LE CONG THUAN
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CHAT LUGNG DAY HOC MON TOAN
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CAN LỘC, TĨNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYEN NGANH: QUAN LY GIAO DUC
MA SO: 60.14.05
Trang 2Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIIH Đảng cộng sản Việt Nam đã xác
định: “ Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và “lập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị du kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực tự học, sáng tạo cua hoc sinh” [10, 107]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Đổi mới tí duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế
quản lý để tạo bước chuyển biến cơ bản và toàn diện của nên giáo dục nước ,
nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới ” và “ Uu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên "[13, 206-207]
Khi nói đến nhà trường là nói đến hoạt động dạy và học, vì thế quản lý được chất lượng dạy học sẽ góp phần cơ bản tạo ra chất lượng giáo dục và chất lượng nhà trường Trước yêu cầu đôi mới của giáo dục phô thông thì việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đổi mới công tác quản lý chất lượng dạy học nói riêng trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Mơn Tốn là mơn học quan trọng ở trường trung học cơ sở, môn học có số tiết nhiều nhất trong tuần Công tác quản lý chất lượng dạy học nói chung, quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn nói riêng ở các trường trung học cơ sở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, vẫn
Trang 3Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường rung học cơ
sở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh "
2 Mục đích nghiên cứu
Xác định các giải pháp quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở trường THCS 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường trung học cơ sở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định đúng cơ sở lý luận, làm rõ thực trạng quản lý chất lượng dạy học mơn tốn ở trường THCS huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thì có thé dé xuất được các giải pháp hiệu quả nhằm quản lý chất lượng dạy học bộ môn này trên địa bàn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng dạy học môn Toán ở trường THCS
5.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng dạy học môn Toán ở các trường trung học cơ sở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường trung học cơ sở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 46.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra; phỏng vấn - Tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Phương pháp thống kê để xử lý số liệu 7 Những đóng góp của luận văn
7.1 Hệ thống hóa lý luận về quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở trường trung học cơ sở
7.2 Làm rõ thực trạng quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường trung học cơ sở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
7.3 Đưa ra được các giải pháp khoa học và có tính khả thi để quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường trung học cơ sở huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
+ Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường trung học cơ sở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Trang 51.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục - Đào tạo là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Trong thời đại của nền kinh tế tri thức thì vai trò của giáo dục và quản lý giáo dục càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục trong và ngoài
nước Bên cạnh những công trình nghiên cứu có tính chất tổng quan về quản lý giáo dục thì các công trình nghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý các thành tố của quá trình sư phạm trong nhà trường ngày càng chiếm vị trí quan trọng bởi nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục- đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội
Nhà giáo dục học Xô - Viết V.A Xukhomlinxki khi tông kết những
kinh nghiệm quản lý chuyên môn trong vai trò là người hiệu trưởng nhà trường, đã cho rằng: "Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động dạy học" [25] V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như thất bại qua kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ của hiệu trưởng, cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự phân công hợp lý, sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất quản lý giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu hoạt động dạy học đã đề ra
Trang 6Đầu thế kỷ XXI, vẫn đề nhân lực chất lượng cao ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia Ở Việt nam việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học bộ môn nói riêng trong các nhà trường ngày càng trở nên quan trọng Ngồi những cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà trường nói chung của các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang; Phạm Viết Vượng: Nguyễn Văn Lê; Hà Sỹ Hồ; Lê Tuấn thì vẫn đề nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của GV đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, có thê kê đến:
- Dé tai khoa học công nghệ trọng điểm cấp Bộ của nhóm tác giả: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi (chủ nhiệm đề tài); PGS.TS Phạm Minh Hùng: PGS TS Thái Văn Thành: "Thực trạng và các giải pháp phát triễn đội ngũ giáo viên" (2006) Nhóm tác giả đó nêu lên nguyên tắc chung về nâng cao chất lượng của đội ngũ GV như: Xác định đầy đủ nội dung hoạt động chun mơn; Xây dựng hồn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn của GV; Tổ chức đánh giá, xếp loại chuyên môn của GV
- Trần Bá Hoành trong công trình nghiên cứu của mình cũng đã đề cập đến việc đối mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát triển các phương pháp tích cực, tăng cường phương pháp học tập, tự học trong
việc đối mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông
- Nhiều Hội thảo khoa học bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học bộ môn được tô chức rộng Tãi ở nhiều trường đại học, cao đăng và Viện nghiên cứu trên cả nước, có thể kế đến Hội thảo của Sở Giáo dục Cần Thơ về “ Hướng dẫn giảng dạy mơn tốn THCS, THPT năm học 2009- 2010” rất thiết thực và ý nghĩa đối với việc quản lý nâng cao chất lượng
Trang 7giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường
THCS trên địa bàn vên đô thành phố Cao Lãnh- Đồng Tháp” của tác gia Tang
Thị Kim Dung, “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học mơn tốn ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Như Thanh, tính Thanh Hóa” của tác giả Võ Tâm Đan- Trường Đại học Vĩnh, “Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo chương trình phân ban ở các
trường THPT huyện Hoằng Hoá- tỉnh Thanh Hoá” của tác giả Bùi Khắc
Hùng- Đại học Vĩnh
Nhìn chung các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, hay quản lý quá trình dạy học nói chung mà ít đề cập đến các giải pháp cụ thể để quản lý chất lượng dạy hoc từng bộ môn đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường THCS
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quá trình dạy học 1.2.1.1 Hoạt động dạy học:
Có nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động dạy học, có thê kê đến:
- "Day học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động
nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy và hình thành
thế giới! quan khoa học” (PGS TS Thái Văn Thành; Th.S Chu Thị Luc)
Trang 8giáo dục
Nhìn chung, các tác giả đều coi hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng nhất của nhà trường và cho rang đó là "hoạt động được tổ chức trong
nhà trường bằng phương pháp sư phạm đặc biệt, nhằm trang bị cho học sinh
hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn"
Hoạt động dạy học trong nhà trường diễn ra theo một quá trình nhất định gọi là quá trình dạy học
1.2.1.2 Quá trình dạy học
Theo GS TS Phạm Viết Vượng: Quá trình dạy học là một hệ thống có cấu trúc gồm nhiều thành tố, mỗi thành tô có vị trí xác định, có chức năng
riêng và chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi thành tố có quy luật riêng và đồng thời tuân theo quy luật chung của toàn hệ thống Sự vận động và phát triển của quá trình dạy học là kết quả của quá trình tác động biện chứng giữa các thành tố nói trên Kết quả dạy học là kết quả phát triển tổng hợp của toàn hệ thống Như vậy, muốn nâng cao chất lượng quá trình dạy học phải nâng cao chất lượng của từng thành tô và đồng thời nâng cao chất lượng tổng
hợp của toàn hệ thống
Quá trình dạy học với tư cách là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố câu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học; thầy với hoạt động dạy; trò với hoạt động học; phương pháp và phương tiện dạy học; kết quả dạy học
+ Mục đích và nhiệm vụ dạy học phản ánh một cách tập trung những yêu
Trang 9được cụ thê hóa qua các nhiệm vụ dạy học vì thế mục đích và nhiệm vụ dạy học là nhân tố giữ vị trí hàng đầu và có chức năng định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình dạy học
+ Nội dung dạy học bao gồm: Hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà học
sinh cần năm vững trong quá trình dạy học Nội dung dạy học bị chi phối bởi mục đích, nhiệm vụ dạy học nhưng đồng thời nó lại quy định việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học
+ Các phương pháp, phương tiện dạy học là con đường, cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học
+ Trong quá trình dạy học, người thầy giáo với hoạt động dạy có chức
năng tổ chức, lãnh đạo, điều khiến hoạt động học tập của hoc sinh Tuy nhiên
mọi tác động của người dạy chỉ là những tác động bên ngoài Chất lượng và hiệu quả dạy học phụ thuộc vào chính hoạt động chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng của người học Tất cả các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học tồn tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất với nhau
1.2.2 Chất lượng; Chất lượng dạy học; Chất lượng dạy học môn Toán
1.2.2.1 Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm được xem xét từ những bình diện khác
nhau Có nhiều cách hiểu về chất lượng giáo dục, ví dụ:
- Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật, cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia, phân biệt với số lượng, tăng trưởng số lượng đến mức nào đó thì làm thay đối chất lượng” [27, 196]
Trang 10- Chất lượng được xem xét trên cơ sở những thuộc tính đo được Điều đó có nghĩa là chất lượng có thể được đo lường khách quan và chính xác Một sự vật có thuộc tính nào đó “cao hơn” cũng có nghĩa “tốt hơn” và do đó cũng “đắt
hon”
- Chất lượng được xem xét như sự phù hợp với nhu cầu Các sản phẩm va dịch vụ được “sản xuất” một cách chính xác với những “đặc tính kỹ thuật “
đã định; mọi sự lệch lạc đều dẫn đến giảm chất lượng
- Chất lượng là sự phù hợp về mục đích (mục tiêu ); là “đáp ứng được nhu cầu khách hàng” Chất lượng được xem xét đơn giản chỉ trong con mắt của người chiêm ngưỡng sự vật hoặc sử dụng chúng
Như vậy, tuy tiếp cận từ nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả
đều thống nhất rằng:
- “Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng thể hiện ra bên ngồi thơng qua các thuộc tính Nó là sự liên kết các thuộc tính của sự
vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể bao quát toàn bộ sự vật và
không tách khỏi sự vật” Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính
quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi
sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng
- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu Mục tiêu ở đây được hiểu một
cách rộng rãi, bao gồm các sứ mạng, mục đích, v.v còn sự phù hợp với mục tiêu có thể là đáp ứng mong muốn của những người quan tâm là đạt hay vượt
qua các tiêu chuẩn đặt ra
1.2.2.2 Chất lượng hoạt động dạy học
Theo quan điểm GS TS Nguyễn Hữu Châu thì:
Chất lượng hoạt động dạy học có được khi đảm bảo:
Trang 11- Chất lượng quản lý quá trình dạy học (M): Bộ máy quản lý; hoạt động quản lý; Hoạt động dạy học; Hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động dạy học
- Chất lượng đầu ra (O): Sự phát triển của người học; Lợi ích xã hội
Ba thành tố nói trên được xem xét trên nền một hoàn cảnh cụ thể (C): dân cư; chính sách phát triển GD; nhận thức và thái độ của cộng đồng; tình trạng phát triển KT-XH
Ngoài ra chất lượng hoạt động dạy học còn được hiểu chính là chất lượng các yếu tố cấu thành của hoạt động dạy học (Chất lượng hoạt động dạy, Chất lượng hoạt động học) Hay chất lượng dạy học là mức độ đạt được mục tiêu dạy học đặt ra
Các quan niệm nói trên tuy khác nhau nhưng đều có điểm chung khi coi chất lượng hoạt động dạy học suy cho cùng đó là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ được hình thành ở người học, đáp ứng được mục tiêu của cấp hoc dat ra
Khái niệm chất lượng dạy học liên quan mật thiết với khái niệm hiệu quả dạy học Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến các mục tiêu đã đạt đến mức
độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường về chi phí tiền của, sức
lực, thời g1an ít nhất nhưng đem lại hiệu quả cao nhất
Chất lượng dạy học là phạm trù động, thay đổi theo thời gian và thay đổi
theo bối cảnh: Chất lượng được nhìn dưới góc độ của sự thành đạt, dưới góc độ nguồn lực, dưới góc độ là một quá trình, từ góc độ nội dung, từ góc độ đầu ra Chất lượng dạy học được nhìn dưới góc độ là giá trị tăng thêm, cách nhìn này muốn nói đến tác động ảnh hưởng của nhà trường trong hệ thống giáo dục đối với mọi người, nghĩa là chất lượng dạy học càng cao thì càng làm phong phú kiến thức, thái độ giá trị hành vi của người học
Trang 12mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, kế hoạch dạy học; phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và chất lượng đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.2.2.3 Chất lượng dạy học mơn Tốn
Chất lượng dạy học mơn Tốn là mức độ đạt được mục tiêu dạy học mơn Tốn đề ra, hay đó chính là mức độ đạt được yêu cầu đặt ra về kiến thức toán
học, kỹ năng giải toán, và hệ thống thái độ cần thiết ở người học sinh
Đề đánh giá chất lượng dạy học môn Toán có thể dựa vào việc đánh giá chất lượng học Toán của học sinh và chất lượng dạy Toán của giáo viên (trong đó chất lượng học Toán của học sinh là cơ bản)
a) Chat lượng học tập mơn Tốn của học sinh
Chất lượng học tập mơn Tốn của học sinh thê hiện ở chất lượng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, chất lượng giờ học trên lớp, chất lượng tự học và kết quả học tập của học sinh về mơn Tốn
a1) Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh:
Để học sinh tiếp thu bài học trên lớp được tốt thì việc chuẩn bị tốt bài ở
nhà là một việc rất quan trọng Chuẩn bị bải ở nhà có nhiều nội dung như: ôn tập lý thuyết, làm bài tập của bài học trước, nghiên cứu, tự học các nội dung của bài học mới
Đặc biệt với mơn Tốn, kiến thức của các bài học có liên quan chặt chẽ với nhau, vì thế ở nhà học sinh cần ôn tập kỹ các kiến thức đó học ở tiết
trước, làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa, chỗ nào không hiểu thì
cần đánh dấu để hỏi thêm ở thây, ở bạn Để tạo điều kiện tiếp thu bài mới
được tốt, sau khi đó hồn thành ơn bài cũ và làm bài tập, mỗi học sinh cần đọc
trước bài học mới một số lần, chỗ nào chưa hiểu thì trong giờ lờn lớp cần tập
trung hơn khi nghe giảng để hiểu vấn đề và mạnh dạn trao đổi với thầy cô
Trang 13cho việc học và làm bài tập ở nhà và các em sẽ có điều kiện tìm hiểu và làm các bài tập nâng cao cũng như giành thời gian cho học các môn học khác
a2) Chất lượng giờ học trên lớp:
Chất lượng giờ học trên lớp phụ thuộc vào việc chuẩn bị bài dạy, thể hiện bài dạy về phía giáo viên và việc chuẩn bị bài, ý thức học tập cũng như phương pháp học tập về phía học sinh Khi giáo viên đó chuẩn bị bài chu đáo, giảng dạy tích cực, nhiệt tình thì mỗi học sinh cần có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài đầy đủ, nghiêm túc và có phương pháp học tập đúng đắn Giữa thầy giáo và học sinh cần có sự phối hợp nhịp nhàng trên tinh thần thầy chủ động truyền thụ kiến thức, trò chủ động trong việc xây dựng và lĩnh hội kiến thức Giáo viên gợi mở cho học sinh hướng giải quyết vẫn đề, HS tham gia xây
dựng bài học để từ đó lĩnh hội kiến thức bài học một cách tốt nhất
a3) Chất lượng tự học của học sinh:
Vấn đề tự học của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập Qua tự học, học sinh ôn lại kiến thức đó học, làm các bải tập có liên quan đến phần lý thuyết đó được tiếp thu đồng thời các em có thể nghiên cứu thêm các tai liệu tham khảo, các vấn đề nâng cao so với các kiến thức trong sách giáo khoa Đề công tác tự học của HS có kết quả tốt cần có sự hướng dẫn của thầy cô giáo như về việc lập kế hoạch tự học, nội dung tự học, cách thức tiến hành
tự học Ngoài ra việc kiểm tra vấn đề tự học của HS theo kế hoạch đề ra cũng
góp phần quan trọng cho các em hoàn thành kế hoạch tự học a4) Kết quả học tập của học sinh:
Kết quả học tập của học sinh phản ánh chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập Kết quả học tập của học sinh được đánh giá trên 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ Chỉ có xác định đúng những kiến thức, kỹ năng, thái
Trang 14b) Chất lượng dạy học Toán của giáo viên
Chất lượng dạy học thê hiện ở việc giáo viên lên kế hoạch dạy học, việc thực hiện đúng, đủ chương trình, đảm bảo chất lượng bài soạn, chất lượng giờ
lên lớp, chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh b1) Kế hoạch dạy học:
Giáo viên phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cho cả năm học, từng học
kỳ, từng tháng, từng tuần và cho từng tiết học
Để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp cần xác định rõ mục tiêu công tác giảng dạy của giáo viên, chỉ tiêu đạt được của từng lớp mà họ được phân công giảng dạy Việc đề ra chỉ tiêu phẫn đấu cho từng lớp cân dựa vào chất lượng đầu năm học, đồng thời giáo viên cần xác định được các biện pháp để đạt được các chỉ tiêu đề ra
b2) Việc thực hiện chương trình dạy học:
Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường phố thụng VỀ nguyên tắc, chương trình là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành
Giáo viên phải nắm vững chương trình dạy học bộ môn, thực hiện đúng, đủ chương trình, không được tùy tiện thay đôi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung, chương trình dạy học
Giáo viên cần năm vững những vấn đề sau đây để có thể thực hiện đúng, đủ chương trình:
- Những nguyên tắc cầu tạo chương trình dạy học Toán cấp THCS
- Những nguyên tắc cầu tạo chương trình dạy học Toán trong năm học và nội dung, kiến thức của năm học
- Phương pháp dạy học đặc trưng của mơn Tốn - Kế hoạch dạy học mơn Tốn
Trang 15Đề mỗi tiết học Toán có chất lượng và hiệu quả cao thì khâu chuẩn bị bài
soạn một cách chu đáo là một trong những yếu tố rất quan trọng
Giáo viên khi lập kế hoạch soạn bài cần tìm hiểu kỹ càng nội dung kiến
thức, nếu gặp những vẫn để khó cần trao đôi thống nhất cách khai thác kiến thức trong tổ chuyên môn, tích cực tìm kiến bô sung những tư liệu mới vào
bài giảng, chuẩn bị những điều kiện vật chất kỹ thuật cần cho bài giảng
Ngoài ra, mỗi giáo viên cần căn cứ vào chương trình dạy học bộ môn, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, căn cứ vào năng lực, trình độ học sinh từng lớp và nội dung từng bài, từng tiết cụ thể để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách thức tô chức quản lý giờ học phự hợp để tiết dạy đạt chất lượng tốt Với mỗi bài soạn cho từng tiết dạy cần thể hiện rõ các bước lên lớp, nội dung trọng tâm của tiết học, hoạt động của thay, hoạt động của trò, việc sử dụng thiết bị, đồ dựng dạy học, củng cố và hướng dẫn học sinh học ở nhà
Việc chuẩn bị bài soạn một cách cần thận, chu đáo trong đó có tính đến đặc thù nội dung từng tiết học cụ thể cũng như khả năng tiếp thu của học sinh từng lớp, từng em học sinh sẽ tạo điều kiện cho giáo viên thê hiện bài giảng
một cách tốt nhất
b4) Chất lượng giờ lên lớp của giáo viên:
Chất lượng giờ lên lớp có vai trò quan trọng đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên Khi giáo viên đó thực hiện tốt khâu soạn bài thì họ sẽ có tâm
thế tốt để thực hiện bài dạy của mình khi lên lớp
Ngoài chuẩn bị bài chu đáo, để tiết học thành công người giáo viên cần
sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp, khéo léo hướng dan dé hoc sinh tích cực tham gia phát biểu xây dung bai, gitip các em tích cực, chủ động trong việc xây dựng bài và lĩnh hội kiến thức của bài học đồng thời giáo viên cần sử dụng thiết bị, đồ dựng dạy học phù hợp từng tiết học, bài học cụ thê
Trang 16trong quá trình giáng dạy của giáo viên Việc kiểm tra đánh giá cần tiến hành công bằng, chính xác, khách quan và điều quan trọng là cần căn cứ vào chuẩn
kiến thức do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành để tiến hành kiểm tra, đánh giá
Dạng đề kiểm tra và mức độ yêu cầu đạt được cho đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên cần được trao đôi, bàn bạc thống nhất trong t6 nhóm chuyên môn
Giáo viên cần tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra đúng theo quy định của phân phối chương trình môn học, chấm bài công bằng, chính xác, trả bài đúng thời gian quy định
1.2.3 Quản lý, quản lý chất lượng dạy học; Quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn THCS
1.2.3.1 Quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý:
- Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động
- Quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện
có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến
trạng thái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới
- Quản lý một hệ thống xã hội là tác động đến tập thể người - thành viên
của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến
- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ
chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động
- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của
từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội
- Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có
hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó
Trang 17- Quan lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội
- Quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc và đạt mục đích của nhóm
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu để ra 1.2.3.2 Quản lý chất lượng dạy học
Từ khái niệm về chất lượng dạy học và khái niệm quản lý chúng ta có thể hiéu rang: Quan lý chất lượng dạy học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của người quản lý đến các thành tố của quá trình dạy học nhằm đạt được các mục tiêu dạy học đề ra
1.2.3.3 Quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn THCS
Quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của người quản lý lên đốt tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra về chất lượng dạy học mơn Tốn THCS
1.2.4 Giải pháp, giải pháp quản lý chất lượng; Giải pháp quản lý chất
lượng dạy học môn Toán THCS 1.2.4.1 Giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn để” [26, 338] 1.2.4.2 Giải pháp quản lý chất lượng
- Giải pháp quản lý:
Giải pháp quản lý là phương pháp quản lý một loại đối tượng hay một lĩnh vực nào đó trong quản lý (thường là các vấn đề khó khăn, cản trở) nhờ đó
chất lượng quản lý có sự thay đổi
Trang 18Giải pháp quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn là cách thức, phương
pháp giải quyết vấn đề (gây cản trở việc đạt được mục tiêu dạy học đề ra) một
cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của người cán bộ quản lý nhà trường THCS
1.3 Một số vấn đề về quản lý chất lượng dạy học mơn tốn ở THCS
1.3.1 Khái quát về quá trình dạy học môn toán ở THCS
Quá trình dạy học mơn tốn ở THCS bao gồm nhiều thành tố cấu trúc như mục đích và nhiệm vụ dạy học mơn tốn; nội dung dạy học mơn tốn; thầy với hoạt động dạy; trò với hoạt động học; phương pháp, phương tiện dạy học; kết quả dạy học mơn tốn Q trình này thể hiện qua toàn bộ hoạt động của giáo viên giảng dạy và học sinh trong học tập mơn tốn do giáo viên
hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học mà mục tiêu mơn tốn THCS u cầu Để nâng cao chất lượng dạy học mơn tốn hiện nay, nhà quản lý cần nâng cao chất lượng quản lý quá trình dạy học, Trong đó, quá trình đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học hiện nay đang là vấn đề cấp thiết Giáo viên cần nắm được những ưu điểm của từng phương pháp dạy học để phối hợp tốt và phát huy phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, kết hợp sử dụng các phương tiện day học hiện đại như: Máy
chiếu, máy tính xách tay, máy tính bỏ túi, các phần mềm hỗ trợ dạy học toán
Đặc biệt GV cần dạy học sinh sử dụng tốt máy tính bỏ túi để làm cơng cụ giải tốn nhanh, tiết kiệm thời gian, hỗ trợ cho việc tính toán trong các bộ môn khoa học tự nhiên liên quan đến tính toán
1.3.2 Mục đích quản lý chất lượng dạy học mơn tốn ở THCS
Mục đích quản lý chất lượng dạy học mơn tốn là nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn tốn; thực hiện tốt mục tiêu giảng dạy mơn tốn đặt ra góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung
Trang 19Nội dung quản lý chất lượng dạy học mơn tốn ở THCS hién nay bao gồm quản lý chất lượng các thành tố của quá trình dạy học môn học này, tuy nhiên cần tập trung trọng tâm hơn các vấn đề sau:
1.3.3.1.Quản lý chất lượng việc thực hiện nội dung chương trình và sách giáo khoa:
Thực hiện đúng tinh thần Chuẩn kiến thức nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông, cấp THCS ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ- BGD-ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trên cơ sở phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành và công văn 6631/BGDĐT- GDITH ngày 25/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn sử dụng sách giáo
khoa phổ thông và tài liệu giải dạy, học tập, các tổ chuyên môn bàn bạc, thống
nhất phương án dạy phù hợp với trình độ của học sinh Các ý kiến thống nhất của tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình phải được các thành viên
trong tổ tuân thủ và được thể hiện trong số Nghị quyết của tổ
Đối với các trường có thực hiện tăng tiết cho các lớp cuối cấp, cũng chỉ tập trung cho yêu cầu luyện tập, ôn tập, củng cố kiến thức, không sử dụng các
tiết để dạy trước chương trình
Thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ GD&ĐT về việc giảng dạy, đánh giá các chủ đề tự chọn theo môn học trong các trường THCS
Theo nội dung chương trình toàn cấp hiện hành, có chú ý nâng cao kiến thức cho học sinh tránh bồi dưỡng cho học sinh theo dạng tủ, đối phó Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải được triển khai ngay từ các lớp đầu cấp học 1.3.3.2 Quản lý chất lượng đổi mới phương pháp dạy học:
Bồi dưỡng tình cảm hứng thú, giáo dục thái độ tích cực, tính thần chủ động, sáng tạo trong học tập cho học sinh, phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên
Trang 20thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất kiến thức
Tăng cường ứng dụng CNTT, phương tiện trực quan trong dạy học, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ các bài thực hành toán, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với từng bài học
1.3.3.3 Quản lý chất lượng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình
Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Phần điểm số cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan không
vượt quá 40% tổng điểm toàn bài (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiêt) Giáo viên
cần tuân thủ các quy trình biên soạn đề kiểm tra đã được giới thiệu trong các lớp tập huấn chương trình và sách giáo khoa mới
Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại, tiến hành đủ số
lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ
Khâu coi thi phải đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế của Bộ giáo dục và Dao tao Khâu chấm, trả bài kiểm tra phải đúng thời gian, tránh tình trạng giữ bài làm của học sinh quá lâu Khi chấm bài cần chú ý nêu rõ ưu, khuyết điểm của học sinh khi làm bài
Nếu kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp dạy là quá thấp (Có trên 70% học sinh đạt điểm dưới trung bình) giáo viên phải có trách nhiệm ôn tập và cho lớp
kiểm tra lại
Tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra 1 tiết với đề kiểm tra thống
nhất chung trong toàn khối lớp
1.3.3.4 Quản lý nâng cao chất lượng việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
Đảm bảo thực hành toán mọi phép toán có trong chương trình giáo dục
Trang 21Tổ chức tốt kỳ thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp
trường, cấp quận (huyện) Thành lập và bồi dưỡng đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập
môn Toán Mỗi giáo viên Toán ở các nơi có điều kiện về phương tiện, máy
móc phải có ít nhất mười tiết dạy có ứng dụng CNTT/ một hoc ky
1.3.3.5 Quản lý chất lượng sinh hoạt chuyên môn đúng định kỳ theo quy định của Bộ GD& ĐT
Phải tập trung vào những vấn đề liên quan đến chuyên môn, tránh biến các cuộc họp tổ chuyên môn thành các cuộc họp mang tính chất hành chính, SỰ VỤ
Thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức thao giảng, đúc rút kinh nghiệm Tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm bổ trợ cho việc dạy học bộ mơn Tốn
Các giáo viên dần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng những yêu
cầu đổi mới hiện nay
Tổ chuyên môn phải có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên mới ra trường chưa qua bồi dưỡng chuyên môn, bảo đảm cho giáo viên nắm vững
chương trình SGK, có kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm
tra đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học, nắm vững PPCTGDPT và nắm vững
chuẩn kiến thức, kỹ năng của mơn Tốn
Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu,
tác phong thân thiện, coI trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm
Trang 22Quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém mơn tốn; đẩy mạnh các hoạt động có chất lượng, hiệu quả của tổ chun mơn tốn trong trường THCS
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng dạy học mơn
tốn ở THCS:
Ở tâm vĩ mô: Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục, các bộ nghành liên quan trên cơ sở đường lối, chỉ đạo, cơ chế thu hút hoạt động cho các nhà quản lý giáo dục ở địa phương, quản lý chất lượng dạy học nói chung và quản lý chất lượng dạy học mơn tốn THCS nói riêng
Ở tâm vi mô:
+ Phẩm chất và năng lực của những người làm công tác lãnh đạo, quản lý chất lượng dạy học mơn tốn THCS cụ thể đó là: Tâm- Tầm - Tài mà họ cần phải có là yếu tố quan trọng nhất
+ Phẩm chất, năng lực của giáo viên dạy toán THCS:
Nhìn một cách khái quát chung, chúng ta dễ nhận thấy đội ngũ giáo viên THCS là những người có trình độ nhất định Tất cả đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học, một số có bằng Thạc sĩ Là lớp người có hiểu biết nhanh nhạy với những diễn biến của thời cuộc, ham hiểu biết, học hỏi Một số có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có ý chí vươn lên để trở thành giáo viên dạy giỏi, có uy tín, trở thành nhà quản lý ở các cấp giáo dục hay ngoài ngành giáo dục, trong các cấp chính quyền Song không ít giáo viên còn an phận, yên tâm với cuộc sống hiện tại, ít trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, ít sử dụng, thiết bị, đồ dùng dạy học do lười hoặc quá quen với cách dạy chay gọn nhẹ trước đây, hơn nữa cơ chế, cách quản lý từ Bộ, Sở, Phòng đến các nhà trường chưa khuyến khích
giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, cải tiến làm mới đồ dùng dạy học + Đặc điểm sinh lý và tâm lý của học sinh THCS:
Trang 23nhiều em cuối cấp này trong độ tuổi dậy thì có nhiều thay đổi, khác biệt về tâm, sinh lý Nội dung cơ bản của của sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối
về mặt trí tuệ, đạo đức Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do
kết quả biến đổi của cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người
lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, của xã hội
Bước vào trường trung học cơ sở, các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, mỗi môn học bao gồm hệ thống tri thức với những khái niệm trừu tượng, khái quát, có nội dung sâu sắc, phong phú, do đó đồi hỏi thay đổi
cách học Các em được học nhiều môn, nhiều thầy cô giảng dạy Mỗi môn học
có phương pháp phù hợp với từng bộ môn đó, mỗi thầy dạy có một cách trình bày, có phương pháp độc đáo của mình, sử dụng các hình thức dạy học khác nhau Sự khác nhau này đã ảnh hưởng đến việc lĩnh hội, đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em
+ Đặc điểm của hoạt động học tập mơn tốn:
Hoạt động học tập mơn Tốn của học sinh trung học cơ sở khác hẳn so với hoạt động học tập ở học sinh tiểu học Tuy chưa yêu cầu cao như hoạt động học tập ở THPT nhưng cũng đã bắt đầu đi vào sâu những kiến thức cơ bản, những quy luật của bộ môn và phương pháp giảng dạy của thầy cô Do đó đòi hỏi học sinh THCS phải có tính năng động và tính độc lập trong tư duy ở mức độ nhất định
Thái độ học tập của học sinh THCS được thúc đẩy với động cơ học tập có cấu trúc khác với hoạt động học tập ở tiểu học rất nhiều, động cơ học tập bắt đầu mang ý nghĩa thực tiễn, động cơ nhận thức sau đó là ý nghĩa xã hội của
môn học, rồi mới đến các động cơ cụ thể khác
+ Điều kiện và môi trường giáo dục và những tác động liên quan tới dạy học mơn tốn THCS
1.3.5 Các giải pháp quản lý chất lượng dạy học mơn tốn ở THCS
Trang 24giá dạy học mơn tốn THCS trong đó nhiệm vụ then chốt là đổi mới phương
pháp dạy học mơn tốn ở các trường THCS hiện nay Trong đổi mới phương
pháp dạy học mơn tốn cần có các giải pháp cụ thể như:
Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn của tổ: toán- lý, toán- tin trong nhà trường
Giải pháp đổi mới quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn toán Giải pháp đổi mới chất lượng đội ngũ bằng cách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, ý thức tự học của giáo viên toán
Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động học tập mơn tốn của học sinh 1.4 Ý nghĩa của việc quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn trường THCS
1.4.1 Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
Hiện nay trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa của thời đại nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển như vũ bão, tuổi thọ của các
công trình khoa học rất ngắn Do vậy, để đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp nền
sản xuất hiện đại đòi hỏi giáo dục phổ thông phải có sự đổi mới một cách toàn
diện trên tất cả các mặt mà xuất phát từ đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục kéo theo sự đổi mới toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục Từ đó, công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý chất lượng các môn
học nói riêng cũng cần có sự đối mới
1.4.2 Yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa và phương
pháp dạy học ở trường THCS nói chung và ở mơn Tốn nói riêng, nhằm
nắng cao hiệu quả dạy học mơn tốn:
Hiện nay Bộ GD&ĐÐT đã triển khai xong việc đổi mới chương trình SGK
bậc THCS; đến hết năm học 2005 - 2006 là hoàn thành việc triển khai chương trình SGK bậc THCS
Các nhà trường THCS đang tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của HS, đổi mới hình
Trang 25Bộ GD&ĐT đang phát động phong trào “Hai không” với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; không vi phạm đạo đức nhà giáo và không ngồi nhầm lớp”
Yêu cầu về chất lượng dạy học ngày càng cao, nhất là khi nước ta đang hội nhập với thế giới và đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO Mơn tốn trong nhà trường cũng cần có những sự thay đổi về mục tiêu, nội dung chương trình và các thành tố liên quan để góp phần đào tạo
về tri thức khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong cuộc sống sau này của
các em học sinh
Việc quản lý chất lượng dạy học nói chung, quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn nói riêng hiện nay có những điểm không phù hợp với yêu cầu đặt ra
của xã hội đối với ngành Giáo dục, vì thế phải đổi mới công tác quản lý chất
lượng dạy học môn Toán trong trường THCS
Nếu thực hiện tốt việc quản lý chất lượng dạy học môn Toán thì giáo viên và học sinh có ý thức cao trong giảng dạy và học tập mơn Tốn; việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Toán đảm bảo đúng yêu cầu đổi mới giáo dục, việc đánh giá kết quả dạy học đảm bảo tính trung thực,
khách quan, đồng thời huy động được các nguồn lực nhằm tăng cường CSVC,
Trang 26Kết luận chương 1
Quản lý chất lượng dạy học mơn tốn là một phần quan trọng trong quản lý chất lượng dạy dạy học nói chung Quá trình quản lý này tác động đến tất cả các thành tố của quá trình dạy học mơn tốn như: Mục tiêu; nội dung; phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học; Hoạt động của giáo viên và học sinh đối với bộ mơn tốn; kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập mơn tốn của học sinh; đặc biệt là đổi mới phương pháp, hình thức dạy học mơn tốn
Nghiên cứu và hệ thống hóa các cơ sở lý luận của việc tăng cường công tác quản lý nhằm bổ sung các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học mơn
Tốn ở trường THCS được thể hiện bằng mối quan hệ biện chứng của các mặt:
Định hướng chiến lược giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước trong g1a1 đoạn 2001- 2010 định ra sứ mạng của nhà trường THCS là thực hiện các nội
dung: Giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ cho học sinh nhằm: Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; Tăng cường hiệu quả quản lý là cách thức chủ thể quản lý thực hiện tốt các khâu chức năng của quá trình quản lý
Trang 27Chuong 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MƠN TỐN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục THCS
huyện Can Lộc - Tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số
- Huyện Can Lộc hiện nay gồm thị trấn Nghèn và 22 xã Phía Nam và phía Đông giáp huyện Lộc Hà, phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và Thị xã Hồng Linh, phía Tây giáp huyện Đức Thọ và huyện Hương Khê Can Lộc cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 10 km và cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20 km
- Can Lộc nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra còn chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí
hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa Đông giá lạnh của miền
Bac
- Can Lộc là huyện đồng bằng, có một phần trung du và miền núi Diện
tích tự nhiên 30.128 ha Hệ thống sông Nghèn đã được ngọt hố nối với sơng La là nguồn cung cấp nước cho sản xuất đời sống, đồng thời là đường giao
thông thuỷ khá thuận tiện
- Dân số, dân cư, nguồn nhân lực: Tính đến thời điểm 31/5/2008 dân số
huyện là 136.497 người Phân bố dân cư không đều, tập trung nhiều ở vùng
Thị trấn, Thị tứ Toàn huyện có 83.946 người trong độ tuôi lao động, chiếm tỷ lệ 61.5% Lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ ít nhất - 13.2%, số lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tý lệ cao nhất - 68.7%
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xế hội
2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế:
Trang 2851% kế hoạch (689,2 tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước dat 8.6% (da
loại trừ yếu tố tăng giá 8.5%), bình quân giá trị sản xuất 8.7 triệu đồng/người * Sản xuất nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 502.177 tỷ đồng (năm 2007) Tông
giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản sáu tháng đầu năm 2008 ước đạt 320.6 tỷ đồng, tăng 6.5% so với cùng kỳ
* Công nghiệp và Tiêu thủ công nghiệp:
Giá tri san xuất Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp năm 2007 ước đạt 124.253 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2008 đạt 73 tỷ đồng (đạt 53% kế hoạch cả
năm) Các làng nghề truyền thống tiếp tục khẳng định, cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường Khu công nghiệp Hạ vàng đã được Tỉnh phê duyệt với diện tích 207 ha, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư quan trọng
* Thương mại - dịch vụ:
Giá trị sản xuất ước đạt 423.458 tỷ đồng trong năm 2007 và 248.56 tỷ
đồng trong 6 tháng đầu năm 2008 Lễ hội chùa Hương hàng năm thu hút khoảng 70.000 lượt khách, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đón khoảng 40.000 lượt khách (trong đó hơn 500 khách quốc tế) đó đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của toàn lĩnh vực
2.1.2.2 Đặc điểm văn hoá - xế hội:
* Hoạt động văn hoá: Thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hoá” Toàn huyện có 65.5% gia đình văn hoá, 22% gia đình thể thao, 59 làng xã và 32 đơn vị văn hoá, 21 di tích lịch sử được xếp hạng (13 di tích cấp Quốc gia, 8 di tích cấp Tỉnh), 23/23 xã anh hùng (1 xã anh hùng
trong thời kỳ đổi mới) Công tác phát thanh truyền hình hoạt động có hiệu
quả, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
* Giáo dục - Đào tạo:
Trang 29cũng có người đỗ đạt cao, nhiều xã trong huyện đã phát huy được truyền thống hiếu học Đến nay toàn huyện có 16 giáo sư, 14 phó giáo sư, 157 tiến sỹ Nhiều
dòng họ nổi tiếng về học hành trong cả nước như: họ Ngô Phúc ở Phúc sơn, họ Nguyễn - Tràng Lưu, họ Phan - Song Lộc, họ Hà - Tùng Lộc, họ Phan Nhân - Kim Lộc, với nhiều danh nhân nổi tiếng ở mọi thời đại Chất lượng dạy và học được nâng lên, thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không” mở rộng với 4 nội
dung của Bộ GD-ĐT Chất lượng học sinh giỏi liên tục nhiều năm liền đạt kết
quả vững chắc Hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98.13%, tốt nghiệp THCS đạt 96.03%, tốt nghiệp THPT, BT THPT dat cao (THPT Nghén 97.38%, Déng
Lộc 91.05%, Can Lộc 90.35%) Tỷ lệ phổ cập TH đúng độ tuổi đạt 95.2%, phổ
cập THCS đạt vững chắc 94.2%, phổ cập bậc Trung học đạt khá - có 3 xã đã đạt
chuẩn Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được chú trọng Đến nay toàn huyện có 7/23 trường Mâm non, 29/29 trường TH, 11/20 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia (có 5 trường TH đạt chuẩn mức độ 2)
2.1.3 Tình hình chung về giáo dục THCS của huyện Can Lộc- Hà Tĩnh
2.1.3.1 Quy mô phát triển, mạng lưới trường lớp:
Bảng 1 Quy mô phát triển giáo dục THCS của huyện Can Lộc Số Ty lé HS Nam hoc Số lớp | Số HS | Số CB-GV | Số CBQL trường TN 2006-2007 20 382 |14.792 750 47 97% 2007-2008 20 363 | 13.487 733 47 98.03% 2008-2009 19 335 | 12.361 745 46
(Nguồn: Phòng GD & ĐT Can Lộc)
Từ năm học 2006-2007, Can Lộc chỉ còn lại 20 trường THCS, giảm 131 lớp, có 5.904 học sinh, 195 giáo viên
Năm học 2008-2009, toàn huyện có 19 trường THCS, trong đó có 5 trường hạng l1, 8 trường hạng 2 và 6 trường hạng 3; 5 trường liên xã (Trà
Linh, Lam Kiểu, Nguyễn Huy Tự, Khánh- Vĩnh, Nghèn)
Trang 30Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Can Lộc tập trung chi dao nâng cao chất lượng
dạy học và giáo dục, trên cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, sử dụng các phương tiện khoa học hiện đại vào giảng dạy Chất lượng người học được nâng lên hàng năm
Bảng 2 Kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THCS trong 3 năm gân đây Tổng số Tốt Khá TB Yếu Kém Năm học học sinh SL % SL % SL | % SL % |SL!| % 2006-2007 | 14792 10813 73.1 2978 | 20.1 769 | 5.2 | 222 1.5 10 10.07 2007-2008 | 13487 10056 74.6 2745 | 20.4 618 | 4.6 | 58 0.4 0.03 2008-2009 | 12295 8958 729 | 2586 | 21.0 | 635 | 5.2 | 82 0.7 0 Bảng 3 Kết quả xếp loại học lực cấp THCS trong 3 năm gần đây Tổng số| Gidi Khá TB Yếu Kém Năm học hoc sinh | SL | % SL % SL % SL % | SL % 2006-2007 | 14792 370 | 2.5 | 4157 | 28.1 | 8505 | 57.5 | 1745 | 11.8; 15 | 0.1 2007-2008 | 13487 393 | 2.9 | 4143 | 30.8 | 7659 | 56.8 | 1284 |95 |8 0.06 2008-2009 | 12295 343 | 2.8 | 3513 | 28.6 | 6956 | 56.6 | 1387 | 11.3 | 96 | 0.8
(Nguồn các bảng trên: Phòng GD & ĐT Can Lộc)
Kết quả bảng 2 và 3 cho thấy trong 3 năm học vừa qua chất lượng học sinh có nhiều bước tiến bộ vượt bậc, chất lượng đại trà được giữ vững và từng bước nâng cao Học sinh xếp loại văn hoá khá giỏi tăng lên Công tác giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, chính tri, tư tưởng cho học sinh được tăng cường, vì thế tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu - kém giảm dần, tỷ lệ học
sinh xếp loại hạnh kiểm tốt - khá tăng dần theo năm
Trang 31Kết quả bảng 4 cho thấy, trong năm học 2008-2009 chất lượng rèn luyện đạo đức khá tốt (hơn 93% HS được xếp loại tốt và khá), nhưng chất lượng học tập lại không tương xứng: gần 70% HS có học lực xếp loại TB và yếu, kém Chất lượng đại trà của học sinh chưa cao ở một số bộ mơn
Ngồi ra, số lượng học sinh bỏ học hàng năm vẫn còn nhiều (năm học 2007-2009 có đến 70 em bỏ học giữa chừng) Một bộ phận giáo viên chậm đổi
mới phương pháp, việc cập nhật kiến thức còn hạn chế
2.1.3.3 Cơ sở vật chất, trang thiét bi va cdc nguon lực cho giáo dục a) Cơ sở vật chất: Bảng 5 Cơ sở vật chất trường học cấp THCS trong năm 2008-2009 Số Thiêu so với quy định , 0 1 , So SO chuan So SO ‹ Phòng Năm học Ộ , phòng „ Phòng Phòng | Phòng trường | lớp chức Phòng học : bộ môn chức bộ năng học năng môn 2008-2009 19 336 | 302 58 53 34 58 4
(Nguồn các bảng trên lấy từ Phòng GD & ĐT Can Lộc)
Kết quả bảng 5 cho thấy năm học 2008-2009, cơ sở vật chất đủ số phòng
để học 2 ca thì đủ nhưng số trường học 1 ca còn ít (5/19 trường), chưa có trường nào có phòng chức năng, phòng bộ môn còn thiếu, số đã có cũng chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học hiện nay
b) Trang thiết bị phòng học
Để đáp ứng được với yêu cầu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông (từ năm học 2002-2003), các trường được bổ sung trang thiết bị dạy học với số lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu dạy học tối thiểu Tuy nhiên, trang
thiết bị dạy học được cấp về còn chưa đồng bộ, chất lượng hạn chế, độ bền
Trang 32tâm đúng mức ở các nhà trường, nên thiết bị dạy học bị hư hỏng nhiều hoặc không đảm bảo tính chính xác trong các thí nghiệm khoa học
c) Nguồn tài lực cho giáo dục
Nhờ đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Can Lộc đã huy động được nguồn lực lớn cho giáo dục, cụ thể từ các nguồn sau: Ngân sách Nhà nước, các dự án đầu tư (ODA, IFAX, dự án THCS), tổ chức phi chính phủ AAV, vốn vay WB, hoc sinh và nhân dân đóng góp, ngân sách địa phương bằng quỹ đất, vốn tài trợ của các nhà hảo tâm là con em quê hương ở trong và ngoài nước
Ngoài các nguồn lực trên, để tăng cường nguồn tài chính cho việc xây dựng, phát triển cơ sở vật chất kỷ thuật cho giáo dục, huyện còn cho phép các địa phương đổi đất lấy kết cấu cơ sở hạ tầng Nhiều địa phương đã làm tốt công tác đấu thầu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các nhà trường Ngoài ra,
để tạo ra nguồn thu tài chính cho phát triển giáo dục, UBND huyện đã lập quỹ
xây dựng cơ sở vật chất trường học của từng cấp học Đối với cấp THCS, hàng
năm trích 50.000đ/1 học sinh từ tiền xây dựng trường nộp về huyện Số vốn
này được điều hành theo kiểu cuốn chiếu, ưu tiên trước hết cho những địa phương khó khăn, hay xây dựng trường chuẩn Quốc gia Các nguồn tài lực trên được sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích, có hiệu quả do vậy một mặt tạo nên chất lượng cho những nội dung đầu tư, mặt khác tạo nên được niềm tin của cộng đồng, của các cơ quan chức năng, tạo nên sự bền vững của các nguồn tài lực Tuy nhiên, các nguồn lực này phân bố chưa thật đều giữa các vùng, các xã đặc biệt khó khăn nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn thấp,
Trang 332.1.3.4 Thực trạng về đội ngũ giáo vién THCS Bảng 6 Số lượng và tỷ lệ GV trên lớp Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Số GV 750 737 681 Số Lớp 382 363 336 Tỷ lẹ 1.96 2.03 2.03
(Nguồn Phòng GD & ĐT Can Lộc)
Ty lệ GV đứng lớp ngày càng tăng, cơ bản đủ, nhưng tỷ lệ GV ở các môn
học không đồng đều Nhiều môn thiếu GV, nhất là những môn Sinh học, Hoá
học, Giáo dục công dân, Tin học Tỷ lệ GV/lớp ở các trường không đồng đều
Bảng 7: Số lượng và độ tuổi GV THCS Can Lộc năm học 2008-2009: Số lượng giáo viên Tổng Độ tuổi SỐ < 30 | 31-40 | 41-50 | 51-55 | 56-60 Bién Tổng 681 221 307 102 33 15 chế Nữ 470 172 205 71 22 - Hop Téng 2 | 25 | 2 1 1 : déng Nữ 7 | 17 | 2 i 1 - Trinh Trên chuẩn 331 114 132 55 27 3 độ Đạt chuẩn 337 100 171 47 6 13 DT | Chưa đạtchuẩn | 13 9 7 - - 2
(Nguồn: Phòng GD & ĐT Can Lộc)
Trang 34tạo ở các hệ không chính quy (phần lớn là hệ tại chức) Số lượng GV nữ chiếm
tỷ lệ 69% và số GV có tuổi đời dưới 30 chiếm tỷ lệ cao
2.1.3.5 Thực trạng chất lượng giáo viên THCS huyện Can Lộc qua đánh giá xếp loại của phòng GD- ĐT, năm học 2008-2009:
Bảng 8: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại CBQL- GV THCS năm học 2008-2009 3 Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại GV của phòng GD-ĐT Š ‘a, | Xếp loi PCCT, A _ơ ee â Xếp loại CM-NV Kết quả xếp loại giáo viên n DD, LS A Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại oO 1 ~ << E = @ kém 5|ỊE|j|FlJ|B|ð|F|„g|v Ị* †w T* [w T* Tu T% nN OD E nM 715 | 566 | 147 |1 |0 | 234 | 331 | 157 | 2 214 29.9 | 319 | 44.6 | 173 | 24.2 | 8 1.1 (Nguồn: Phòng GD & ĐT Can Lộc) Chú thích: - PCCT, ĐĐ, LS: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
- CM-NV: Chuyên môn, nghiệp vụ; SL: Số lượng:
Kết quả bảng cho thấy: Trong tổng số 715 CB-GV được đánh giá trong năm học 2008-2009:
- Về PCCT, ĐĐ: Gần 100% được xếp loại khá và tốt
Trang 352.1.3.6 Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy Toán ở THCS huyện Can Lộc
Qua điều tra ở 19 trường THCS chúng tôi đã thu được số liệu về đội ngũ
giáo viên dạy toán ở các trường THCS huyện Can Lộc như sau:
Bảng 9 Đội ngũ giáo viên dạy Toán THCS năm học 2008-2009 ; „ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO ĐỘ TUỔI TONG SO ; — CAO ĐĂNG | ĐẠIHỌC| THẠC SỸ | <30[ 31-40 41-50[ 51-60 180 73 106 1 36| 117 7 20
(Nguồn điều tra từ 19 trường trung học cơ sở huyện Can Lộc)
Qua bảng 2.15 chúng ta thấy rằng tỷ lệ giáo viên Toán đạt trình độ trên
Đại học là 58,9 %, cao hơn tỷ lệ giáo viên đạt trình độ đại học chung; Số giáo viên 40 tuổi trở xuống là 153 chiếm tỉ lệ cao: 85 % Số giáo viên trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao: 11%
Về mặt kiến thức: khảo sát chất lượng GV tháng 1- 2009 do Phòng giáo dục - đào tạo huyện Can Lộc tổ chức cho thấy chất lượng GV dạy Toán còn
chưa cao và chưa đồng đều, cụ thể: - Số GV dự thi là: 131; - Số GV từ 8 điểm trở lên là: 3 tỉ lệ đạt 2,3 %; - Số đạt TB trở lên: 101; tỉ lệ: 77,1% - Số dưới TB: 30; tI lệ: 22,9%, 2.2 Thực trạng quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường THCS huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Để tìm hiểu đúng thực trạng quản lý chất lượng dạy học mơn Tốn ở các
trường THCS huyện Can Lộc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở hai nhóm đối
tượng:
Trang 36Nhóm 2: 81 đồng chí gồm các giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Tốn và tổ trưởng chuyên môn ở 19 trường THCS huyện Can Lộc
Nội dung khảo sát:
- Tìm hiểu nhận thức của CBQL về nội dung các biện pháp quản lý chất
lượng dạy học của giáo viên cũng như tự đánh giá mức độ thực hiện các biện
pháp đó
- Tìm hiểu nhận thức của GV về biện pháp quản lý chất lượng dạy học
mơn Tốn của Hiệu trưởng và mức độ hoàn thành của các biện pháp đó Kết quả thu được như sau:
2.2.1 Thực trạng QL chát lượng việc thực hiện mục tiêu dạy hoc môn Toán Qua tiến hành khảo sát ở các nhóm đối tượng, chúng tôi nhận thấy kết
quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng10 Thực trạng QL chất lượng việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán
CBQL tự đánh giá(%)| Ý kiến giáo viên(%)
TT Nội dung khảo sát Tốt TB| Chưa tốt | Tốt| TB.| Chưa tốt Tổ chức cho GV học tập mục tiêu dạy học bộ môn - 1 40| 60 - 41,5) 58,5 Toan do B6 GD&DT ban hanh Hướng dẫn GV làm kế
Trang 37Qua bảng 10 chúng ta thấy rằng:
Về phía Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS:
- Có 40% số CBQL tự đánh giá là đã tiến hành tổ chức cho giáo viên học tập mục tiêu dạy học bộ mơn Tốn đầy đủ và nhận thức tầm quan trọng của việc giúp giáo viên xác định mục tiêu dạy học bộ môn để từ đó giúp họ có những định hướng đúng đắn trong việc lập kế hoạch giảng dạy theo mục tiêu môn học Có 60% số CBQL, tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình
- 20% số CBQL tự đánh giá là đã hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn ở mức độ tốt, 60% tự nhận xét thực hiện ở mức trung bình và 20% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện chưa tốt Các đồng chí Hiệu
trưởng đã thông qua tổ chuyên môn để hướng dẫn giáo viên làm kế hoạch
giảng dạy bộ môn theo mục tiêu môn học
- Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch: Có 40% số CBQL tự đánh giá đã thực hiện tốt việc chỉ đạo theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, 60% tự đánh giá đã thực hiện ở mức trung bình Tuy nhiên đây là một việc tương đối khó vì tiến độ thực hiện kế hoạch không phải đơn thuần là thực hiện đúng tiến độ chương trình mà còn phải đánh giá học sinh xem đã đạt được mục tiêu học tập ở mức độ nào
- Có 40% số CBQL tự đánh giá là đã có biện pháp quản lý, đánh giá việc thực hiện mục tiêu môn học đưới nhiều hình thức như: Tổ chức cho giáo viên tự đánh giá; Tổ chuyên môn đánh giá; Nhà trường đánh giá; Đánh giá qua kiểm tra, nhận thức của học sinh về mức độ đạt được mục tiêu môn học Có 60% số CBQL tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình
Về phía GV:
Giáo viên hầu hết đồng tình với tự nhận xét của CBQL:
- Tuy nhiên, GV có ý kiến là nên tổ chức theo hình thức đa dạng, phù
Trang 38- GV cho rằng cần có hướng dẫn làm kế hoạch dạy học một cách cu thé,
chỉ tiết hơn - nhất là để phát triển một cách toàn diện ở HS về các mặt sau:
Kiến thức; Kỹ năng; Tư duy; Thái độ Họ mong muốn CBQL nhà trường cần duyệt kế hoạch một cách đầy đủ để giáo viên tiến hành thực hiện theo kế hoạch 2.2.2 Thực trạng quản lý chát lượng việc thực hiện nội dung, chương trình môn Toán Qua khảo sát ở các nhóm đối tượng, chúng tôi thu được kết quả tổng hợp ở bảng sau: Bảng 11 Thực trạng quản lý chất lượng việc thực hiện nội dung, chương (trình mơn Tốn CBQL tự đánh giá (%)| Ý kiến giáo viên (%) TTỊ Nội dung khảo sát Tốt| TBỊ Chưa tốt Tốt| TBỊ Chưa tốt Tổ chức cho giáo viên I |học tập chương trình 62| 38 62,3 | 37,7 dạy học bộ mơn Tốn Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu học tập 2 nội dung cu thé cua „sa 24| 52 24 22,5 | 68 9,5 SGK Chỉ đạo theo dõi tiến 3 |độ thực hiện chương | 40L 60 47,2 | 52,8 trinh Quản ly lich báo 4 60) 40 62,3 | 37,7 giảng của giáo viên
(Nguồn điều tra từ 19 trường THCS huyện Can Lộc)
Trang 39Về phía Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS:
- Có 62% số Hiệu trưởng đã tự đánh giá và tổ chức tốt cho giáo viên học tập chương trình mơn Tốn và 38% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình
- Có 24% số Hiệu trưởng đã tự đánh giá là đã tổ chức cho giáo viên
nghiên cứu, học tập nội dung cụ thể của sách giáo khoa ở mức tốt, 52% số Hiệu trưởng tự đánh giá là đã thực hiện ở mức trung bình và 24% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện chưa tốt việc này
- Có 40% số Hiệu trưởng đánh giá đã thực hiện việc này ở mức tốt và 60% số Hiệu trưởng tự đánh giá đã thực hiện Chỉ đạo theo dõi tiến độ thực hiện chương trình ở mức trung bình và Tuy nhiên, một số đồng chí Hiệu trưởng còn giao hẳn việc này cho các tổ trưởng chuyên môn mà chưa có
những biểu mẫu, phương pháp tổng hợp kịp thời, nhanh chóng do đó việc nắm
bắt giáo viên thực hiện đúng tiến độ chương trình có lúc còn gặp khó khăn - Có 60% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện việc này ở mức tốt và 40% số Hiệu trưởng tự đánh giá thực hiện ở mức trung bình.Các đồng chí Hiệu trưởng đã tiến hành tổ chức quản lý lịch báo giảng thường xuyên đồng thời có đối chiếu với vở ghi của học sinh để biết được việc thực hiện chương trình của giáo viên có đầy đủ và kịp thời không
Về phía GV:
Về cơ bản, ý kiến GV hầu hết thống nhất cao với tự đánh giá của CBQL, về công tác quản lý chất lượng việc thực hiện nội dung, chương trình mơn tốn
Có một số giáo viên cho rằng Hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên
nghiên cứu, học tập nội dung cụ thể của SGK một cách đầy đủ hơn, kỹ hơn
Trang 402.2.3 Thực trạng quản lý chất lượng việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn
Qua khảo sát ở các nhóm đối tượng chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 12 Thực trạng quản lý chất lượng việc đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học
T CBQL tự đánh giá(%| Ý kiến giáo viên (%)
Nội dung khảo sát T Tốt TBỊ Chưa tốt | Tốt| TB | Chưa tốt Nắm vững chủ trương đổi 1 , 60 | 40 58,5 | 41,5 mới giáo dục phổ thông
Tạo điều kiện cho giáo
2 |viên thực hiện đổi mới |20 | 60 | 20 22,6 | 60,4 17 phuong phap dayhoc Quản lý việc đổi mới 3 38 142 | 20 41,5 |39,6 18,9 PPDH trong nhà trường Quản lý, chỉ đạo đổi mới 4 | hình thức tổ chức day hoc | 20 | 60 | 20 20,7 | 64,2 15,1 trong nhà trường Khuyến khích những giáo viên thực hiện có hiệu quả S| | 36 | 64 43,4 | 56,6 đối mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học
(Nguồn điều tra từ 19 trường THCS huyện Can Lộc) Kết quả ở bảng 12 cho chúng ta thấy:
Về phía Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS: