- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
1.4.2. Nội dung nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp bao gồm các nội dung sau đây:
- Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý GDMN và GVMN về ý nghĩa của việc đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp; sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.
- Tiếp tục cụ thể hóa tiêu chí đánh giá ở các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm của chuẩn nghề nghiệp để có thể vận dụng một cách linh hoạt vào đánh giá, xếp loại GVMN, phù hợp với điều kiện của vùng miền, địa phương.
- Hoàn thiện quy trình đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.
- Tổ chức hiệu quả kế hoạch đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.
- Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp vào việc phát triển đội ngũ GVMN.
- Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp vào việc phát triển đội ngũ GVMN.
1.4.3.1. Yếu tố chủ quan
- Quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng đối với Giáo dục và Đào tạo. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định; “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu”. Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD là phải đặc biệt chăm lo đào tào, bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả năng lực trình độ của giáo viên cũng như CBQLGD cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, các cấp QLGD đã tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQLGD, bồi dưỡng CBQLGD và giáo