- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo
giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Đảm bảo các điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học tạo điều kiện tốt cho công tác đánh giá, xếp loại GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, xây dựng và không ngừng hoàn thiện các tiêu chí xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV mầm non.
Phấn đấu xây dựng nhà trường có một môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ, thân thiện, đảm bảo tính giáo dục sư phạm, phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện theo tinh thần “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3.2.5.2. Nội dung giải pháp
* Xây dựng đủ phòng học, các phòng chức năng, sân chơi bãi tập
Cơ sở vật chất, trang thiết bị rất quan trọng nhất là trường mầm non. Trong chiến lược đó tại huyện Đông Sơn, UBND đã chỉ đạo tập trung hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường lớp. Trong chiến lược phát triển giáo dục từ 2011 đến 2020 có kế hoạch xây dựng thêm 03 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và 03 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Thực hiện quy chế dân chủ để huy động sức lực, tài chính từ nhân dân, từ chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Thực hiện phương châm xây dựng CSVC theo kế hoạch lâu dài, trên tinh thần tự quản, tham mưu đúng, tập trung đầu tư tài chính cho việc xây dựng CSVC các trường học.
Các nhà trường cần nhanh chóng xây dựng đủ các phòng học cao tầng, các phòng chức năng trên cơ sở phòng học đã có hoặc xây mới. Nếu trường chưa có kinh phí để xây dựng các phòng học chức năng riêng thì có thể cải tạo từ một số phòng học. Xây dựng khu sân chơi, bãi tập đúng tiêu chuẩn, sạch sẽ, thân thiện.
Hiện tại tính đến năm học 2013 - 2014 huyện Đông Sơn mới chỉ có 07/16 trường được công nhận chuẩn quốc gia. Vì vậy, trong những thời gian tới, UBND huyện cần tiếp tục ưu tiên đầu tư ngân sách tài chính để cải tạo, xây mới các phòng học đạt tiêu chuẩn:
Xây dựng phòng vi tính, máy vi tính cho cô và trẻ ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học. Trang bị các phòng học năng khiếu: Phòng hoạt động âm nhạc; Phòng thể chất… Xây dựng sân chơi ngoài trời có đầy đủ các loại đồ chơi để tăng cường vận động .
Tích cực đầu tư xây dựng vườn trường xanh, sạch, đẹp, sân chơi, bãi tập bằng phẳng tạo môi trường thân thiện, không khí trong lành, thoáng mát và vườn rau của bé phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi giải trí của trẻ và đó cũng chính là một tiêu chí đánh giá không thể thiếu được trong việc thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động.
Trong nhiều năm qua 100% các trường mầm non trong huyện được đánh giá Xuất sắc và Tốt trong công tác xây dựng theo các tiêu chuẩn của cuộc vận động.
Tăng cường công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường quan tâm, đầu tư chăm lo hơn nữa trong việc xây dựng cảnh quan, môi trường.
* Trang bị các thiết bị đồng bộ phục vụ cho dạy và học
Đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng đồng bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ GV, tạo điều kiện
cho GV được nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho trẻ.
Phòng học, phòng chức năng phải có bàn ghế phù hợp với trẻ; hệ thống ánh sáng phải đảm bảo, các thiết bị dạy học phải đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trẻ, đáp ứng được yêu cầu cần thiết về trang thiết bị để GV thuận tiện trong việc tổ chức tốt các hoạt động học tập tích cực của trẻ.
* Khai thác phát huy tối đa tác dụng và giữ gìn bảo quản trang thiết bị dạy học, CSVC của các nhà trường
Đầu tư CSVC, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ là điều cần thiết nhưng biết khai thác, sử dụng, bảo quản nó lại là một điều quan trọng vì thiết bị dạy học là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong dạy học không có thiết bị thì giáo viên không thể thực hiện được công tác hoạt động giáo dục và nó góp phần quyết định chất lượng dạy học và hoạt động của trẻ. Mặt khác, việc sử dụng trang thiết bị không đúng quy trình kĩ thuật, ý thức bảo quản sau khi sử dụng không tốt, thì dẫn đến độ hư hỏng xuống cấp của thiết bị một cách nhanh chóng, độ chính xác của trang thiết bị không còn. Ngoài ra thường xuyên động viên khuyến khích giáo viên tự thiết kế các loại đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương và khai thác các thiết bị giáo dục, phát huy tính sáng tạo của GV trong việc thiết kế và làm các đồ dùng dạy học phù hợp với các nội dung bài dạy.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi BGH các nhà trường mầm non, UBND các cấp ủng hộ và hiểu biết phải nâng cao vai trò quản lý, giúp GV hiểu ý nghĩa, tác dụng của các phòng chức năng, các thiết bị dạy học nhất là các thiết bị dạy học hiện đại trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức tốt các buổi chuyên đề hướng dẫn cách sử dụng để phát huy tác dụng của các thiết bị đó.
Công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy qui chế dân chủ nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường đầu tư cho giáo dục để tăng cường CSVC trang thiết bị và phương tiện hoạt động giáo dục. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí tiết kiệm từ ngân sách giáo dục hàng năm, xây dựng đúng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới Trung tâm học tập cộng đồng để hoạt động có chất lượng, sát với yêu cầu của địa phương…
* Xây dựng môi trường văn hóa tích cực trong trường học
Xây dựng trường mầm non đủ các tiêu chuẩn của cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, thiết thực hơn với trường mầm non là “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” với mục tiêu 100% các trường tự đánh giá và được công nhận Xuất sắc và Tốt; thực hiện tốt phong trào xây dựng “Cơ quan trường học có đời sống văn hóa tốt” góp phần xây dựng hình ảnh và ấn tượng trường học có đời sống văn hóa tốt trên địa bàn.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động 02 không với 04 nội dung (tập trung vào 02 nội dung trọng tâm là: không vi phạm đạo đức nhà giáo và chống bệnh thành tích trong giáo dục). Chỉ có tránh bệnh thành tích thì mới có thể nâng cao được hiệu quả trong đánh giá, xếp loại từ đó nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng.
Trong giai đoạn đổi mới và hướng đến xây dựng nhà trường tiên tiến, hiện đại với đội ngũ GV giỏi nghiệp vụ, vững về chuyên môn thì BGH các nhà trường cần động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên tăng cường tinh thần đoàn kết; ham học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng, sáng tạo, yêu thương trẻ, hết lòng giúp đỡ phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, hỗ trợ nhau trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và say mê nghiên cứu khoa học thông qua các cuộc thi trong và ngoài trường.
Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường cùng chung mục tiêu phân đấu vì nhà trường tiên tiến, hiện đại,
văn minh.
* Xây dựng chế độ công tác giảng dạy cho giáo viên MN
Làm việc 42 tuần/năm, thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có); Thời gian nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT); Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động… là những nội dung quan trọng trong Thông tư của Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên Mầm non tại các trường mầm non công lập.
Theo đó, nguyên tắc về số giờ dạy mỗi giáo viên mầm non phải thực hiện trong một ngày được quy định như sau: Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ; lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày: mỗi giáo viên phải dạy 6 giờ/ngày. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ; lớp mẫu giáo học 1 buổi trong ngày: mỗi giáo viên phải dạy 4 giờ/ngày và thực hiện các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40h/tuần.
Cán bộ, giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ theo qui định, nếu dạy thừa giờ thì được hưởng phụ cấp dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
Các quy định này chỉ áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên làm công tác quản lý ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Công việc đặc thù của người giáo viên mầm non là phải chăm sóc giáo dục trẻ, các hoạt động trong ngày của trẻ trên lớp đều phải có bàn tay của giáo viên, kể cả giờ trẻ ngủ trưa. Vậy giáo viên sẽ nghỉ vào giờ nào? Các cô hầu như không có thời gian nào để nghỉ”.
Khi hỏi về quy định làm việc 6 giờ/ngày, điều này quy định đối với giáo viên mầm non thiếu tính thực tế mà hầu như tất cả các giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đều phải làm là 10 giờ đến
11 giờ và cũng phải khẳng định rằng quy định làm việc 6 giờ/ngày không một trường mầm non nào ở tỉnh Thanh Hóa thực hiện được, GV được làm việc đúng giờ theo quy định. Tuy làm việc “ngoài giờ” quy định mỗi ngày từ 5 đến 6 tiếng nhưng GV mầm non chỉ được trả tiền ngoài giờ là 500.000đ đến 600.000đ/tháng. Mức trả tiền ngoài giờ quá thấp không thấm vào đâu so với quy định.
Hầu hết các trường mầm non trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm này vẫn chưa áp dụng quy định trả tiền thừa giờ làm việc mới này vì gần như không thể thực hiện được. Để thực hiện tốt giải pháp này thì Sở GD&ĐT tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh bố trí thêm chức danh bảo mẫu, cô nuôi cho các trường, ít nhất 2 lớp/1 bảo mẫu và một cô nuôi thì giáo viên mới giảm bớt được công việc lao động chân tay và dồn tâm huyết cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Nếu thực hiện đúng theo quy định là làm việc 6 tiếng/ngày thì đảm bảo sức khỏe, thời gian, GV sẽ có thời gian để tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và có thời gian chăm sóc gia đình. Còn nếu đưa ra quy định mà không thể thực hiện thì thà rằng cứ tính giờ làm việc cho GV đúng với thực tế để trả lương một cách công bằng cho GV có hơn không? GV cũng sẽ bớt áp lực về kinh tế và không phải lăn tăn về sự quá tải trong công việc của mình.
Cần phải xây dựng kế hoạch chế độ công tác giảng dạy, giáo dục cho GV là việc làm rất cần thiết. Chế độ công tác cho GV nên được thực hiện cụ thể như sau:
- Giáo viên trong các nhóm lớp phải thay nhau trực buổi trưa.
- Các GV tập sự, GV nữ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng không nên bố trí trực.
- Quy định các hoạt động khác phải tham gia như lao động công ích, các hoạt động đoàn thể, hoạt động tập thể của trường cụ thể là: Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ và xã hội về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, chống phân biệt
đối sử với trẻ khuyết tật, kỳ thị với trẻ bị nhiễm HIV.