Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 50)

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

2.4.2.Những mặt hạn chế

Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa cho thấy có một số hạn chế sau:

- Giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

- Các trường chưa triển khai thực hiện công tác đánh giá một cách có hệ thống đảm bảo tính logic của quy trình đánh giá được quy định. Một số trường, do Hiệu trưởng thiếu tinh thần trách nhiệm về công tác đánh giá giáo viên nên chỉ triển khai công tác đánh giá ở tổ chuyên môn và công nhận kết quả xếp loại ở tổ.

- Hầu hết các trường còn khá lúng túng, chưa xác định được minh chứng khi đánh giá các tiêu chí, đặt biệt là chưa xác định mức độ minh chứng đạt tiêu chí. Chính vì vậy, hiệu quả của việc đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp chưa cao.

- Cán bộ quản lý vận dụng chưa triệt để các nguồn cung cấp thông tin cũng như các phương pháp thu thập thông tin.

- Việc thực hiện đánh giá mang tính hình thức, động viên, cào bằng. Nhiều giáo viên không hiểu được vai trò, ý nghĩa của đánh giá nên không chú trọng công tác đánh giá hoặc thực hiện không tích cực, nhiệt tình.

- Việc công khai và xử lý kết quả sau đánh giá chưa cụ thể, chế độ khen thưởng chưa được đề cập vì vậy mà chưa khơi dậy được ý thức và tinh thần phấn đấu của GV đối với việc thực hiện mục đích đánh giá.

- Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chưa chỉ rõ những công việc cụ thể của từng cấp đánh giá và còn thiếu nội dung quy định xử lý sau khi đánh giá nên việc đánh giá chưa đạt được mục đích và ý nghĩa cao.

Tiểu kết chương 2

Giáo dục mầm non ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang trên đà phát triển cả về chất và lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non ngày càng hoàn thiện: Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên mầm non luôn nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, đòi hỏi của ngành mầm non và của xã hội.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp trong thời gian qua, nhìn chung Hiệu trưởng và cán bộ quản lý các trường mầm non hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; quan tâm đến tất cả các giai đoạn của quy trình đánh giá; sử

dụng tương đối tốt nguồn cung cấp thông tin; có quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp thu thập thông tin. Tuy nhiên, nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp còn hạn chế. Cán bộ quản lý trường mầm non quan tâm không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn đến từng giai đoạn của quy trình đánh giá; một số nguồn cung cấp minh chứng, phương pháp thu thập thông tin được các bộ quản lý sử dụng rất ít thậm chí còn không quan tâm.

Do đó, chúng ta cần hoàn thiện các giải pháp tổ chức thực hiện quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp nhằm giúp các nhà quản lý trường mầm non làm tốt hơn nữa công tác đánh giá đội ngũ giáo viên.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 50)