DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Một số ngành công nghiệp và các loại chất thải Bảng 1.2 Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm đối với đặc tính độc theo RCRA Mỹ Bảng 2.1 Tổng hợp chất thải nguy hại ngàn
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Chữ kí giáo viên hướng dẫn
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Chữ kí giáo viên 1 Chữ kí giáo viên 2 Chữ kí giáo viên 3
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ii
ABSTRACT Error! Bookmark not defined NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đối tượng và phạm vi thực hiện 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 5
1.1 Tổng quan về chất thải nguy hại 5
1.1.1 Định nghĩa và các đặc trưng của chất thải nguy hại 5
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại 5
1.1.3 Phân loại chất thải nguy hại 7
1.1.4 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại 11
1.1.5 Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại 13
1.2 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải nguy hại ở Thế giới và Việt Nam 17
1.2.1 Thế giới 17
1.2.2 Việt Nam 19
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG 22
2.1 Khái quát thành phố Nha Trang 23
2.1.1 Vị trí địa lí kinh tế 23
2.1.2 Địa hình 23
Trang 42.1.2 Khí hậu 23
2.1.4 Thủy văn 24
2.1.5 Các nguồn tài nguyên 24
2.2 Tình hình phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang 26 2.2.1 Các ngành công nghiệp 27
2.2.2 Ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn 32
2.2.3 Viện và các cơ sở nghiên cứu 34
2.2.4 Ngành chế biến thủy sản 36
2.2.5 Ngành khai thác và chế biến khoáng sản 37
2.3 Đánh giá tình hình phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang 38
2.3.1 Xét theo tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của mỗi ngành (kg/năm) 40 2.3.2 Theo số lượng lao động bình quân cơ sở (người/cơ sở) 41
2.3.3 Theo hệ số phát thải chất thải nguy hại bình quân cơ sở (kg/cơ sở/năm): 42
2.3.5 So sánh hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại giữa năm 2012 và 2015 43
2.4 Đánh giá chất thải nguy hại phát sinh theo từng loại trên địa bàn thành phố Nha Trang 45
2.5 Đánh giá tổng hợp hiện trạng công tác quản lý và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang 52
2.5.1 Trong hệ thống quản lý 52
2.5.2 Công tác quản lý CTNH về thu gom, vận chuyển, xử lý 55
2.5.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý chất thải nguy hại 56
2.5.4 Việc phân loại, tái chế, lưu trữ chất thải nguy hại tại nguồn 59
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG 62
3.1 Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý 62
3.1.1 Đề xuất trong hệ thống quản lý 62
3.1.2 Cải tiến công tác quản lý đối với công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH 64
3.1.3 Thực hiện các chính sách thích hợp trong quản lý chất thải nguy hại 66
3.2 Đề xuất giải pháp cho công tác xử lý CTNH 67
3.2.1 Đề xuất công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại bãi rác Lương Hòa, Vĩnh Lương, Nha Trang 67
Trang 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 78
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên – Môi trường
BKHCNMT: Bộ Khoa học Công nghệ môi trường
CTNG: Chất thải nguy hại
CP: Cổ phần
DN: Doanh nghiệp
KCN/CCN: Khu công nghiệp/ Cụm công nghiệp
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
SP/DV KH - CN: Sản phẩm/dịch vụ Khoa học – Công nghệ
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số ngành công nghiệp và các loại chất thải
Bảng 1.2 Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm đối với đặc tính độc theo RCRA (Mỹ) Bảng 2.1 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành in và bao bì
Bảng 2.2 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành dệt may nhuộm
Bảng 2.3 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành cơ khí vận tải
Bảng 2.4 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành Thực phẩm
Bảng 2.5 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành công nghiệp khác
Bảng 2.6 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn
Bảng 2.7 Tổng hợp chất thải nguy hại từ viện và các cơ sở nghiên cứu
Bảng 2.8 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành chế biến thủy sản
Bảng 2.9 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành khai thác và chế biến khoáng sản
Bảng 2.10 Tổng hợp chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng, viện và cơ sở nghiên cứu năm 2015
Bảng 2.11 Tổng hợp chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng, viện và cơ sở nghiên cứu năm 2012
Bảng 2.12 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh theo từng loại
Bảng 2.13 Tỉ lệ chất CTNH (**) trong thành phần của từng ngành trên địa bàn thành phố Nha Trang
Bảng 3.1 Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (7/2014)
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Một số mẫu đại diện chất thải nguy hại thuộc nhóm D001
Hình 1.2 Mẫu đại diện chất thải nguy hại nhóm D002
Hình 1.3 Một số mẫu đại diện chất thải nguy hại nhóm D003
Hình 1.4 Mẫu đại diện chất thải nguy hại có tính độc
HÌnh 2.1 Bản đồ địa chính thành phố Nha Trang
Hình 2.2 Tỉ lệ đất theo mục đích sử dụng ở thành phố Nha Trang
Hình 2.3 Chất thải nguy hại từ công ty CP Hoàng Thuận Phát
Hình 2.4 Kho chứa chất thải khu nghỉ mát Ana Mandra
Hình 2.5 Kho chứa chất thải khách sạn The summer
Hình 2.6 Chất thải lây nhiễm (Phân viện thú y miền trung)
Hình 2.7 Khu chứa chất thải nguy hại công ty chế biến thủy sản Seafood F17
Hình 2.8 Tổng lượng chất thải nguy hại của từng ngành
Hình 2.9 Số lượng lao động bình quân cơ sở
Hình 2.10 Hệ số phát thải bình quân cơ sở
Hình 2.11 So sánh tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh giữa năm 2012 và năm
2015
Hình 2.12 Khối lượng chất thải nguy hại theo từng loại (>1000 kg/năm)
Hình 2.13 Sơ đồ mạng lưới quản lý chất thải nguy hại thành phố Nha Trang
Hình 2.14 Chiếc xe chở chất thải nguy hại bị người dân Ninh Hòa giam giữ
Hình 2.15 Công ty TNHH sản xuất Thương mại dịch vụ Môi trường Việt Xanh ở Bình Dương tiến hành lấy rác và cũng là địa điểm xây dựng khu xử lý rác thải y tế nguy hại Hình 2.16 Khu lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại tại bãi rác Lương Hòa – Nha Trang Hình 2.17 Hình ảnh một số loại phế liệu được thu mua
Hình 3.1 Nguyên lý hoạt động của VietMap
Hình 3.2 Các nguy cơ tiềm tàng của bãi chôn lấp
Hình 3.3 Buồng đốt sơ cấp
Hình 3.4 Buồng đốt thứ cấp
Hình 3.5 Ống khói của buồng đốt sơ cấp và thứ cấp
Trang 9Hình 3.6 Khu xử lý và dầu diesel sử dụng
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, những tác động của con người vào tự nhiên ngày càng mạnh mẽ hơn, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên, kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các vấn đề về môi trường và chính con người sẽ phải đối mặt với những thách thức từ khí thải, nước thải
nổ, ăn mòn hoặc gây nhiễm trùng Chúng được phát tán từ ống khỏi, ống xả hay được vứt bỏ ra các bãi rác hoặc chứa trong thùng phi rò rỉ, từ rác thải hạt nhân, rò rỉ phóng
xạ Đôi khi chất thải được vận chuyển trái phép tới một nơi khác, đưa các mối nguy hiểm đáng sợ tới cộng đồng vốn không biết gì về chúng
Và hiện nay, chất thải nguy hại đang là vấn đề mà các nhà môi trường học và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, được các nước phát triển đưa vào vấn đề trọng tâm trong việc bảo vệ môi trường Việc quản lý chất thải nguy hại ở mỗi quốc gia là khác nhau do đặc thù kinh tế, trình độ phát triển khoa học – công nghệ và ý thức về môi trường của mỗi quốc gia là khác nhau Nhìn chung, những nước phát triển quan tâm tới vấn đề môi trường hơn những nước đang phát triển và chưa phát triển Hiện nay, vấn đề môi trường đang được nhà nước ta quan tâm và đang trên từng bước thay đổi mang tính tích cực Việc bảo vệ môi trường gắn liền với lợi ích của từng người dân trong xã hội và nhu cầu sức khỏe
Sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của Tp.Nha Trang trong những năm gần đây đã gây nên những áp lực lớn về môi trường, bao gồm áp lực về mức độ và khối lượng phát thải CTNH, nhất là trong điều kiện Tp.Nha Trang hiện nay còn chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý chặt chẽ và tiêu hủy an toàn các loại CTNH phát sinh Mặt khác, do thành phần chất thải rất đa dạng và hầu hết các loại chất thải nguy hại được thải ra không liên tục, khối lượng không lớn, phân bố rải rác ở nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nên cho đến nay Tp.Nha Trang chưa
có nhiều số liệu điều tra cụ thể về lượng phát thải nguy hại Chính vì vậy, các cơ quan
Trang 11quản lý môi trường vẫn chưa có cơ sở để quản lý và xử lý hiệu quả các chất thải nguy hại này Thực tế cho thấy rằng, trong thời gian qua chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm mức độ ô nhiêm môi trường
Vì vậy nhiệm vụ “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang”,
sẽ góp phần là cơ sở khoa học và quản lý cho các cơ quan quản lý môi trường trong tỉnh
đề ra các biện pháp quản lý và xử lý chất thải nguy hại hiệu quả hơn và nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm và phòng chống sự cố môi trường có thể xảy ra
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được số lượng, thành phần và chủng loại chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Tp.Nha Trang
Đưa ra cái nhìn tổng quát và phản ánh chính xác những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang
Đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế để nghiên cứu lựa chọn phương pháp quản lý và xử lý tối ưu nhất, nhằm nâng cao hiệu quả
3 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan về chất thải nguy hại và các phương pháp xử lý chất thải nguy hại
Thu thập số liệu, thông tin và khảo sát hiện trạng phát sinh, công tác quản lý, xử
lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang
Đánh giá, nhận xét hiệu quả của công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại
Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm quản lý, xử lý các loại chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Các thông tin, tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài được thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau:
- Từ sách, giáo trình và tài liệu của các tác giả, thầy cô liên quan tới quản lý, xử lý chất thải nguy hại
- Từ nguồn quản lý: Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Khánh Hòa, các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng trên địa bàn thành phố Nha Trang: về tình hình quản lý, xử lý chất thải nguy hại, các quy chuẩn, nghị định, thông tư liên quan tới chất thải nguy hại
Trang 12- Từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng trên địa bàn thành phố Nha Trang, các ban ngành liên quan
Phương pháp liệt kê, so sánh
thành phần các loại chất thải nguy hại phát sinh; các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng trên địa bàn thành phố Nha Trang phát thải chất thải nguy hại Lập các bảng biểu liệt kê các số liệu, thông tin thu thập được, tổng hợp ngắn gọn, súc tích Tiến hành so sánh giữa các nguồn số liệu, thông tin So sánh giữa các nguồn số liệu, thông tin thu nhập để đưa ra những đánh giá khả quan về hiện trạng phát sinh (khối lượng, thành phần) và nguồn phát thải chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang
Từ đó đưa ra các nhận xét về hiện trạng quản lý, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang
Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở xây dựng hệ số phát thải trung bình Việc sử dụng phương pháp nhằm tính toán được tải lượng phát thải chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Đối với các nguồn thải chưa có thông tinh hoặc nghiên cứu
về tải lượng phát thải, phương pháp sẽ tiến hành điều tra, bổ sung và đưa ra kết luận hệ
số phát thải đặc trưng cho nguồn thải đó
Số liệu phát thải giúp ta có thể tính toán, dự báo nhanh đối với các nguồn thải tiềm tàng đang hoặc sẽ được hình thành ở một địa điểm cụ thể:
Tổng lượng phát thải
Hệ số phát thải chất thải nguy hại bình quân cơ sở (kg/cơ sở/năm)
Mức nguy hại của CTNH phát sinh
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Khảo sát hiện trạng phát sinh, các công tác thu gom, phân loại lưu trữ chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Thu thập số liệu về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố Nha Trang
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu quy mô tỉnh thành và vùng lãnh thổ Đối với việc quản lý chất thải nguy hại trên diện rộng, việc kiểm
kê các nguồn chất thải nguy hại không nhất thiết phải có độ chính xác cao
Trang 13Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
- Tổng hợp các thông tin, số liệu thu thập được về khối lượng, thành phần chất thải nguy hại phát sinh và công tác thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Phân tích các số liệu đã thu thập được
Trên cơ sở các thông tin, số liệu đó xác định được các mặt tích cực, tiêu cực trong công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại của thành phố Nha Trang
5 Đối tượng và phạm vi thực hiện
Đối tượng: Tình hình quản lý và xử lý CTNH
Phạm vị thực hiện: Thành phố Nha Trang
Trang 14CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.1 Định nghĩa và các đặc trưng của chất thải nguy hại
Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” (Hazardous waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra các quốc gia khác Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường
Theo Việt Nam (Luật Môi trường 2014): Chất thải nguy hại là chất chứa yếu
tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc
có đặc tính nguy hại khác
Theo Philipin: chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích
thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật
Theo Canada: Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của
chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường Và những chất này yêu cầu các kĩ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm tính nguy hại của nó
Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (12/1985):ngoài các chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn
và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng sau khi được tiếp xúc với chất thải khác
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh
từ nhiều nguồn thải khác nhau Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:
Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluen hay xylene…)
Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
Trang 15 Thương mại (quá trình nhập xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá date…)
Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học, accu…)
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp (bảng 1.1) So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ tức thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát
và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực
Bảng 1.1 Một số ngành công nghiệp và các loại chất thải
Sản xuất hóa
chất
Dung môi thải và cặn chưng cất: white spirit, kerosene, benzene, xylene, ethyl benzene, toluen, isopropanol, toluen disisocyanate, ethanol, acetone, methyl ethyl ketone, tetrahydrofuran, methylene chloride, 1,1,1 – trichloroethane, trichloroethylene
Chất thải dễ cháy không theo định nghĩa (otherwise specified) Chất thải chứa acid/base mạnh: ammonium hydroxide, nitric acid, sulfuric acid, chromic acid, phosphoric acid
Các chất thải hoạt tính khác: sodium permanganate, organic peroxides, sodium perchlorate, potassium perchlorate, potassium permanganate, hypochloride, potassium sulfide, sodium sulfide Phát thải từ xử lý bụi, bùn
Xúc tác qua sử dụng
Xây dựng Sơn thải cháy được: ethylene dichloride, benzene, toluen, ethyl
benzene, methyl isobuty ketone, methyl ethyl ketone, chlorobenzene
Các chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified)
Trang 16Dung môi thải: methyl chloride, cacbon tetrachloride, trichlorotrifluoroethane, toluene, xylene, kerosene, mineral spirits, acetone
Chất thải acid/base mạnh: amonium hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric acid, hydrofluoric acid, nitric acid, phosphoric acid, potsium hydroxide sodium hydroxide, sulfuric acid
Sản xuất gia
công kim loại
Dung môi thải cặn chưng: tetrachloroethylene, trichloroethylene, methylenechloride…
Chất thải acid/base mạnh: amonium hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric…
Chất thải xi mạ Bùn thải chứa kim loại nặng từ hệ thống xử lý nước thải Chất thải chứa cyanide
Chất thải cháy được không theo danh nghĩa (otherwise specified) Chất thải hoạt tính khác
Dung môi: chưng cất dầu mỏ
(Nguồn: David H.F.Liu, Besla G “environmental engineers” Handbook, second
edition, Lewis publishers, 1997.)
1.1.3 Phân loại chất thải nguy hại
Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại, nhưng nhìn chung đều theo 2 cách sau:
Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính cơ bản)
Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật (phụ lục 1 thông tư 36/2015/TT-BTNMT quản lý chất thải nguy hại)
Trang 17áp suất tiêu chuẩn
pH là thông số thông dụng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải tuy nhiên thông
số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có nguy hại hay không Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:
Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12.5
Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6.35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt
độ thí nghiệm là 550C (1300F)
Loại chất thải này theo EPA (Mỹ) là những chất thải thuộc nhóm D002
Hình 1.2 Mẫu đại điện chất thải nguy hại nhóm D002
Trang 18 Phản ứng mãnh liệt với nước
Khi trộn với nước có khả năng nổ
Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường
Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khói độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường
Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn nổ mạnh (strong intiating source) hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín
Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng với nhiệt
độ và áp suất chuẩn
Là chất nổ bị cấm theo luật định
Những chất thải này theo EPA (Mỹ) thuộc nhóm D003
Hình 1.3 Một số mẫu đại diện chất thải nguy hại nhóm D003
Đặc tính độc (Poison)
Để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật, hiện nay còn sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ (toxicity characteristic leaching procedure- TCLP) để xác định Kết quả của các thành phần được so sánh với giá trị được
Trang 19cho trong bảng 1.2 (gồm 25 chất hữu cơ, 8 kim loại và 6 thuốc trừ sâu), nếu nồng độ lớn hơn giá trị trong bảng thì có thể kết luận đó là chất thải nguy hại
Hình 1.4 Mẫu đại diện chất thải nguy hại có tính độc
Bảng 1.2 Nồng độ tối đa của chất ô nhiễm đối với đặc tính độc theo RCRA (Mỹ)
Nhóm CTNH theo EPA
độ tối
đa (mg/l)
Trang 20D016 2,4-Da 10.0 D047 Tetrachloroethylene 0.7
Dichlorobenzene
(Nguồn: Luật liên bang (mục 40))
1.1.4 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại
1.1.4.1 Môi trường
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các chất thải nguy hại không đúng qui cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nước mặt và nước ngầm Ở Việt Nam những nguồn này thường được dùng làm nguồn nước uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với các nguồn này đều có thể gây tiềm tàng về sức khoẻ đối với nhân dân địa phương hay gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng Có không nhiều những tài liệu về những tai nạn do ô nhiễm gây ra do việc thực hiện tiêu huỷ chất thải nguy hại không hợp cách, và có ít kết quả quan trắc để đánh giá tác động thực tế
Những chuyến khảo sát điều tra về chất thải nguy hại, xem xét những tài liệu đã công bố và thảo luận với những cơ quan Nhà nước khác nhau đã cho thấy rằng ở Việt Nam đang có nhiều mối quan tâm về ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do công nghiệp Không thể phân lập chất thải nguy hại đã làm trầm trọng hơn vấn đề quản lý chất thải rắn và nước thải vốn đã khá trầm trọng, đồng thời cũng làm cho việc quản lý chất thải rắn khó khăn hơn do thiếu những hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, mà riêng việc này cũng đã làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt và nước ngầm gia tăng rồi
Lĩnh vực quan tâm chính về chôn lấp chất thải nguy hại liên quan đến những vấn đề sau:
Ô nhiễm nước ngầm hoặc là do việc lâu dài không được kiểm soát, chôn lấp tại chỗ, chôn lấp ở nơi chôn rác không có kĩ thuật cụ thể, hoặc dùng để lấp các bãi đất trũng
Khả năng ô nhiễm nước mặt do việc thải các chất lỏng độc hại không được xử lý đầy đủ, hoặc là do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém, hay do việc thải vào khí quyển những hoá chất độc hại từ quá trình cháy, đốt các vật liệu nguy hại
Bản chất ăn mòn tiềm tàng của các hoá chất độc hại có thể phá huỷ hệ thống cống cũng như làm ngộ độc môi trường tự nhiên
Chất dễ cháy nổ: phá hủy vật liệu, sản phẩm sinh ra từ quá trình cháy nổ gây ô nhiểm không khí, đất, nước
Trang 21 Khí nén hay hóa lỏng: chất gây ô nhiễm mức độ nhẹ Khí dễ cháy, khí không cháy, không độc: ít ảnh hưởng Khí độc: chất gây ô nhiễm không khí nặng
Chất lỏng dễ cháy: chất gây ô nhiễm không khí từ nặng đến nhẹ, gây ô nhiễm nước nghiêm trọng
Chất rắn dễ cháy: thường giải phóng các chất có tính độc hại cao
Tác nhân oxy hóa: chất gây ô nhiễm không khí, chất có thể gây nhiễm độc nước
Chất độc: gây ô nhiễm nước nghiêm trọng
Chất lây nhiễm: một vài hậu quả môi trường gây ra hình thành nguy cơ lan truyền mầm bệnh
Chất ăn mòn: ô nhiễm nước, không khí, gây hư vật liệu
Chất phóng xạ: gây ô nhiễm đất mức phóng xạ tăng và các hậu quả
1.1.4.2 Xã hội
Như đã nêu ở trên, rất khó để đánh giá những tác động thực tế liên quan đến ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do sự thiếu hụt các số liệu quan trắc Tuy nhiên, tổng quan tỉ lệ tử vong và bệnh trạng ở Việt Nam cho thấy mức độ cao bệnh tật có liên quan đến việc cung cấp nước và vệ sinh, chủ yếu là vấn đề vệ sinh
Việc thải các chất thải công nghiệp không được xử lý, thất thoát dầu và các hoá chất khác do sự cố vào các con sông và hệ thống cung cấp nước ngầm đã làm bẩn các nguồn nước uống cũng như làm chết cá và sinh vật đáy vốn được nhân dân địa phương đánh bắt sử dụng Một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến những tác động đó được hiểu như là kết quả của một số sự cố gây ô nhiễm, việc di chuyển dư lượng thuốc trừ sâu không được kiểm soát Rủi ro tăng bệnh tật do ngộ độc kim loại và ung thư do nhiễm các chất gây ung thư vẫn đang tồn tại Tình trạng tăng bệnh ung thư, bệnh tim, nhiễm trùng hệ hô hấp và tiên hoá, viêm da cũng có thể tăng
Mỗi loại chất thải nguy hại khác nhau có độc tính khác nhau và mức độ tác động của nó cũng khác nhau đối với xã hội:
Chất nổ dễ cháy: gây tổn thương da, bỏng và có thể dẫn tới tử vong
Khí nén hay hóa lỏng: gây hỏa hoạn, bỏng Khí dễ cháy: làm tăng cường sự cháy Khí không cháy, không độc: làm thiếu oxy, gây ngạt Khí độc: ảnh hưởng sức khỏe, dễ gây tử vong
Chất lỏng dễ cháy: chất nổ, gây bỏng, tử vong
Chất rắn dễ cháy: hỏa hoạn, gây bỏng, tử vong
Tác nhân oxy hóa: các phản ứng hóa học gây hỏa hoạn, cháy nổ, ảnh hưởng da, gây tử vong
Chất độc: ảnh hưởng cấp tính, mãn tính đến sức khỏe
Trang 22 Chất lây nhiếm: lan truyền bệnh
Chất ăn mòn: ăn mòn da, cháy da, ảnh hưởng tới phổi và mắt
Chất phóng xạ: tổn thương các tổ chức máu, gây bệnh về máu, viêm da, hoại tử xương, đột biến gen…
1.1.5 Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại
Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại công nghệ áp dụng để xử lý CTNH Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau để xử lý các loại chất thải nhằm bảo vệ môi trường Riêng đối với CTNH, vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của tỉnh Khánh Hòa
Một số phương pháp được sử dụng:
1.1.5.1 Phương pháp xử lý hóa lý
Công nghệ này áp dụng dựa vào các quá trình biến đổi vật lý, hoá học để làm thay đổi tính chất của chất thải nhằm mục đích giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường Được áp dụng trong công tác thu hồi, tái chế và tái sinh chất thải, đặc biệt một số loại chất thải nguy hại (CTNH) như: dầu mỡ, kim loại nặng, dung môi Biện pháp tái chế, thu hồi chất thải bằng công nghệ hoá - lý thực sự chỉ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại Trong phương pháp xử lý hoá - lý có rất nhiều quá trình công nghệ khác nhau Tuy nhiên, thường kết hợp một số biện pháp với nhau để xử lý chất thải + Trích ly: là quá trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ dung môi, mà dung môi này có khả năng hoà tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó Trong xử lý chất thải, quá trình trích ly thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữa cơ có lẫn trong chất thải như dầu mỡ, dung môi, hoá chất bảo vệ thực vật Sau khi trích ly người ta thường thu hồi lại dung môi bằng cách chưng cất hỗn hợp
+ Chưng cất: là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành những cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau ở những nhiệt độ sôi khác nhau của mỗi cấu tử chứa trong hỗn hợp đó bằng cách lập đi lập lại nhiều lần bay hơi và ngưng tụ Trong thực tế
xử lý chất thải quá trình chưng cất thường gắn với trích ly để tăng cường khả năng tách sản phẩm
+ Kết tủa: là quá trình dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữa chất bẩn
và hoá chất, từ đó có thể tách kết tủa ra khỏi dung dịch Quá trình này thường ứng dụng
để tách các kim loại nặng trong chất thải lỏng ở dạng hydroxyt kết tủa hoặc muối không tan Ví dụ như, quá trình tách Cr, Ni trong nước thải mạ điện nhờ phản ứng giữa Ca(OH)2
với các Cr3+ (khử từ Cr6+) và Ni2+ để tạo ra các kết tủa Cr(OH)3, Ni(OH)2 lắng xuống,
Trang 23lọc tách ra đem xử lý tiếp để trở thành Cr2O3 và NiSO4 được sử dụng làm bột màu, mạ
Ni
+ Oxy hóa khử: là quá trình sử dụng các tác nhân oxy hoá - khử để tiến hành phản ứng oxy hóa khử chuyển chất thải độc hại thành không độc hoặc ít độc hại hơn Các chất oxy hoá khử thường được sử dụng như là Na2S2O4, NaHSO3, H2, KMnO4, K2Cr2O7, H2
O2, O3, Cl2 Trong thực tế xử lý chất thải, quá trình oxy hóa với các tác nhân khử như
Na2S2O4, NaHSO3, H2 thường được ứng dụng để xử lý các kim loại đa hoá trị như Cr - Mn; biến chúng từ mức oxyhoá cao dễ hoà tan như Cr6+ - Mn7+ trở về dạng oxyt bền vững; không hoà tan Cr3+ - Mn4+, ngược lại quá trình khử với các tác nhân oxy hoá như KMnO4, K2Cr2O7, H2 O2, O3, Cl2 cho phép phân hủy các chất hữu cơ nguy hại như: phenol; mercaptan; thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và cả các ion vô cơ CN- thành những sản phẩm ít độc hại hơn
1.1.5.2 Phương pháp xử lý cơ học
Xử lý cơ học thường được dùng để xử lý sơ bộ chất thải bằng phương pháp cắt, nghiền, sàng,…trước khi đưa vào xử lý hoá lý hay xử lý nhiệt Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả xử lý ở các bước tiếp theo Thí dụ, chất thải chứa muối xianua rắn cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hoà tan để xử lý hoá học Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt
1.1.5.3 Phương pháp nhiệt
a) Phương pháp đốt
Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hoá học Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó đến 80 - 90% Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 8000C Sản phẩm sau cùng bao gồm khí có nhiệt
độ cao bao gồm nitơ và cacbonic, hơi nước, và tro Năng lượng có thể thu hồi được từ quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra có nhiệt độ cao Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt là các chất không nguy hại như nước, khí CO2
Đốt thùng quay:
Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy hại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng Thùng quay hoạt động ở nhiệt độ khoảng 11000C Đốt bằng phương pháp phun chất lỏng:
Chất thải nguy hại dạng lỏng được đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay vùng cháy của lò phụ thuộc vào nhiệt trị chất thải Lò đốt được duy
Trang 24trì nhiệt độ khoảng trên 10000C Thời gian lưu của chất thải lỏng trong lò từ vài phần giây đến 2,5 giây
Đối với chất thải lỏng: sử dụng xúc tác cho vào lò đốt để tăng cường tốc độ oxy hoá chất thải ở nhiệt độ thấp hơn so với lò đốt thông thường (<5370C)
Sử dụng chất thải làm nhiên liệu:
Đây là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt với các nhiên liệu thông thường khác để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt: nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò nấu thủy tinh Lượng chất thải bổ sung vào lò đốt có thể chiếm 12-25% tổng lượng nhiên liệu
b) Phương pháp nhiệt phân
Nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi hoá học xảy ra do nung nóng trong điều kiện không có sự tham gia của oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi chất thải rắn là các chất dưới dạng rắn, lỏng và khí
Quá trình nhiệt phân gồm hai giai đoạn Giai đoạn một là quá trình khí hoá Chất thải được gia nhiệt để tách thành phần dễ bay hơi như khí cháy, hơi nước… ra khỏi thành phần cháy không hoá hơi và tro Giai đoạn hai các thành phần bay hơi được đốt ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy hết các cấu tử nguy hại
Nhiệt phân bằng hồ quang - plasma Thực hiện quá trình đốt ở nhiệt độ cao (có thể đến 10.0000C) để tiêu hủy chất thải có tính độc cực mạnh Sản phẩm là khí H2 và CO, khí axit và tro
1.1.5.4 Phương pháp xử lý sinh học
Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nhằm giảm các nguy cơ của nó đối với môi trường Trong quản lý chất thải nguy hại, việc xử lý chất hữu cơ nguy hại có thể thực hiện được nếu sử dụng đúng chủng loại vi sinh vật và điều kiện tiến hành được kiểm soát chặt chẽ
Ví dụ: Trong các nhà máy đường: để xử lý mật rỉ (rỉ đường) người ta sử dụng các loại nấm men loài sachanomyces spp để chưng cất cồn, nấm saccharomyces cerevisiae lên men sản xuất rượu rum, vi khuẩn lactobacillus delbruckii sản xuất axit lactic…(Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ sinh học môi trường, 2003)
Vi sinh vật sử dụng trong việc tách kim loại nặng: thiobacillus thuộc họ thiobacteriaceae (đây là loại vi khuẩn tự dưỡng hóa năng – chemosynthetic metabolism), các chủng vi khuẩn có khả năng tách kim loại tốt nhất: thiobacillus ferrooxidans, thiobacillus thiooxidans,…(Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ sinh học môi trường, 2003) theo phản ứng sau:
Trang 254FeS2 + 15O2 + H2O vi khuẩn 2Fe2(SO4)3 + 2H2SO4
CuFeS2 + 2Fe2(SO4)3 vi khuẩn CuSO4 + 5FeSO4 + 2S
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh học:
+ Nguồn năng lượng và nguồn cơ chất: nguồn năng lượng có thể là ánh sáng, phản ứng oxy hóa khử của chất vô cơ và chất hữu cơ Còn nguồn carbon (cơ chất) có thể là CO2 và chất hữu cơ
+ Quá trình enzyme
+ Tính có thể phân hủy sinh học của cơ chất
+ Tính ức chế và độc tính của cơ chất đối với vi sinh vật
+ Cộng đồng vi sinh vật
Việc kiểm soát và duy trì lượng vi sinh vật trong xử lý sinh học là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình cần phải kiểm soát bao gồm: Chất nhận điện tử, độ ẩm, nhiệt độ, pH, tổng chất rắn hòa tan (< 40.000 mg/L), Chất dinh dưỡng, loại bể, nguồn carbon,…
1.1.5.5 Phương pháp ổn định hóa rắn
Trong xử lý chất thải nguy hại, đây là quá trình được sử dụng rộng rãi để xử lý chất thải nguy hại vô cơ Mục tiêu của phương pháp ổn định và hóa rắn là giảm tính độc hại
và tính di động của chất thải cũng như làm tăng các tính chất của vật liệu đã được xử lý
Ổn định và hóa rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quản lý CTNH
Làm ổn định là một quá trình mà chất thêm vào được trộn với chất thải để giảm tới mức tối thiểu khả năng phát tán của CTNH ra khỏi khối chất thải và giảm tính độc hại của chất thải Quá trình ổn định có thể được mô tả như một quá trình nhằm làm cho các chất gây ô nhiễm bị gắn từng phần hoặc hoàn toàn bởi các chất kết dính hoặc các chất biến đổi khác Cũng tương tự vậy, quá trình đóng rắn là một quá trình sử dụng các chất phụ gia làm thay đổi bản chất vật lý của chất thải (thay đổi tính kéo, nén hay độ thấm)
Xi măng là chất phụ gia thường được sử dụng để ổn định hóa rắn CTNH
Chất kết dính vô cơ thường dùng là xi măng, vôi, thạch cao, sillcat, pozzolan Chất kết dính hữu cơ thường dùng là epoxy, nhựa asphalt, polyolefin…
1.1.5.6 Phương pháp chôn lấp an toàn
Trước đây, chôn lấp an toàn đã là biện pháp xử lý chất thải được áp dụng rất rộng rãi nhất trên thế giới Nhiều Quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Nhật cũng dùng
Trang 26biện pháp chôn lấp, kể cả một số loại chất thải nguy hiểm, lây nhiễm hoặc độc hại Theo phương pháp này chất thải CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 02 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò
rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm Mức độ an toàn trong thiết kế các hố chôn tuỳ thuộc vào từng loại chất thải, thậm chí nhiều loại CTNH như hạt nhân, lây nhiễm phải được quản lý riêng, trước khi chôn lấp đặc biệt phải được cách ly an toàn bằng các vật liệu phù hợp như chì, bêtông nhiều lớp để chống phóng xạ Một số nguyên tắc cần phải tuân thủ khi chôn lấp chất thải, thiết kế và vân hành bãi chôn lấp:
+ Xử lý chất thải trước khi chôn lấp: chất thải cần phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn trước khi chôn lấp, đặc biệt là đối với chất thải lỏng Riêng chất thải nguy hại rắn, có thể không cần đóng gói mà người ta có thể cố định hoặc hóa rắn trước khi chôn lấp
+ Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: xem xét về các vấn đề địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn…các điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương; bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo khoảng cách đến các công trình liên quan, khoảng cách vận chuyển Hạn chế đặt gần khu dân cư, sân bay, khu ruộng trồng lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có nguy
cơ động đất và khu vực không ổn định, gần sông suối, các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt
+ Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: các chất thải độc hại khi tiếp xúc với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy ra phản ứng tạo thành các chất ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp với nhau
Vật liệu để đóng rắn CTNH trước khi chôn phổ biến là xi - măng, hoặc có thể trộn thêm vào đó một vài chất vô cơ khác để tăng độ ổn định và kết cấu
1.2 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải nguy hại ở Thế giới và Việt Nam
1.2.1 Thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều tổ chức, cơ quan quốc tế như IRPTC (tổ chức đăng kí toàn cầu về hóa chất độc tiềm tàng), IPCS (chương trình toàn cầu về an toàn hóa chất), WHO (tổ chức y tế thế giới)… xây dựng và quản lý các dữ liệu thông tin về an toàn hóa chất
Tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật, ở các ước phát triển thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải nguy hại Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới (2010) cho thấy rằng Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn hiệu quả nhất
Trang 27(38%), sau đó tới Thụy Sĩ (33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp lại chỉ sử dụng phương pháp vi sinh (30%)…
1.2.1.1 Đối với các nước phát triển
Ở Trung Quốc, với công nghệ tái chế phát triển đã tận dụng lại một phần đáng kể chất thải nguy hại, phần còn lại được thải vào đất và nước Phần lớn chất thải nguy hại
ở các khu kinh tế, một số xí nghiệp có khả năng xử lý tại chỗ Trung Quốc đã đề ra Luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn chất thải rắn (năm 1995), trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nước thải…đồng thời phải đăng kí việc chứa đựng, xử lý và tiêu hủy chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt
là công nghiệp hóa chất
Ở Pháp, các chất thải nguy hại nói riêng và chất thải nói chung chỉ được thiêu hủy khoảng 50%, số còn lại chưa được xử lý hợp vệ sinh Hiện tại, hằng năm có tới hơn 20 triệu tấn chất thải chưa được xử lý đã chất đống ở những nơi hoang vu, không người khai thác Ngoài ra, do chi phí lưu giữ chất thải ở Pháp thấp nên một số nước lân cận mang chất thải của nước mình sang đổ ở các bãi rác của Pháp Tại đây mỗi năm có khoảng 20.000 bãi chất thải hoang và tình trạng đổ thải bừa bãi này đang được chính phủ Pháp tìm cách chấm dứt
1.2.1.2 Đối với các nước đang phát triển
Ở Philippin, nói chung chất thải nguy hại được đổ vào nước hay đổ vào bãi rác công cộng
Hiện tại ở Philippin chưa có công trình xử lý chất thải nguy hại tập trung, một số
ít chất thải được xử lý tại chỗ Hiện đang có một đề án nghiên cứu về xử lý chôn lấp chất thải nguy hại do EU tài trợ
Ở Malaysia, vào những năm 1980 đến đầu năm 1990, chính phủ hướng đến phương pháp xử lý cuối đường ống đối với chất thải nguy hại Lý do ở đây là sự hiểu về môi trường cũng những cơ sở hạ tầng cơ bản được ưu tiên đặt lên hàng đầu để đương đầu với những chất thải có tải lượng lớn từ nhiều ngành công nghiệp Tuy nhiên, đến cuối những năm 1990 đã có những chuyển biến tích cực hơn, tập trung vào xu hướng sản xuất sạch hơn và không thải bỏ, mục đích là đạt được mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm và phát triển bền vững trong tương lai
Từ khía cạnh đó từ chính sách của chính phủ, nhiều chương trình đã được thực hiện trong việc quản lý chất thải nguy hại:
Tăng cường thi hành hoạt động quản lý chất lượng môi trường năm 1974
Chuẩn bị luyện tập thực tế để đương đầu trong việc quản lý chất thải nguy hại
Trang 28Tổ chức các buổi nói chuyện về quản lý môi trường trong quản lý chất độc hóa học
và nâng cao an toàn hóa học, đặc biệt liên quan đến cấm và và hạn chế một số chất Vào 11/1991 chính phủ Malaysia đã cung cấp quyền hạn độc quyền để xây dựng, hoạt động và duy trì nhà máy xử lý chất thải nguy hại với khối lượng 400000 tấn/năm tại Bukit Nanas, Negeri Sembilan cho việc thu gom, chứa, xử lý và thải bỏ chất thải nguy hại Chính phủ còn khuyến khích bằng việc giảm thuế để có thể mua thêm nhiều công nghệ sạch và khuyến khích khôi phục và tái sử dụng chất thải
Trong công tác quản lý đang từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải nguy hại: Luật hóa chất số 06/2007/QH12 có hiệu lực ngày 21/11/2007… Đến tháng 11/2009, Việt Nam đã có 114 văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại Một số văn bản pháp luật hiện nay về quản lý chất thải nguy hại: Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định 21/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên – Môi trường; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải
Trang 291.2.2.1 Ở các thành phố lớn
Ở Đà Nẵng hiện nay, Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng là đầu mối duy nhất thu gom và xử lý rác thải nguy hại tại 141 cơ sở y tế trên địa bàn Đà Nẵng Tất cả rác thải đều được xe chuyên dụng vận chuyển về lò đốt tại bãi rác Khánh Sơn, mỗi giờ xử
lý 200kg rác thải y tế Nỗ lực để thu gom, xử lý triệt để rác thải y tế, không để các cơ sở
y tế thải bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm Tuy nhiên, diện tích tập kết rác thải tại các
cơ sở y tế còn hạn hẹp nên gây khó khăn cho quá trình thu gom, vận chuyển Bên cạnh rác thải y tế, chất thải công nghiệp, chủ yếu là bùn thải, dầu mỡ, gỉ sắt, bao cứng, bóng đèn thủy tinh tại các nhà máy sắt thép, điện, nhà máy dệt-may, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cũng cần được thu gom, xử lý tốt Đặc biệt hiện nay, các loại bóng đèn thủy tinh tại các cơ sở may mặc, nhà máy chế biến thủy sản, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng thải
ra nhiều Đây là rác thải dạng thủy tinh có thủy ngân rất nguy hại Ngoài ra, bùn thải tại nhiều cơ sở công nghiệp điện, ô-tô, các công ty sản xuất gang thép cũng thải ra nhiều Loại chất thải này thường lẫn lộn kim loại nặng, nếu thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng Vì vậy, đối với các loại chất thải này, Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng thu gom, sau đó đóng thành block, chôn lấp tại hộc rác thải nguy hại Còn các loại chất thải dầu mỡ, bao bì, bao cứng… được công ty thu gom, xử lý theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên-Môi trường “Mỗi ngày, công ty thu gom khoảng 1,5 tấn rác thải nguy hại công nghiệp đem xử lý tại bãi rác Khánh Sơn bằng nhiều phương pháp như đốt, nghiền nhỏ, đóng block, sau đó chôn lấp, không để phát sinh ra môi trường
Xí nghiệp Quản lý bãi rác (Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng), đơn vị được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện để xử lý như: lò đốt công suất 100kg/giờ; hộc chôn lấp 5.000m2, thiết bị đóng rắn (block) 5 tấn chất thải/ngày, thiết bị trung hòa axit, bazơ 500kg/giờ, xử lý bóng đèn 200kg/giờ, xử lý nhũ tương, bùn lóng 4m3/mẻ…
Ở Bà Rịa Vũng Tàu, Đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào dự án xử lý chất thải nguy hại (CTNH) cho 4 đơn vị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với tổng công suất 172 tấn/ngày
Vấn đề duy nhất đang gặp trong khâu quản lý CTNH ở Vũng Tàu lúc này là tình trạng “đói nguyên liệu”.Công suất hiện tại của các nhà máy xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh BRVT đã dư so với nhu cầu thực tế Hiện cả 4 nhà nhà máy xử lý CTNH nằm ở khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, huyện Tân Thành, gồm Sông Xanh, Sao Việt,
Hà Lộc và Hùng Mạnh Dũng đều thiếu nguyên liệu đầu vào để xử lý
CT TNHH Hà Lộc, dù có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, phương tiện
và trang thiết bị chuyên dụng trong hoạt động thu gom, xử lý và tái chế CTNH khép kín, trong đó có lò đốt FSI-500 công suất 500kg/giờ với công nghệ đốt hiện đại nhất nhưng hiện nhà máy xử lý CTNH Hà Lộc mới chỉ đạt 31,6% công suất thiết kế
Trang 30Dù trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nhà máy xử lý CTNH nhưng các chủ nguồn thải lại không tận dụng lợi thế xử lý tại chỗ của các nhà máy ở địa phương để giảm chi phí vận chuyển mà phần lớn đều đưa CTNH ra ngoại tỉnh để giao cho các đơn vị khác xử
lý Trong đó, nhiều đơn vị xử lý ngoại tỉnh lại đóng tại các vị trí khá xa như: Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và thậm chí là cả Tiền Giang
Trang 31CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG
Hình 2.1 Bản đồ địa chính thành phố Nha Trang
Trang 322.1 Khái quát thành phố Nha Trang
2.1.1 Vị trí địa lí kinh tế
Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm khu vực Nam Trung Bộ có tọa độ địa
lý từ 1208’33’’ đến 12025’18’’ vĩ độ Bắc và từ 109007’16’’ đến 109014’30’’ độ kinh Đông Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm và Diên Khánh, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp huyện Diên Khánh
Nha Trang nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: tuyến quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; cách không
xa sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 30 km về phía Nam; có cảng Nha Trang là cảng
du lịch và vận chuyển hàng hóa tạo nên một mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh
không xa các đô thị như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột là các trọng điểm kinh tế lớn của cả nước Yếu tố này là lợi thế trong giao lưu, hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường
Với lợi thế về vị trí địa lý và có tiềm lực kinh tế phát triển, Nha Trang được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch lớn, có vai trò quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển chung của cả nước, đặc biệt là Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
2.1.2 Địa hình
Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng trũng là khu vực nội thành; vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc - Nam và phía Tây thành phố, vùng ngoài biển phía Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ Nha Trang có độ cao từ 0m đến 900m so với mặt nước biển, trong đó có những đỉnh núi cao như Hòn Rớ cao 338 m, Hòn Ngang cao 320 m, Hòn Thơm cao 224 m
2.1.2 Khí hậu
Nhiệt độ: Nha Trang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa so với các tỉnh phía Bắc, mùa đông ít lạnh
và mùa khô nóng kéo dài hơn; so với các tỉnh phía Nam, Nha Trang có mùa mưa lệch
về mùa đông và xuất hiện một mùa mưa ngắn giữa mùa đông; so với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch quanh năm Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250C - 260C), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít
bị ảnh hưởng bởi bão
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.570 giờ, trung bình mỗi tháng có 214 giờ nắng Về mùa khô, số giờ nắng cao hơn mùa mưa, trung bình mỗi tháng dao động
Trang 33từ 220- 280 giờ, mỗi ngày trung bình có từ 7- 9 giờ Vào mùa mưa, trung bình mỗi tháng
có từ 150- 210 giờ nắng, mỗi ngày có trung bình 5- 7 giờ
là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %
và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm) Khoảng 10 – 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11
2.1.4 Thủy văn
a) Sông, suối
Sông Cái Nha Trang: là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà có diện tích lưu vực 2.000 km2 Sông có chiều dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m Đoạn hạ lưu thuộc địa phận TP Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp (của các huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh)
và cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt dân cư (của thành phố Nha Trang)
Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng Sông chia thành 2 nhánh: nhánh phía Đông có chiều dài 9 km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ) dài 6 km
b) Biển và thủy triều
Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m Độ mặn biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6% Độ pH nước vùng cửa sông và đầm thay đổi từ 7,5 - 6,6 Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m
2.1.5 Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên biển
Vịnh Nha Trang là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, có diện tích khoảng 507 km Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những vũng, vịnh tự nhiên hiếm có trên thế giới, có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ Đặc biệt vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao với 350 loài rạn san hô, có 40% số loài san hô trên thế giới Tài nguyên biển Nha Trang mang nhiều giá trị kinh tế cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển: có tiềm năng to lớn về du lịch ven bờ, du lịch biển đảo; có tiềm
Trang 34năng phát triển kinh tế cảng; đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn sinh thái biển
Hiện nay trên địa bàn thành phố đang khai thác cảng Nha Trang vào vận chuyển hàng hoá, du khách, ngoài ra còn có cảng quân sự của trường Học viện Hải quân và cảng đưa đón khách du lịch Cầu Đá Sự phát triển kinh tế cảng sẽ kéo theo một loạt các ngành dịch vụ khác Biển Nha Trang còn có tiềm năng lớn về đánh bắt thuỷ sản với nhiều loại thủy hải sản quý như cá thu, cá mú, cá chẽm, tôm hùm, tôm sú, cua biển, cá ngựa, mực Trữ lượng hải sản vùng biển Nha Trang - Khánh Hoà ước khoảng trên 100 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%) Khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng
30 nghìn tấn Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Nha Trang còn là nơi trú ngụ của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào Biển Nha Trang còn có ý nghĩa với việc sản xuất muối Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp
c) Tài nguyên khoáng sản
Theo khảo sát sơ bộ, trên địa bàn Nha Trang hiện nay chủ yếu chỉ có đá xây dựng, đất sét để sản xuất gạch, cát xây dựng ở sông Cái; đá chẻ, đá dăm ở Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương Ngoài ra còn có nguồn khoáng sản quý là nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng Hiện nay khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà đang khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này phục vụ phát triển du lịch tắm khoáng, nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe
d) Tài nguyên đất
Theo báo cáo kiểm kê đất đai năm 2014, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố có 25.259,6 ha được phân loại theo các loại đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
và đất chưa sử dụng
Trang 35Đất nông nghiệp có diện tích 8.047,6 ha, chiếm 31,86% tổng diện tích tự nhiên Đất phi nông nghiệp có diện tích 6.293,32 ha, chiếm 24,92% diện tích tự nhiên Đất chưa sử dụng có diện tích 10.918,68 ha, chiếm 43,22% tổng diện tích tự nhiên.
Hình 2.2 Tỉ lệ đất theo mục đích sử dụng ở thành phố Nha Trang
e) Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch biển đảo: Vịnh Nha trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, có hệ sinh thái biển rất đa dạng, trong đó đặc biệt nổi trội là các rạn san hô Trong vịnh Nha Trang có 19 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn sinh thái còn khá hoàn chỉnh và độc đáo của Việt Nam
Tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn: Bên cạnh tài nguyên du lịch biển-đảo, Nha Trang còn có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá Theo thống kê, thành phố Nha Trang hiện có 131 di tích, trong đó có 9 di tích danh lam thắng cảnh, 1 di tích khảo cổ học, 3 di tích lưu niệm danh nhân, 13 di tích lưu niệm sự kiện, còn lại là di tích kiến trúc nghệ thuật Nha trang có một số di sản văn hóa-lịch sử có giá trị như Tháp Bà Pônaga, Nhà thờ Núi, Chùa Long Sơn Ngoài ra, còn có một số văn hóa phi vật thể gần đây đã được khai thác như lễ hội Tháp Bà, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội xứ Trầm hương, Festival biển v.v Tuy nhiên hiện nay một số công trình đang bị xuống cấp, chưa được trùng tu, tôn tạo nên chưa phát huy được các giá trị của
di tích Trên địa bàn thành phố đã hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang Tiềm năng du lịch Nha Trang cho phép phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mạnh, xây dựng được thương hiệu Nha Trang trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới
2.2 Tình hình phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Nha Trang
Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Khánh Hòa về khối lượng, tính chất và thành phần chất thải nguy hại phát sinh, trên địa bàn thành phố Nha Trang đối với các ngành sản xuất công nghiệp, hiện nay có 8 nhóm ngành sản xuất công nghiệp phát sinh chất thải nguy hại được tổng hợp
31.86
24.9243.22
%
nông nghiệp phi nông nghiệp chưa sử dụng
Trang 36Sách báo ngày nay thường được in bằng kĩ thuật in ốp-sét (Offset) Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca-ta-lốc), in lụa, in quay, và in phun và in la de Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montréal,
ở Quebec, Quebecor World
In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in mầu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo iGen3 và Nexpress
sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng
Hiện nay ở Nha Trang đang sử dụng các công nghệ như in offset, in flexo, in lụa…
Đi kèm với ngành in thì bao bì cũng được sản xuất và phát triển với hơn 15 loại bao bì các loại như: bao bì đồ điện tử, bao bì may mặc, bao bì nông nghiệp, bao bì dược phẩm, thực phẩm, bao bì hộp, bao bì mỹ phẩm, bao bì thủy tinh… với công nghệ tiên tiến từ Italia và là dàn máy đầu tiên trong khu vực đông nam á (máy thổi màng 5 lớp), tính năng vượt trội của công nghệ này là ngăn cản oxy và hơi nước cao, đây là 2 yếu tố chính gây ảnh hưởng chính đến chất lượng lương thực, thực phẩm
Kết quả tổng hợp và xử lý được về khối lượng chất thải nguy hại của ngành in và bao bì (5 cơ sở) :
Trang 37Bảng 2.1 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành in và bao bì Stt Ngành
lĩnh vực hoạt động
Số lượng
cơ sở/nhân công/người
Số nhân công bình quân người/
cơ sở
Tổng lượng CTNH kg/năm
Hệ số phát thải bình quân cơ
sở kg/cs/năm
Chất thải nguy hại phát sinh từ ngành in và bao bì chủ yếu: hộp mực in, bùn mực thải có chứa thành phần nguy hại, chất hấp thụ, vật liệu lọc, các loại dầu động cơ, hộp
số và bôi trơn; bùn thải từ quá trình xử lý nước thải, bóng đèn huỳnh quang
Hình thức thu gom: Thuê dịch vụ từ các công ty xử lý CTNH tại Bình Dương (thu gom 100%)
Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc
Ngành dệt kim: chuyên về các kiểu dệt: Singel Jersey, Rib49…
Ngành nhuộm: chuyên nhuộm các vải PE, vải PC, Vài Cotton…
Công nghệ sử dụng phổ biến: dây chuyền TOYODA (Nhật Bản) dệt hai loại sợi là sợi đơn và sợi Se
Đây cũng là ngành nghề quan trọng giải quyết được vấn đề lao động cho người dân trên địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng và toàn tình Khánh Hòa nói chung Kết quả tổng hợp và xử lý được về khối lượng chất thải nguy hại của ngành dệt may – nhuộm (5 cơ sở)
Trang 38Bảng 2.2 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành dệt may nhuộm
Stt Ngành
lĩnh vực hoạt động
Số lượng
cơ sở/nhân công/người
Số nhân công bình quân người/
cơ sở
Tổng lượng CTNH kg/năm
Hệ số phát thải bình quân cơ
sở kg/cs/năm
1
Ngành dệt may – nhuộm
Chất thải nguy hại phát sinh từ ngành dệt may – nhuộm chủ yêu là bao bì mềm thải, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải, các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn, bóng đèn huỳnh quang và các chất hấp thụ, vật liệu lọc
Hình thức thu gom: Thuê dịch vụ từ các công ty xử lý CTNH tại Bình Dương (thu gom 100%)
Đây là ngành có lượng thải lớn trong thời gian gần đây và nhiều nhất chính là bao
bì mềm thải
2.2.1.3 Ngành cơ khí vận tải
Cơ khí vận tải là một ngành khá quan trọng đối với thành phố Nha Trang hiện nay
Vì là thành phố du lịch thu hút lớn lượng khách tham quan hằng năm nên đòi hỏi một lượng lớn nhu di chuyển từ nhiều nơi Đòi hỏi theo đó phải phát triển ngành vận tải mà đặc biệt là vận tải hành khách, vận tải hàng hóa chiếm nhu cầu nhỏ chưa cao
cầu chuyên chở người và hàng hóa: Phương Trang, Hoàng Long, Huỳnh Gia, Phương Nam, Nam Phương, Xe nhà…
Do xu hướng phát triển đó mà ngành cơ khí vận tải cũng phải phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu phát triển vận tải
bắc nên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá cũng khá lớn Đây cũng là một nguyên nhân khác kéo nhu cầu ngành cơ khí vận tải ngày càng đi lên
Kết quả tổng hợp và xử lý được về khối lượng chất thải nguy hại của ngành dệt cơ khí vận tải (6 cơ sở)
Trang 39Bảng 2.3 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành cơ khí vận tải
Stt Ngành
lĩnh vực hoạt động
Số lượng
cơ sở/nhân công/người
Số nhân công bình quân người/
cơ sở
Tổng lượng CTNH kg/năm
Hệ số phát thải bình quân cơ
sở kg/cs/năm
1
Ngành vận tải và cơ khí
Chất thải nguy hại ngành vận tải cơ khí phát sinh chủ yếu từ các khâu sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị, và phương tiện vận chuyển: các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải, pin acquy, các loại dầu khác thải, chất hấp thụ, vật liệu lọc, bộ lọc dầu đã qua sử dụng; ngoài ra còn có bóng đèn huỳnh quang, bao bì mềm thải
2.2.1.4 Ngành thực phẩm
Với dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế
Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính (rượu - bia - nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột ), lĩnh vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu
Có thể thấy đây là một ngành tiềm năng phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người hiện nay
Hiện nay tp Nha Trang cũng đang bước từng bước trên con đường phát triển ngành thực phẩm Đã có một số công ty được thành lập và không thể không kể tới đó là Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa, nhiều năm liền dẫn đầu trong việc nộp ngân sách cho tỉnh
Kết quả tổng hợp và xử lý được về khối lượng chất thải nguy hại của ngành thực phẩm (3 cơ sở)
Trang 40Bảng 2.4 Tổng hợp chất thải nguy hại ngành thực phẩm
Stt Ngành
lĩnh vực hoạt động
Số lượng
cơ sở/nhân công/người
Số nhân công bình quân người/
cơ sở
Tổng lượng CTNH kg/năm
Hệ số phát thải bình quân cơ
sở kg/cs/năm
Chất thải nguy hại ngành thực phẩm phát sinh chủ yếu từ các hoạt động của máy móc, thiết bị: chất hấp thụ, vật liệu lọc, dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải, pin acquy thải, dầu diesel thải; ngoài ra còn có bùn thải từ quá trình xử lý nước thải, bóng đèn huỳnh quang
Hình thức thu gom: Thuê dịch vụ từ các công ty xử lý CTNH tại Bình Dương (thu gom 100%)
Hình 2.3 Chất thải nguy hại từ công ty CP Hoàng Thuận Phát
2.2.1.5 Các ngành công nghiệp khác
Đây là các ngành công nghiệp chiếm tỉ lệ không lớn và không đáng kể trong toàn
bộ ngành công nghiệp ở tp Nha Trang Tập trung nhiều vào các nhu cầu không thiết yếu của con người, xuất hiện ít hoặc chỉ một vài cơ sở trên toàn địa bàn tp Nha Trang Hoặc mặc khác không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của toàn tỉnh Khánh Hòa Các ngành công nghiệp khác ở Tp.Nha Trang chủ yếu: sản xuất mỹ nghệ từ gỗ tre nứa, dược phẩm, trạm điện, sản xuất hóa chất…