1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

một số giải pháp quản lý chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trung tâm gdtx huyện yên định tỉnh thanh hoá

20 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Như vậy vấn đề giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và được coi là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện . Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH đất nước, đồng thời tạo ra cơ hội cạnh tranh nguồn nhân lực trong nước, khu vực và toàn thế giới. Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay vấn đề giáo dục hướng nghiệp chưa được các Trung tâm GDTX nói chung và các trường THPT nói riêng quan tâm đúng mức; hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức triển khai, phổ biến tuyên truyền bằng văn bản, chưa đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế nhu cầu của xã hội, để đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc hướng nghiệp cho học sinh, đảm bảo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Nhận thức của cán bộ quản lý các cấp và giáo viên về giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế; học sinh chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp hoặc nếu có cũng là sự lựa chọn theo những động cơ vô thức của cá nhân, sự lôi kéo của bạn bè, hay sự ép buộc của gia đình Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp Bổ túc THPT và PTTH không xác định được năng lực cá nhân để học tiếp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hay trực tiếp đi vào cuộc sống dẫn đến hậu quả lãng phí thời gian, tiền của và các cơ hội lập nghiệp của bản thân, gia đình và xã hội. Xuất phát từ thực tế trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài cho Sáng kiến kinh nghiệm : “Một số giải pháp quản lý chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở Trung tâm GDTX huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá”. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) trong Trung tâm GDTX, cùng với sự nghiên cứu về thực trạng quản lý GDHN tại Trung tâm GDTX Yên Định-Thanh Hoá, để đề xuất những biện pháp quản lý cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của đổi mới giáo dục cũng như xu thế hội nhập của Đất nước trong giai đoạn hiện nay. - 1 - 3. Nhiệm vụ SKKN: - Từ cơ sở lí luận và cơ sở pháp lý về GDHN cho học sinh Trung tâm GDTX . - Phân tích, đánh giá thực trạng GDHN, hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở Trung tâm GDTX. - Trên cơ sở đó thực hiện một số giải pháp quản lý chất lượng GDHN ở Trung tâm GDTX hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung quản lý chất lượng GDHN ở Trung tâm GDTX Yên Định-Thanh Hoá. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG TÂM GDTX 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý GDHN ở Trung tâm GDTX. 1.1.1. Khái niệm hướng nghiệp: Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sắn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân. 1.1.2. Khái niệm Giáo dục hướng nghiệp: GDHN là hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lí, tri thức, kỹ năng để họ có thể sắn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất và cuộc sống. GDHN góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân công lao động trong xã hội. 1.1.3. Nhiệm vụ của GDHN: Theo Chỉ thị số 33/2003/CT-BGD&ĐT, GDHN có nhiệm vụ: - Giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp. - Tổ chức cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương. - 2 - - Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất. - Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa. 1.1.4. Các con đường hướng nghiệp: *Bao gồm 4 con đường: - Hướng nghiệp qua dạy các môn văn hoá. - Hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông. - Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp. - Hướng nghiệp hoạt động ngoại khoá như: Hoạt động tham quan các cơ sở sản xuất, các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề… 1.1.5. Ý nghĩa của GDHN: GDHN là bộ phận hữu cơ của giáo dục phổ thông. Nó có khả năng điều chỉnh động cơ chọn nghề và hứng thú nghề nghiệp của học sinh theo nhu cầu lao động và sự phân công lao động của xã hội. 1.1.6. Nội dung của GDHN: *Bao gồm 3 nội dung: - Định hướng nghề nghiệp. - Tư vấn nghề nghiệp. - Tuyển chọn nghề là xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của nghề để tuyển người phù hợp vào học hay làm việc. Ba nội dung này có mối liên hệ mật thiết với với nhau, hỗ trợ nhau, trong đó Tư vấn nghề nghiệp là cầu nối giữa Định hướng nghề và tuyển chọn nghể, được biểu diễn theo sơ đồ sau: 3.1.Mối quan hệ của nội dung GDHN Từ ba nội dung trên bổ sung thêm ba nội dung khác tạo thành sáu thành tố trong nội dung GDHN được biểu diễn bằng sơ đồ Platônôp dưới đây: - 3 - Định hướng nghề nghiệp Tuyển chọn nghề nghiệpTư vấn hướng nghiệp Định hướng nghề Đặc điểm yêu cầu hệ thống Thị trường lao động nghề xã hội cần phát triển Tư vấn nghề Phẩm chất năng lực, hoàn cảnh cá nhân Tuyển chọn nghề 3.2.Nội dung GDHN Nội dung cụ thể GDHN ở Trung tâm GDTX Yên Định được bố trí như sau: Nội dung Đã thực hiện Lựa chọn nghề nghiệp tương lai v Năng lực bản thân và truyền thống gia đình v Giới tính và nghề nghiệp v Tìm hiểu một số nghề về Nông - Lâm – Ngư nghiệp. v Tham quan một số đơn vị sản xuất công hoặc nông nghiệp. v Nghề tương lai của tôi. v Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. v Giao lưu với điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi, những gương vượt khó v Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động. v Thảo luận; Tôi muốn đạt được ước mơ của mình. v Tham quan một số trường Đại học (hoặc Cao đẳng), Trung học chuyên nghiệp chuyên nghiệp, dạy nghề tại địa phương. v Định hướng phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương. v Thảo luận: Những điều kiện để thành đạt trong nghề. v Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương. v Tìm hiểu hệ thống đào tạo Đại học và Cao đẳng v - 4 - 1 32 Thảo luận: Thanh niên lập thân, lập nghiệp v Tư vấn nghề. v Hướng dẫn học sinh chọn nghề cụ thể để làm hồ sơ tuyển sinh. v Tham quan hoặc tổ chức hoạt động văn hoá theo chủ đề hướng nghiệp v Làm hồ sơ học nghề hướng nghiệp và Trung cấp nghề v 1.2. Cơ sở pháp lý. Để thực hiện tốt công tác GDHN, ngày 13/9/1981, Hội đồng chính phủ đã đề ra Quyết định số 126/CP “về công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh các cấp THCS và THPT tốt nghiệp ra trường”. Trong đó khẳng định thực hiện phân ban ở cấp THPT trên cơ sở đảm bảo chuẩn bị kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “ coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp của bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc ” Tại điều 3 của Chỉ thị 33-2003/CT-BGD&ĐT, ngày 23/7/2003 cũng đã chỉ rõ: “Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và trung tâm KTTH , theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, giúp học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp hiểu về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”. Điều 33, Luật giáo dục năm 2005 cũng khẳng định: Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. 1.3. Cơ sở thực tiễn: Trung tâm GDTX Yên Định đóng trên địa bàn Thị Trấn Quán Lào huyện Yên Định mà huyện Yên Định là một huyện có địa lý phức tạp, vừa có - 5 - núi, trung du và đồng bằng năm giữa hai con sông là Cầu chày và sông Mã, chưa mưa đã lụt chưa nắng đã hạn, kinh tế thuần nông. Bình quân thu nhập đầu người thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh ( dưới 200 USD/người/năm). Đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động GDHN đã được tiến hành theo chương trình kế hoạch quy định. Tuy nhiên hiệu quả đạt được còn hạn chế, quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện còn bộc lộ những tồn tại nhất định. Biểu hiện rõ nhất của thực tế đó là: Học sinh lúng túng trong việc lựa chon nghề nghiệp sau tốt nghiệp Bổ túc THPT dẫn đến phần đa học sinh có học lực trung bình khá trở lên đăng ký thi vào các trường đại học, cao đẳng, tuy nhiên kết quả đỗ lại đạt thấp. Mặt khác một bộ phận học sinh có lực học trung bình lại tự ti, không tham gia học tập các trường dạy nghề, THCN (trung học chuyên nghiệp), cao đẳng. Như vậy hai khuynh hướng trên đều dẫn tới hệ quả tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp Bổ túc THPT chủ yếu trực tiếp đi vào cuộc sống lao động, trong khi đó khả năng của các em có thể tham gia học tập tại các trường nghề, THCN hoặc cao đẳng nghề để đáp ứng nhu cầu lao động tại địa phương, trong cả nước hoặc có thể xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn đã nêu là tiền đề cho việc tìm hiểu thực trạng và tìm ra Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng GDHN ở Trung tâm GDTX mà tôi sẽ trình bày tại phần hai. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG TÂM GDTX YÊN ĐỊNH – THANH HOÁ 2.1. Đặc điểm tình hình: Trung tâm GDTX&DN Yên Định được thành lập tháng 9 năm 1972. Năm 1976 huyện Yên Định tháp nhập với 15 xã của huyện Thiệu Hoá và đổi tên thành trường BTVH đa chức năng huyện Thiệu Yên. Đến tháng 1 – 1991 trường BTVH tháp nhập với Trung tâm dạy nghề huyện thành trường giáo dục bổ túc Thiệu Yên. Tháng 1 năm 1992 Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Thanh Hoá chỉ đạo xây dựng thí điểm xây dựng Trung tâm GDTX cấp huyện đầu tiên của tỉnh và ngành GDTX cả nước. Đến tháng 1 năm 1997 thực hiện chủ trương chia tách huyện của chính phủ. Trung tâm GDTX&DN Thiệu Yên được đổi thành Trung tâm GDTX&DN Yên Định . - 6 - Đến tháng 5 năm 2011 Trung tâm GDTX&DN Yên Định thực hiện chủ trương chia tách thành hai Trung tâm Dạy nghề Yên Định và Trung tâm GDTX Yên Định. Cán bộ, nhân dân và con em Yên Định có truyền thống cách mạng , có tinh thần tự lực và hiếu học. Là huyện dẫn đầu của tỉnh về xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh Trung tâm GDTX Yên Định –Thanh Hoá được thể hiện: * Đối với Giáo viên văn hoá: - Chú ý phát triển về số lượng, chủng loại và có trình độ ĐHSP trở lên. - Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, tham gia học tập thường xuyên các chuyên đề của Bộ quy định, 100% dự thi chương trình BDTX đạt yêu cầu, có 60% đạt khá, giỏi. - Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, tổ chức trao đổi kinh nghiệm, mở các hội nghị khoa học cấp trường để nâng cao kiến thức và chất lượng giảng dạy cho giáo viên. - Thành lập Hội đồng thanh tra chuyên môn tất cả giáo viên dạy văn hoá tại Trung tâm GDTX . - Chú ý bồi dưỡng giáo viên giỏi các cấp. - Cử giáo viên dạy Sinh – Lý đi tập huấn để vừa dạy văn hoá vừa dạy nghề. - Cử giáo viên đi học thạc sĩ ở các môn văn hoá : Văn – Lý. Số lượng và chất lượng giáo viên dạy văn hoá Năm học Tổng số Giáo viên Giáo viên giỏi Có SKKN Có ĐDDH Ghi Cấp huyện Cấp tỉnh 2008-2009 40 4 1 20 19 2009-2010 45 4 1 20 19 2010-2011 46 Không tổ chức thi 20 22 * Giáo viên dạy nghề. Những năm trước đây khi đang còn là Trung tâm GDTX&DN định biên giáo viên dạy nghề cho Trung tâm chỉ có 3 – 4 giáo viên. Song sau khi tách nghề thì Giáo viên Sinh vật và giáo viên Nông lâm trở thành giáo viên dạy hướng nghiệp dạy nghề và giáo viên dạy Trung cấp nghề Hà Nam liên kết đào tạo. - Phải giỏi về giảng dạy nghề của mình. Song phải biết làm Makettinh, nắm bắt nhu cầu và tổ chức có hiệu quả. - Tự học có hiệu quả và chuyển đổi thêm 1 nghề phù hợp: * Chất lượng giáo dục đạo đức. - 7 - Giáo dục đạo đức cho học sinh cần được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Muốn học sinh học tập tốt thì học sinh phải được tu dưỡng rèn luyện, chấp hành kỹ luật tốt. Bảng xếp loại Đạo đức Năm học Tổng số Học sinh Xếp loại học sinh Ghi chú Tốt Khá TB Yếu 2008-2009 975 720 200 54 1 2009-2010 764 552 150 36 1 25 HV không xếp loại 2010-2011 557 392 112 27 0 25 HV không xếp loại * Chất lượng học sinh : Do đặc thù ngành học là chất lượng đầu vào thấp cho nên việc tổ chức giảng dạy phải phù hợp với từng học sinh. - Phải tăng cường phụ đạo – bồi dưỡng học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng đồng đều. - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, đúc rút phương pháp giảng dạy và hỗ trợ học sinh để nâng cao chất lượng. - Hai việc trên đã trở thành nề nếp trong các năm qua ở Trung tâm nên chất lượng học sinh mỗi năm được nâng lên. Bảng kết quả xếp loại học sinh văn hoá Năm học Tổng số Học sinh Xếp loại ( %) Ghi chú Giỏi Khá TB Yếu Kém 2008-2009 975 0 120 818 35 2 2009-2010 764 0 90 645 28 1 2010-2011 557 0 89 451 17 0 Bảng số liệu kết quả học sinh giỏi hàng năm Năm học Học sinh giỏi Cấp huyện Học sinh giỏi Cấp tỉnh Ghi chú 2008-2009 8 5 2009-2010 9 7 2010-2011 18 15 Tóm lại về đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý (môn thừa giáo viên, môn thiếu giáo viên) trong đó thiếu giáo viên có chuyên môn về giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, nên hiệu quả GDHN đạt thấp. 2.2. Một số kết quả về công tác GDHN: - 8 - Trong những năm gần đây công tác giáo dục hướng nghiệp bước đầu được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định, góp phần vào quá trình hình thành và phát triển của nhà trường. Năm học 2009-2010, Trung tâm GDTX đã triển khai đồng bộ công tác GDHN thông qua đội ngũ giáo viên bộ môn, GVCN, kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khoá kết quả số học sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH chiếm tỉ lệ 43,4% (giảm so với năm 2008-2009) số học sinh đăng ký dự tuyển vào các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp chiếm 20-25% (tăng 10% so với năm học 2008-2009). Năm học 2009-2010 Trên cơ sở kết quả triển khai của năm học 2008- 2009, Trung tâm đã tổ chức liên kết với Trường Cao Đẳng nghề chế biến gỗ Hà Nam tổ chức dạy Trung cấp nghề cho gần 100 học sinh khối 10 và đến nay chuẩn bị tốt nghiệp vào tháng 4 năm 2012., các em học Trung cấp không phải đóng học phí mà hàng tháng nếu đi học đầy đủ còn được hỗ trợ 20.000 đồng tiền giấy bút. Trung tâm lại được thêm một khoản tiền quản lý trên đầu học sinh học nghề làm phúc lợi. Năm học 2010-2011, công tác giáo dục hướng nghiệp được thực hiện theo chương trình phân ban từ lớp 10. Hoạt động định hướng nghề, tư vấn nghề được tiến hành hiệu quả, tỉ lệ học sinh tham gia dự tuyển vào các trường THCN chiếm 35-40% (tăng 15-20% so với năm 2009-2010) theo đó số học sinh sau tốt nghiệp Bổ túc THPT trực tiếp tham gia lao động sản xuất tại địa phương đã giảm (giảm từ 60 - 70%, năm 2008-2009 xuống còn 45 - 50% năm 2009-2010) Phát huy tính tích cực của nhu cầu xã hội và định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp BTTHPT các em có bằng Trung cấp nghề Mộc, Khảm Trai, Điêu Khắc được giới thiệu việc làm hoặc học lên Cao Đẳng và nhiều lợi ích khác . Trung tâm GDTX Yên Định năm học 2010-2011 liên kết tiếp mở 3 lớp Trung cấp Mộc, Khảm Trai, Điêu Khắc với số học sinh là 120 học sinh . Năm học 2011-2012 Trung tâm định hướng và 100% học sinh Khối 10 đã đăng ký học Trung cấp nghề với số lượng 178 học sinh chia làm 4 lớp . Đạt được kết quả như vậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Nhận thức của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có sự thay đổi tích cực; công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra của Ban giám đốc trung tâm được thực hiện đồng bộ; kinh tế – xã hội của địa phương có bước phát triển, đã tác động đến nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Hơn nữa cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục từng bước được đầu tư, trang cấp đáp ứng một phần hoạt động dạy học cũng như hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Trên cơ sở kết quả công tác GDHN trong những năm gần đây, đã giúp cho học sinh tự tin hơn trong quá trình lựa chọn đăng ký dự tuyển vào các trường THCN, cao đẳng, đại học, theo đó, kết qủa trúng tuyển cũng chiếm tỉ - 9 - lệ tốt hơn. Hơn thế, số học sinh trực tiếp lao động sản xuất tại địa phương cũng đã chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế góp phần hình thành các mô hình sản xuất đạt hiệu quả, tạo ra sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.3. Một số tồn tại của công tác quản lý GDHN ở Trung tâm GDTX Yên Định-Thanh Hoá: Mặc dù công tác quản lý GDHN đạt được một số kết quả bước đầu song vẫn bộc lộ những tồn tại dẫn đến công tác GDHN của Trung tâm chưa phát huy hết hiệu quả theo các mục tiêu đã đề ra. Trước hết từ nhận thức của cán bộ quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác quản lý GDHN chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi như mục tiêu giáo dục đặt ra; Chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và Đất nước. Đội ngũ giáo viên thực hiện công tác GDHN trong quá trình cung cấp lượng kiến thức, thông tin về nghề nghiệp cho học sinh còn hạn chế; lượng thông tin về các trường đại học, cao đẳng được truyền tải tương đối đầy đủ, bằng nhiều hình thức song khả năng điều kiện của học sinh có thể tham dự và trúng tuyển là rất thấp. Trái lại thông tin về các trường THCN, trường nghề và đặc biệt là thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và Đất nước lại không đầy đủ. Thực trạng trên dẫn đến đa số học sinh kết hợp giữa sự lựa chọn cảm tính của bản thân, sự lôi kéo của bạn bè, áp lực của gia đình, quyết định lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp, không đạt được mục tiêu đặt ra, mà kết quả cuối cùng là lúng túng, bức xúc và lãng phí thời gian, tiền của khi buộc phải tham gia lao động sản xuất tại địa phương. Hơn nữa, cơ sở vật chất của nhà trường cũng chưa thực sự đáp ứng đầy đủ công tác GDHN; công tác xã hội hoá GDHN cũng chưa được quan tâm đúng mức: Tại huyện Yên Định-Thanh Hoá có 06 trường THPT và 01 Trung tâm GDTX, 01 Trung tâm Dạy nghề và 27 Trung tâm học tập cộng đồng của 27 xã, thị trấn nhưng chưa có trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp (TTGDKTTH-HN); công tác thông tin, tuyên truyền và GDHN của các tổ chức đoàn thể huyện, các trung tâm học tập cộng đồng các xã chưa được chú ý. Sở dĩ có thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, song tập trung vào một số nguyên nhân: Nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, lãnh đạo Trung tâm, đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác GDHN chưa đầy đủ; quá trình tổ chức GDHN hướng nghiệp trong Trung tâm còn lúng túng, chưa gắn với thực tế; cơ sở vật chất phục vụ cho - 10 - [...]... để định hướng đào tạo nghề phục vụ nguồn nhân lực xuất khẩu lao động CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG TÂM GDTX HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HOÁ Xuất phát từ thực trạng trong công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp ở Trung tâm GDTX Yên Định -Thanh Hoá tôi đã đề xuất và cùng với Ban GDHN thực hiện “ Một số giải pháp quản lý chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở Trung tâm. .. trên cơ sở khoa học, qua phân tích đánh giá thực trạng và mạnh dạn đề xuất 7 biện pháp quản lý Giáo dục hướng nghiệp ở Trung tâm GDTX Yên Định -Thanh Hoá Sáng kiến kinh nghiệm đã tập trung vào 7 biện pháp quản lý GDHN ở Trung tâm GDTX Yên Định -Thanh Hoá vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính cụ thể đó là: 1.1 Quản lý việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về GDHN 1.2 Quản lý bồi... GDHN - Quản lý bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực hiện công tác GDHN trong Trung tâm GDTX - Quản lý Giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy các môn học trong Trung tâm GDTX - Quản lý GDHN thông qua các hoạt động ngoại khoá: - Quản lý việc tăng cường cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục cho công tác GDHN - Quản lý tốt việc phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia thực hiện GDHN - Quản lý. .. dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực hiện công tác GDHN trong Trung tâm GDTX 1.3 Quản lý Giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy các môn học trong Trung tâm GDTX: 1.4 Quản lý GDHN thông qua các hoạt động ngoại khoá: 1.5 Quản lý việc tăng cường cơ sở vật chất – Thiết bị giáo dục cho công tác GDHN 1.6 Quản lý tốt việc phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia thực hiện GDHN 1.7 Quản lý GDHN thông... cầu tâm, sinh lý của nghề; kiến thức - 14 - về tâm lý học: (Tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học lao động, tâm lý học xã hội, tâm lý học giao tiếp, tâm lý học ứng xử, tâm lý học quản lý) ; kiến thức về phương pháp GDHN (phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, ); Kiến thức về tư vấn hướng nghiệp: (Tư vấn sơ bộ và tư vấn chuyên sâu) Để làm tốt nhiệm vụ GDHN giáo viên không... tác xã hội hoá GDHN chưa thực sự được quan tâm, năng lực của giáo viên về hoạt động GDHN còn hạn chế 2.4 Một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trong công tác quản lý GDHN ở Trung tâm GDTX Yên Định -Thanh Hoá: Xuất phát từ những kết quả đã đạt được và những tồn tại nêu trên, tôi nhận thấy có 7 vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết: - Quản lý việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao... cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 4 Chỉ thị số 33/CT-BGD&ĐT 5 Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức Nhà nước ngành giáo dục và đào tạo của Học viện Quản lý giáo dục – năm 2007 6 Tạp chí Giáo dục tháng năm 2006 - 19 - 7 Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD &ĐT Thanh Hoá về công tác GDHN năm học 2009-2010, 2010-2011 8 Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 của Trung. .. sở vật chất đảm bảo các điều kiện dạy và học cho các Trung tâm GDTX - Thành lập ở mỗi huyện, thị xã một trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp - Thu hút nhiều dự án đầu tư xây dựng để tạo việc làm cho người lao động - Tiếp tục thực hiện chủ trương xuất khẩu lao động ra nước ngoài 2.3 Sở GD&ĐT Thanh Hoá: - Tham mưu cho UBND tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện cho công tác GDHN (Cơ sở vật chất, ... sau: Giám Đốc Ban Giáo dục hướng nghiệp Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên bộ môn Tổ chức đoàn thanh niên Ban đại diện phụ huynh Tổ chức xã hội Thư viện Trung Tâm Y tế Trung Tâm Trung tâm HTCĐ 3.2 Sơ đồ Ban GDHN Việc xây dựng hệ thống và cấu trúc của Ban GDHN trong Trung tâm GDTX thể hiện những mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận trong Trung tâm GDTX và ngoài xã hội - Đối với cán bộ giáo viên: Kết hợp... vật chất, việc thành lập các Trung tâm GDKTTH-HN, ) - Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hiện công tác GDHN - Tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra công tác GDHN tại các Trung tâm GDTX 2.4 .Trung tâm GDTX Yên Định: : - Thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về công tác GDHN trong Trung tâm - Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên trong đó có giáo viên thực hiện công tác . GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG TÂM GDTX HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HOÁ Xuất phát từ thực trạng trong công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp ở Trung tâm GDTX Yên Định -Thanh. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG TÂM GDTX 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý GDHN ở Trung tâm GDTX. 1.1.1. Khái niệm hướng nghiệp: Hướng nghiệp là một hệ. tâm GDTX Yên Định -Thanh Hoá tôi đã đề xuất và cùng với Ban GDHN thực hiện “ Một số giải pháp quản lý chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở Trung tâm GDTX huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá trong năm học

Ngày đăng: 15/11/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w