1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa

119 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 664,5 KB

Nội dung

bảo chất lượng đào tạo Chỉ thị số 40/2004/CT- TW, ngày 15/6/2004 của BanChấp hành Trung ương Đảng cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu xây dựng đội ngũnhà giáo và CBQLGD được chuẩn hoá đảm bảo chất

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2014

LÊ THỊ MÙI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN ĐÔNG SƠN,

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chon đề tài

Chúng ta đã biết, ngày nay phát triển giáo dục được thừa nhận như mộttiền đề quan trọng của sự phát triển tất cả các lĩnh vực của đất nước như chínhtrị - kinh tế - an ninh - quốc phòng, xuất phát từ luận điểm: “Con người đượcgiáo dục tốt và biết tự giáo dục là động lực và mục tiêu của sự phát triển bềnvững của đất nước” Giáo dục là một bộ phận hữu cơ, quan trọng nhất trongchiến lược, qui hoạch, phát triển KT - XH, trong đó mục tiêu giáo dục phảiđược xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của sự phát triển “GD&ĐT

là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai” (Nghị quyết TW4 - khoá 7) Đểphát triển xã hội, điều quan trọng hàng đầu là sự phát triển con người Đảng takhẳng định: con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển GD&ĐT cóchức năng phát triển xã hội chủ yếu thông qua phát triển con người mà conngười là giá trị cao nhất, giá trị sáng tạo mọi giá trị Hiểu được tầm quantrọng, nên Đảng và nhà nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng đếnnay cơ bản đã giải quyết được vấn đề thiếu GVMN Tuy nhiên, ĐNGV vẫncòn bất cập về cơ cấu, một số trường giáo viên trình độ tay nghề, năng lực sưphạm của đội ngũ giáo viên không tương xứng với trình độ chuyên môn đượcđào tạo và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Đội ngũ GVMN hiện còngặp khá nhiều khó khăn, như điều kiện làm việc, CSVC, trang thiết bị dạy,thời gian làm việc còn nhiều so với quy định, định biên số trẻ trên cô quáđông nhưng giáo viên phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ GDMN làbậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân, có vai trò đặc biệt quantrọng trong việc đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục trồng người, là nguồnnhân lực cho tương lai của đất nước và phát triển nhân cách con người Trongthời đại hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm đáp

Trang 3

ứng nhu cầu của xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo và định hướng nghề nghiệp

ở Việt Nam đang có nhiều đổi mới vượt bậc Việc phát triển nguồn nhân lựccao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một chiếnlược quốc gia trong toàn bộ chiến lược phát triển GD&ĐT Hệ thống giáo dụcnghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nguồn nhânlực mà trọng tâm là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực.Vìvậy, nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN là nhằm đổi mới và phát triểnGD&ĐT Tại Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định, mục tiêutổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 - 2020 là: “Phấnđấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nânglên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, trước hết đòi hỏi chúng ta phải chú trọngđến nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực đó phụ thuộc vào chất lượng giáodục của nền giáo dục Việt nam Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng cộng sản Việt Nam

đã khẳng định: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu Tập trungnâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sángtạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới căn bản nền giáo dục theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới

cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.Đảng ta luôn xác định, trong phát triển giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên giữ vịtrí vô cùng quan trọng Đội ngũ giáo viên là lực lượng tham gia trực tiếp và quyếtđịnh chất lượng giáo dục Vì vậy, các nghị quyết của Đảng luôn khẳng định vànhận thức rõ vị trí, vai trò to lớn của đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản mang tínhquyết định để hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN, đối với sự phát triển và đảm

Trang 4

bảo chất lượng đào tạo Chỉ thị số 40/2004/CT- TW, ngày 15/6/2004 của BanChấp hành Trung ương Đảng cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu xây dựng đội ngũnhà giáo và CBQLGD được chuẩn hoá đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơcấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, taynghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và cóhiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực,đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”.

Những năm gần đây, cùng với giáo dục cả nước nói chung, ngành giáoGD&ĐT tỉnh Thanh Hoá nói riêng đang có những khởi sắc mới, xây dựngĐNGV và cán bộ quản lý GDMN đủ về số lượng, được đào tạo để giáo viênđạt chuẩn, củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, bảo đảm nhu cầu gửi trẻtại các nhà trẻ, nhóm trẻ CSVC các trường được nâng cấp, cải tạo và xâymới, số trường lớp được xây dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng,chất lượng GD&ĐT có tiến bộ rõ rệt Song bên cạnh đó vẫn còn những mặttồn tại, yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là hiệu quảGD&ĐT chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lựccho công cuộc hội nhập kinh tế, quốc tế Vì vậy trong Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV đã nêu rõ: “Phát huy truyền thống hiếuhọc, cũng cố thành quả giáo dục đạt được, khắc phục những yếu kém trongcông tác quản lý giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT toàn diện”

Nằm trong hệ thống GD&ĐT tạo chung của cả tỉnh nên GD&ĐT huyệnĐông Sơn cũng có đầy đủ những ưu điểm đã nêu trên Bên cạnh những ưuđiểm đó, Giáo dục huyện Đông Sơn còn bộc lộ một số mặt hạn chế, yếu kém

cụ thể như sau:

- Chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, còn nhiều bất cập về chất lượng, sốlượng và cơ cấu; chưa có sự đồng bộ, còn lạc hậu và chậm đổi mới, thiếuđộng lực tự, chưa bắt kịp yêu cầu của đổi mới giáo dục

Trang 5

- Kiến thức pháp luật còn nhiều hạn chế, tư cách đạo đức lối sống chưathực sự gương mẫu.

- Kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu tài liệu còn nhiều hạn chế, khả năng

sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn rất thấp, chưathật sự phổ biến

Những mặt yếu kém của ĐNGV nói trên xuất phát từ nhiều nguyênnhân, có những nguyên nhân xuất phát từ bản thân ĐNGV nhưng cũng cónhững nguyên nhân xuất phát từ việc quản lý chất lượng giáo viên của cáccấp quản lý giáo dục Triển khai xây dựng ĐNGV còn chậm so với tiến trìnhđổi mới giáo dục Cơ quan quản lý các cấp chưa quan tâm đúng mức, cònbuông lỏng trong công tác giáo dục chính trị, đạo đức Công tác thanh tra,kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thật sự nghiêm Các chế độ chính sách khenthưởng cho giáo viên chưa thật sự thoả đáng, kịp thời, đời sống của giáo viêncòn gặp rất nhiều khó khăn mặc dù tất cả các GVMN trong tỉnh đã đượchưởng biên chế theo quyết định số 402/2012/QĐ - UBND ngày 09/02/2012(Định biên số cháu/lớp/cô theo quyết định 1687/QĐ - UBND ngày 05/6/2012quá đông nên quá vất vả)

Trước yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục, nâng cao chất lượng giảngdạy Nên trong giai đoạn tiếp theo chúng ta cần phải nghiên cứu, quy hoạch

và có kế hoạch cụ thể đào tạo đội ngũ GVMN ngang tầm với nhiệm vụ đặt racủa sự nghiệp giáo dục Vì vậy để nhằm nâng cao đồng bộ chất lượng ĐNGVchúng ta cần phải quan tâm đến chất lượng ĐNGV, đồng thời chúng ta cầnphải quan tâm hơn nữa về đời sống, tinh thần, vật chất, thời gian làm việc củagiáo viên để họ yên tâm công tác, tôi thiết nghĩ có được sự quan tâm đúngmức, kịp thời như vậy thì hiệu quả GD&ĐT sẽ đạt được là rất cao

Điều đó đặt ra cho giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục tỉnhThanh Hoá nói riêng những vấn đề: Đổi mới tư duy về giáo dục, đổi mới nội

Trang 6

dung và phương pháp giáo dục, giáo dục suốt đời và phổ cập CNTT, HĐHgiáo dục, học tập thường xuyên và học tập suốt đời.

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để

nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, tính khả thi để nângcao chất lượng đội ngũ GVMN huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đua

ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN trong giai đoạn hiện nay

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN huyện ĐôngSơn, tỉnh Thanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và cótính khả thi thì có thể nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN huyện Đông Sơn,tỉnh Thanh Hóa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũGVMN

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũGVMN huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVMNhuyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 7

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Để xử lí các số liệu các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định,đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lí luận

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng ĐNGV nói

chung, đội ngũ GVMN nói riêng

7.2 Về mặt thực tiễn

Làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ GVMN huyện Đông Sơn, tỉnhThanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũGVMN huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 8

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược chia thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì con người vừa

là điểm khởi đầu vừa là sự kết thúc, là trung tâm của sự biến đổi lịch sử, làchủ thể chân chính của quá trình xã hội Người thầy giáo trong đội ngũ nhàgiáo với tư cách là chủ thể trong đổi mới GD&ĐT yêu cầu cần phải giỏi vềchuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc, có sứckhoẻ và đạo đức tốt

Trên phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, các nhà xãhội học, đặc biệt là giáo dục học đã có nhiều công lao to lớn trong việc nghiêncứu, hoàn chỉnh hệ thống lý luận về công tác quản lý xã hội nói chung trong

đó có hệ thống lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng.Hiện nay các công trình nghiên cứu về phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên

là một trong những nội dung vô cùng quan trọng và không thể thiếu đượctrong công tác QLGD

Các nhà nghiên cứu QLGD của Liên Xô trước đây (ngày nay là Liênbang Nga) cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rấtnhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của độingũ giáo viên”

V.A Xu-khôm-lin-xki (1984) đã khẳng định: “Một trong những giảipháp hữu hiệu nhất để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên làphải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính sáng tạo trong lao độngcủa họ và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biếtlựa chọn giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành

Trang 10

những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khácnhau” Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mà tác giảquan tâm thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn nghiệp vụ qua đó giáoviên có điều kiện trao đổi và đúc rút kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp, traurồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ, lý luận củamình

V.A Xu-khôm-lin-xki và Xvec-xle-rơ còn nhấn mạnh đến biện pháp dựgiờ, phân tích bài giảng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn… Trong cuốn “Vấn

đề quản lý và lãnh đạo nhà trường” V.A Xu-khôm-lin-xki đã nêu rất cụ thểcách tiến hành dự giờ và phân tích bài giảng giúp cho thực hiện tốt và có hiệuquả giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Do đó yêu cầu về cơ cấulại đội ngũ giáo viên để phù hợp và thích ứng với sự thay đổi trở thành áp lựcthường xuyên Khi bàn về các điều kiện cơ bản nhất để phát triển giáo dụcnhư môi trường kinh tế giáo dục, chính sách và công cụ thể chế hóa giáo dục,CSVC kỹ thuật và tài chính giáo dục, đội ngũ giáo viên và người học thì cácnhà nghiên cứu của nhiều nước đều khẳng định giáo viên là điều kiện cơ bảnnhất và quyết định sự phát triển của nền giáo dục Chính vì thế mà nhiều quốcgia đã đi vào cải cách giáo dục, phát triển giáo dục thường bắt đầu bằng conđường phát triển ĐNGV

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục, dựa trên cơ cở lýluận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà

xã hội học và đặc biệt các nhà giáo dục học đã tiếp cận hệ thống lý luận quản

lý giáo dục và quản lý nhà trường chủ yếu dựa vào nền tảng của lý luận giáodục học Hầu hết các tác phẩm về giáo dục học của các tác giả trong nướcthường có một chương về quản lý trường học, các công trình tiêu biểu đều có

đề cập tới chất lượng ĐNGV Vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV mầm non

Trang 11

đã có một số công trình nghiên cứu và cũng đã khẳng định chất lượng ĐNGV

là điều kiện quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục Tuy nhiên chưa

có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo một cáchtoàn diện và sâu sắc Mặc dầu các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra đượcmột số giải pháp cơ bản, song còn chưa đầy đủ, chưa có tính hệ thống vàmang tính chiến lược để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Hiện nay,nước ta đang trên đà phát triển CNH, HĐH tiến hành sự nghiệp đổi mới vàphát triển giáo dục Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho giáo dục những cơ hội

và thách thức mới Giáo dục ở nước ta nói chung và GDMN nói riêng đã đivào chiều sâu và được triển khai có bài bản trên quy mô lớn, trong mọi lĩnhvực của đời sống xã hội ĐNGV là người trực tiếp truyền đạt những kỹ năngsống, kiến thức cho học sinh chính vì vậy hoạt động của giáo viên trong quá trìnhgiáo dục quyết định đến kết quả, quá trình học và hình thành nhân cách của họcsinh

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác phát triểngiáo dục về mọi mặt và là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, pháttriển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về chất lượng lẫn sốlượng Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của người thầy giáo trong quá trình pháttriển giáo dục, người thầy đào tạo ra những nhân lực có tài, có đức cho đất nước đểtạo điều kiện tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, thời gian qua, Đảng

và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết đúng đắn, kịp thời, để chỉ đạotăng cường công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, nhànghiên cứu cụ thể như sau:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa

IX ) đã đề cập: “ Tập trung chỉ đạo để nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục vàđào tạo mà giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý Nhànước trong giáo dục và đào tạo” [13]

Trang 12

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Chínhphủ đã đề ra 8 giải pháp lớn để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển giáodục 2011-2020 tiếp nối là: (1) Đổi mới quản lý giáo dục; (2) Phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; (3) Đổi mới nội dung, phương phápdạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; (4) Tăng nguồn lựcđầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; (5) Tăng cường gắn đào tạo với

sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xãhội; (6) Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dântộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; (7) Phát triển khoa học giáo dục;(8) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục; trong đó giảipháp (1) là giải pháp đột phá và giải pháp (2) là giải pháp then chốt; Trongmỗi giải pháp lớn đều có các chỉ tiêu cụ thể và chi tiết cần đạt được tươngứng

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trungương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo vàCBQL giáo dục tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo vàCBQL giáo dục là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcđược chuẩn hóa, đảm báo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặcbiệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, taynghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và cóhiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏingày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [1]

- Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX về tiếp tục thựchiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh xây dựng và triển khai chươngtrình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàndiện” Báo cáo của Bộ chính trị tại Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khóa IX nêurõ: “Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ CBQL đủ sức đủ tài cùng với đội

Trang 13

ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà” và “Chú trọngviệc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo” [14].

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI một lần nữa đã khắng định “Pháttriển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dụcViệt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hộinhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũgiáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [15] Nội dung văn kiện "phầnIV- Định hướng phát triển KT-XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lạinền kinh tế” mục 9 đã nêu “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mớitoàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”: Phát triển và nâng caonguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiếnlược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ,

cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranhquan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đặc biệtcoi trọng phát triển cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trịdoanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầuđàn Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ

và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề [15]

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành văn bản dưới luật như: Điều

lệ trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở Đây là những văn bản quyphạm pháp luật chỉ đạo hoạt động thống nhất của hệ thống giáo dục quốc dân,đồng thời giúp đội ngũ giáo viên thực hiện có hiệu quả công tác của mình vàcho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi, đạt

được những kết quả khả quan như: Cẩm nang công tác GDMN giai đoạn 2010

-2015, do Nguyễn Hà Thanh sưu tầm và tuyển soạn (2010), nhà xuất bản lao

động [18]

“Tiếp tục đổi mới công tác QL, nâng cao chất lượng CSGD trẻ” của

Trang 14

Giáo trình nghề giáo viên mầm non của tác giả Hồ Lam Hồng [23].

Đặc biệt, một số tác giả chuyên ngành QLGD và CBQL giáo dục đãnghiên cứu các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng GDMN

Tùy các mức độ khác nhau, tất cả các đề tài khoa học, các dự án nêutrên đều đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên

Đối với huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngoài những văn bản, chỉ thị, đề

án mang tính chủ trương, đường lới của huyện về các giải pháp nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên thì chưa có tác giả nào nghiên cứu vần đề này Vậy làm thế nào

để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đông Sơn, đó là điều hếtsức trăn trở cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, từ đó chúng tôi quyếtđịnh chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênmầm non huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá”

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo viên và đội ngũ giáo viên mầm non.

1.2.1.1 Giáo viên.

- Điều 70 luật giáo dục 2005, quy định đối với nhà giáo: “ Nhà giáo lànhững người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáodục khác Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”[28]

- Theo Từ điển tiếng Việt – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội, định nghĩa:Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tương đương”[40]

Trang 15

Từ đó, GVMN: Điều 29, điều 30, điều 31 của Điều lệ trường mầm nonquy định vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của GVMN như sau: Giáo viên là ngườilàm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường [07].

1.2.1.2 Đội ngũ giáo viên mầm non.

Đội ngũ: Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học nêu khái niệm “Đội

ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” tuy nhiên khái niệm đội ngũ sử dụng rộng rãi trong các tổ chức

như đội ngũ cán bộ công nhân viên, đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ thợ cơkhí… Khái niệm đội ngũ được xuất phát từ thuật ngữ quân sự, đó là tổ chứcgồm có nhiều người tập hợp thành một lực lượng hoàn chỉnh Vì vậy, đội ngũ

có thể được hiểu là tập hợp một số người có cùng chức năng, nhiệm vụ vànghề nghiệp Tuy các quan niệm về đội ngũ có khác nhau nhưng chúng đềuthống nhất ở chỗ đội ngũ là tập hợp một số người thành một lực lượng, thựchiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nhất định để đem về kết quả cụ thểnào đó

Đội ngũ giáo viên mầm non: Đội ngũ GVMN là tập thể giáo viên làm

nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ thực hiện chương trình giáo dục mầm non Đội ngũ GVMN là một bộ phậnrất quan trọng trong một tập thể sư phạm của trường mầm non; là lực lượngchủ yếu để tổ chức quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh Trongnhà trường, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh đạt hiệu quảcao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.

1.2.2.1 Chất lượng

Theo từ điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trịcủa một con người, một sự việc, sự vật” [20; tr.01], hoặc là “cái tạo nên bảnchất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [ 20; tr.01]

Trang 16

Theo TCVN ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của mộtthực thể (đối tượng), tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn những nhucầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” Vậy chất lượng là một khái niệm mangtính tương đối, mỗi vị trí khác nhau người ta thường đánh giá chất lượng ởcác khía cạnh khác nhau.

1.2.2.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.

Chất lượng ĐNGV mầm non có rất nhiều định nghĩa phổ biến như sau: Chất lượng giáo dục mầm non được thể hiện với đặc trưng sản phẩm là conngười có thể hiểu là các phẩm chất, giá trị nhân cách, năng lực sống và hoànhập với đời sống xã hội, giá trị sức lao động năng lực hành nghề của ngườigiáo viên tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng bậc học ngành học trong

hệ thống giáo dục quốc dân

- Chất lượng đội ngũ GV được thể hiện cụ thể ở những mặt như sau:

+ Về phẩm chất

+ Trình độ

+ Năng lực của giáo viên

- Số lượng cơ cấu đội ngũ

1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một

số khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau của

Trang 17

các khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết mộtcông việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấnmạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấnmạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc

có mục đích

Theo Nguyễn Văn Đạm, phương pháp được hiểu là trình tự cần theotrong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một công việc có mục đíchnhất định” [12; tr 325]

Giải pháp có nghĩa là chỉ , vạch ra con đường để đi tới được cái “đích”mình cần đến hay mục tiêu mong đợi,giải pháp tốt thì đến đích nhanh an toàngiải pháp không phù hợp có thể không đến được đích mà ta mong muốn

Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các kháiniệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này

là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khókhăn nhất định Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp

1.2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV là hệ thống các cách thức đổimới tổ chức, điều khiển hoạt động nâng cao chất lượng ĐNGV nhằm làm chohoạt động này đạt hiệu quả cao hơn

Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV thực chất làđưa ra các cách thức đổi mới tổ chức, điều khiển hoạt động nâng cao chấtlượng ĐNGV nói chung, đội ngũ GVMN nói riêng

1.3 Người giáo viên mầm non trong bối cảnh hiện nay

1.3.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên mầm non

1.3.1.1 Vị trí của người giáo viên mầm non

Theo Mạnh Tử đứng trên quan điểm xã hội học, bản chất con người:

“Nhân chi sơ, tính bản thiện Tính tương cận, tập tương viễn” Nghĩa là, con

Trang 18

người khi mới sinh ra bản chất vốn lương thiện, nhưng khi lớn lên, do môitrường sống khác nhau mà tính cách cũng khác nhau.

Tuân Tử thì dựa trên quan điểm tiến hóa, không đồng ý với ý kiến trênông cho rằng: “Nhân chi sơ, tính bản ác Lý tính hậu, lai tập đắc.” ý là conngười lúc mới sinh ra còn mang những đặc điểm của động vật nên bản chấthung dữ và độc ác, nhưng lớn lên do được học tập mà có lý trí, biết đượcđúng sai, phải trái Tuy quan điểm về con người có chỗ khác nhau nhưng họcthuyết của hai nhà Đại Nho gia lại cùng gặp nhau ở một điểm, đó là họ cùngkhẳng định ví thế vô cùng to lớn của giáo dục trong việc hình thành nhân cáchcon người

Từ những quan điểm đó ta nhận thấy giáo dục không chỉ là việc cungcấp, bồi dưỡng tri thức, kĩ năng hay nâng cao năng lực con người, mà hơn hếtmục tiêu chính quan trọng nhất của giáo dục không gì khác chính là “dạy cáchlàm người”, giúp con người bồi dưỡng tâm hồn và rèn giũa nhân cách, hoànthiện bản thân, có như vậy con người mới có thể phát triển tàn diện được.Mục tiêu ấy của giáo dục không phải có thể hoàn thành một cách nhanhchóng trong một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình dài thưc hiện theonhững cấp độ khác nhau, từ khi trẻ được sinh ra cho đến hết cập học phổthông hoặc cao hơn nữa Trong đó tập trung chủ yếu ở các cấp học Mầm Non,Tiểu học và Phổ Thông cơ sở và tất nhiên khâu quan trọng nhất, cũng là nềntảng cho việc hình thành những kĩ năng đầu tiên với cuộc sống, tạo dựngnhững nền tảng căn sơ cho nhân cách sau này của trẻ chính là ở trường MầmNon cơ sở Và cũng chính bởi vậy mà chưa khi nào người thầy, người cô hayngười quản lý lại chiếm một vị trí, đóng một vai trò quan trọng trong sựnghiệp giáo dục như lúc này Bởi lẽ đây là thời kỳ quan trọng nhất của trẻ khicác em mới chập chững làm quen với xã hội bên ngoài sự bao bọc của gia

Trang 19

đình Đây cũng là thời kỳ tiên quyết giúp trẻ chuẩn bị những hành trang đầutiên để bước vào đời sau này.

Người giáo viên, quản lý trong công tác nuôi dạy trẻ như đã nói khôngthể hiểu theo một nghĩa thông thường Họ là những người gánh trên vai tráchnhiệm nặng nề nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước NgườiGVMN không đơn giản là một người thầy mà còn là một người cha người mẹ

lo toan cho lũ con nhỏ từng bữa cơm, giấc ngủ Họ thực sự trở thành một ẩmthực gia khi phải tính toán sao cho mỗi bữa cơm của trẻ thật đảm bảo vệ sinh

và dinh dưỡng Khi trẻ khóc họ là những người mẹ hiền vỗ về, an ủi độngviên Đôi khi họ hóa thân thành những cô tiên trong truyện cổ tích mang đếncho các con nhỏ của mình tình yêu thương và tấm lòng nhân ái, những lúcnhư vậy họ thật chẳng khác gì những diễn viên tài năng mà có khi còn hơn thếnữa Các diễn viên diễn theo kịch bản còn họ, họ diễn bằng tình yêu thươngdành cho lũ con nhỏ của mình Có lúc họ lại trở thành những họa sĩ tài nănghay những ca sĩ có chất giọng mượt mà, những vũ công múa những điệu múadân gian uyển chuyển Tất cả những con người ấy đều tồn tại trong mộtGVMN, có thể trong mắt mọi người không tài năng nào của họ có thể trởthành chuyên nghiệp, nhưng đối với trẻ đó là chuẩn mực tuyệt vời nhất đểchúng noi gương và học tập, bắt chước theo Chính điều đó đã khẳng định vaitrò của những người quản lý, những GVMN với sự nghiệp giáo dục nói chung

và công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ nói riêng

Là người con của dân tộc Việt Nam, ai cũng hiểu và tôn vinh tầm quantrọng, vị trí của người giáo viên, đặc biệt là người GVMN Người công antrên mặt trận phòng chống tội phạm, người lính thì ở trên mặt trận tiền tuyến,còn người giáo viên lại là người chiến sỹ ở mặt trận tư tưởng văn hoá truyềnđạt cho học sinh về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân cáchvăn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và dạy cho các em những tri thức

Trang 20

khoa học, kỹ năng sống tự lập, kỹ năng phát triển nghề nghiệp bước vào đời

với những bước đi tự tin, vững chãi Là nền tảng đầu tiên trong hệ thống giáo

dục Mục tiêu của GDMN là chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ 0 - 6 tuổi giúptrẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực: Thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm kĩnăng xã hội, thẩm mĩ Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, vàchuẩn bị những tâm thế tốt nhất cho trẻ trước khi bước vào học trường phổthông Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lựcphẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứatuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng choviệc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời

1.3.1.2 Vai trò của người giáo viên mầm non

Trong bối cảnh hiện nay, giáo viên là người trực tiếp tổ chức quá trìnhdạy học trên lớp và quá trình giáo dục theo nội dung chương trình của BộGD&ĐT với phương pháp sư phạm nhằm đạt mục tiêu giáo dục của các cấphọc và của nhà trường, đồng thời người giáo viên là lực lượng quyết định đến

chất lượng giáo dục GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc

dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội vàthẩm mỹ cho trẻ em Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trìnhchăm sóc GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này củatrẻ Do vậy, phát triển GDMN, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ làyếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đấtnước

Chức năng của người giáo viên nói chung và người GVMN nói riênggồm có 3 chức năng sau:

- Chức năng của một nhà sư phạm: Đây là chức năng cơ bản vì chứcnăng này thể hiện ở phương pháp dạy học và giáo dục học sinh của ngườigiáo viên Vì vậy để thực hiện tốt chức năng này thì người giáo viên phải biết

Trang 21

tổ chức đúng đắn quá trình nhận thức, quá trình hình thành những phẩm chất

và năng lực cần thiết cho học sinh

- Chức năng của một nhà khoa học: Nghiên cứu nội dung, phương pháptrong quá trình dạy học và đúc rút được kinh nghiệm, đề xuất được nhữngsáng kiến hay nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

- Chức năng của nhà hoạt động xã hội: Người giáo viên không nhữngphải tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội mà người giáo viên còn phảibiết tổ chức cho các cháu tham gia các hoạt động xã hội

GVMN xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ khai của nền giáo dục nước nhà,

ở bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử GVMN cũng là bộ phận đông đảo nhất, gầngũi, gắn bó mật thiết với nhân dân Trong tâm trí mọi lứa tuổi thì cộng đồngdân cư, hình ảnh người thầy để lại dấu ấn sâu đậm thường là hình ảnh ngườigiáo viên thuở khai trí con đường học vấn, sự nghiệp của chúng ta

Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền

móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ em Khi chúng ta nói đếnyếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng giáo dục là chúng ta đang nói đếnđội ngũ giáo viên Nhận thấy GDMN là bậc học đặt nền tảng cho hệ thốnggiáo dục quốc dân, người giáo viên đây không chỉ truyền đạt kiến thức cơbản, tổng hợp cho học sinh mà còn là người định hướng, hình thành các giá trịtài trí, đạo đức, hình thành nhân cách, tạo kỹ năng sống cho thế hệ trẻ trướckhi bước vào đời Lời nói, hành động, cuộc sống lao động sư phạm của ngườiGVMN có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các em họcsinh

Từ đó chúng ta có thể xác định được vai trò của GVMN:

+ GVMN là nhân tố quan trọng trong việc phát triển bậc mầm non trởthành bậc nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản nâng

Trang 22

cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam trong tương lai.

+ GVMN giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và pháttriển nhân cách trẻ, quyết định sự phát triển đúng hướng của trẻ, ấn tượng đẹp

về người GVMN mãi giữ trong ký ức của các trẻ Trẻ mầm non tiềm ẩn nhiềukhả năng phát triển, song do chưa có kinh nghiệm chọn lọc về cuộc sống nêntrẻ tiếp thu không chọn lọc được cái gì tốt, cái gì xấu trong xã hội GVMN làngười có uy tín, là “thần tượng” đối với trẻ Lời cô là sự thuyết phục, cử chỉcủa cô là mẫu mực, cuộc sống lao động của cô là tấm gương với các em

+ Để phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý học và nét truyền thống từxưa đến nay, mỗi lớp mầm non chủ yếu có một giáo viên làm chức năng “Ôngthầy tổng thể” tương ứng với cả một ê kíp giáo viên bậc học khác Do đặc thùcủa ngành học mầm non như vậy, nên GVMN là nhân tố quyết định về chấtlượng của mỗi lớp mầm non của từng học sinh mầm non Vì vậy, GVMNphải được tuyển chọn, sàng lọc, đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đạo đức,tác phong chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định

1.3.2 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên mầm

non.

1.3.2.1 Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân,một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc:

Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị Quyết của Đảng, chủ trươngchính sách của Nhà nước

Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thànhtốt nhiệm vụ

Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với người lớn tuổi, thân thiện với bạn

bè và biết yêu quê hương

Trang 23

Tham gia đầy đủ các hoạt động để xây dựng quê hương đất nước gópphần phát triển đời sống kinh tế, văn hoá cộng đồng.

- Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước:

Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước Thực hiện các quy định của địa phương Vận động gia đình vàmọi người xung quanh chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật củaNhà nước, các quy định của địa phương

- Chấp hành tốt các quy định của ngành, của Nhà trường:

Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhàtrường

Thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công

Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ ở lớp mình phụ trách

- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo,

có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp

Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được người dân tínnhiệm và trẻ yêu quý

Luôn tự học phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ

Không có các biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong công tác chămsóc, giáo dục trẻ

Không vi phạm về các hành vi nhà giáo không được làm

- Trung thực trong công tác, đoàn kết hòa nhã trong quan hệ với đồng

nghiệp, tận tình trong công tác chăm sóc trẻ

Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quátrình thực hiện nhiệm vụ được phân công

Trang 24

Đoàn kết với mọi thành viên trong trường, có tinh thần hợp tác với đồngnghiệp trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ.Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và tráchnhiệm của nhà giáo

1.3.2.2 Yêu cầu về trình độ, kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ:

- Yêu cầu về trình độ tào tạo:

- Yêu cầu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

Hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi mầm non, Trẻ khuyết tật, mụctiêu, nội dung chương trình GDMN

- Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ lứa tuổi mầm non.

Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và sử lý ban đầu các tệ nạn thườnggặp ở trẻ Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹnăng tự phục vụ cho trẻ Hiểu biết về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm,giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

Các kiến thức về chuyên ngành như: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm xã hội

- Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non …

Thực hiện tốt các chuyên đề trong năm do trường và phòng mở

Tích cực dự giờ, rút kinh nghiệm, có đánh giá, nhận xét xếp loại cho đồngnghiệp

- Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế văn hoá xã hội và giáo dụccủa địa phương nơi công tác

Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục

Thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành phát động: Cuộc vận độnghọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Cuộc vận động hai

Trang 25

không với 4 nội dung, Cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học

và sáng tạo Và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinhtích cực

Phối kết hợp tốt với các ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác giáo dụctại xã nhà

Tích cực nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảngdạy và xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ

1.3.2.3 Yêu cầu về kỹ năng sư phạm:

- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.

Ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch đầy đủ như kế hoạch nămhọc, kế hoạch kì, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần thể hiện mục tiêu và nội dungchăm sóc, giáo dục phù hợp với đặc điểm của nhà trường Từ đó có nhữngbiện pháp cụ thể với từng mảng nội dung đó

Xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động theo từng chủ đề của từng khốilớp

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ

Biết tổ chức môi trường nhóm lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ.Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ

Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối vớitrẻ

Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh về công tácchăm sóc giáo dục trẻ

- Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục

Lên kế hoạch cụ thể về chuyên môn, về thực hiện các chuyên đề

Biết tổ chức các hoạt động theo đúng các chủ đề theo hướng tích hợp,phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ

Trang 26

Sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các đồ dùng, đồ chơi của trường,của lớp Tích cực làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên

để đưa vào tổ chức các hoạt động cho trẻ

Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ phùhợp

+ Kỹ năng quản lý lớp học

Đảm bảo an toàn cho trẻ

Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm lớp gắn với kế hoạch hoạtđộng CSGD trẻ

Quản lý và sử dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi, hồ sơ giáo viên, sổsách cá nhân, nhóm lớp

1.3.2.4 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

- Mạnh dạn, tự tin trong ứng xử, đồng thời gần gũi, tôn trọng và hợp táctrong giao tiếp với đồng nghiệp cũng như với cha mẹ học sinh

1.3.3.Những thách thức đối với người giáo viên mầm non trong bối cảnh hiện nay.

Trong sự phát triển khoa học công nghệ như vũ bão hiện nay, mỗi quốcgia đều phải đối mặt với nhiều thách thức về các vấn đề xã hội, trong đó cóvấn đề giáo dục và đào tạo Bởi vì, ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, yếu tố conngười cũng luôn giữ vai trò then chốt, quyết định sự phát triển của xã hội Sựthay đổi của xã hội Việt Nam hiện nay đặt ra những yêu cầu mới đối vớiGD&ĐT, trong đó đổi mới trước hết phải được thực hiện từ bậc học mầm non

- bậc học đầu tiên của nền giáo dục quốc dân Trẻ em là tài sản quý giá và làtương lai của một đất nước nên phải được nâng niu, trân trọng…

Nhưng thực tế cho thấy nhà nước chưa thực sự đầu tư đến ĐNGV vàngành học mầm non Giáo viên đang còn phải chịu nhiều áp lực như thời gian

Trang 27

đi làm nhiều trên 10 tiếng/ngày, đồng lương ít ỏi, mạng lưới trường lớp, cơ sởvật chất các trường mầm non còn thiếu thốn, chưa đảm bảo yêu cầu và phân

1.4 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non.

1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm

non.

1.4.1.1 Yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: Phát triểngiáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục ViệtNam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhậpquốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáoviên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năngthực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Thực hiệnkiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môitrường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và

xã hội ( tr 130-131)

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục, cần thiết phải

nâng cao chất lượng ĐNGV, trong đó có đội ngũ GVMN

Trang 28

1.4.1.2 Yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ

Từ đó phải xem xây dựng, phát triển đội ngũ GVMN và cán bộ quản lýgiáo dục mầm non là giải pháp trung tâm để phát triển GDMN

1.4.1.3 Yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục mầm non

Chương trình GDMN được xây dựng xuất phát trên quan điểm giáo dụctích hợp; giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm Vì vậy, chương trình

đã tạo điều kiện cho trẻ được họat động tích cực; đáp ứng nhu cầu phát triển

và hứng thú của trẻ trong quá trình CSGD Nội dung chương trình khôngnhấn mạnh vào việc cung cấp những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ, mà theo hướngtích hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chăm sóc với giáo dục và giữa các mặtgiáo dục với nhau; được thực hiện thông qua hoạt động chủ đạo và các họatđộng đa dạng, phù hợp với từng độ tuổi Chương trình chú trọng đến kíchthích phát triển các giác quan, các chức năng tâm - sinh lí, hình thành nhữngphẩm chất, năng lực, kĩ năng sống nền tảng để chuẩn bị thuận lợi cho trẻ vàohọc lớp 1 và phát triển tốt ở các giai đoạn sau

1.4.2 Mục đích, yêu cầu và nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên mầm non

Trang 29

1.4.2.1.Mục đích, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm

non

Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN là nhằm làm cho đội ngũ GVMN

đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độchuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến

Mục tiêu trên được cụ thể hoá thành các điểm sau đây:

- Chăm lo xây dựng đội ngũ để có đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu loạihình, vững vàng về trình độ, có thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề, đảmbảo chất lượng về mọi mặt để đội ngũ GVMN thực hiện tốt nhất, có hiệu quảnhất chương trình, kế hoach đào tạo và những mục tiêu giáo dục chung củanhà trường

- Phải làm cho đội ngũ GVMN luôn có đủ điều kiện, có khả năng sángtạo trong việc thực hiện tốt nhất những mục tiêu của nhà trường đồng thời tìmthấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu phát triển của tổ chức, phát triển đội ngũgiảng viên phải tạo ra sự gắn bó kết hợp mật thiết giữa công tác quy hoạch, kếhoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và tạo môitrường thuận lợi cho đội ngũ phát triển

- Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN bao gồm sự phát triển toàn diệncủa người giáo viên - nhà giáo dục

- Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN là phải làm tốt công tác quyhoạch, xây dựng được kế hoach tiếp nhận, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đàotạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên liên tục

- Kết quả của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN không nhữngchỉ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho các nhà giáo mà còncần phải quan tâm đến những nhu cầu thăng tiến, những quyền lợi thiết thực

để thực sự làm cho người GVMN gắn bó trung thành và tận tụy với “Sự

nghiệp trồng người”

Trang 30

1.4.2.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt nhất là về giáo dục chính

vì thế mà người giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin, rènluyện nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn, tư tưởng đạo đức để nâng caotrình độ cho bản thân

* Năng lực chuyên môn của người giáo viên được thể hiện cụ thể nhưsau:

+ Phải xác định được đúng, đủ mục tiêu của bài dạy;

+ Phải nắm rõ chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT quyđịnh;

+ Truyền thụ rõ ràng, chính xác, có hệ thống kiến thức cơ bản của bài dạy;+ Phương tiện dạy học, linh hoạt phù hợp với nội dung bài học;

+ Đánh giá đúng khả năng của trẻ, đánh giá trẻ phải chính xác, côngbằng, khách quan

Sự đổi mới nhà trường và đổi mới phương pháp dạy học chịu sự tácđộng trực tiếp của đội ngũ GV, cách thức quản lý của CBQL giáo dục Nhậnthấy rằng CBQL các nhà trường thiếu những biện pháp cụ thể, chưa lựa chọnđược những giải pháp thiết thực, có trọng tâm, phù hợp với điều kiện thực tế;chưa thật sự sáng tạo trong quá trình vận dụng cơ chế, chính sách vào quản lí

nhà trường Phần lớn mới chỉ dừng lại ở chủ trương

Trên thực tế cho thấy các nhà trường mầm non còn có nhiều nguyên

nhân chưa đảm bảo yêu cầu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV

vì còn nhiều bất cập, hạn chế Chính vì thế mà khi tiếp cận với đội ngũ

GV, có thể thấy đa số họ đều tâm huyết với nghề, chúng ta mong muốnđổi mới sự nghiệp giáo dục, nhưng lại không đáp ứng kịp yêu cầu đổi mớinội dung chương trình giáo dục do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,nguyên nhân quan trọng là thiếu các giải pháp đồng bộ: đổi mới phương

Trang 31

thức đào tạo, đổi mới bồi dưỡng cho GV, phù hợp với thực tiễn từng cơ sởgiáo dục nói chung và ở các trường MN CBQL, đội ngũ GV là nhữngngười trực tiếp tác động đến quá trình đổi mới nhà trường cũng như đổimới phương pháp dạy.

Đất nước ta nền kinh tế đang còn chậm phát triển nên ảnh hưởng rấtlớn đến vấn đề đầu tư cho nền giáo dục vì thế chúng ta không thể cải cáchđồng bộ và một phần không nhỏ ảnh hưởng mà chúng ta cần phải đề cập tới

đó là: các cấp quản lý giáo dục chưa thật sự năng động, sáng tạo trong việctìm ra định hướng, giải pháp đúng đắn trong việc nâng cao chất lượng ĐNGV.Mục đích của nhiều nhà trường hiện nay là thực hiện tốt quy chế chuyên môn,hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Vì vậy, để nâng cao chất lượng ĐNGV các nhà quản lý cần phải có chủtrương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và các cấp chínhquyền thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi, sát, đúng với tình hình thực

tế của từng địa phương, từng cơ sở GD& ĐT Đội ngũ giáo viên mầm non làyêu cầu mang tính khách quan, cấp thiết mà các cấp các ngành trong tỉnhThanh Hoá cũng như huyện Đông Sơn cần quan tâm và chỉ đạo để thực hiện

nhằm đạt hiệu quả cao nhất

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Điều kiện để nâng cao chất lượng giáo viên có những điều kiện cơbản, đó là ĐNGV và CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy CSVC và trangthiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu cácphòng chức năng và phòng bộ môn, điều đó đã làm cản trở việc nâng cao chấtlượng giảng dạy của giáo viên

ĐNGV hiện nay có tâm huyết với nghề còn ít Cho nên phải chọnnhững giáo viên nhiệt tình, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để

Trang 32

dạy kiêm những môn này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy vàhọc

Yếu tố thứ ba, là do công tác bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá chất lượnggiảng dạy cho đội ngũ CBQL các cấp và giáo viên chưa được quan tâm thựchiện nghiêm túc Chất lượng giảng dạy có liên quan đến đời sống tình cảmcủa đồng nghiệp Vì vậy, ngoài việc thực hiện đúng quy chế chuyên môn dongành quy định, chúng ta cần chú ý đến tâm lý, xúc cảm của đồng nghiệp, nếungười tham gia đánh giá thiếu kiến thức chuyên môn, tư tưởng đạo đức nghềnghiệp kém, sẽ là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực

Yếu tố nữa là vì đánh giá con người là công việc rất phức tạp và khókhăn, phải nhìn nhận con người sau mỗi ngày mỗi khác (quan điểm động).Việc đánh giá phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, để mọingười biết, phải biến việc đánh giá bên ngoài trở thành nhu cầu tự đánh giácủa giáo viên Đánh giá nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho độingũ giáo viên là chính chứ không phải để soi mói, đưa ra khuyết điểm của đốitượng được đánh giá, làm cho đối tượng bị xúc phạm, mặc cảm, xấu hổ vớibản thân, đồng nghiệp

Đối với lãnh đạo quản lý chỉ có một số Hiệu trưởng và Phó Hiệutrưởng được cử đi học qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn nênchất lượng quản lý chưa tốt Bản thân tuổi đời của các hiệu trưởng cũng chothấy đa số có tuổi đời bình quân là 40 tuổi Họ chỉ mới đáp ứng được về mặtchuyên môn, song về mặt quản lý họ chưa thật sự có kinh nghiệm thực tiễncũng như nghiệp vụ quản lý Vì thực tế hầu hết các cán bộ quản lí trườngmầm non xuất phát từ giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn trong ngànhnhưng chưa được đào tạo bồi dưỡng trực tiếp từ các lớp QLGD Từ đó chưađáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện như hiện nay

Trang 33

Yếu tố nữa là một số trường còn có hiện tượng buông lỏng quản lý,chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên Vì thế, giáo viênkhông chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện lên lớp, hiện tượng “dạy chay” cònkhá phổ biến.

Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua đó chính là chế độ cho giáoviên quá thấp so với nhu cầu kinh tế Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạythì cần đảm bảo nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần cũng như vật chất đểgiáo viên yên tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

Kết luận chương 1

GD&ĐT được xem là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp đổi mới giáo dục

ở nước ta đang đi vào chiều sâu và được triển khai quy mô lớn, trong mọi lĩnhvực của đời sống xã hội

Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận và các chủ trương đường lối củaĐảng, Nhà nước, UBND Tỉnh, UBND huyện và Phòng GD&ĐT huyện ĐôngSơn về việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN Để có những giải phápmang tính khả thi, hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN,ngoài cơ sở lý luận cần phải đề cập đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạncủa đội ngũ GVMN, những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, những yêu cầu

và thách thức đối với người GVMN, nhằm nâng cao chất lượng phát triểntoàn diện ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi ngành giáo dụcphải tăng cường công tác quản lý giáo dục, đồng thời phải có chiến lược, sáchlược phát triển đúng hướng với xu thế thời đại và cũng từ đó chúng ta phảitìm ra giải pháp phù hợp hơn nữa để nâng cao chất lượng đội ngũ GVMNhuyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngàycàng cao của sự nghiệp giáo dục

Trang 34

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH

HÓA 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

2.1.1 Đặc điểm địa lý

Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm

của tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây Được kiếntạo trên một địa hình tương đối ổn định, có cảnh quan rất đẹp và hài hòa, đấtđai màu mỡ phì nhiêu, có hệ thống sông đào Nhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc

và trên 200 ha ao hồ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có hệ thống núi đávôi xen kẽ với nhiều chủng loại trữ lượng tương đối lớn và nguồn đất sét tốttạo điều kiện cho việc phát triển ngành vật liệu xây dựng, chế tác đá và sảnxuất gốm sứ Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công truyềnthống như nghề làm đồ đá, khắc chạm đá mỹ nghệ, đúc đồng, làm gốm…nổitiếng gần xa Sản phẩm từ đá của Đông Sơn không chỉ tham gia vào nhiềucông trình thế kỷ Cố đô Huế, tượng đá ở núi Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam),Lăng Bác, mà còn vươn ra thị trường thế giới

Tiềm năng đất đai và con người, tạo cho Đông Sơn có vị trí quan trọng

về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Giáp thành phố Thanh Hoá ở phíađông, huyện Thiệu Hoá ở phía bắc, huyện Quảng Xương và Nông Cống ởphía Nam, huyện Triệu Sơn ở phía tây Đông Sơn có Quốc lộ 45, Quốc lộ 47,

Trang 35

và đường sắt xuyên Việt chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - vănhoá với các địa phương trong cả nước.

Tọa độ địa lý:

Vĩ độ Bắc: Từ 19o 43' (xã Đông Nam) đến 19o 51' (xã Đông Thanh)

Kinh độ Đông: Từ 105o 33' (Thị trấn Rừng Thông) đến 105o 45' (xãĐông Hoàng)

Diện tích tự nhiên: 8241ha, trong đó đất nông nghiệp là 5229, chiếm63,45%

Dân số hơn 75 vạn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là

38 vạn người, chiếm 50,65%

Ðông Sơn có 16 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Rừng Thông và 15xã: Đông Xuân, Đông Yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Khê,Đông Hoàng, Đông Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Phú,Đông Văn, Đông Nam và Đông Quang

2.1.2 Cộng đồng dân cư

Cư dân huyện Đông Sơn chủ yếu là dân tộc Kinh, có 7 xã có tín đồ củađạo thiên chúa giáo, tập trung ở 2 xứ đạo Toàn Tân (Đông Tiến) và Phù Bình(Đông Ninh) Từ xa xưa cư dân các địa phương ở nhiều vùng miền trongnước tụ tập về sinh sống và lập nghiệp tại các làng, xã, thôn, xóm, tạo nênmột cộng đồng dân cư đông đúc, đa dạng với mật độ dân số cao so với bìnhquân trong tỉnh, phát triển nhanh và phân bố không đều giữa các xã tronghuyện

Với bề dày truyền thống của vùng đất văn hóa, Ðông Sơn được coi làmột trong những cái nôi của nền văn hoá Việt Nam Từ xa xưa, những ngườidân sinh sống trên mảnh đất này luôn được biết đến với đức tính cần cù, chịukhó và khéo léo trong lao động sản xuất Ðây chính là nguồn sức mạnh tiềm

Trang 36

ẩn giúp cho Ðông Sơn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xãhội.

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế củaÐảng, Nhà nước, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại,đặc biệt là ngành khai thác vật liệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ của ÐôngSơn phát triển mạnh, tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại

- dịch vụ ngày càng tăng, tạo bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội địaphương

Là một trong những vùng đất cổ của đồng bằng Thanh Hoá Từ rất sớm,cùng với những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TổQuốc, người dân Đông Sơn đã tạo dựng cho mình một cuộc sống phong phútrên nhiều lĩnh vực Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những tinh hoa trên cáclĩnh vực kinh tế và xã hội đã tạo nên các đặc trưng và trở thành những di sảnvăn hoá không chỉ của riêng Đông Sơn mà còn là của Thanh Hoá và của cảnước

Phát triển kinh tế xã hội: Huyện Đông Sơn có nhiều lợi thế trong giaolưu hàng hoá, phát triển kinh tế, với vị trí khá thuận lợi, nằm cận kề Thànhphố Thanh Hoá, ở vị trí giao thoa các hành lang kinh tế Đông Tây - Nam Bắccủa tỉnh Thanh Hoá, của vùng Bắc Trung Bộ, đầu mối giao thông quốc gia, cómạng lưới cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nói riêng tương đốiđầy đủ và phân bố đều khắp các địa phương trong huyện

Khí hậu và thuỷ văn khá thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp

Quỹ đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp tương đối lớn Nguồnnhân lực dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao…

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh

tế của Ðảng, Nhà nước, huyện Đông Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

Trang 37

các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đặc biệt

là ngành khai thác vật liệu xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ phát triển mạnh,

tỷ trọng ngày càng tăng, tạo bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội địaphương

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Huyện chủ động thúc đẩy chuyển dịch cơcấu cây trồng và vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại Sản xuất lúa đạt năngsuất bình quân 62,2tạ/ha, sản lượng đạt 59.170 tấn (năm 2012)

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triểntương đối đa dạng, phong phú Hình thành cụm công nghiệp ở Đông Tiến, cáccụm nghề ở Đông Hoàng, Đông Phú Bên cạnh các nghề truyền thống, đã dunhập và phát triển nhiều nghề mới, như: Dán nilon, khâu bóng, sơn mài, sảnxuất cầu lông, đúc đồng, sản xuất tăm tre, đá mỹ nghệ Năm 2012, giá trịcông nghiệp - tiểu thủ công nghiêp đạt 445 tỉ đồng Có 998 cơ sở sản xuấtcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 176 doanh nghiệp; tổng mứcbán lẻ đạt 1.315 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 7,69 triệu USD

Trong thời gian tới Đông Sơn chủ trương tranh thủ tối đa nguồn lực đểtập trung phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao và bền vững Phấn đấu đếnnăm 2020, đứng vào nhóm các huyện có kinh tế phát triển của Tỉnh ThanhHoá, với GDP bình quân đầu người bằng 1,2 - 1,4 lần GDP bình quân củatỉnh, dựa trên sự đổi mới đáng kể công nghệ ở những khâu và những lĩnh vựctheo chốt Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng vùng chuyêncanh, áp dụng khoa học kỷ thuật, thủy lợi hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong sảnxuất Trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng đầu tư xây dựng cụm côngnghiệp và khu công nghiệp, du nhập và phát triển các nghề mới để thu hút lựclượng lao động, hình thành các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mới,với nhiều ngành nghề đa dạng Đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, đểđáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương của mình

Trang 38

Mục tiêu cụ thể (giai đoạn 2012 - 2020): Tăng trưởng kinh tế đạt 17,5%;

tỷ suất hàng hoá 30 - 35%; giá trị xuất khẩu đạt 40 - 45 triệu USD; GDP bìnhquân đầu người năm 2020 đạt 45 - 55 triệu VNĐ; tổng giá trị hàng hoá vàxuất khẩu đạt 40 triệu USD, giảm hộ nghèo xuống còn 3 - 4%

2.2.3 Tình hình giáo dục

Huyện Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ởtrung tâm của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lí tương đối thuận lợi Hệ thống điện,đường, trường trạm phát triển nhanh và đồng bộ (100% số hộ được sử dụng điệnlưới Quốc gia) Hệ thống chính trị ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cảithiện, một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế khá Có nguồn nhân lực dồi dào,mặt bằng dân trí tương đối cao, người dân luôn có ý thức phát huy truyền thống vănhoá, truyền thống hiếu học của quê hương Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế củahuyện theo hướng Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp làm cho ngành nghề phát triển

đa dạng, dẫn tới dịch chuyển cơ cấu lao động, tạo điều kiện cho phân luồng sauTHCS và THPT

Cùng với sự tăng trưởng vững chắc GDP hàng năm, Huyện ủy - HĐND vàUBND huyện đã có những chính sách xã hội phù hợp làm cho mức sống của ngườidân được cải thiện, con em có điều kiện học tập tốt hơn

Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh làmcho các chương trình phát triển giáo dục được thực hiện một cách thuận lợi như:Xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục, trang bị cơ sở vật chất, trangthiết bị hiện đại cho các nhà trường 100% các trường học trong huyện được nốimạng Internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm dạy và học củagiáo viên và học sinh cũng như trong công tác quản lí

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

2.2.1 Về số lượng

Trang 39

GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền

móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ

em Việt Nam Trẻ được tiếp cận với GDMN càng sớm càng thúc đẩy quátrình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo Việc chăm lo, phát triểnGDMN là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗigia đình và của toàn xã hội dưới sự chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của nhànước Trong những năm qua, Đảng và chính phủ đã ban hành nhiều chủtrương, chính sách phát triển GDMN Các cấp ủy đảng, chính quyền và nhândân các địa phương trong tỉnh đã quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo, đầu tưxây dựng CSVC trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, tạo mọi điềukiện để nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ GDMN Thanh Hóa đãtừng bước khởi sắc và duy trì ổn định, giữ vững quy mô mạng lưới trườnglớp Hiện nay, cả tỉnh có 659 trường mầm non, trong đó huyện Đông Sơn có

16 trường mầm non công lập Tất cả các xã đều có trường mầm non Số trẻđến trường và được ăn ở bán trú ngày một tăng Tổng số cháu ở độ tuổi nhàtrẻ và mẫu giáo 3.273 cháu Số trẻ nhà trẻ, mẫu giáo bán trú 3.273 đạt 100%

Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh, hiện nay toàn tỉnh có 229/659trường đạt tỷ lệ 34.7% trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II,trong đó huyện Đông Sơn có 08 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I Hàngnăm đội ngũ quản lý các nhà trường trong huyện phải có nhiệm vụ rà soátgiáo viên theo số lớp, số học sinh, trình độ năng lực để gửi về Phòng GD&ĐThuyện, tỉnh để được bổ sung và điều chỉnh kịp thời theo định biên để đảm bảo

đủ số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng được nângcao về cơ bản là đạt chuẩn

Tính đến năm học 2012 - 2013, tổng số cán bộ quản lý và GVMN tỉnhThanh Hóa Số cán bộ quản lý và GVMN Thanh Hóa là 13.469 Trong đótổng số cán bộ GVMN huyện Đông Sơn là: 218 giáo viên biên chế, không có

Trang 40

giáo viên hợp đồng Cho đến nay số giáo viên định biên trên số trẻ thì GVMNThanh Hóa nói chung và GVMN huyện Đông Sơn nói riêng vẫn còn thiếunhiều cụ thể:

- Đối với GDMN theo thông tư 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV: Tỷ lệbình quân trong nhóm nhà trẻ là 10 trẻ em/giáo viên (quy định là 8 trẻem/giáo viên), trong nhóm mẫu giáo là 20,6 trẻ em/giáo viên (quy định là 20trẻ em/giáo viên) Vậy định mức học sinh/lớp/cô thì huyện Đông Sơn vẫn còntình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bànkhác nhau (thừa giáo viên ở các trung tâm, thị trấn nhưng lại thiếu giáo viên ởcác xã xa trung tâm huyện)

Bảng 2.1 Số lượng, tỷ lệ GV mầm non trên lớp của huyện Đông Sơn, tỉnh

Thanh Hóa Năm

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đông Sơn)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hệ thống trường lớp ngày càng tăng, phát triển cân đối toàn diện và đồng đều, đáp ứng được mục tiêu giáo dục

“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Giữ vững và ổn định được quy mô phát triển, làm tốt công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh trong từng năm học.

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thông báo số 242- TB/TW, kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII), phương hướng GD- ĐT đến năm 2020, Hà Nội ngày 15/4/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo số 242- TB/TW, kết luậncủa Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII),phương hướng GD- ĐT đến năm 2020
[4]. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Namhướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 2004
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020
Nhà XB: NXB Giáo dục
[10]. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt nam những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt nam những năm đầu thế kỷXXI
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2007
[11]. Chính phủ nước CHXHCN Việt nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triểngiáo dục 2001 - 2010
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt nam
Năm: 2001
[12]. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng việt , NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng việt
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1999
[13]. Đảng Cộng Sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia"
Năm: 2001
[14]. Đảng Cộng Sản Việt nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành TW khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ VI Banchấp hành TW khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia"
Năm: 2002
[15]. Đảng Cộng Sản Việt nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
[16]. Lê Minh Hà (2011), Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, Vụ GDMN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chấtlượng chăm sóc giáo dục trẻ
Tác giả: Lê Minh Hà
Năm: 2011
[19]. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt nam trước ngưỡng cửa thế kỷXXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
[20]. Phạm Minh Hùng,“Quản lý chất lượng giáo dục” Đề cương bài giảng Nghệ An, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý chất lượng giáo dục
[21]. Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành (2005), “đổi mới công tác bồi dưỡng GV”, Tạp chí Giáo dục (số 110/3-2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: đổimới công tác bồi dưỡng GV”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành
Năm: 2005
[23]. Hồ Lam Hồng (2007), Giáo trình nghề giáo viên Mầm Non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghề giáo viên Mầm Non
Tác giả: Hồ Lam Hồng
Nhà XB: NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
[26]. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
[27]. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2004
[29]. Luật giáo dục (2009), Quy định mới về giáo dục đào tạo và quản lý trường học 2001, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định mới về giáo dục đào tạo và quản lýtrường học 2001
Tác giả: Luật giáo dục
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2009
[31]. Lưu Xuân Mới (2003), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB HàNội
Năm: 2003
[32]. Lưu Xuân Mới (2004), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w