Tổ chức công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp một cách chặt chẽ,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 65)

- Về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

3.2.3. Tổ chức công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp một cách chặt chẽ,

Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chuẩn nghề nghiệp một cách chặt chẽ, khoa học

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Qua phân tích thực trạng chúng tôi thấy rằng: Các trường chưa triển khai thực hiện công tác đánh giá một cách có hệ thống đảm bảo tính logic của quy trình. Bên cạnh đó, quy trình chưa chỉ rõ những công việc cụ thể của từng cấp đánh giá. Mặt khác, quy trình đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành còn thiếu nội dung quy định xử lý sau khi đánh giá. Chính vì những vấn đề này mà chúng tôi xây dựng quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa để việc đánh giá đạt được mục đích và ý nghĩa cao.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

Việc xây dựng quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp có thể quy trình hoá theo các giai đoạn, các bước sau đây:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đánh giá.

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá. Bước 2: Xây dựng căn cứ đánh giá. Bước 3: Lựa chọn cách thức đánh giá.

Giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá.

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá. Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá. Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá.

Giai đoạn 3: Xử lý sau đánh giá.

Bước 1: Thông báo kết quả đánh giá xếp loại giáo viên

Bước 2: Đề ra yêu cầu đối với giáo viên ở các mức của chuẩn. Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng để nâng mức đạt chuẩn của giáo viên Bước 4: Đánh giá kết quả sau bồi dưỡng.

- Công nhận mức đạt chuẩn cao hơn cho giáo viên sau bồi dưỡng. - Xử lý đối với giáo viên không đạt chuẩn (ở mức thấp nhất)

Quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp có thể biểu diễn bằng các sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Sơ đồ về mối quan hệ giữa các giai đoạn của quy trình đánh giá giáo viên mầm non.

+ Quy trình đánh giá giáo viên mầm non gồm 3 gai đoạn đó là: chuẩn bị đánh giá, tổ chức đánh giá và xử lí sau đánh giá.

+ Ba giai đoạn của quy trình đánh giá giáo viên mầm non có quan hệ biện chứng với nhau.

Quy trình đánh giá Tổ chức đánh giá Xử lý sau khi đánh giá Quy định của Bộ GD&ĐT

Sơ đồ 3.2: Quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.

Chuẩn bị đánh giá Tổ chức đánh giá Xử lý sau đánh giá Xác định mục đích đánh giá Xây dựng căn cứ đánh giá Lựa chọn cách thức đánh giá

Giáo viên tự đánh giá

Tổ chuyên môn đánh giá

Hội đồng thi đua nhà trường đánh giá

Thông báo kết quả đánh giá xếp loại giáo viên

Đề ra yêu cầu đối với giáo viên ở các mức của chuẩn

Tổ chức bồi dưỡng để nâng mức đạt chuẩn của giáo viên

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị đánh giá.

Mục đích của giai đoạn này là định hướng đánh giá cho mỗi giáo viên mầm non. Giúp giáo viên hiểu được đây sẽ là hoạt động thường xuyên liên tục trong từng năm học. Dựa trên những yêu cầu của chuẩn, mỗi giáo viên mầm non phải xem xét, đánh giá khách quan xem bản thân mình đang ở mức độ nào của chuẩn. Từ đó mà lựa chọn các phương pháp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để tự mình phải vươn lên không những đạt chuẩn ở mức độ thấp mà phải đạt chuẩn ở mức độ cao để giảng dạy và giáo dục tốt hơn đảm bảo yêu cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn mới. Giai đoạn này cần cho giáo viên mầm non biết được chuẩn và định hướng cách thức thực hiện quy trình đánh giá theo chuẩn.

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá.

Nhà quản lý phải giúp giáo viên hiểu được mục tiêu của đánh giá và quá trình đánh giá. Đây không phải là một việc làm mang tính hình thức mà có tính mục đích rõ ràng. Đó chính là quá trình đánh giá, xếp loại năng lực có tính toàn diện của mỗi giáo viên mầm non. Mỗi một lần đánh giá xếp loại là một lần sàng lọc chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Trong từng đơn vị trường, trong toàn huyện giáo viên mầm non sẽ được xếp theo thứ tự ưu tiên từ nhỏ đến lớn (từ năng lực cao đến năng lực thấp) và được chia ra làm các mức độ khác nhau để có những giải pháp khác nhau, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Phải đánh giá đúng giáo viên trên cơ sở làm rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng giáo viên. Việc đánh giá phải thẳng thắn trên cơ sở phê bình và tự phê bình theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đánh giá đúng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cần phải:

- Có quan điểm về đánh giá, khi đánh giá phải căn cứ vào từng nội dung và tiêu chí cụ thể.

- Phải dựa vào các nguyên tắc đánh giá.

- Không được đánh giá một cách phiến diện, chủ quan, cảm tính, chỉ nhìn mặt yếu mà không nhìn mặt mạnh.

- Tránh chủ nghĩa duy tình trong đánh giá, qua loa đại khái, cào bằng, bình quân chủ nghĩa, thiên vị, nể nang.

- Đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là công việc mang ý nghĩa thiết thực vì vậy mà công tác đánh giá cần được thực hiện thường xuyên theo định kỳ.

- Sau khi đánh giá phải xây dựng kế hoạch, hướng bồi dưỡng cụ thể và có các biện pháp, hình thức thiết thực tới những người đạt chuẩn cao và cả những người chưa đạt chuẩn để nhằm đạt tới đích là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.

Bước 2: Xây dựng căn cứ đánh giá.

Trong những năm trước đây công tác đánh giá xếp loại giáo viên mầm non được chú trọng. Song các tiêu chí, các yêu cầu của mỗi một đơn vị, mỗi một năm có những điểm khác nhau. Chủ yếu các nhà quản lý dựa vào nhiệm vụ yêu cầu của các năm học, dựa vào các hoạt động thực tiễn để soạn thảo cho đơn vị mình một mẫu đánh giá. Điều đó có ảnh hưởng đến công tác đánh giá: Thứ nhất, chưa thể có tính tổng thể; Thứ hai, để xếp loại giáo viên toàn huyện thiếu căn cứ. Bắt đầu từ năm học 2008-2009 thì huyện mới đánh giá giáo viên theo chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và chuẩn nghề nghiệp (bao gồm về phẩm chất đạo đức tư tưởng chính trị; kiến thức; kỹ năng sư phạm.)

Bước 3: Lựa chọn cách thức đánh giá

Phương pháp là một phạm trù có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động, nó chỉ ra phương hướng và cách thức hoạt động.

Trong quy trình đánh giá, tự đánh giá là cách thức cơ bản và chủ đạo của quá trình đánh giá.

Giáo viên ý thức tốt được khâu tự đánh giá, thực hiện đánh giá nghiêm túc, chính xác, cụ thể, đảm bảo tính trung thực và khách quan bản thân mình chắc chắn sẽ có những chuyển biến rõ rệt ngay sau mỗi lần tự đánh giá. Đồng thời giúp tổ chuyên môn, hiệu trưởng hoặc các nhà quản lí giáo dục tiến hành đánh giá, xác minh kết quả một cách thuận lợi hơn.

* Giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá

Định kỳ vào cuối năm học, các trường học tổ chức, triển khai đánh giá xếp loại giáo viên.

Quá trình tổ chức đánh giá gồm các bước sau: - Bước 1: Giáo viên tự đánh giá.

- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá. - Bước 3: Hội đồng nhà trường đánh giá.

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá.

Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, từng yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại nội dung đánh giá.

Để cho quá trình tự đánh giá của giáo viên có kết quả tốt nhà trường cung cấp đầy đủ phiếu đánh giá, hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên nghiên cứu trước. Đồng thời ban Giám hiệu nhà trường cũng quán triệt về mặt tư tưởng, phương pháp cách thức trước khi tổ chức quá trình đánh giá. Đặc biệt lưu ý để giáo viên xem xét các thang điểm tương ứng với các mức trong xếp loại.

- Giáo viên nghiên cứu kỹ từng tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn để xác định vị trí của mình ở giai đoạn nào.

- Giáo viên tự đánh giá và ghi điểm vào phiếu đánh giá, xếp loại theo mẫu (phụ lục).

- Giáo viên phải có minh chứng cho các tiêu chí trong từng yêu cầu của Chuẩn để chứng minh điểm đánh giá.

Lưu ý: Quá trình tự đánh giá của giáo viên có thể diễn ra ở trường cũng có thể diễn ra ở nhà.

Khi tự cho điểm, giáo viên phải tự trả lời câu hỏi: tại sao mình đánh giá ở mức độ này?

Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá.

Tổ trưởng có trách nhiệm công khai kết quả tự đánh giá của từng giáo viên trong tổ, các thành viên trong tổ góp ý kiến, tham gia nhận xét, làm rõ các minh chứng trong các tiêu chí mà giáo viên đã đánh giá, kiểm tra, rà soát lại việc tự đánh giá của giáo viên và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá.

Đối với những tiêu chí đạt điểm 9 hoặc điểm 4 cần phải biểu quyết và được ít nhất 50% số thành viên trong tổ tán thành.

Đối với những tiêu chí đạt điểm 10 hoặc điểm 3 trở xuống thì cũng phải biểu quyết được ít nhất 60% thành viên trong tổ tán thành.

Nếu các mức điểm ở các trường hợp trên không đủ tỉ lệ biểu quyết thì được tổ lập thành danh sách trình Hiệu trưởng xem xét cho ý kiến và xác nhận.

Các bước tiến hành như sau:

- Tổ trưởng tổ chức cuộc họp tổ.

- Giáo viên đọc bản tự đánh giá xếp loại bản thân.

- Các thành viên trong tổ tham gia nhận xét và góp ý cho từng GV. - Tổ biểu quyết, đánh giá, xếp loại.

- Ghi kết quả đánh giá vào phiếu.

- Công bố kết quả, tình hình đánh giá trước tổ.

- Nộp biên bản, hồ sơ, phiếu đánh giá gửi cho Hiệu trưởng.

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá.

Thu thập phiếu đánh giá xếp loại do tổ chuyên môn chuyển đến và hồ sơ của giáo viên.

Xem xét, tổng hợp và ghi lại các nhận xét chung về sự thể hiện của giáo viên theo từng tiêu chí dựa vào các nguồn minh chứng từ hồ sơ, dự giờ, đánh giá của tổ chuyên môn, kết quả chăm sóc giáo dục trẻ, uy tín đối với phụ huynh, cộng đồng.

Tiến hành gặp gỡ giáo viên, nếu cần có thể gặp đồng nghiệp cùng tổ chuyên môn khi có tiêu chí chưa thống nhất giữa tự đánh giá của giáo viên và tổ.

Lấy ý kiến giáo viên trong trường về các tiêu chí có điểm 3 và điểm 10. Hiệu trưởng có thể cùng các nhà quản lí liên quan (Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, Công đoàn hoặc chuyên viên phòng Giáo dục) tiến hành thẩm định lại kết quả đánh giá của các tổ cho giáo viên. Giải quyết các vấn đề còn chưa thống nhất ở tổ (nếu có) và đánh giá, ghi kết quả đánh giá và tổng hợp danh sách đánh giá giáo viên của toàn trường.

Các bước tiến hành như sau:

- Nhận xét kết qủa, hồ sơ đánh giá từ tổ.

- Thẩm định lại kết quả đánh giá của giáo viên, của tổ.

- Giải quyết các vấn đề còn chưa thống nhất trước hội đồng giáo viên. - Ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá.

- Lập danh sách tổng hợp đánh giá xếp loại giáo viên trong toàn trường.

* Giai đoạn 3: Xử lí sau đánh giá.

Bước 1: Thông báo kết quả đánh giá xếp loại giáo viên trong nhà trường

Hiệu trưởng công khai kết quả đánh giá trước Hội đồng sư phạm nhà trường.

Bước 2: Đề ra yêu cầu đối với giáo viên ở từng mức Chuẩn.

Giáo viên đạt loại tốt tiếp tục phấn đấu, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để bố trí đưa vào mạng lưới cốt cán chuyên môn nhà trường, cộng tác viên thanh tra, cốt cán chuyên môn của ngành.

Giáo viên đạt loại khá và trung bình cần có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và dưới sự giúp đỡ của hội đồng chuyên môn cấp trường để nâng chuẩn cao hơn.

Giáo viên xếp loại kém cần có các biện pháp cụ thể đối với từng tiêu chí của Chuẩn, giao nhiệm vụ, phân công cho Tổ trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên giỏi tạo điều kiện giúp đỡ họ tiến bộ và định hướng cho giáo viên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, giao nhiệm vụ cho giáo viên học tập, bồi dưỡng để đạt chuẩn.

Bước 3: Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao mức đạt chuẩn cho giáo viên.

Trên cơ sở kết quả đánh giá giáo viên, các cấp quản lí cần xây dựng chương trình, nội dung, hình thức tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng giúp giáo viên đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng ở mức cao hơn.

Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng này, nhiệm vụ của các nhà quản lý cần thống kê mức đạt được từng yêu cầu, từng lĩnh vực của chuẩn, xác định rõ ưu điểm, tồn tại chung và riêng của đội ngũ giáo viên của mình từ đó xây dựng nội dung, kế hoạch, hình thức tổ chức thực hiện sát với thực tiễn.

Các nhà trường cần chuẩn bị nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng để nâng cao mức đạt chuẩn cho giáo viên, giúp đỡ giáo viên khi gặp khó khăn, khuyến khích, động viên, khích lệ giáo viên tham gia tích cực hoạt động bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất, kiến thức và kỹ năng.

Tham mưu với quản lý cấp trên tổ chức các chuyên đề tập huấn như ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non, sử dụng internet, thi giáo viên dạy giỏi, thi đồ dùng dạy học, thi tìm hiểu về pháp luật, tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm,....

Bước 4: Đánh giá kết quả sau bồi dưỡng

- Công nhận mức đạt chuẩn cao hơn cho giáo viên. - Xử lý đối với giáo viên không đạt Chuẩn.

+ Nếu là nam chưa quá 45 tuổi và nữ chưa quá 40 tuổi cho đi đào tạo lại

+ Nếu tuổi cao, sức khoẻ không tốt chuyển việc khác hoặc nghỉ việc. - Cán bộ quản lý và giáo viên phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

- Quy trình đánh giá phải được phổ biến và thống nhất từ trên xuống dưới.

- Cần có kinh phí hỗ trợ trong quá trình tổ chức thực hiện quy trình đánh giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w