Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 26 - 28)

- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Ở nước ta hiện nay, đội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều loại hình khác nhau, trình độ cịn nhiều bất cập, hạn chế, do đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong giai đoạn mới. Xét trên phạm vi toàn quốc, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ đào tạo, hệ đào tạo khác nhau, có một khoảng cách, một độ vênh rất lớn. Xây dựng chuẩn giáo viên là yêu cầu khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên mầm non đó là q trình phấn đấu để khắc phục sự không đồng đều của đội ngũ này về mọi mặt, từ phẩm chất đạo đức tới trình độ kiến thức văn hóa, kỹ năng sư phạm. Chuẩn giáo viên mầm non sẽ là những căn cứ để xây dựng mới chương trình đào tạo của hệ thống trường sư phạm; căn cứ để các nhà quản lý giáo dục xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.

Theo chuẩn nghề nghiệp, người giáo viên mầm non phải có phẩm chất chính trị, đạo đức và bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng. Phải có kiến thức về giáo dục mầm non, về chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non, về chuyên ngành, về phương pháp giáo dục trẻ, về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. Phải có kỹ năng sư phạm về lập kế hoạch chăm sóc

giáo dục, về tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏa cho trẻ, về tổ chức các hoạt động giáo dục, về quản lý lớp học, về giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh. Đây là điều kiện rất cần thiết mà mỗi giáo viên cần vươn tới. Giỏi về kiến thức, nhuần nhuyễn về kỹ năng là những yếu tố cơ bản giúp cho người giáo viên trở thành người thầy giỏi. Chuẩn nghề nghiệp sẽ là những tiêu chí mới, những yêu cầu mới giúp giáo viên có thể tự xem xét bản thân để biết được mình đang ở bậc thang nào của chuẩn, để rèn luyện, để vươn tới. Đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn sẽ là động lực mới thôi thúc, động viên giáo viên không ngừng học hỏi, không ngừng vươn lên để đạt chuẩn và trên chuẩn.

Thực hiện tốt quy trình đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp là một bước tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Bên cạnh đó, ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên đánh dấu quá trình chuyển từ xây dựng, phát triển, quản lý đội ngũ theo chuẩn đào tạo (chú trọng đến văn bằng người giáo viên đạt được) sang phát triển, quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (chú trọng đến năng lực thật mà người giáo viên đã đạt được). Tạo nên sự thay đổi cơ bản trong quan niệm về người giáo viên, về chất lượng đội ngũ giáo viên, về yêu cầu và nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non. Theo quan niệm này, năng lực nghề nghiệp người giáo viên đạt được sau thời gian hành nghề là hạt nhân quan trọng nhất khi đánh giá, khi xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.

Chuẩn hóa hiện đang là một xu thế của thời đại, một nét đặc trưng của nền kinh tế tri thức. Xây dựng chuẩn nghề nghiệp và đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đang là một yêu cầu cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w