Vềphương diện kỹ thuật nghiệp vụ, đối với những rủi ro cơ bản trong đơn bảohiểm tiêu chuẩn gồm hỏa hoạn, sét, nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt,tùy theo từng loại tài sản, việc đị
Trang 1CHƯƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐGRR VÀ ĐPHCTT TRONG BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
1.1 Khái quát về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
1.1.1 Sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Hỏa hoạn là một trong những rủi ro mang tính chất thảm hoạ và thườnggây ra thiệt hại rất lớn Để khắc phục được hậu quả của thảm họa này đòi hỏiphải có nguồn tài chính không nhỏ Theo số liệu thống kê, trung bình hàngnăm trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu vụ hỏa hoạn lớn nhỏ gây thiệt hạihàng trăm tỷ đô la Các vụ hỏa hoạn không chỉ xảy ra ở các nước có nền kinh
tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… nơi mà có nền khoa học, công nghệ đã đạtđến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn thì hỏa hoạn vẫn xảy ra và ngày càngtăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
và hoạt động sản xuất kinh doanh của con người
Từ những vụ hỏa hoạn đã xảy ra, thì việc tham gia bảo hiểm tài sản, mà
cụ thể là bảo hiểm hoả hoạn, vẫn là phương án tối ưu nhất Có thể nói, bảohiểm hoả hoạn giúp đảm bảo an toàn nguồn vốn cũng như tài sản cho hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp, hạn chế tối đa mức ảnh hưởng củacác rủi ro đến hoạt động sản xuất kinh doạnh, đảm bảo cho các doanh nghiệp
có khả năng phục hồi hoạt động nếu xảy ra rủi ro hoả hoạn Khi tham gia bảohiểm hoả hoạn, doanh nghiệp còn được các Công ty bảo hiểm tư vấn về cácbiện pháp phòng tránh tổn thất và thực hiện chính sách quản lý rủi ro từ đóđảm bảo mức an toàn cao nhất
Thực tế cho thấy, bảo hiểm hoả hoạn không chỉ đóng vai trò quan trọngđối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức mà nó còn có ý nghĩa to lớn đốivới nền kinh tế quốc dân Một mặt, nó giúp các doanh nghiệp an tâm để phát
Trang 2triển sản xuất, mặt khác bằng nguồn phí bảo hiểm nhàn rỗi thu được được cácdoanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế Do đó điều cầnthiết hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên thực sự quan tâmtới việc tham gia loại hình bảo hiểm này.
1.1.2 Sự ra đời và phát triển
Hỏa hoạn cũng chỉ là một loại rủi ro, nó có thể xảy đến với một cánhân, doanh nghiệp, tổ chức nào không may mắn nhưng hậu quả của rủi ronày là rất lớn Nó có thể thiêu trụi bất cứ cái gì, có thể lan ra trên một địa bànlớn…Nếu không được ngăn chặn kịp thời, hỏa hoạn sẽ còn tiếp tục lan rộng.Năm 1666, ở Luân đôn đã xảy ra một vụ hỏa hoạn thảm họa, hủy hoại đến13.200 tòa nhà, trong đó có 87 nhà Thờ kéo dài gần một tuần lễ, gây ra mộtthiệt hại rất lớn Sau vụ hỏa hoạn này, năm 1667 các công ty bảo hiểm hỏahoạn đầu tiên lần lượt ra đời tại Anh như: The Fire Office (năm 1667),Friendly and Society (năm 1684), Hand and Hand (năm 1696),…
Từ đó, thị trường bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu phát triển, nhiều công ty bảohiểm hỏa hoạn lần lượt ra đời ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, và đặcbiệt phát triển ở những nước có nền công nghiệp phát triển như Đức, Pháp,Ý Dần dần ở một số nước do nhận thấy được sự cần thiết của bảo hiểm hỏahoạn nên đã cho triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này dưới dạng bắt buộc
Ở Việt Nam, bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu được thực hiện từ cuối năm 1989sau khi có quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ trưởng Bộ Tàichính ban hành qui tắc và biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.Luật kinh doanh bảo hiểm ( có hiệu lực từ 01/04/2001) đã quy định bảo hiểmhỏa hoạn được triển khai dưới hình thức bắt buộc Nghị đinh số130/2006/NĐ-CP( 08/11/2006) quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộcđối với tài sản của các cơ sở có nguy cơ về cháy nổ Bộ Tài chính cũng đã banhành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Quyết định số
Trang 328/2007/QĐ-BTC ( 24/04/2007) Đến nay nghiệp vụ này đã cõ những bướcphát triển nhất định Tính đến năm 2011, doanh thu phí của nghiệp vụ nàychiếm xấp xỉ trên 10% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Sự hoàn thiện hệthống pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một tín hiệu tốt thúc đẩy thịtrường bảo hiểm cháy nổ tiếp tục phát triển.
1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt bao gồm các tài sản
là bất động sản, động sản ( trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng vàtài sản đang trong quá trình xây dựng – lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác)thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các cá nhân đơn vị, các tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:
Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng ( trừ đất đai)
Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh
Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho
Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây truyền sản xuất
Các loại tài sản khác như kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn,…
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm chính là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giớihạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm DNBH cần nắm rõ phạm vi này bởi vì
nó có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện công tác đánh giá rủi ro, cũng như
đề phòng, hạn chế những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra
Phạm vi bảo hiểm
Các rủi ro trong Đơn bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt được chiathành 2 loại:
Trang 4a) Rủi ro cơ bản: là những rủi ro luôn được bảo hiểm, bao gồm 3 rủi ro
là: hỏa hoạn; sét; nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt
Hoả hoạn: Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Hỏa hoạn là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửachuyên dùng và gây thiệt hại về người và/ hoặc tài sản
Như vậy cháy chỉ được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm khi hội tụ đủ cácyếu tố sau:
Phải thực sự có phát lửa
Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng
Việc phát sinh nguồn lửa phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên: Đối vớingười được bảo hiểm, việc phát sinh nguồn lửa không phải là do cố
ý, có chủ định hoặc có sự đồng lõa của họ Nhưng cháy xảy ra do sựbất cẩn của họ thì thuộc phạm vi bảo hiểm
Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ loại trừ đối với những thiệt hại của tài sản
tự phát cháy, chứ không loại trừ đối với các hậu quả hỏa hoạn tiếp theo từđám cháy tự động phát cháy đó
Mặc dù không được nêu rõ trong đơn bảo hiểm nhưng thiệt hại do hoảhoạn ở đây bao gồm cả:
Thiệt hại do khói mà nguồn lửa gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm BH;
Thiệt hại do nước dùng để chữa cháy;
Thiệt hại do phá vỡ để ngăn chặn cháy lan;
Thiệt hại do việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy;
Thiệt hại mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do việc bảo vệ tàisản và kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa
– Tuy nhiên, hoả hoạn ở đây loại trừ:
Nổ do ảnh hưởng của hoả hoạn;
Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên;
Trang 5 Tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng do:
+ Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt;
+ Chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt;
+ Tài sản bị đốt cháy theo lệnh của cơ quan công quyền;
+ Cháy do lửa ngầm dưới đất
Thiệt hại gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây, đồng
cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạchđồng ruộng, đất đai, dù là ngẫu nhiên hay không
Sét đánh: Chỉ bồi thường cho những thiệt hại xảy ra do sét đánh trực
tiếp lên đối tượng bảo hiểm ( làm biến dạng hoặc gây ra hỏa hoạn cho tài sảnđó)
Ở đây cần lưu ý rằng trừ khi tia sét phá hủy trực tiếp các thiết bị điện thìđược bồi thường, còn nếu tia sét làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại chothiết bị điện thì không được bồi thường ( sét gián tiếp)
Nổ: Theo rủi ro A, phạm vi bảo hiểm chỉ bao gồm:
(i) Nồi hơi phục vụ sinh hoạt;
(ii) Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm, trong một ngôi nhàkhông phải là nhà xưởng làm các công việc sử dụng hơi đốt
Các trường hợp nổ gây ra hoả hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm Nhưvậy ở đây còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây cháy Có thể hiểu cáctrường hợp cụ thể như sau:
Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ nhưng không gây cháy thì không đượcbồi thường, trừ trường hợp nổ nồi hơi hoặc khí phục vụ sinh hoạt, vớiđiều kiện là sự nổ đó không phải là do các nguyên nhân bị loại trừ
Tổn thất hoặc thiệt hại do cháy xuất phát từ nổ thì được bồi thường,với điều kiện là sự nổ đó không phải do các nguyên nhân bị loại trừ
Trang 6 Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy: Thiệt hại ban đầu docháy được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ thìkhông được bồi thường.
b) Những rủi ro phụ
Những rủi ro phụ không được bảo hiểm riêng mà chỉ có thể được bảohiểm cùng với rủi ro cơ bản Các rủi ro phụ chỉ được bảo hiểm khi kháchhàng yêu cầu với điều kiện phải đóng thêm phí và phải được ghi rõ trongGYCBH Các rủi ro phụ bao gồm:
Lưu ý: Rủi ro E ( hành động ác ý) chỉ được nhận bảo hiểm với rủi ro D ( Gây
rối, đình công, bãi công, sa thải).
Loại trừ bảo hiểm
Đơn bảo hiểm tiêu chuẩn loại trừ những thiệt hại sau đây:
Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra.
Trang 7 Những thiệt hại gây ra do:
Gây rối, nổi dậy, quần chúng bãi công hay công nhân bế xưởngkhi rủi ro D được ghi nhận là được bảo hiểm thể hiện trong giấy chứng nhậnbảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm, nhưng chỉ với phạm vi bảo hiểm đã quy địnhtại rủi ro đó
Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch hành động khiêukhích quân sự hoặc hiếu chiến của nước ngoài( dù có tuyên chiến hay không),nội chiến; Những hành động khủng bố
Binh biến, dấy binh bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng bạo động,đảo chính, thiết quân luật phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố vànguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố hay duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giớinghiêm, tịch thu trưng dụng, quốc hữu hóa, phá hoại
Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản, tổn thất hay chi phí nào bắt nguồn từ những thiệt hại đó hoặc bất kỳ tổn thất có tính chất hậu quả nào, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bởi hoặc phát sinh từ:
Nguyên liệu vũ khí hạt nhân
Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhânhoặc từ chất thải hạt nhân do đốt cháy nguyên liệu hạt nhân
Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện hay bất
kỳ bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào ( kể cả sét).
Tuy nhiên điểm loại trừ này chỉ áp dụng đối với chính những máy móc,dụng cụ thiết bị điện hoặc những bộ phận của thiết bị điện chịu tác động trựctiếp của những hiện tượng nêu trên chứ không áp dụng với những máy móc,dụng cụ và thiết bị điện khác bị phá hủy, thiệt hại do cháy phát sinh từ chínhcác máy móc thiết bị nói trên
Trang 8 Những thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ những thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm xảy ra do: Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm; bất kỳ rủi ro được bảo hiểm nào mà chính những rủi ro ấy lại phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn.
Hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản, vàng bạc và đá quý, tiền, séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh,
hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, khuôn mẫu, sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ, trừ khi được chấp nhận đặc biệt bằng sửa đổi bổ sung là chúng được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm này.
Thiệt hại xảy đối với tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm hay lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ trường hợp phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hay lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải nếu không có đơn bảo hiểm này.
Những tổn thất hoặc thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ tổn thất về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận
là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm/ hợp đồng bảo hiểm.
1.2.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản đượcbảo hiểm Giá trị bảo hiểm là cơ sở để người bảo hiểm và người được bảohiểm thỏa thuận số tiền bảo hiểm
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: Giá trị bảo hiểm được xác định
trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó ( giá trị xây dựng mới) trừkhấu hao trong thời gian đã sử dụng Giá trị xây dựng mới có thể xác địnhdựa trên cơ sở thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu hoặc xácđịnh giá trị mới cho từng phần như nền móng, sàn nhà, tường, tràn, mái, trangtrí nội thất,…
Trang 9- Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác: Giá trị bảo
hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá trị thị trường, chi phí vận chuyển vàlắp đặt của loại máy móc thiết bị cùng chủng loại, công suất, tính năng kỹthuật, nơi sản xuất,…; hoặc xác định trên cơ sở giá mua mới tài sản tươngđương trừ đi khấu hao đã sử dụng
- Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho, trong dây chuyền
sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở,…: Giá trị bảo hiểm được xác
định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hóa cómặt trong thời gian bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Nếu bảo hiểm theo giá trị bình quân, người được bảo hiểm tính trước vàthông báo cho người bảo hiểm giá trị số dư bình quân theo số dư thực tế củatừng tháng hoặc từng quý trong thời gian bảo hiểm Giá trị bình quân nàyđược coi là số tiền bảo hiểm
Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa, người được bảo hiểm ước tính vàthông báo cho người bảo hiểm giá trị của số lượng vật tư hàng hóa tối đa vàomột thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính theogiá trị tối đa song chỉ tạm nộp một phần Đầu mỗi tháng hoặc quý, ngườiđược bảo hiểm thông báo cho người bảo hiểm số vật tư, hàng hóa tối đa thực
có trong tháng, trong quý trước đó Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giátrị được thông báo, người bảo hiểm tính giá trị số vật tư, hàng hóa tối đa bìnhquân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm Nếu trong thời hạnbảo hiểm, xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và số tiền bồi thường vượtquá giá trị tối đa thì phí bảo hiểm được tính dựa vào số tiền bồi thường đã trả.Trong trường hợp này số tiền bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm
Nếu vật tư, hàng hóa mua về để kinh doanh, nếu có thỏa thuận, cònđược bảo hiểm cả lãi kinh doanh Lãi kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ lãi
Trang 10bình quân của người được bảo hiểm thu được đối với vật tư, hàng hóa trướckhi xảy ra tổn thất
1.2.4 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm Tỷ lệ phí quyđịnh riêng cho từng loại rủi ro được xác định sau công tác đánh giá rủi ro Vềphương diện kỹ thuật nghiệp vụ, đối với những rủi ro cơ bản trong đơn bảohiểm tiêu chuẩn ( gồm hỏa hoạn, sét, nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt),tùy theo từng loại tài sản, việc định phí dựa trên các yếu tố sau:
Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụngnhững tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh
Vị trí địa lý của đối tượng bảo hiểm: nằm gần hoặc xa trạm cứu hỏa,cùng địa lý ảnh hưởng của động đất, sóng thần…
Độ bền vững và kết cấu của nhà xưởng, vật kiến trúc: Có thể xác địnhthông qua các yếu tố như khung nhà, tường nhà, sàn nhà, số lượng tầng và độcao tòa nhà, mái nhà, trang trí nội thất…
Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm: hệ thốngcung cấp điện, hệ thống điện trong nhà xưởng kho tàng, nội quy sử dụng và
an toàn điện…
Tính chất hàng hóa, vật tư và cách sắp xếp bảo quản trong kho
Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng cháychữa cháy của người được bảo hiểm
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu mà người bảo hiểm cần cânnhắc trong việc định phí bảo hiểm đối với rủi ro cơ bản Dựa theo những yếu
tố này, trong thực tế việc định phí bảo hiểm được chuẩn hóa theo quy trìnhsau:
Thứ nhất, xác định tỷ lệ phí cơ bản: Tỷ lệ này quy định trong biểu
phí cho từng loại đối tượng bảo hiểm theo ngành nghề kinh doanh Riêng biểu
Trang 11phí bảo hiểm cửa hàng và kho tàng, tỷ lệ phí cơ bản được xác định bằng cáchchọn tỷ lệ phí thích hợp từ bảng phân loại hàng hóa theo kho căn cứ vào bao
bì và đóng gói, sau đó điều chỉnh theo chiều cao và diện tích xếp hàng
Thứ hai, điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo những yếu tố làm tăng, giảm phí.
Điều chỉnh theo những yếu tố làm tăng mức độ rủi ro
Công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng khả năng xảy ra tổnthất
Công trình có các điều kiện không thuận lợi đối với rủi ro được bảohiểm như có các nguồn cháy không được tách biệt hoàn toàn, có không khí bịđốt nóng, thiếu các thiết bị chữa cháy thích hợp, không có biển báo phòngcháy chữa cháy…
Công trình có trung tâm máy tính nhưng không được ngăn cáchbằng tường chống cháy, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng biệt
và phù hợp; có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại, cố tình gây cháy,…
Điều chỉnh theo những yếu tố làm giảm mức độ rủi ro
Những yếu tố này là cơ sở để giảm tỷ lệ phí cơ bản Tuy nhiên ngườibảo hiểm khống chế tỷ lệ giảm tối đa không quá 45% Những yếu tố làm giảmmức độ rủi ro bao gồm:
Các thiết bị phòng cháy, báo cháy nhưng có hệ thống báo cháy
tự động nối với phòng thường trực, nối thẳng đến trạm cứu hỏa công cộng…Trong các yếu tố trên chỉ chọn yếu tố nào có mức giảm cao nhất, cho dùngười được bảo hiểm có đầy đủ các phương tiện nói trên
Các thiết bị và phương tiện chữa cháy như có hệ thống thủ cônghoặc tự động phun nước, dập cháy bằng CO2, chữa cháy bằng bột, bột khô,dập tắt tia lửa điện, quạt thông khói và hơi nóng,…Trong các yếu tố kể trên,
Trang 12nếu có nhiều yếu tố để giảm phí thì mức giảm cao nhất được giữ nguyên, cácmức giảm khác chỉ tính 50%.
Điều chỉnh theo mức miễn thường: Mức miễn thường tối thiểu là
0,2% số tiền bảo hiểm nhưng không dưới 100 USD/ mỗi vụ tổn thất và tối đakhông quá 2000 USD/ mỗi vụ tổn thất Đây là mức miễn thường không đượcgiảm phí Nếu người được bảo hiểm lựa chọn mức miễn thường cao hơn thì sẽđược giảm phí theo các tỷ lệ giảm mà người bảo hiểm quy định trong bảng
“ Tỷ lệ giảm phí tương ứng với số tiền bảo hiểm và mức miễn thường tựchọn”
Điều chỉnh theo tỷ lệ tổn thất trong quá khứ
Nếu trong những năm gần nhất, tỷ lệ tổn thất của người được bảo hiểmnhỏ thì tỷ lệ phí cơ bản được điều chỉnh giảm và ngược lại
Điều đặc biệt lưu ý là việc điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản nhất thiết phảilần lượt theo các yếu tố tăng giảm ở trên Không được tính gộp các yếu tốtăng giảm phí, sau đó điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo mức tăng giảm gộp đó
1.3 Lý luận về công tác ĐGRR và ĐPHCTT trong bảo hiểm hỏa hoạn
và các rủi ro đặc biệt
1.3.1 Công tác đánh giá rủi ro
1.3.1.1 Vai trò của công tác đánh giá rủi ro
Đối với công ty bảo hiểm
Công tác đánh giá rủi ro là công tác có ý nghĩa quan trọng trong khaithác bảo hiểm, đây là những căn cứ để công ty bảo hiểm đưa ra mức phí hợp
lý cho từng đối tượng bảo hiểm, ở từng điều kiện hoàn cảnh khác nhau Từviệc nắm bắt được các yếu tố rủi ro, công ty bảo hiểm có thể dễ dàng xác địnhđược mức trách nhiệm của mình trong hợp đồng, những rủi ro nào thuộc tráchnhiệm nhà bảo hiểm, và những trách nhiệm nào thuộc về người được bảo
Trang 13hiểm Từ đó xác định được mức phí hợp lý cũng như xây dựng một chínhsách ĐPHCTT hiệu quả.
Nhìn chung công tác đánh giá rủi ro có thể giúp doanh nghiệp bảo hiểmxác định và đưa ra các quyết định cơ bản:
+ Có chấp nhận bảo hiểm hay không ?
+ Xác định mức phí phù hợp thông qua các tài liệu thu được từkhách hàng hoặc trực tiếp do nhân viên đánh giá rủi ro thu thập.Ngoài ra, khi doanh nghiệp xác định được mức độ rủi ro, đây là cơ sở
để kiểm soát rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp ĐPHCTT đối với đối tượngbảo hiểm, từ đó giảm thiểu được số tiền bồi thường Tóm lại, thực hiện côngtác đánh giá rủi ro tốt chính là điều kiện cần để thực hiện tốt công tácĐPHCTT
Đối với người được bảo hiểm
Công tác đánh giá, tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm cẩnthận, sẽ giúp người bảo hiểm mua bảo hiểm với mức phí phù hợp với giá trịcủa đối tượng bảo hiểm Ngoài ra, nếu người được bảo hiểm cung cấp thànhthực, chính xác các thông có thể giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tìm ranhững rủi ro của đối tượng bảo hiểm, từ đó đưa ra những biện pháp hiệu quảgiúp người tham gia bảo hiểm giảm thiểu được tối đa mức độ rủi ro
1.3.1.2 Nội dung cơ bản công tác đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trongcông tác quản lý rủi ro Có làm tốt việc đánh giá rủi ro thì mới có thể thựchiện được công tác quản lý rủi ro Đối với KTV bảo hiểm, việc đánh giá rủi ro
sẽ giúp họ quyết định có nhận bảo hiểm hay không, mức phí bao nhiêu là phùhợp Tài liệu về đánh giá rủi ro được coi như báo cáo của họ trong hồ sơ vềkhách hàng và cũng là tài liệu để cung cấp cho các nhà nhận tái bảo hiểmđồng thời cũng là cơ sở đối chiếu khi giải quyết bồi thường
Trang 14Công tác này phải dựa trên thông tin do khách hàng cung cấp ( theo cáctiêu chí của GYCBH) Trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ thôngtin hoặc đối với các dịch vụ có mức độ rủi ro cao, số tiền bảo hiểm lớn CBKTphải chủ động đến làm việc trực tiếp tại địa điểm đặt tài sản để xác định lạithông tin rủi ro và lập báo cáo đánh giá rủi ro
Các nội dung cơ bản cần xem xét khi đánh giá rủi ro:
KTV xác định số lượng đơn vị rủi ro và giá trị từng đơn vị rủi ro, cóhọa đồ phân tích các rủi ro Đối với mỗi đơn vị rủi ro tốt nhất nên sửdụng danh mục giá trị riêng
Đánh giá tổn thất lớn nhất có thể xảy ra và tổn thất lớn nhất ước tính;
Đánh giá nguy cơ tổn thất từ bên ngoài ( các nhà máy, xí nghiệp xungquanh );
Biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất: các biện pháp và trang thiết bịphòng và chống cháy, công tác an ninh/ bảo vệ được thực hiện như thếnào?
Tổn thất trong quá khứ: nguyên nhân tổn thất, mức độ tổn thất, tổn thất
có thuộc phạm vi bảo hiểm không?
Đối với kho khi đánh giá cần chú ý: tính chất hàng hóa trong kho, bao
bì, đóng gói, chiều cao xếp hàng, cấu trúc kho, hệ thống PCCC Đối vớinhững kho chuyên dùng như kho lạnh, kho xăng dầu thì cần chú ý đếncác tiêu chuẩn quy định về kho chuyên dùng
Đối với nhà ở, khách sạn, văn phòng ( nhỏ, rủi ro đơn giản):
Đánh giá về xây dựng: kết cấu, kiến trúc, vật liệu xây dựng, tìnhtrạng của công trình, việc bảo dưỡng nhà cửa, hệ thống thông nhiệt
và hệ thống thông khói, hệ thống chống sét
Hệ thống điện ( nguồn cung cấp, tình trạng hệ thống dây dẫn )
Trang 15 Đối với khách sạn, văn phòng cao tầng: các nội dung xem xét giốngnhư đối với khách sạn, văn phòng nhỏ, ngoài ra còn cần chú ý đánh giá,xem xét hệ thống PCCC, xem xét các nguồn gây cháy nguy hiểm.
Nhà máy sản xuất, xí nghiệp: ngoài việc đánh giá cấu trúc xây dựng, hệthống cung cấp điện thì cần chú ý xem xét các nguy cơ từ quy trình sảnxuất, lưu kho, vệ sinh công nghiệp, quản lý sản xuất, quy định nội bộ;nhiệt độ, áp suất trong quá trình sản xuất
1.3.2 Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất
1.3.2.1 Vai trò của công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Mặc dù mất một khoản chi ĐPHCTT trong doanh thu phí, song lợi ích màcông tác này mang lại cho DNBH lớn hơn nhiều so với khoản chi đó, đặc biệtkhi rủi ro xảy ra nếu làm tốt công tác này DNBH sẽ giảm được rủi ro cho chínhḿình Nếu được quan tâm đúng mức công tác ĐPHCTT sẽ giúp doanh nghiệpgiảm được xác suất rủi ro, cũng như tỷ lệ bồi thường từ đó nâng cao được uy tíndoanh nghiệp Chính vì vậy, ĐPHCTT là một trong những công tác được cácDNBH đặt lên hàng đầu sau khi đã chấp nhận BH để bảo toàn doanh thu chodoanh nghiệp
Ngoài ra, công tác đề phòng hạn chế tổn thất, đặc biệt trong bảo hiểm hỏahoạn có thể giúp người được bảo hiểm tránh hoặc giảm thiểu tối đa được cáctổn thất Từ đó thể hiện được vai trò của các DNBH trong công tác chung củacộng đồng là phòng cháy chữa cháy
Đối với người được bảo hiểm
ĐPHCTT có thể làm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra từ đó khôngnhững làm giảm trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm mà nó còn làmgiảm thiệt hại đối với người tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.Hơn nữa, nếu như người tham gia bảo hiểm thực hiện tốt công tác này, đây
Trang 16chính là cơ sở để xác định các yếu tố giảm phí bảo hiểm khi DNBH thực hiệntính phí Ngoài ra, nhờ công tác ĐPHCTT của công ty bảo hiểm có thể giúpcông nhân, nhân viên ý thức tốt hơn trong công tác phòng cháy chữa cháygiúp doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh.
Chính vì những lợi ích trên mà công tác ĐPHCTT không chỉ là nhiệm
vụ riêng của các DNBH mà còn là trách nhiệm đối với các bên có liên quan,đặc biệt là người tham gia bảo hiểm
1.3.2.2 Nội dung cơ bản công tác ĐPHCTT
ĐPHCTT là các hoạt động được thực hiện với mục đích nhằm ngănngừa những hậu quả rủi ro được dự báo là có thể xảy ra gây thiệt hại cho đốitượng BH Để làm tốt công tác này yêu cầu cán bộ BH phải nắm vững nghiệp
vụ, có phương án quản lý rủi ro tốt mà đối tượng tham gia BH có thể gặp phải,
để từ đó có các biện pháp ĐPHCTT ở mức hiệu quả nhất
Công việc chính của ĐPHCTT là từ những kết quả thu thập được từ côngtác ĐGRR, KTV của doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra các biện pháp phòng ngừarủi ro cũng như hạn chế tổn thất khi sự kiện bảo hiểm thực sự xảy ra Đối vớimỗi nhóm đối tượng có mức độ rủi ro khác nhau, và với mỗi mức độ rủi ro đó,KTV cần đưa ra một phương án ĐPHCTT phù hợp
Nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác này cho nên vào hàngnăm, để giảm thiểu tỷ lệ bồi thường cũng như tăng uy tín của doanh nghiệp,DNBH cần bỏ ra các khoản chi ĐPHCTT ( quỹ ĐPHCTT) nhất định, cơ cấutrong đó bao gồm:
oChi tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng tránh.oChi tài trợ, hỗ trợ phương tiện vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro.oChi hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảmnhẹ mức độ rủi ro, tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm
Trang 17Như vậy ở chương 1, chúng ta đã tìm hiểu sơ bộ về bảo hiểm hỏa hoạn
và các rủi ro đặc biệt, cũng như nội dung khái quát của công tác ĐGRR vàĐPHCTT của nghiệp vụ này Tiếp tục ở chương 2, chúng ta sẽ đi vào xem xétcũng như đánh giá tình hình triển khai công tác ĐGRR và ĐPHCTT củanghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại công ty bảo hiểm SVIC Hà nội Từ đó, nhìnthấy được kết quả của công ty, đặc biệt tìm ra những hạn chế đang tồn tại, vànguyên nhân tồn tại những hạn chế đó
Trang 18CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI
RO VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI SVIC HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về Công ty Bảo hiểm SHB – VINACOMIN Hà Nội
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Bảo hiểm SVIC Hà nội
Năm 2008, nền kinh tế đất nước bắt đầu có những biến động phức tạp,khủng hoảng kinh tế thế giới thực sự ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực, vàhoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng không nằm ngoài sự tác động đó Trongbối cảnh như vậy, sự ra đời của Công ty cổ phần Bảo hiểm SHB -VINACOMIN, nay chuyển đổi thành Tổng công ty, thể hiện quyết tâm rất lớncủa các cổ đông sáng lập bao gồm Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sảnViệt Nam ( TKV), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB),CTCP Tập đoàn T&T và các cổ đông khác
Cũng như PVI nhận bảo hiểm cho các đối tượng bảo hiểm chủ yếu tronglĩnh vực dầu khí, hay PTI trong lĩnh vực hệ thống bưu chính viễn thông, SVICbảo hiểm trong lĩnh vực than khoáng sản, với cổ đông lớn nhất là tập đoànthan khoáng sản VINACOMIN Đây là một lợi thế rất lớn của SVIC so vớicác công ty bảo hiểm khác Nắm bắt được lợi thế đó, SVIC đã triển khai, đưa
ra rất nhiều sản phẩm hấp dẫn về hầm lò, vừa có thể bảo hiểm cho ngành củamình, vừa mang lại một doanh thu rất lớn, và chủ yếu cho SVIC, đặc biệt đốivới SVIC Quảng Ninh
SVIC Hà nội được tách trực tiếp từ tổng công ty SVIC, chính thức đi vàohoạt động vào tháng 12/2009 Mặc dù ra đời muộn so với các công ty SVICkhác, song SVIC Hà nội đã sớm khẳng định được khả năng, vị trí của mìnhtrong tổng công ty Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã có những bước đi
Trang 19vững chắc, từ đó đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình phát triển vàxây dựng thương hiệu SVIC, để đạt được mục tiêu là một trong những nhàbảo hiểm hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Vài thông tin về Công ty Bảo hiểm SVIC Hà Nội:
Tên đơn vị: CÔNG TY BẢO HIỂM SHB – VINACOMIN HÀNỘI
Tên tiếng Anh: Ha Noi SHB – VINACOMIN Insurance Company
Tên viết tắt: SVIC Hà Nội
Địa chỉ : Tầng 7, Tòa nhà AC, Lô A1A, Cụm SXTTCN&CNN,
Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Cấp giấy phép và đi vào hoạt động : tháng 12/2009
Là công ty trực thuộc tổng công ty cổ phần bảo hiểm SHB –VINACOMIN
Lĩnh vực kinh doanh : Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trong đó chỉhoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, những hoạt động tái bảo hiểm vàđầu tư tài chính vẫn do tổng công ty SVIC thực hiện Ngoài ra, còncung cấp một số dịch vụ như giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổnthất, đại lý giám định,…
Trang 20 Sơ đồ tổ chức
Những nghiệp vụ triển khai của SVIC Hà Nội:
→ Bảo hiểm xe cơ giới → Bảo hiểm kỹ thuật
→ Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người
→ Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu
→ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
→ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
→ Các sản phẩm bảo hiểm khác như: bảo hiểm gián đoạn kinhdoanh; bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm chung
2.1.2 Tình hình kinh doanh của SVIC Hà Nội
2.1.2.1 Tình hình kinh doanh bảo hiểm chung
SVIC là một công ty đang còn khá non trẻ trên thị trường bảo hiểmViệt Nam, cho nên mặc dù mang hình thức là tổng công ty với các công tycon, nhưng những công ty con này vẫn chỉ thực hiện hoạt động chính của
Trang 21mình là kinh doanh bảo hiểm gốc, còn những hoạt động như kinh doanh táibảo hiểm và đầu tư tài chính vẫn do tổng công ty chịu trách nhiệm thực hiện.SVIC Hà nội cũng vậy, với vị trí là một công ty con của SVIC, công ty nàychỉ triển khai kinh doanh bảo hiểm gốc các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc lĩnhvực phi nhân thọ.
Xét trong toàn SVIC, thì SVIC Quảng Ninh là đơn vị đứng đầu vềdoanh thu do có nhiều lợi thế từ Tập đoàn Than khoáng sản là cổ đông lớnnhất của SVIC Dù ra đời khá muộn so với các công ty khác trong toàn SVIC,song SVIC Hà nội cũng đã sớm khẳng định khả năng khai thác bảo hiểm gốccũng như hiệu quả kinh doanh của mình trong tổng công ty Thực tế, qua hainăm đi vào hoạt động công ty đã có những bước tăng trưởng doanh thu đáng
nể, vượt lên SVIC Thăng Long và chỉ đứng sau SVIC Quảng Ninh về thịphần doanh thu trong tổng công ty SVIC Đây là sự nỗ lực rất lớn của cán bộcũng như nhân viên của cả SVIC Hà nội
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu doanh thu, tỷ lệ bồi thường của SVIC, SVIC Hà nội, Thị trường trong 2 năm vừa qua
Chỉ tiêu
Tỷ lệ tăngdoanh thu
Doanh thu(Trđ) Tỷ lệ BT
Doanh thu(Trđ) Tỷ lệ BT
Toàn SVIC 275.067 23,7% 312.303 33,59% 13,54%Toàn thị trường 17.052.000 37% 20.497.000 42,33% 20,2%
( Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam; SVIC; SVIC Hà nội)
Như vậy dựa vào bảng trên có thể đưa ra nhận xét như sau:
+ Tình hình kinh doanh bảo hiểm của SVIC Hà nội so với thị trường vàtoàn SVIC có thể nói là rất hiệu quả, thể hiện ở chỉ tiêu doanh thu năm 2011tăng trưởng tới 37,45% so với 2010, trong khi đó toàn SVIC, thị trường lần
Trang 22lượt là 20,2% và 13,54% có thể xem đây là một thành tích rất tốt của SVIC
Hà nội trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như trong năm vừa rồi
+ Mặc dù về doanh thu có nhiều thành tích, nhưng tỷ lệ bồi thường củaSVIC Hà nội vẫn đang khá cao so với toàn SVIC, và có sự gia tăng qua 2 nămvừa rồi, điều này có thể dễ dàng giải thích là do công ty chưa thực sự có nhiềukinh nghiệm trong công tác quản lý kiểm soát các rủi ro, hoặc tổ chức chưahiệu quả công tác giám định, BT khi sự kiện BH xảy ra Song nếu so sánh với
tỷ lệ BT bình quân của thị trường vẫn đang thấp hơn, đây cũng là một kết quảđáng ghi nhận so với điều kiện đang non trẻ của SVIC Hà nội hiện nay
+ Mặc dù SVIC Hà nội mới được thành lập năm 2009, nhưng có nềntảng thuận lợi là tách từ phòng kinh doanh của tổng công ty, do đó nhân lựccủa công ty có ít nhiều hiểu biết về nghiệp vụ, thêm vào đó lại đóng tại thủ đô
Hà Nội, nơi có lượng khách hàng tiềm năng lớn, do đó công ty có nhiều điềukiện hơn trong việc khai thác thêm các hợp đồng bảo hiểm mới Chính vì lý
do này nên doanh thu phí bảo hiểm khai thác tăng trưởng tốt và đứng thứ 2trong tổng công ty, chỉ đứng sau SVIC Quảng Ninh
Ngoài ra, sau hơn 2 năm chính thức đi vào hoạt động, SVIC Hà nội đãtriển khai hầu hết các loại hình nghiệp vụ cơ bản trên thị trường bảo hiểm phinhân thọ Việt Nam Trong đó, công ty đã tập trung khai thác một số sản phẩmchiến lược như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm kỹ thuật,bảo hiểm tài sản Để tìm hiểu chi tiết cơ cấu doanh thu của từng nghiệp vụ,chúng ta có thể xem xét bảng sau:
Trang 23Bảng 2.2: Cơ cấu DT bảo hiểm gốc của SVIC Hà nội trong 2 năm vừa qua
Năm
Nghiệp vụ
Doanh thuphí ( Trđ)
% tổng
DT phí(%)
Doanh thuphí ( Trđ)
% tổng DTphí ( %)
ty Cho thấy công ty, có thế mạnh và tập trung khai thác chủ yếu 2 nghiệp vụnày Trong khi đó, dễ dàng nhận thấy đối với nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn
và các rủi ro đặc biệt có tốc độ cũng tăng nhanh trong cơ cấu doanh thu, chỉđứng sau nghiệp vụ xe cơ giới Điều đó cho thấy bảo hiểm hỏa hoạn đang dầntrở thành nghiệp vụ mũi nhọn và chủ đạo của công ty
Đối với doanh thu phí từ các loại hình bảo hiểm khác như: BH hàng hóavận chuyển, BH thiệt hại kinh doanh lại chiếm một tỷ trọng nhỏ vì đây khôngphải là loại hình bảo hiểm thế mạnh của SVIC Hà nội Ngoài những nghiệp
vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua SVIC Hà nội đã triển khai một
Trang 24số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm tài chính, bảo hiểm trách nhiệmgiám đốc và nhà điều hành…
Không chỉ hoạt động triển khai kinh doanh bảo hiểm gốc, mà SVIC Hànội còn cung cấp một số dịch vụ cho các công ty bảo hiểm khác có liên quanbảo hiểm như: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giámđịnh, xét giải quyết bồi thường và thu đòi người thứ ba…
Nhìn chung, mặc dù SVIC Hà nội có tăng trưởng khá cao về doanh thubảo hiểm gốc, nhưng vẫn giữ những điểm yếu cố hữu của thị trường vẫn chưađược khắc phục như hạ phí, mở rộng phạm vi BH, tỷ lệ bồi thường cao , làmcho công ty vẫn đang thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, và lợinhuận chủ yếu của SVIC Hà nội được mang lại chủ yếu do hoạt động đầu tư
từ doanh thu BH của tổng công ty SVIC
2.1.2.2 Tình hình kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệtNhu cầu bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt không chỉ tăng theo
đà tăng trưởng của đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân, mà nó còn tăng lên
do yếu tố khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn Trong những năm gầnđây bảo hiểm hỏa hoạn có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao Tuy nhiên,hiện vẫn còn không ít vấn đề khiến nghiệp vụ kinh doanh này chưa có lãi Cáchành vi cạnh tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm thường là hạ phí bảohiểm, mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm, thậm chí sang cả phạm vi bảohiểm của loại sản phẩm BH khác, xem nhẹ công tác ĐGRR và ĐPHCTT củađối tượng bảo hiểm nên dẫn đến tỷ lệ bồi thường ở nghiệp vụ này rất cao, đặcbiệt năm 2011, con số này lên đến 57,6% doanh thu bảo hiểm gốc
Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện áp dụng theo Quy tắc bảo hiểm hỏahoạn và các rủi ro đặc biệt Và nó cũng là loại hình bảo hiểm quan trọngmang lại tỷ trọng doanh thu cao cho công ty, nhưng cũng là nghiệp vụ có tỷ
Trang 25trọng bồi thường tổn thất khá cao Cho nên, công ty đã khuyến cáo các KTVcần thực hiện nghiêm chỉnh các công tác khi triển khai nghiệp vụ này
Bảng 2.3: Tình hình doanh thu và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn của SVIC Hà nội 2 năm vừa qua
Chỉ tiêu
SVIC Hà nội Toàn thị trường
Doanhthu( Trđ)
Tỷ lệ tăng
DT cùng
kỳ nămtrước ( %)
Tỷ lệbồithường( %)
Tỷ lệtăngdoanhthu ( %)
Tỷ lệ bồithường( %)
Trang 26Kết hợp bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 cho thấy khả năng khai thác nghiệp vụnày của SVIC Hà nội là rất tốt, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh thu năm
2011 là 54,5% cao hơn tốc độ bình quân của thị trường 33,53% Mặc dù, năm
2011, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, song công ty đã thể hiện sự trưởngthành của mình sau 2 năm đi vào triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn
Ngoài ra, nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2011, so với cùng kỳ năm 2010thì tốc độ tăng doạnh thu là 84,55%, đây là một con số rất cao Điều này cóthể chứng tỏ nhu cầu của nghiệp vụ này trên thị trường đang tăng nhanh, chonên công ty nắm bắt sự gia tăng và tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng này Nhìnvào tốc độ tăng trưởng doanh thu 6 tháng cuối năm 2011, so với cùng kỳ 2010tăng nhanh ( 39,42%) nhưng lại giảm so với 6 tháng đầu năm ( 84,55%) Cóthể do điều kiện nền kinh tế biến động khá mạnh trong 6 tháng cuối năm
2011, nên dẫn đến ảnh hưởng đến doanh thu trong 6 tháng này
Trang 27Nhìn chung tỷ lệ bồi thường của công ty về bảo hiểm hỏa hoạn khá thấp
so với toàn thị trường Vào 6 tháng đầu năm 2010, do có thể vừa bước vàohoạt động kinh doanh cũng như triển khai nghiệp vụ nên tỷ lệ bồi thường caohơn so với thị trường thì điều này là dễ hiểu Nhìn tiếp sang 6 tháng cuối năm
2010 và năm 2011, có thể thấy công ty đã kiểm soát được tỷ lệ này thấp hơn
so với thị trường, nhưng tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ tăng đột biến, chứng tỏ cóvấn đề trong các quy trình của nghiệp vụ
So sánh tỷ lệ bồi thường 6 tháng cuối 2011, với cùng kỳ năm 2010 thìSVIC Hà nội cũng như toàn thị trường, con số này tăng đột biến Đây có thể
do hiện tượng đấu thầu của các DNBH, mà không chú ý đến mức độ rủi rocủa các đối tượng BH mà người được BH mời thầu Các DNBH trên thịtrường nói chung cũng như SVIC Hà nội nói riêng cần kịp thời xem xét, tìm
ra nguyên nhân để khắc phục hiện tượng này
Ngoài ra, có một điểm đáng chú ý là tỷ lệ chi bồi thường của loại hìnhnghiệp vụ hỏa hoạn trong 6 tháng đầu năm thường thấp hơn so với 6 thángcuối năm, điều này có thể do vào 6 tháng cuối năm có thể công ty phải thanh
Trang 28toán bồi thường cả những vụ tổn thất lớn xảy ra ở đầu năm Hoặc do lượnghàng hóa sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được bảo hiểm về cuốinăm khá lớn dẫn đến tăng khả năng xảy ra rủi ro.
2.2 Thực trạng công tác ĐGRR và ĐPHCTT nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại SVIC Hà Nội
2.2.1 Công tác đánh giá rủi ro
Trong tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm thì công tác đánh giá rủi ro là mộtcông tác rất được các công ty bảo hiểm quan tâm rất kỹ càng, đặc biệt xuấtphát từ đặc điểm của nghiệp vụ BH hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, có rấtnhiều yếu tố ảnh hưởng có thể gây ra tổn thất, và nếu tổn thất xảy ra thìthường rất lớn, có thể đến ảnh hưởng kết quả kinh doanh của công ty trong cảnăm tài chính Cho nên, để nắm bắt tất cả những thông tin chính xác, cũngnhư để kiểm soát được rủi ro của đối tượng bảo hiểm, công tác này cần đượcthực hiện bởi những KTV có kinh nghiệm trong nghiệp vụ này, trong trườnghợp số tiền bảo hiểm lớn, mức độ rủi ro cao thì công ty có thể thuê các tổchức đánh giá rủi ro chuyên nghiệp
Thực hiện đánh giá rủi ro:
Sau khi nhận được Giấy yêu cầu BH trực tiếp từ khách hàng hoặc qua môigiới, đại lý hoặc các văn phòng đại diện, khai thác viên của SVIC Hà nội cầnthu thập những thông tin ban đầu, kiểm tra những thông tin ban đầu để có kếhoạch đánh giá rủi ro cụ thể
Nhiệm vụ của KTV SVIC Hà nội là phải xác định được rủi ro thuộc loạinào, tính chất và mức độ rủi ro, các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất hiện
có của khách hàng, mức độ tổn thất lớn nhất nếu có, nhằm giúp công ty quyếtđịnh nhận bảo hiểm hoặc từ chối bảo hiểm cho đối tượng đó Và đây cũng làthông tin để giúp tổng công ty cung cấp cho các nhà tái bảo hiểm cũng nhưxác định mức giữ lại của SVIC để đảm bảo kinh doanh an toàn và hiệu quả
Trang 29Những người có thể thực hiện việc đánh giá rủi ro bao gồm:
Khai thác viên của SVIC Hà nội;
Đại lý/ cộng tác viên của SVIC Hà nội;
Chuyên gia của công ty tái bảo hiểm;
Đại diện của cơ quan chuyên môn được thuê hoặc uỷ quyền ( có thể
là Cảnh sát PCCC hoặc cơ quan giám định chuyên nghiệp)
Yêu cầu khi tiến hành đánh giá rủi ro là KTV phải đến hiện trường quansát, chụp ảnh, mô tả những yếu tố quan trọng, các điều kiện xung quanh cóthể ảnh hưởng đến rủi ro tài sản và việc tính tỷ lệ phí Các thông tin này phảiđược cung cấp đầy đủ và đúng sự thật
Tình hình chi đánh giá rủi ro
Để có thể giao kết được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm thườngphải cung cấp một cách trung thực, chính xác đầy đủ những thông tin về đốitượng bảo hiểm, về người được bảo hiểm,… theo yêu cầu của SVIC Hà nộithông qua Giấy yêu cầu bảo hiểm Song đối với nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoanthì những chi tiết rủi ro thực tế có thể phức tạp đến mức không thể giới hạnnhững chi tiết đó trong khuôn khổ một giấy yêu cầu bảo hiểm Ðiều này đòihỏi SVIC Hà nội cần phải dùng đến các giám định viên rủi ro có trình độ vàthực hiện các cuộc điều tra, giám định, thẩm định cần thiết về đối tượng bảohiểm, nhằm có thêm những thông tin bổ sung, phục vụ cho việc đánh giá rủi
ro Như vậy, việc bỏ ra các chi phí đánh giá rủi ro là không thể thiếu đượctrong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, đặc biệt hơn phải có trongbảo hiểm hỏa hoạn
Đầu tiên chúng ta xem xét, công tác chi đánh giá rủi ro đã được thực hiệnnghiêm chỉnh ở SVIC Hà nội hay chưa, thông qua sự so sánh tỷ lệ chi vớitổng công ty SVIC
Trang 30Bảng 2.4: Tỷ lệ chi ĐGRR toàn nghiệp vụ của SVIC Hà nội và toàn SVIC trong 2 năm gần đây
Chỉ tiêu Tỷ lệ chi 2010 Tỷ lệ chi 2011
( Nguồn: Báo cáo tài chính của SVIC, SVIC Hà nội)
Qua biểu đồ 2.3 trên cho thấy qua 2 năm hoạt động, SVIC Hà nội đã chútrọng đến công tác ĐGRR, thể hiện ở tỷ lệ chi ĐGRR luôn cao hơn so với tỷ
lệ bình quân của tổng công ty Ngoài ra, tỷ lệ ĐGRR năm sau luôn cao hơnnăm trước, có thể điều này do đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của bảo hiểmhỏa hoạn ngày càng lớn nên, SVIC Hà nội đã chú trọng tăng mức chi ĐGRRcho đối tượng bảo hiểm
Theo lý thuyết bảo hiểm thì tỷ lệ chi đánh giá rủi ro tỷ lệ nghịch với tỷ lệbồi thường, có nghĩa chi ĐGRR càng cao thì tỷ lệ bồi thường càng giảm vàngược lại Nhưng trong thực tế, tỷ lệ bồi thường không chỉ ảnh hưởng bởi mộtyếu tố là đánh giá rủi ro, mà còn ảnh hưởng của nhiều yếu tố như ĐPHCTT,giám định tổn thất…