sơn trong thời gian tiếp theo tranh thủ tối đa nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, đứng vào nhóm các huyện có kinh tế phát triển của tỉnh Thanh Hố, với GDP bình quân đầu người bằng 1,2 - 1,4 lần GDP bình quân của tỉnh. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng vùng chuyên canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, thủy lợi hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng đầu tư xây dựng cụm công nghiệp và khu công nghiệp, du nhập và phát triển nghề mới để thu hút lực lượng lao động, hình thành các cụm cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mới, với nhiều ngành nghề đa dạng. Đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương của mình.
Mục tiêu cho giai đoạn 2012 - 2020: Tăng trưởng kinh tế đạt 17,5%; tỷ suất hàng hoá 30 - 35%; giá trị xuất khẩu đạt 40 - 45 triệu USD; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 45 - 55 triệu VNĐ; tổng giá trị hàng hoá và xuất khẩu đạt 40 triệu USD, giảm hộ nghèo xuống còn 3 - 4%.