1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an

133 511 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 913,5 KB

Nội dung

Những nguyên tắc trong việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục các trường tiểu học việc thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại CM của GV ở các trường TH 91 3.2.5 Tích c

Trang 1

ĐÀO CÔNG QUANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC HUYỆN KỲ SƠN,

TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO CÔNG QUANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TIỂU HỌC HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN

chuyªn ngµnh: qu¶n lý gi¸o dôc

Trang 4

- Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Giáo dục, quý thầy cô trờng

Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

- Ban lãnh đạo, các cán bộ chuyên viên Phòng GD& ĐT Kỳ Sơn, cùng vớicác cán bộ quản lý, giáo viên, tổng phụ trách, phụ huynh và học sinh ở các trờngtiểu học trên địa bàn Huyện Kỳ Sơn, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trìnhthực hiện đề tài

Nhân dịp hoàn thành và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ sự biết ơnchân thành đến các thầy, cô giáo phản biện, các thầy cô giáo đã tham gia giảngdạy Cao học khóa 20 - Chuyên ngành Giáo dục học trờng Đại học Vinh

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hớng dẫn khoahọc TS Phan Quốc Lâm - Ngời đã tận tình trực tiếp hớng dẫn, giúp đỡ tôi trong học tập

và nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Có đợc thành quả này, tôi vô cùng biết ơn gia đình, họ tộc, ngời thân, bạn bè,

đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập, nghiên cứu và thực hiệnhoàn thành luận văn

Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều, nhng chắc chắn luận văn khôngtránh khỏi còn những khiếm khuyết Tác giả rất mong nhận đợc sự góp ý, chỉ dẫncủa các nhà khoa học, quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp quan tâm đến đề tàinày

Tôi xin chân thành cảm ơn

Vinh, tháng 4 năm 2014

Tác giả

Đào Công Quang

Trang 5

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đềnghiên cứu 16

1.2.3 Quản lý và quản lý chất lượng giáo dục tiểu học 191.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học 281.3 Một số vấn đề về chất lượng giáo dục tiểu học 291.3.1 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 291.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học 331.4 Một số vẫn đề quản lý chất lượng dạy học tiểu học 331.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng giáo dục 33

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kỳ Sơn 44

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về văn hoá - xã hội ảnh hưởng

đến phát triển giáo dục và đào tạo

45

2.2 Thực trạng về chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học Kỳ

Sơn - Nghệ An

46

Trang 6

2.2.1 Quy mô phát triển 46

2.3.1 Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên 502.3.2 Quản lý hoạt động học tập của học sinh 52

2.3.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng CMNV của giáo viên 562.4 Thực trạng một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục ở các trường tiểu học huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

58

2.4.1 Quản lí việc thực hiện nội dung chương trình dạy học 582.4.2 Thanh tra, kiểm tra hoạt động CMNV và các nhà trường 592.4.3 Tổ chức các cuộc thi GV giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm 62

2.5 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân 66

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH

NGHỆ AN

70

3.1 Những nguyên tắc trong việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu

quả hoạt động giáo dục các trường tiểu học

việc thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại CM của GV ở các

trường TH

91

3.2.5 Tích cực đổi mới phương thức hoạt động của BGH, các tổ CM

và hội đồng nhà trường; kết hợp với các tổ chức chính trị xã

hội, tổ chức đoàn thể đẩy mạnh HĐCM tạo điều kiện cho

CB,GV và phụ huynh HS tích cực chủ động, sáng tạo tham gia

99

Trang 7

vào quá trình quản lý

3.2.6 Xây dựng phong trào học tập và hoạt động giáo dục trong nhà

trường đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và

năng lực tự học của học sinh

105

3.2.7 Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết

bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

chuyên môn trong trường tiểu học

110

3.2.8 Tăng cường ứng dụng CNTT trong trường Tiểu học 1133.2.9 Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trường học 1153.3 Khảo sát tính khả thi và mức độ phù hợp của các giải pháp

quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn các

trường Tiểu học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NNGVTH : Nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG

Trang

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và vai trò của

thông tin trong chu trình quản lý

19

Sơ đồ 1.2 Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 31

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ vị trí tính chất của trường tiểu học 32Bảng 2.1 Quy mô phát triển giáo dục TH của huyện Kỳ Sơn trong 3

trưởng về mức độ phù hợp của các giải pháp

119

Bảng 3.2 Bảng thăm dò ý kiến đánh giá của CBQL, tổ khối trưởng

và chuyên viên phòng GD&ĐT về tính khả thi của các giải pháp

120

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 10

Lý luận và thực tiễn cho thấy con người là nhân tố trung tâm, là mụctiêu và động lực phát triển xã hội Vì vậy, cùng với khoa học và công nghệ,

giáo dục và đào tạo được coi là “quốc sách hàng đầu”, là đối tượng cần được

ưu tiên phát triển trước nhất

Giáo dục Việt Nam trải qua hơn 60 năm nền giáo dục cách mạng.Trong thời gian đó nền giáo dục của chúng ta phát triển không ngừng và ngàycàng vững mạnh Nền giáo dục đó đã đào tạo một số lượng lớn đội ngũ cácnhà tri thức, công nhân lành nghề góp công lớn vào công cuộc giải phóngdân tộc và xây dựng đất nước Đến nay hệ thống giáo dục quốc dân ngày cànghoàn thiện và phát triển cả về số lượng và chất lượng, quy mô các ngành học,bậc học phát triển rộng khắp Bước vào thế kỷ XXI, thời đại mà kinh tế trithức đang dần chiếm vị thế quan trọng hàng đầu, ở nước ta chuyển sang nềnkinh tế thị trường, đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước do đó nhu cầu về nhân lực - nguồn lao động chất lượng cao là rất lớn nóđòi hỏi ngành giáo dục phải nỗ lực hơn để đáp ứng những yêu cầu đó Pháttriển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điềukiện phát huy nguồn lực con người Trong những năm qua, nền giáo dục nước

ta có bước phát triển mới Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ vàphổ cập giáo dục tiểu học, trình độ dân trí và nguồn nhân lực được nâng lên;quy mô đào tạo tiếp tục tăng ở hầu hết các cấp, bậc học, ngành học, đáp ứngnhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân Cơ sở vật chất giáo dục đượctăng cường Đội ngũ nhà giáo đã lớn mạnh thêm, vượt qua nhiều khó khăn,góp phần quyết định tạo ra chuyển biến bước đầu rất quan trọng của nền giáodục nước ta Những thành tựu đạt được đã góp phần tích cực chuẩn bị tiền đềcho bước phát triển mới của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ XXI Tuy nhiên,giáo dục – đào tạo nước ta còn đang đứng trước nhiều khó khăn và yếu kém,

đó là: chất lượng giáo dục còn thấp; nội dung, phương pháp dạy và học còn

Trang 11

lạc hậu; các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục còn nhiều; cơ cấu giáo dục vàđào tạo còn mất cân đối.v.v

Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng

khoá VIII đã khẳng định: “hiện nay sự nghiệp giáo dục - đào tạo đang đứng

trước mâu thuận lớn giữa yêu cầu vừa phát triển nhanh quy mô giáo dục đào tạo trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế,

-đó là mâu thuẫn trong quá trình phát triển Những thiếu sót chủ quan nhất là những yếu kém đã làm cho mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt”[12] Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Từ nay đến năm 2020 đưa

nước ta trở hành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao dân trí, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” [31] Để thực hiện

mục tiêu đó, ngành GD&ĐT đã và đang thực hiện đổi mới chương trình, nộidung, PP dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường

Từ đó, các yếu tố như đội ngũ GV, CSVC của nhà trường, đặc biệt là vấnđềquản lý CMNV tại các trường Tiểu học cũng cần được nâng cao

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước, nền giáo dụcđòi hỏi phải tích cực chuyển biến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trường tiểu học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học nềntảng của hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dụcTiểu học là một việc làm quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcnói chung và chất lượng giáo dục Tiểu học nói riêng Giáo dục miền núi trong

đó có giáo dục Tiểu học là nơi có nhiều nét đặc thù nhất, về người học lẫnngười dạy, cả môi trường lẫn điều kiện dạy học

Kỳ Sơn là huyện miền núi cao, biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An Giáodục Kỳ Sơn cũng nằm trong đặc thù chung của giáo dục miền núi bởi Kỳ Sơn

là một huyện miền núi rẻo cao, là huyện nghèo khó khăn nhất trong các huyệnkhó khăn nhất của cả nước

Trang 12

Trong lúc các công trình nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn chưa có nhiều

và có quan tâm thì cũng chỉ ở cấp độ quản lí chứ chưa đi sâu về chất lượnghoạt động giáo dục

Việc nghiên cứu hoạt động quản lý giáo dục các trường Tiểu học trênđịa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớingười CBQL Trong đó, các vấn đềnhư: Tầm quan trọng của công tác QLGD,nhất là quản lý hoạt động giáo dục của các trường Tiểu học; Vấn đềquản lýhoạt động giáo dục của các trường Tiểu học và thực trạng giáo dục của huyện

Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua trước yêu cầu đổi mới vàđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, giáo dục Kỳ Sơn nói chung và giáodục Tiểu học nói riêng còn nhiều vấn đềcần phải giải quyết: Chất lượng giữacác nhà trường chưa đồng đều; một số địa phương đầu tư cho giáo dục chưađáp ứng được yêu cầu: CSVC trường học còn nhiều thiếu thốn, số phòng họcđáp ứng quy định chuẩn còn ít, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đượcđầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng dạy và học; việc quản lý hoạt độngdạy và học của các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ Anchưa đồng đều v.v

Từ những vấn đềlý luận, thực tiễn đã nêu trên, việc nghiên cứu công tácquản lý hoạt động giáo dục ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn,tỉnh Nghệ An có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượnghoạt động giáo dục trong các nhà trường Tiểu học, từ đó góp phần phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng dạy và học cho cáctrường Tiểu học

Đó là những lý do để chúng tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp quản lý

chất lượng giáo dục tiểu học huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An"

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 13

Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học huyện

Kỳ Sơn đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học ở các huyện miền núithuộc diện huyện nghèo trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý chất lượng giáo dục tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học tại huyện Kỳ Sơn cònthấp, nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tínhkhả thi, thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học huyện Kỳ Sơncủa tỉnh Nghệ An

5.Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của giải pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học

5.2.Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài: Khảo sát thực tiễn và phân tích, đánh giá về thực trạng công tác giáo dục tiểu học huyện Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An

5.3.Đề xuất một số giải pháp trong quản lý chất lượng giáo dục tiểu học huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

6 Phương pháp nghiên cứu:

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

6.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Bao gồm :

-Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu

Trang 14

6.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Sử dụng phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn, tổng kết kinhnghiệm, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia… nhằm khảo sát, đánh giá thựctrạng quản lý hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học và thuthập thêm những thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

6.3.Các phương pháp hỗ trợ

Phương pháp thống kê toán học cùng sự hỗ trợ của các phần mềm tin

học để xử lý các dữ liệu thu được

7 Dự kiến đóng góp của đề tài.

7.1 Lý luận: Đề tài góp phần làm rõ lý luận về công tác quản lý chất lượng

giáo dục ở các trường tiểu học

7.2 Thực tiễn: qua khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng giáo dục ởcác trường tiểu học huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, phát hiện những ưu điểm vànhững vấn đề tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý chất lượng giáo dục tiểu học ở các trường tiểu học

8.Cấu trúc luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2: Cơ sở thực tiễn đề tài

Chương 3: Một số giải pháp quản lý chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Trang 15

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục trong các nhà trường nói chung vànhà trường tiểu học nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đềquan tâm của nhiềunước trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểnchung của xã hội và nhân loại Vì thế tư tưởng về hoạt động giáo dục mỗi giaiđoạn lịch sử, trong mỗi khu vực đều có những sắc thái riêng biệt

Ngay từ thời kỳ cổ đại, vấn đềgiáo dục đã được nhiều nhà triết học đồngthời là nhà giáo dục ở cả phương Tây và phương Đông đề cập đến Chúng ta

có thể kể đến các nhà tư tưởng nổi tiếng như:

Platon (427-347 TCN), ông đã khẳng định vai trò tất yếu của giáo dụctrong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục, nói lên tầm quantrọng của thể chế xã hội đối với giáo dục nói chung và dạy học nói riêng

Khổng Tử (551 - 479 TCN) với quan điểm giáo dục là: “dùng cách gợi

mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người họcphải tích cực suy nghĩ ; đòi hỏi học trò phải luyện tập, phải hình thành nềnếp, thói quen “học không biết chán, dạy không biết mỏi” Quan điểm củaông muốn mang lại hiệu quả giáo dục theo hướng đề cao năng lực tự học,phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học

Từ cuối thế kỉ XIV vấn đềgiáo dục được nhiều nhà quản lý và giáo dụcquan tâm, nổi bật nhất thời kỳ đó là Komenxki (1592-1670)

Vào thế kỉ XIX ở phương tây có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý, tiêubiểu như: Robet owen (1717- 1858); Chales Babbage (1792-1871) …

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có tiến bộ về

số lượng và chất lượng Chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã định hướng cho hoạt độnggiáo dục là quy luật về “Sự hình thành nhân cách con người", về "tính quyluật kinh tế - xã hội với giáo dục ” Các quy luật đó đặt ra yêu cầu đối với

Trang 16

hoạt động giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phươngtiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục.

Các nhà nghiên cứu giáo dục Xô Viết trong những công trình nghiên cứucủa mình đã cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộcrất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động củađội ngũ giáo viên” V.A.Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũngnhư những thất bại của nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lígiáo dục chuyên nghiệp của một Hiệu trưởng, cùng với nhiều tác giả khác,ông đã nhấn mạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối hợp chặt chẽ, sự thốngnhất quản lý giữa Hiệu trưởng với Phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu hoạtđộng giáo dục nghiệp vụ đã đề ra Các tác giả đều khẳng định vai trò lãnh đạo

và quản lý toàn diện của hiệu trưởng Tuy nhiên, trong thực tế cùng tham giaquản lý các hoạt động giáo dục nghiệp vụ của nhà trường còn có vai trò quantrọng của các Phó hiệu trưởng, các tổ chức giáo dục và các tổ chức đoàn thể.Song làm thế nào để hoạt động giáo dục, nghiệp vụ của các trường tiểu họcđạt kết quả cao nhất, huy động được tốt nhất sức mạnh của mỗi giáo viên? Đó

là vấn đềmà các tác giả đặt ra trong công trình nghiên cứu của mình Vì vậy,V.A.Xukhomlinxki cũng như các tác giả khác đều chú trọng đến việc phâncông hợp lý và các biện pháp quản lý giáo dục nghiệp vụ của hiệu trưởng.Các nhà nghiên cứu cũng thống nhất cho rằng: Một trong những biệnpháp hữu hiệu nhất để làm công tác hoạt động giáo dục là phải xây dựng vàbồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy tinh thần sáng tạo của họ và tạo ra khảnăng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biết lựa chọn giáo viênbằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên tốttheo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau

Trong số các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục để nâng cao chấtlượng mà tác giả quan tâm là việc tổ chức các hội thảo khoa học Thông qua

Trang 17

hội thảo, giáo viên có những điều kiện trao đổi kinh nghiệm về giáo dụcnghiệp vụ để nâng cao trình độ của mình.

Tuy nhiên để hoạt động này có hiệu quả cao, nội dung các hội thảo khoahọc phải được chuẩn bị kỹ càng, có tác dụng thiết thực đến giáo dục

V.A.Xukhomlinxki và Xvecxlerơ còn nhấn mạnh đến biện pháp dự giờ,phân tích bài giảng, sinh hoạt tổ, nhóm giáo dục

Xvecxlerơ cho rằng việc dự giờ và phân tích bài giảng là đòn bẩy quantrọng nhất trong công tác hoạt động giáo dục của giáo viên Việc phân tích bàigiảng mục đích là phân tích cho giáo viên thấy và khắc phục các thiếu sót,đồng thời phát huy mặt mạnh nhằm nâng cao chất lượng bài giảng

Trong cuốn “Vấn đềquản lý và lãnh đạo nhà trường” V.A.Xukhomlinxki đãnêu rất cụ thể cách tiến hành dự giờ và phân tích bài giảng giúp cho thực hiện tốt

và có hiệu quả biện pháp quản lý hoạt động giáo dục

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Sinh thời Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sựcân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sựhoàn thiện nhân cách của con người mới - con người xã hội chủ nghĩa Ngườitừng dạy: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạođức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sảnxuất” Đồng thời Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: Đức, trí, thể, mỹ”.Nền giáo dục toàn diện ngày nay chúng ta hướng tới không nằm ngoài lời dạycủa Người, thể hiện qua sự vận dụng sáng tạo kết hợp với chắt lọc sự tiên tiếncủa các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới

Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng để tìm ra những giải pháphữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học, nâng caochất lượng quản lí giáo dục Kết quả bước đầu là nhiều trường tiểu học đã xâydựng được nề nếp hoạt động giáo dục từ giáo viên đến tổ khối và nhà trường;nhiều thầy cô giáo của các trường đã phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi

Trang 18

các cấp; chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên; mũi nhọnhọc sinh năng khiếu được duy trì Góp phần vào những thành quả đó cónhiều nguyên nhân tích cực, trong đó phải kể đến chất lượng của đội ngũ thầy

cô giáo đã từng bước được nâng cao; việc chỉ đạo của nhà trường trong việcthực hiện quy chế giáo dục ngày được củng cố và có chất lượng, …

Vấn đềhoạt động CMNV của GV cũng là một vấn đềđược các nhànghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua Đó là tác giả PGS.TS NguyễnNgọc Hợi; PGS.TS Phạm Minh Hùng; PGS.TS Thái Văn Thành Trong quátrình nghiên cứu, các tác giả đều nêu lên nguyên tắc chung của việc quản lýhoạt động giáo dục và hoạt động giáo dục trong các nhà trường như sau:

- Xác định đầy đủ nội dung hoạt động CMNV của GV

- Xây dựng hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại CMNV của GV

- Tổ chức đánh giá xếp loại CMNV của GV

- Đúc rút kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động giáo dục

- Bố trí công việc khác phù hợp cho những GV không đáp ứng các yêucầu về CMNV

Từ các nguyên tắc chung, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lýCMNV trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Bởi do tính chất nghề nghiệp

mà hoạt động giáo dục của các trường Tiểu học rất phong phú Ngoài việcquản lý CMNV của GV, học tập của HS, còn bao gồm cả công việc như tổchức cho GV tự học, tự bồi dưỡng, giáo dục HS ngoài giờ lên lớp, SHCM,nghiên cứu khoa học giáo dục Hay nói cách khác, quản lý hoạt động giáodục ở các trường Tiểu học thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạmcủa người thầy

Như vậy, vấn đềhoạt động giáo dục ở các trường phổ thông từ lâu đãđược các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay, chúng ta đang xây dựng một xã hội học tập gắn liền với việcnâng cao chất lượng dạy và học thì việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao

Trang 19

chất lượng hoạt động CMNV ở các trường Tiểu học để từ đó nâng cao chấtlượng dạy và học, trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt củacác nhà nghiên cứu giáo dục, các cơ sở giáo dục.

Qua các công trình nghiên cứu chúng ta thấy có một điểm chung nổi bật

đó là: Khẳng định vai trò quan trọng các biện pháp quản lý CMNV của GVtrong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học, bậc học Đây cũng làmột trong những tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục củaĐảng ta

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, đại đa số các nhà nghiên cứumới chỉ ra tổng quan về nâng cao chất lượng dạy học nói chung và nâng caochất lượng dạy học ở tiểu học nói riêng, một số đi sâu vào từng vùng, miền,địa phương cụ thể Tuy nhiên, trên thực tế đặc điểm về tự nhiên, dân số, điềukiện kinh tế - xã hội từng vùng, miền là khác nhau, bởi vậy việc áp dụngnhững nghiên cứu khoa học cần phải được nghiên cứu cụ thể mới có hiệu quả.Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nói đến các yếu tố: Đội ngũ thầy giáo,

cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục; phương pháp dạy học; cơ sở vật chất sưphạm và công tác xã hội hóa giáo dục Tin rằng, kết quả của nghiên cứu nàyphù hợp với thực tiễn vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đềnghiên cứu

1.2.1 Giáo dục

Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt

và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người” Giáo dục là

sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục;người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉhướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế

hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời

Trang 20

từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành mộtyếutố

cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội Giáo dục là một hoạtđộng có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và pháttriển xã hội

Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay tronglao động và trong cuộc sống, ở mọi lúc, mọi nơi Khi xã hội ngày càng pháttriển lên, kinh nghiệm xã hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đốivới con người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày càng mởrộng hơn thì giáo dục theo phương hướng trực tiếp không còn phù hợp mà đòihỏi phải có một phương thức giáo dục khác có hiệu quả hơn Giáo dục gián tiếptheo phương thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời vàngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội Do đó, xã hộingày càng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp hơn và mang tínhchuyên biệt hơn Sự phát triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do nhữngsức mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội Vai trò của giáodục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội thì không ai có thể phủ nhận vềnó

Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự pháttriển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó Đó chính là nhữngtác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sựphát triển cho xã hội Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “giáo dục”:

Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dướiảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ýthức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội Ví dụ:Ảnhhưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnhhưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạpchí; ảnh hưởng của những tấm lòng nhân từ của người khác;…

Trang 21

Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xácđịnh được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệthống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàndiện nhân cách Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua những hoạtđộng như báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm trại, thăm quan,… được tổchức ngoài giờ lên lớp, sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành

và phát triển nhân cách của người được giáo dục, dưới tác động của giáo viên,của nhà giáo dục

Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách ngườigiáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ liênquan đến các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục laođộng

Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành và phát triểnnhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức Sự ra đời

và phát triển của giáo dục gắn liền với cự ra đời và phát triển của xã hội Mộtmặt, giáo dục phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không pháttriển thêm một bước nào nếu như không có những điều kiện cần thiết cho giáodục tạo ra Mặt khác, sự phát triển của giáo dục luôn chịu sự quy định của xãhội thông qua những yêu cầu ngày càng cao và những điều kiện ngày càngthuận lợi do sự phát triển xã hội mang lại Chính vì vậy, trình độ phát triển củagiáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội

Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia đangkhông ngừng cái cách đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với những xu thế pháttriển mới mẻ, năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra được nhữngnguồn lực mới để phát triển nhanh, bền vững

1.2.2 Chất lượng và chất lượng giáo dục

Theo quan điểm triết học, chất lượng được định nghĩa như sau:

Trang 22

Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất

của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quancủa sự vật Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một gắn bó với

sự vật mà không tách khỏi sự vật Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thìkhông thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi chất lượng kèm theo sự thay đổicủa sự vật về căn bản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tínhquy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi

sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng. 7

- Theo Đại từ điển Tiếng Việt, chất lượng là: 58

+ Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật

+ Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia

- Với quan điểm kỹ thuật, chất lượng được định nghĩa thiên về chấtlượng sản phẩm

+ Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưngtuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, thông số cơ bản

+ Chất lượng của sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng củasản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùngxác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm

- Có nhiều giải thích và định nghĩa chất lượng trên thế giới và trongnước Nhìn chung, theo các nhà nghiên cứu về chất lượng nói chung và chấtlượng dạy học nói riêng, chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó nắmbắt, khó định nghĩa Một trong những định nghĩa được nhiều người tán thànhnhiều nhất là chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm làm ra so với mụctiêu Khi sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của những người hưởng lợi: sinhviên, phụ huynh, người sử dụng, nhà trường, giáo viên, nhà nước, và cộngđồng 22

1.2.3 Quản lý và quản lý chất lượng giáo dục ở tiểu học

Trang 23

Chất lượng dạy học ở tiểu học chính là kết quả và chất lượng nhận thức củahọc sinh tiểu học Giáo viên tiểu học quyết định chất lượng học sinh tiểu học Chất lượng là khái niệm khó định nghĩa vì ý tưởng về chất lượng rất rộng

và trong một số trường hợp lại rất trừu tượng, đến mức người ta phải dùng cảmtính chứ không thể dùng các chỉ số để đánh giá được chất lượng Hiện có nhiềuđịnh nghĩa khác nhau Sau đây là một vài định nghĩa thường gặp:

- Chất lượng là: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật, thí dụ:Chất lượng hàng hoá tốt, nâng cao chất lượng học tập; cái tạo nên bản chất sựvật, làm cho sự vật này khác sự vật khác [45; 331]

- Chất lượng: cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người; một sự vật,

- Là hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn của nhà sản xuất đặt ra

- Là kết quả đáp ứng những yêu cầu theo tiêu chí đặt ra

- Là sự đánh giá theo mục tiêu cụ thể [41]

Chất lượng còn được hiểu theo ISO như là mức độ phù hợp của sản phẩmhoặc dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của mục tiêu hoặc theo định mức của ngườiđặt hàng Như vậy, chất lượng gắn với mục tiêu, phù hợp với mục tiêu và mụctiêu biến đổi theo lịch sử của thời đại Mục tiêu phải đáp ứng với nhu cầu củacon người

Từ những định nghĩa trên có thể hiểu chất lượng là mức độ tốt, sự xuất sắc,cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; phạm trù triết học biểu thịcái bản chất nhất của sự vật, mà nhờ đó có thể phân biệt sự vật này với sự vậtkhác [25]

Trang 24

Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, nếu sản phẩm giáo dục đạt chất lượngcao thì chúng ta sẽ có đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học giỏi Chất lượng giáodục tốt sẽ đáp ứng yêu cầu xã hội góp phần đưa đất nước ngày càng phát triểnsánh vai với các quốc gia trên thế giới.

Đội ngũ cán bộ quản lý là một hiện tượng xã hội, cũng tồn tại khách quannhư muôn vàn sự vật, hiện tượng khác, do đó cũng được xác định một chấtlượng tương ứng Với những giai đoạn phát triển khác nhau của đội ngũ cán bộquản lý thì đội ngũ đó có một chất lượng nhất định Điều này không phủ nhận sựphát triển của đội ngũ nhưng đôi khi đội ngũ đó vẫn còn là chính nó thì chất của

nó vẫn giữ nguyên

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý là trình độ và khả năng của đội ngũ cán

bộ quản lý trong việc đáp ứng với mục tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm

Muốn xác định chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cần phải có nhữngtiêu chí xác định là:

- Số lượng của đội ngũ: Số lượng đủ đáp ứng với yêu cầu đặt ra cho côngtác quản lý Đội ngũ cán bộ quản lý thiếu sẽ khó có thể trở thành đội ngũ có chấtlượng tốt Tuy nhiên, số lượng đội ngũ quá nhiều, vượt xa với đòi hỏi về chứcnăng, nhiệm vụ của nó thì đội ngũ đó cũng không phải là đội ngũ mạnh

- Trình độ của đội ngũ: Đây là tiêu chí quan trọng để xác định đội ngũ cán

bộ quản lý Có 3 phương diện xác định cụ thể trình độ đội ngũ cán bộ quản lý:+ Trình độ phẩm chất đạo đức, chính trị

+ Trình độ chuyên môn

+ Trình độ nghiệp vụ quản lý

Ba phương diện này hội tụ ở từng cán bộ quản lý và tạo ra trình độ chungcủa đội ngũ Trình độ này có thể đạt chuẩn hoặc không đạt chuẩn Một đội ngũcán bộ quản lý có chất lượng phải là đội ngũ có trình độ đạt chuẩn

- Cơ cấu của đội ngũ cán bộ quản lý: Là cơ sở bố trí, sắp xếp một cách hợp

lý cán bộ quản lý dựa trên những tiêu chí cụ thể

Trang 25

Người ta có thể xem xét cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý theo các phươngdiện như giới tính, trình độ, dân tộc, địa bàn cư trú, độ tuổi v.v

Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo cho từng thành viên trong cơ cấu đó được tươngtác với nhau một cách thuận lợi nhất, nhờ đó mà phát huy được tiềm năng củamình, tạo ra sức mạnh chung của bộ máy

Nói đến đội ngũ cán bộ quản lý trường học là nói đến một lực lượng (nhiềungười) các cán bộ quản lý trường học được tập hợp lại với nhau để đảm bảo chấtlượng giáo dục của trường học và của hệ thống trường học trong một bậc học,một địa bàn Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện được mụctiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của đối tượng học tập và sự pháttriển toàn diện của giáo dục

Tóm lại: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý là tiêu chí để đánh giá về độingũ cán bộ quản lý ở một địa bàn cụ thể

1.2.3.1 Quan niệm về chất lượng giáo viên tiểu học

Chất lượng dạy học ở tiểu học là sự phù hợp giữa kết quả đào tạo so với mụctiêu đào tạo ở tiểu học Chất lượng giáo viên tiểu học làm ra chất lượng dạy học ởtiểu học, là điều kiện quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy học ở tiểu học.Trên cơ sở định nghĩa về chất lượng và chất lượng giáo viên, căn cứChuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chất lượng giáo viên tiểu học cần phảiđảm bảo những phẩm chất và năng lực sau: 13

- Những phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhàgiáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện qua các hoạt động:+ Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đấtnước, góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặphoạn nạn trong cuộc sống Yêu nghề, tận tuỵ với nghề, sẵn sàng khắc phụckhó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh

Trang 26

+ Qua hoạt động dạy học, giúp học sinh biết yêu thương và kính trọngông bà, cha, mẹ, người cao tuổi Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người ViệtNam, nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào dân tộc, yêu nước,yêu chủ nghĩa xã hội Tham gia học tập nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng,chủ trương, chính sách của Nhà nước Chấp hành đầy đủ các quy định củapháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước Thực hiện nghiên túccác quy định của địa phương Liên hệ thực tế để dạy học sinh ý thức chấphành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng Vận động giađình chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy địnhcủa địa phương

+ Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.Không xúc phạm nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh Sống trungthực lành mạnh giản dị, gương mẫu được mọi người tín nhiệm Không có biểuhiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy và trong gia đình Có tinh thần

tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên mônnghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ

+ Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trongquá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công Đoàn kết với mọi người, cótinh thần chia sẽ công việc với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên mônnghiệp vụ Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực đáp ứng nguyện vọngchính đáng của phụ huynh học sinh Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinhbằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một nhà giáo

- Những yêu cầu về kiến thức

+ Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoacủa các môn học được phân công giảng dạy Có kiến thức chuyên sâu, đồngthời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệuquả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy Kiến thức cơbản trong tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống Có khả năng hướng

Trang 27

dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, có khả năngbồi dưỡng học sinh giỏi hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiềuhạn chế trở nên tiến bộ.

+ Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả họcsinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận dụng được các hiểu biết

đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng, học sinh tiểuhọc Có kiến thức về giáo dục học vận dụng có hiệu quả các phương phápgiáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy họctrên lớp Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả

+ Tham gia học tập nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giáđối với các hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học Tham gia học tập,nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểmtra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thầnđổi mới Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh chính xác, mangtính giáo dục và đúng quy định Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theoyêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phùhợp với các đối tượng học sinh

+ Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quyđịnh, cập nhật được kiến thức về giáo dục, hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dụcmôi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giaothông, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội Biết sử dụng được một số phươngtiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như ti vi, cát sét, đèn chiếu,video.v.v Có hiểu biết về tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc nơi giáo viên côngtác hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.+ Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, vănhoá xã hội và các Nghị quyết của địa phương Nghiên cứu tìm hiểu tình hình

và nhu cầu phát triển giáo dục Tiểu học của địa phương Xác định đượcnhững ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện đạo

Trang 28

đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và giáodục học sinh Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, vănhoá, lễ hội truyền thống của địa phương.

- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm gồm:

+ Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt độngdạy học nhằm cụ thể hoá chương trình của Bộ, phù hợp với đặc điểm của nhàtrường và lớp học được phân công dạy Lập được kế hoạch tháng dựa trên kếhoạch năm học bao gồm hoạt động chính khoá và hoạt động ngoài giờ lênlớp Có kế hoạch dạy học từng tuần, thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạtđộng giáo dục học sinh Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạtđộng dạy học tích cực của thầy và trò lựa chọn và sử dụng hợp lý các phươngpháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tậpcủa học sinh, làm chủ được lớp học, xây dựng môi trường học tập hợp tácthân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học Đặt câu hỏikiến thức phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh,chấm chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ

Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và khai thác các điều kiện có sẵn để phục

vụ giờ dạy hoặc có ứng dụng phần mền dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học

có giá trị thực tiễn cao Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khigiảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường, viết chữ đúng mẫu, biết cáchhướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạchdạy học, có các biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phùhợp với đặc điểm học sinh của lớp Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượngđúng thực chất, không mang tính hình thức, đưa ra được những biện pháp cụthể để phát triển năng lực học tập của học sinh và thực hiện giáo dục học sinh

cá biệt, học sinh chuyên biệt

Trang 29

+ Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, thamgia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chấtlượng học tập sau từng học kỳ Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc thamgia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh Sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp

ý xây dựng để tổ khối chuyên môn đoàn kết vững mạnh Họp phụ huynh họcsịnh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng họcsinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc trước toàn thể phụhuynh Lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinhtiến bộ Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụngvào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục Ứng xử với đồng nghiệp, cộngđồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo

+ Lập hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh Bảoquản tốt các bài kiểm tra của học sinh Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồmgiáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy cácmôn được phân công Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và cógiá trị sử dụng cao Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển vàhọc sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh

1.2.3.2 Quan niệm về chất lượng học sinh Tiểu học

Chất lượng dạy học ở tiểu học thể hiện ở kết quả và chất lượng thực hiệnmục tiêu, nội dung, phương pháp, kế hoạch và chương trình các môn học, làkết quả và chất lượng nhận thức của học sinh tiểu học

Mục tiêu đào tạo ở tiểu học, Điều 23 Luật Giáo dục năm 2005 quy định:Dạy học ở tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các

kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị chohọc sinh tiếp tục học Trung học cơ sở  5

Trang 30

Nội dung, phương pháp dạy học ở tiểu học, Điều 28 Luật Giáo dục năm

2005 quy định:

Dạy học ở tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cầnthiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc,viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biếtban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật  5

Phương pháp dạy học ở phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, mônhọc; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh  5

Đánh giá kết quả học tập (chất lượng) của học sinh tiểu học là quá trìnhhình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về phẩmchất, hành vi, lối sống (Hạnh kiểm) và năng lực học tập các môn học, các hoạtđộng học tập (Học lực) của học sinh  5

Học sinh được đánh giá về Hạnh kiểm theo kết quả thực hiện 4 nhiệm vụcủa học sinh tiểu học, được quy định cụ thể như sau  15 :

Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo, lễ phép trong giao tiếp hàng ngày, đoànkết thương yêu giúp đỡ bạn bè Thực hiện tốt nội quy nhà trường, đi học đều

và đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động học tập, giữ gìn sách vở và đồdùng học tập Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ, ănuống hợp vệ sinh Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớpcủa trường, của lớp giữ gìn bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng.Bước đầu biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thực hiện các quy tắc về an toàngiao thông và trật tự xã hội  15

Học sinh được đánh giá về Học lực theo kết quả học tập nội dungchương trình tiểu học Đánh giá về học lực có hai hình thức đó là  15 : đánh

Trang 31

giá định tính (Đánh giá bằng nhận xét) và đánh giá định lượng (Đánh giá bằngđiểm số) Đánh giá bằng điểm số gồm các môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học,Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung

tự chọn Thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ để đánh giámức độ nhận thức của học sinh về nội dung chương trình học Đánh giá địnhtính ở lớp 1,2,3 gồm các môn Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệthuật Ở các lớp 4,5 gồm các môn Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹthuật Có hai mức độ đánh giá định tính: loại Hoàn thành (A) là đạt được yêucầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của môn học, đạt được từ 50% số nhậnxét trở lên trong từng học kỳ hay cả năm học Những học sinh đạt loại hoànthành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhậnxét trong từng học kỳ hay cả năm học được giáo viên đánh giá là Hoàn thànhtốt (A+) và ghi cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng.Loại Chưa hoàn thành (B) là chưa đạt những yêu cầu theo quy định, đạt dưới50% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học

1.2.4 Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục

1.2.4.1.Giải pháp

Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là “Phương pháp giải quyết một vấnđềcụ thể nào đó” 58 Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thứctác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạngthái nhất định , tựu trưng lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải phápcàng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyếtnhững vấn đềđặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy cần phảidựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

1.2.4.2.Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục

Là những cách làm, cách giải quyết cụ thể trong công tác chỉ đạo giáodục phù hợp với tình hình điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao

Trang 32

chất lượng giáo dục Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ tiên quyết củanhững người làm công tác quản lí và dạy học trong các nhà trường Tương laicủa đất nước ta đang trông chờ vào những mầm non mà hàng ngày các thầy

cô giáo đang dày công chăm chút vun đắp

1.3 Một số vấn đề chất lượng giáo dục tiểu học

1.3.1 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1 Vị trí của trường tiểu học

Điều 26 của Luật Giáo dục năm 2005 về hệ thống giáo dục quốc dân ghi

1 Giáo dục phổ thông bao gồm:

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đếnlớp năm Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớpsáu đến lớp chín Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểuhọc, có tuổi là mười một tuổi;

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớpmười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệptrung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi  5

2 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thểhọc trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơntuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khókhăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinhkém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, họcsinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nướcngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việchọc tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.Điều lệ trường tiểu học quy định vị trí của trường tiểu học:

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc Tiểu học, bậc học đầu tiên củangành học phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm bước đầu

Trang 33

hình thành trình độ học vấn phổ thông cho học sinh Trường tiểu học có tưcách pháp nhân và có con dấu riêng. 12

Bảng 1.3.1: Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đại học

Vào đời

THPT

THCS

TH

12 11 10

9 8 7 6

5 4

1 2 3

THCN

Cao đẳng

Học nghề

Giáo dục thường xuyên Bằng THCS

Bằng THPT

Giấy chứng nhận

hoàn thành chương

trình tiểu học

Trang 34

Sơ đồ 1.3.2 Sơ đồ vị trí, tính chất của trường tiểu học

trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 35

1.3.1.2 Mục tiêu đào tạo của trường tiểu học

Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì côngnghiệp hoá, hiện đại hoá chỉ rõ: “Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là nhân tốquyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đàotạo là đầu tư cho phát triển”  3 Trong quá trình phát triển của đất nước, nềngiáo dục Việt Nam, hệ thống nhà trường đang tiến tới hoàn thiện về mục tiêu,nội dung, phương pháp để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng caohiệu lực quản lí nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Luật Giáo dục đã quy định về tổ chức vàhoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân Luật Giáo dục chỉ rõ về vị trí,nhiệm vụ, tính chất, mục tiêu, nguyên lí, nội dung, phương pháp giáo dục, quan

hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội Trong đó, Nhà trường giữ vai trò chủđộng phối hợp thực hiện mục tiêu giáo dục

“Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách

- Thăm dò hướng nghiệp (dự hướng), chuẩn bị nghề.

- Linh hoạt đa dạng,

Trang 36

nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sính tiếp tục học lên hoặc đi sâu vào cuộcsống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”  5

Mục tiêu đào tạo của nhà trường tiểu học là; “Giáo dục tiểu học nhằmgiúp học sinh có một nền tảng văn hoá ban đầu vững chắc, có trình độ họcvấn nghe, đọc, nói, viết và làm thông thạo bốn phép tính Hình thành cho họcsinh cơ sở ban đầu về nhân cách, phẩm chất và phát triển”

1.3.1.3 Nhiệm vụ của trường tiểu học

Luật Giáo dục và Điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm vụ và quyềnhạn của trường tiểu học như sau:

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theomục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành

2 Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyếttật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục vàchống mù chữ trong cộng đồng Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáodục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo

sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhận hoànthành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địabàn quản lý của trường

3 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

4 Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theoquy định của pháp luật

5 Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện hoạt động giáo dục

6 Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham giacác hoạt động xã hội trong cộng đồng

7 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Trang 37

 5  12

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học

Mục tiêu của hoạt động giáo dục là bảo đảm kết quả của các hoạt động

GD đạt được mục tiêu giáo dục Quản lý chất lượng giáo dục được thực hiệnthông qua các quá trình đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường và các cơ

sở giáo dục

- Đánh giá công tác quản lý ở trường tiểu học

- Đánh giá chất lượng giáo viên

- Kiểm tra đánh giá về chất lượng học sinh

- Đánh giá phong trào học tập và hoạt động giáo dục trong nhà trường

- Đảm bảo mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học

1.4 Một số vấn đề về quản lý chất lượng dạy học ở trường tiểu học

Hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học chủ yếu bao gồm các nội dung vềcông tác quản lý, hoạt động dạy của GV; hoạt động học của HS và các hoạtđộng về SHCM, bồi dưỡng giáo dục của CBGV

1.4.1 Hoạt động dạy học và giáo dục của GV

Đây là hoạt động trong tâm và quan trong nhất trong hoạt động sư phạmcủa người GV Các hoạt động bồi dưỡng về CMNV, nâng cao trình độ giáodục, đổi mới PPDH đều hướng tới phục vụ cho việc giảng dạy của GV tốthơn và đem lại hiệu quả cao hơn mà thôi

Đây là công việc trọng tâm của GV Thông qua việc nghiên cứu đốitượng HS lớp phụ trách và các điều kiện phục vụ cho việc dạy học, người GVcần thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp, phù hợp với từng đối tượngtrong lớp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất Việc kiểm tra việc xây dựngKHBH của GV nhằm đảm bảo cho mỗi GV trước khi lên lớp đều đã đượcnghiên cứu kĩ bài dạy, tránh tình trạng dạy chay hay chưa thuộc giáo án, hoặcchưa hiểu kĩ về các nội dung dạy học của GV Ngoài ra người GV còn phải

Trang 38

xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục HS theo chủ điểm từngtháng

Việc kiểm tra KHBH, kế hoạch chủ nghiệm lớp của GV có thể tiến hànhvào đầu mỗi buổi học, đầu mỗi tuần học tuỳ theo quy định của mỗi nhàtrường

GV thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục thông qua quá trình dạy họctrên lớp, thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục khác Người quản lí cần có

kế hoạch để dự giờ của GV theo quy định Đối với Hiệu trưởng ít nhất 1tiết/tuần, phó Hiệu trưởng ít nhất 2 tiết/tuần [6] Thông qua dự giờ, ngườiquản lí sẽ nắm bắt được việc thực hiện của GV như thế nào, hiệu quả ra sao

để từ đó đưa ra được những biện pháp thích hợp trong việc bồi dưỡng GV Việc kiểm tra công tác dạy học của GV có thể được thực hiện thườngxuyên hàng ngày thông qua việc theo dõi, dự giờ và cũng có thể thông quacác kì thao giảng GV giỏi hàng kì, hàng năm

Thông qua công tác kiểm tra hàng ngày, người quản lí sẽ phát hiện ranhững vấn đềcòn tồn tại trong dạy học của GV để có thể nhắc nhở, góp ý để

GV hoàn thiện hơn

Thông qua các kì thao giảng, giúp GV tự đánh giá cũng như nhà trườngđánh giá một cách chính xác trình độ CMNV tay nghề của mỗi GV Vì vậyngười quản lí cần xây dựng kế hoạch tổ chức thao giàng hàng năm, hàng kì để

GV tham gia Tổ chức thao giảng cần lưu ý:

+ Tổ chức cho tổ giáo dục tham gia dự giờ một cách nghiêm túc

+ Đánh giá giờ dạy của GV một cách khách quan, công bằng

+ Ghi nhận và đề cao sự tiến bộ của GV

1.4.2 Hoạt động học tập của HS

Thông qua GV quản lý hoạt động học tập của HS Hoạt động đó diễn ra

ở lớp, ngoài lớp, ngoài trường, ở gia đình và được thể hiện qua nhiều hìnhthức: học trên lớp, thực hành, lao động tự học ở nhà

Trang 39

- Xây dựng và quản lí kế hoạch học tập của HS.

Kế hoạch học tập của HS bao gồm học tập chính khoá và các hoạt độngngoài giờ lên lớp [6] được thể hiện trên TKB Ngoài ra, thông qua các tổ chức

xã hội, các tổ chức chính trị xã hội ở địa bàn dân cư như hội cha mẹ HS, hộicựu chiến binh, hội người cao tuổi người GV có thể quản lí được kế hoạchhọc tập của HS ở nhà bằng việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể này đônđốc, nhắc nhở HS trên địa bàn thôn thực hiện giờ giấc học tập

- Tổ chức hoạt động học tập cho HS Sau khi đã xây dựng được kế hoạchhọc tập của HS, người GV có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch đó bằngviệc dạy học của GV, đảm bảo cho GV dạy học và giáo dục đúng theo kếhoạch, TKB đã xây dựng

Để giúp cho hoạt động học của HS được tốt, GV phải chú ý:

+ Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn trong HS

+ Xây dựng và thực hiện nề nếp học tập

+ Áp dụng các hình thức động viên khuyến khích HS học tập

+ Phối hợp với các lực lượng GD để quản lý hoạt động học tập của HS.Cần đề cao vai trò của tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường

- Kiểm tra việc học tập của HS

HS Tiểu học được tổ chức kiểm tra định kì 4 lần/năm học [5] Ngườihiệu trưởng cần tổ chức thực hiện nghiêm túc các kì kiểm tra này để đảm bảođánh giá đúng trình độ và kết quả học tập của HS

Ngoài ra, để đảm bảo theo dõi sát đúng diễn biến chất lượng trong nhàtrường, hàng tháng người quản lí cũng cần tổ chức các lần kiểm tra chất lượngcủa HS Thông qua các lần kiểm tra này, người quản lí cũng như GVCN lớp

sẽ nắm bắt được tình hình chất lượng lớp mình dạy, để từ đó điều chỉnh kếhoạch dạy học, kế hoạch phụ đạo HS yếu cho phù hợp

1.4.3 Hoạt động SHCM của GV

Trang 40

Điều lệ trường Tiểu học đã chỉ rõ: “Tổ giáo dục sinh hoạt định kì 2 tuầnmột lần” [5] Đây là hoạt động hết sức quan trọng đối với các tổ giáo dục cũngnhư với mỗi GV Ngoài nhiệm vụ đơn thuần mang tính chất hành chính như:Đánh giá hoạt động tuần trước và xây dựng kế hoạch hoạt động tuần sau thìSHCM còn là nơi tổ chức các cuộc hội thảo để triển khai các chuyên đề chungcho GV như: Đối mới PPDH, dạy học theo chuẩn KTKN; PP NCKH Đểquản lí hoạt động này, người quản lí cần thực hiện tốt một số biện pháp sauđây:

- Quản lí công tác xây dựng kế hoạch của tổ giáo dục

Trước khi các tổ giáo dục họp, người quản lí cần chỉ đạo các tổ giáo dụcxây dựng kế hoạch hoạt động hàng kì, dự kiến các nội dung sẽ triển khai; dựkiến các điều kiện cần và đủ cho việc tổ chức các hoạt động đó Từ đó để xin

ý kiến chỉ đạo từ BGH

- Quản lí việc tổ chức thực hiện kế hoạch

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch SHCM hàng tuần, BGH cầnphân công người dự để chỉ đạo về mặt nội dung cũng như các hoạt động diễn

ra trong buổi họp; giúp tổ trưởng triển khai các nội dung cũng như việc giảiquyết các vấn đềphát sinh, trả lời các ý kiến của CBGV mà nó ngoài tầmkiểm soát của người tổ trưởng

- Kiểm tra hiệu quả SHCM

Thông qua các buổi SHCM, người quản lí sẽ nắm bắt được hiệu quả cácbuổi SHCM của các tổ so với kế hoạt đặt ra Kiểm tra qua hiệu quả công việc;qua hồ sơ lưu của các tổ giáo dục

1.4.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng CMNV của GV

Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII vềchiến lược thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nêurõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền vớivận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w