Vào những năm 70 và những năm 80 của thế kỉ trước, một số côngtrình nghiên cứu có vai trò quan trọng làm nền tảng trong việc biên soạn và giảng dạy LSĐP lúc bấy giờ đã được xuất bản, như
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN TIẾN PHONG
BI£N SO¹N Vµ GI¶NG D¹Y LÞCH Sö §ÞA PH¦¥NG
ë TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG TØNH Hµ TÜNH
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS TRẦN VIẾT THỤ
NGHỆ AN - 2014
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Khoa đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Huế, bạn bè đồng nghiệp và gia đình những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Viết Thụ - người đã trực tiếp, tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Dù rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp vui lòng góp ý, chỉ dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Tiến Phong
Trang 4
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 9
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp của luận văn 11
7 Ý nghĩa của luận văn 11
8 Cấu trúc của luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chương 1 VẤN ĐỀ BIÊN SOẠN VÀ TIẾN HÀNH BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12
1.1 Cơ sở lý luận 12
1.1.1 Quan niệm về LSĐP 12
1.1.2 Quan niệm về bài học LSĐP 14
1.1.3 Mối quan hệ giữa LSDT và LSĐP 15
1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của dạy học LSĐP ở trường PT 17
1.2 Cơ sở thực tiễn 24
1.2.1 Tình hình biên soạn và tiến hành các bài học LSĐP ở Việt Nam 24
1.2.2 Thực trạng biên soạn và tiến hành bài học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh 26
Chương 2 BIÊN SOẠN NỘI DUNG CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH 33
2.1 Biên soạn các bài học LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh 33
Trang 52.1.2 Phương pháp biên soạn 37
2.2 Biên soạn các bài học LSĐP ở THPT tỉnh Hà Tĩnh 40
2.2.1 Ở lớp 10 40
2.2.2 Ở lớp 11 49
2.2.3 Ở lớp 12 59
Chương 3 HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH 72
3.1 Những yêu cầu chung khi tiến hành bài học LSĐP 72
3.2 Hình thức, phương pháp tiến hành bài học LSĐP 75
3.2.1 Tiến hành bài học LSĐP cho HS THPT Hà Tĩnh ở trên lớp 75
3.2.2 Tiến hành bài học LSĐP cho HS THPT tỉnh Hà Tĩnh tại thực địa 100
3.4 Thực nghiệm sư phạm 127
3.4.1 Mục đích thực nghiệm 127
3.4.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 127
3.4.3 Nội dung tiến hành thực nghiệm 127
3.4.4 Phương pháp thực nghiệm 128
3.4.5 Kết quả thực nghiệm 128
3.5 Những kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm 129
3.5.1 Về nội dung bài học LSĐP 129
3.5.2 Về phương pháp tiến hành 129
3.5.3 Về hình thức tổ chức 129
KẾT LUẬN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong dạy học, mỗi bộ môn có vai trò quan trọng đối với việc hìnhthành kiến thức, kỹ năng, thái độ khác nhau đối với HS Bộ môn Lịch sử nóiriêng và các bộ môn KHXH nói chung đã góp phần tác động đến nhận thứccác em, giáo dục nhân cách cho các em “dạy chữ để dạy người” Dạy học lịch
sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và cáctruyền thống khác cho thế hệ trẻ, mà truyền thống yêu nước lại bắt nguồn từtình yêu quê hương Vì vậy, giáo dục truyền thống yêu nước trước hết phảigiáo dục tình yêu đối với quê hương
LSĐP là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự kiện nào củaLSDT đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhấtđịnh Do vậy các sự kiện lịch sử có yếu tố địa phương trước khi mang ýnghĩa quốc gia và quốc tế Mối quan hệ giữa LSĐP và LSDT là mối quan hệgiữa cái chung và cái riêng, “cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cáichung, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng” LSĐP là
sự phản ánh một phần LSDT ở những địa phương cụ thể, làm cho việc nhậnthức LSDT trở nên cụ thể, sinh động, gắn liền với tình cảm, xúc cảm cá nhân
và thêm ý nghĩa, có sức hấp dẫn
Ở góc độ dạy học, LSĐP có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triểnnhân cách HS Trước hết, những tri thức LSĐP góp phần làm cho vốn hiểubiết của HS trở nên phong phú, sinh động, giúp HS không chỉ hiểu biết về quákhứ và hiện tại của địa phương mà còn hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn LSDT vànhân loại Là những tài liệu lịch sử liên quan đến những vùng đất, con ngườigắn bó với cuộc sống, LSĐP có tác dụng giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào
Trang 8về nơi chôn rau cắt rốn của mình, giáo dục ý thức xây dựng quê hương, tôntrọng và bảo vệ các di tích văn hóa, di sản lịch sử ở địa phương.
Dạy học LSĐP còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn luyện nănglực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tế, rèn luyện tư duy biện chứng nhận thức mối liên hệ giữa LSĐP vàLSDT Hơn nữa, việc dạy học LSĐP sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng sưu tầm
tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu LSĐP
Mảnh đất Hà Tĩnh cũng như những địa phương khác trong lãnh thổViệt Nam có một truyền thống lịch sử lao động cần cù, sáng tạo và đấu tranhkiên cường bền bỉ để dựng xây và bảo vệ quê hương, góp phần vào sự nghiệpdựng nước và giữ nước chung của dân tộc, là môi trường đầu tiên hun đúc,hình thành bản sắc và nhân cách cho các em, chính vì lẽ đó cùng với việcđược tiếp thu kiến thức lịch sử thế giới và LSDT, các em phải được và phải cóquyền được học lịch sử quê hương mình
Ở Hà Tĩnh việc dạy học LSĐP đã được quan tâm, năm 2007 Sở Giáodục và Đào tạo đã biên soạn sách LSĐP ở THCS và dùng để dạy chungthống nhất trong toàn tỉnh, việc này đã góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc các tiết LSĐP Nhưng đối với cấp học THPT chưa có tài liệu chungthống nhất để giảng dạy Hầu hết GV các trường THPT ở Hà Tĩnh dựa vàophân phối của Sở Giáo dục và các sách tài liệu tham khảo để tự biên soạnbài giảng LSĐP Thực tế thì trong những năm qua việc dạy học các tiếtLSĐP cũng chưa được hầu hết các GV quan tâm đúng mức, cho nên chấtlượng dạy học các tiết LSĐP ở cấp THPT chưa đạt hiệu quả, đang còn mangtính hình thức, đơn điệu và đối phó, nguồn tại liệu sưu tầm và khai thác chogiảng dạy chưa nhiều, các bài giảng chưa bám đúng chủ đề và nội dung yêucầu Một số GV đã biến bài giảng LSĐP thành buổi nói chuyện chính trị khôkhan, nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa chú trọng phát huy khả
Trang 9năng tự sưu tầm của HS Vì thế sự hiểu biết của HS về tri thức lịch sử quêhương còn quá ít, sơ sài.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, là một GV giảng dạy lịch sử tại
trường THPT của tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Biên soạn
và giảng dạy LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu.
2.1 Tài liệu nước ngoài
Do tầm quan trọng của công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP nênLSĐP đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm
Từ rất sớm, các nhà khoa học ở Liên Xô (trước đây) rất quan tâm đếncông tác nghiên cứu LSĐP Trong trường học người ta đã sử dụng tài liệu LSĐP
để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS Văn kiện giáo dục đầu tiên củachính quyền Xô viết (năm 1918) đã yêu cầu các trường PT dạy học lịch sử tronggiờ nội khoá Vào những năm 70 và những năm 80 của thế kỉ trước, một số côngtrình nghiên cứu có vai trò quan trọng làm nền tảng trong việc biên soạn và
giảng dạy LSĐP lúc bấy giờ đã được xuất bản, như các cuốn:”Phương pháp dạy
học lịch sử ở trường PT” NXB Giáo dục, Maxcơva, năm 1972, cuốn”LSĐP” do
G.N.Matiuxin chủ biên xuất bản năm 1980, cuốn”Phương pháp công tác LSĐP”
do N.X Bôrixôp chủ biên xuất bản năm 1982
Trang 10A A Vaghin trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường
PT” đã khẳng định nguồn tài liệu lịch sử chiếm một vị trí quan trọng trong
quá trình dạy học lịch sử ở trường PT Ông cũng cho rằng, việc lĩnh hội tàiliệu là điều kiện cần thiết làm cho HS có quan điểm đúng đắn về lịch sử
Ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây việc nghiên cứu vàgiảng dạy LSĐP cũng được quan tâm Trong các hội nghị lịch sử quốc tế năm
1979 (tại Cộng hòa Dân chủ Đức), năm 1980 (tại Rumani), vấn đề nghiên cứu
và giảng dạy LSĐP được thảo luận một cách nghiêm túc
Ở các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, các nướcĐông Nam Á việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP cũng được coi trọng Năm
1994, tại Hội nghị khoa học về giáo dục lịch sử các nước Đông Nam Á, cácnhà khoa học đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận vàphương pháp nghiên cứu LSĐP, các nguồn và phương pháp xử lý sử liệu
Ở Hoa Kỳ - nước có nền giáo dục phát triển, ngay trong chương trìnhgiáo dục của Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) HS đã được học "Nhập môn sửhọc" trong đó có một số tiết "Lịch sử và Địa lí về tỉnh ta, bang ta"
Việc dạy học lịch sử cũng được quan tâm ở phạm vi quốc tế TrongKhuyến nghị của Nghị viện Châu Âu, số 1283, ngày 22/1/1996 đã liên quan
đến lịch sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu, nhấn mạnh: “Nội dung của
các chương trình lịch sử phải rất mở rộng; phải bao gồm tất cả những bộ mặt của xã hội (lịch sử xã hội và văn hóa cũng như lịch sử chính trị), LSĐP cũng như LSDT (nhưng không phải là lịch sử theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người thiểu số ”
Như vậy, qua tài liệu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, chúng tôirút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, tất cả các tác giả đều khẳng định vai trò, vị trí của việc giảng
dạy kiến thức LSĐP ở trường PT; trong đó nhấn mạnh việc sử dụng nguồn tài
Trang 11liệu LSĐP có tác dụng góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tìnhcảm và phát huy được năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho HS
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nói trên đặt ra những cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở trường PT
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kinh nghiệm
thực tiễn quý báu cho việc sử dụng tài liệu học tập phù hợp với đối tượng, cấphọc, đặc trưng vùng miền góp cho chúng tôi nhiều điều bổ ích khi thực hiệnnhiệm vụ luận văn
2.2 Tài liệu trong nước
2.2.1 Các tài liệu về lý luận dạy học lịch sử
Trong thực tiễn, dạy học lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng có vai tròquan trọng trong việc giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước.Chính vì vậy, từ rất lâu ông cha rất coi trọng giáo dục lịch sử Sự hiểu biết vềlịch sử đã được cha ông ngày xưa xem như là tiêu chí để đánh giá lựa chọnngười tài, đồng thời là biểu hiện quan trọng để đánh giá trình độ, sự hiểu biếtcủa mỗi người dân đất Việt
Sau khi Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công, trong quá trình xâydựng nền giáo dục cách mạng, Đảng và Nhà nước ngày càng chú ý đến giáodục về lịch sử, LSĐP đã được đưa vào chương trình dạy học ở các trường PT.Nhất là từ sau khi cải cách giáo dục lần thứ nhất được thực hiện năm 1950,LSĐP luôn chiếm một vị trí quan trọng trong công tác nghiên cứu và giáo dụclịch sử Trong giáo dục lịch sử, việc biên soạn và giảng dạy LSĐP ở cáctrường PT đã có nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả khả quan.Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã chú ý đến dạy học LSĐP cho HS, đã tiếnhành biên soạn tài liệu LSĐP phục vụ cho dạy học lịch sử của địa phương Vìvậy, việc dạy học LSĐP ở các tỉnh này đã thực sự làm cho niềm yêu thích, sự
tự hào của HS về chính mảnh đất mà các em đã được sinh ra và lớn lên Vấn
Trang 12đề dạy học và liên hệ LSĐP từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu củanhiều nhà Giáo dục lịch sử Trong đó có nhiều tác giả với những công trìnhnghiên cứu của mình đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển củagiáo dục LSĐP.
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản các năm
1976, 1980, 1992, 1998, 2002, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc cần phảigắn công tác học tập bộ môn lịch sử trong nhà trường với thực tiễn xã hội,xem việc nghiên cứu, giảng dạy LSĐP và xem tài liệu LSĐP như một nguồntài liệu thành văn trong dạy học, sử dụng chúng là một trong những biện phápnhằm nâng cao chất lượng dạy học
Năm 1961, khi cuốn "Sơ thảo phương pháp dạy học lịch sử ở trường
PT cấp II, III" được xuất bản, các tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng
Trọng Hanh đã dành một chương để nói về vấn đề dạy học LSĐP Trongchương VII "Ngoại khoá, thực hành trong môn Lịch sử" các tác giả đã nêu bậttầm quan trọng của dạy học môn LSĐP ở trường PT, nêu lên thực trạng củadạy học LSĐP và đề ra một số biện pháp thực hiện như tham quan lịch sử,sưu tầm, thu thập, ghi chép các tài liệu về LSĐP
Trong chương II (tập 2) "Các phương châm giảng dạy lịch sử ở PT" của
cuốn "Phương pháp dạy học lịch sử" (phần đại cương) của Phan Ngọc Liên,
Trần Văn Trị, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường, các tác giả đã khẳngđịnh giảng dạy lịch sử phải gắn liền với cuộc sống và cần phải liên hệ giữa trithức lịch sử trong sách vở với cuộc sống, liên hệ lịch sử toàn quốc với LSĐP
Đặc biệt trong cuốn "Công tác ngoại khóa lịch sử ở trường cấp II, cấp
III" của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang xuất bản năm
1968, đã nhấn mạnh gắn việc học tập lịch sử với đời sống xã hội và việcnghiên cứu, giảng dạy LSĐP là một phương thức cần thiết và quan trọng đểgiáo dục thế hệ trẻ
Trang 13Các tác giả Phan Kim Ngọc, Lại Đức Thụ trong bài "Về việc dạy họcLSĐP ở trường PT" trong tập sách " Mấy vấn đề giảng dạy lịch sử ở trường
PT hiện nay" do Phan Ngọc Liên chủ biên, đã xác định nhiệm vụ, chức năngcủa dạy học LSĐP là phục vụ những nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh
tế của địa phương Từ đó khẳng định dạy học LSĐP có ý nghĩa lớn về giáodưỡng, giáo dục về mọi mặt nhất là tình yêu quê hương
Đến năm 1989, cuốn "LSĐP" của tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan NgọcLiên, Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Văn Am được xuất bản đã đề cập đến nhiềuvấn đề về công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐP Cuốn sách nàyđược đánh giá là một công trình khoa học tương đối đầy đủ và có hệ thống vềviệc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐP ở trường PT lúc bấy giờ
Trong các giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử" xuất bản năm
1978 (tập 1), năm 1980 (tập 2) nhất là cuốn giáo trình xuất bản năm 1992 vàtái bản vào các năm 1998, 2000 và 2001 do Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trịchủ biên đều nhấn mạnh việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP, phải gắn họctập lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng với đời sống, luôn khẳng định vai trò, ýnghĩa và sự cần thiết phải đưa LSĐP vào dạy học ở các trường PT
Trong giáo trình LSĐP của GS Phan Ngọc Liên, PGS Nguyễn Cảnh Minh xuất bản năm 1995; trong cuốn LSĐP của GS Phan Ngọc Liên, GS Trương Hữu Quýnh xuất bản năm 1989; giáo trình LSĐP của Trung tâm Đào
tạo từ xa Đại học Huế đều đã đề cập đến công tác sưu tầm, chỉnh lý, kiểmtra tư liệu, biên soạn công trình LSĐP và hoàn chỉnh các bài giảng LSĐP theoquy định của chương trình
Trong cuốn giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử", tập 2, xuất bản
năm 2002 tái bản có sửa chữa bổ sung 2009, do Phan Ngọc Liên chủ biên,cũng đã dành 2 chương trình bày hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử,trong đó nhấn mạnh công tác LSĐP và phòng học lịch sử Đặc biệt, ở chương
Trang 14XV của giáo trình này, tác giả Nguyễn Thị Côi đã đi vào hướng dẫn, biênsoạn các tiết LSĐP và hướng dẫn dạy học bài LSĐP tại thực địa.
Trong bài "Nâng cao hiệu quả dạy học LSĐP ở trường PT", Tạp chíKhoa học trường ĐHSP Hà Nội, số 6/ 2002, tác giả Nguyễn Thị Côi đã nêuvai trò và tầm quan trọng của LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường PT và đề
ra các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy LSĐP ở trường PT
Trong cuốn giáo trình "Phương pháp nghiên cứu và biên soạn LSĐP"xuất bản năm 2008 do Nguyễn Cảnh Minh chủ biên, trong chương III đã trìnhbày kĩ lưỡng về biên soạn bài giảng LSĐP ở trường PT
Tháng 6 năm 2002, Hội Giáo dục Lịch sử thuộc Hội Khoa học LSVN,
kết hợp với Đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề Nghiên cứu,
biện soạn và giảng dạy LSĐP Trong 474 trang kỷ yếu của hội thảo, các tác
giả chủ yếu đi sâu vào những vấn đề chung về nghiên cứu, biên soạn và giảngdạy LSĐP; việc đổi mới phương pháp giảng dạy LSĐP và một số kết quảnghiên cứu mới về LSĐP Nhìn chung, các bài viết đã đề cập đến một số vấn
đề cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, và lýgiải vấn đề bằng tài liệu lịch sử cụ thể của các địa phương Các bài viết trêntuy trình bày rất khái quát nhưng đây là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi khithực hiện đề tài
2.2.2 Các tài liệu LSĐP Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, một tỉnh rất chútrọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu về lịch sử và văn hoá địa phương, đã
có nhiều công trình viết về LSĐP như: Lịch sử Hà Tĩnh tập I, II, NXB Chínhtrị quốc gia Hà Nội (2001), Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh tập I, II, III, NXBChính trị quốc gia, Hà Nội (2011), Lịch sử Đảng bộ các huyện Đức Thọ, KỳAnh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê; Hà Tĩnh -Thành Sen 160 năm, Thị ủy, UBND thị xã Hà Tĩnh, XNIHT, 1991… hồi ký,
Trang 15sách báo, lịch sử truyền thống các ngành, nhiều bài báo trên các tạp chí, báođịa phương và cả nước.
Những công trình trên chủ yếu nghiên cứu về sử học, chưa có tài liệuLSĐP phục vụ cho dạy học ở các trường PT Năm 2007 Sở Giáo dục và Đàotạo Hà Tĩnh mới biên soạn các bài LSĐP cho HS bậc THCS, còn HS bậcTHPT chưa có tài liệu phục vụ giảng dạy Như vậy, qua các công trìnhnghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước chúng tôi rút ra một sốnhận xét sau:
Thứ nhất, các tác giả đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giảng dạy
LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường PT Nguồn tài liệu, kiến thức giảng dạyhợp lý sẽ góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và pháthuy năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho HS
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề ra những cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu, biên soạn và tiến hành bài học LSĐP ở trường PT
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kinh nghiệm về
các biện pháp để biên soạn, giảng dạy LSĐP phù hợp với đối tượng, cấp học,đặc trưng vùng miền
Những kết quả nghiên cứu nêu trên được chúng tôi tham khảo khi thựchiện nghiên cứu đề tài này
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình biên soạn và giảng dạy LSĐP cho HS THPT ở Hà Tĩnh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu LSĐP mà từ việc nghiên cứu lý luận
về bài học LSĐP ở trường THPT, đề tài tiến hành sưu tầm tài liệu lịch sử HàTĩnh để biên soạn các bài LSĐP và đề xuất phương pháp tiến hành các bài học
đó ở trên lớp và tại thực địa cho HS THPT của tỉnh Hà Tĩnh Do thời gian vàtrình độ, đề tài chỉ nghiên cứu 7 tiết LSĐP ở trên lớp và 7 tiết ở trên thực địa
Trang 164 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP, đề tài
đã đi sâu vào biên soạn và đề xuất phương pháp tiến hành các bài học LSĐP ởtrên lớp và tại thực địa cho HS THPT tỉnh Hà Tĩnh
4.2 Nhiệm vụ
- Tìm hiểu về lý luận về biên soạn và dạy học LSĐP
- Tìm hiểu khóa trình LSVN ở trường THPT để biên soạn và giảng dạyLSĐP cho phù hợp
- Điều tra tình hình biên soạn và tiến hành các bài giảng LSĐP ở một sốtrường THPT tỉnh Hà Tĩnh
- Sưu tầm các tài liệu LSĐP có liên quan để biên soạn các bài LSĐPcho HS THPT tỉnh Hà Tĩnh
- Đề xuất phương pháp tiến hành bài học LSĐP đã biên soạn
- Thực nghiệm bài giảng ở một số trường THPT tỉnh Hà Tĩnh Rút ranhững kết luận từ kết quả thực nghiệm sư phạm
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,các quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các quan điểm của các nhà kinh điểncủa chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về giáo dục, các quan điểm cơ bản về giáo dụccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cáctài liệu về LSĐP Hà Tĩnh, tài liệu giáo dục học, phương pháp dạy học vàchương trình SGK cũng như các tài liệu lịch sử có liên quan
- Điều tra cơ bản bằng phiếu điều tra và phỏng vấn để tìm hiểu thựctiễn dạy học LSĐP tỉnh Hà Tĩnh
Trang 17- Tiến hành thực nghiệm bài LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm
6 Đóng góp của luận văn
- Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP cho HS THPT
- Nêu thực trạng dạy học các bài LSĐP ở các trường THPT Hà Tĩnh
- Biên soạn 7 bài LSĐP cấp THPT ở Hà Tĩnh
- Xác định các hình thức tổ chức dạy học phù hợp và đề xuất phươngpháp sư phạm tiến hành bài học LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực chủđộng của HS
7 Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: luận văn góp phần nhỏ làm phong phú lý luận dạyhọc bộ môn về biên soạn và tiến hành các bài LSĐP
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu giúp bản thân và đồng nghiệp
có thể vận dụng trong dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh nhằm nângcao chất lượng dạy học
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính củaluận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1 Vấn đề biên soạn và tiến hành bài học lịch sử địa phương
ở trường phổ thông - Lý luận và thực tiễnChương 2 Biên soạn các bài học lịch sử địa phương ở cấp trung học
phổ thông tỉnh Hà TĩnhChương 3 Phương pháp và hình thức giảng dạy các bài học lịch sử
địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Hà Tĩnh
Trang 18NỘI DUNG Chương 1 VẤN ĐỀ BIÊN SOẠN VÀ TIẾN HÀNH BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trước hết, để hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm “LSĐP”, chúng ta phảihiểu đúng về khái niệm “Địa phương” Có ý kiến cho rằng “Địa phương lànhững vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thùriêng, là bộ phận cấu thành đất nước” [47; 9] Cũng có ý kiến cho rằng những
gì không phải của cả nước hay dân tộc là của “Địa phương” Hay có ý kiếnkhác lại khẳng định: “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ vớinhững vùng và những khu vực khác trong cả nước” [49, 321]
Như vậy, khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh vừa cụthể và trừu tượng Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vịhành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố Với nghĩa thứ hai, có thể gọi
“địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, córanh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác(như: miền Bắc, miền Trung,miền Nam, Tây nguyên, Tây Bắc…) Dù hiểu theo cách nào thì “địa phương”
Trang 19là một vùng đất hay khu vực nhất định trong một quốc gia, có ranh giới tựnhiên hay địa giới hành chính với những nét đặc thù riêng để có thể phân biệtvùng này với vùng khác hay địa phương này với địa phương khác.
Từ nhận thức về “địa phương” như trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm
“LSĐP” LSĐP là: “Lịch sử của các đơn vị hành chính, như lịch sử của làng,
xã, huyện, tỉnh, vùng, miền [39; 10] Ngoài ra do tính đa dạng của khái niệm
“địa phương” nên LSĐP còn bao hàm là lịch sử của các cơ quan, xí nghiệp,các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học… Xét về yếu tố địa lý, các đơn
vị đó đều gắn với một địa phương nhất định song nội dung của nó mang tính
kỹ thuật, chuyên môn, do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành
LSĐP không phải là một ngành khoa học độc lập, mà chỉ là bộ phậncủa việc nghiên cứu LSDT Tuy vậy nó cũng được xác định rõ đối tượng
nghiên cứu Theo Tiến sĩ Đỗ Hồng Thái trong cuốn “Nghiên cứu và biên soạn
LSĐP ở Việt Bắc” xuất bản năm 2007, LSĐP có ba đối tượng nghiên cứu chủ
yếu sau:
Thứ nhất, LSĐP nghiên cứu các đơn vị hành chính của một quốc gia:các thôn, xã huyện, tỉnh, thành phố…Với loại đối tượng này, LSĐP nghiêncứu toàn diện các hoạt động của con người (kinh tế, văn hóa, chính trị, quân
sự, tư tưởng, tôn giáo…) ở một địa phương Những mặt đó phải gắn liền vớiquá trình hình thành, ổn định và phát triển của địa phương nhưng phải đượcxem xét đánh giá trong bối cảnh chung của LSDT Trên cơ sở khai thác nétđộc đáo, đặc thù của địa phương, những giá trị vật chất và văn hóa tinh thần,những đóng góp quý báu để xây dựng truyền thống chung, bổ sung chỉnh hóaLSDT Nghiên cứu về đối này có nhiều thể loại phong phú, chẳng hạn: Thông
sử địa phương, lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử phong trào cách mạng địaphương, lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa ở địa phương, những truyền thốngtốt đẹp của địa phương trong lịch sử…
Trang 20Thứ hai, LSĐP nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở một vùng
có liên quan tới những sự kiện, biến cố trong LSDT như: Cách mạng thángTám ở địa phương có liên quan đến Cách mạng Tháng 8- 1945 của cả nước…
Thứ ba, nghiên cứu các đơn vị sản xuất (nông trường, lâm trường, xínghiệp, nhà máy), nghiên cứu các cơ quan, ngành, trường học, các tổ chứcđoàn thể quần chúng (tổ chức Đoàn thanh niên, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc,ngành Bưu điện, Giao thông… Ở loại đối tượng này thường được trình bày sựphát triển hoặc lịch sử truyền thống ngành
Các đối tượng nghiên cứu của LSĐP khá phong phú và đa dạng dovậy, trong qua trình biên soạn LSĐP để giảng dạy, GV cần căn cứ vàochương trình giảng dạy để chọn lựa những vấn đề, sự kiện lịch sử địa phương
có quan hệ mật thiết với LSDT, đó phải là những sự kiện cơ bản, tiêu biểu củađịa phương
1.1.2 Quan niệm về bài học LSĐP
LSĐP là bộ phận cấu thành LSDT Chính vì vậy, dạy học LSĐP giúpcho HS nhận thức sâu sắc hơn các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử điểnhình của LSDT Vậy chúng ta hiểu như thế nào về bài học LSĐP? Nó cónhững đặc trưng gì để phân biệt với các loại bài học khác Để có thể hiểuđược thế nào là bài học LSĐP, trước hết cần tìm hiểu quan niệm về “bài họclịch sử”
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đều nhằm thực hiện mụcđích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển Việc thực hiện nhiệm vụ “về giáodưỡng, giáo dục, phát triển của khóa trình lịch sử được thông qua từng bàihọc Mỗi bài học lịch sử là một bộ phận của hệ thống thống nhất của các bàihọc được quy định theo chương trình nó có nhiệm vụ thực hiện một phầnchương trình SGK của môn lịch sử, qua đó từng bước hoàn thành mục tiêu
của bộ môn” [14; 32] Như vậy, chúng ta có thể hiểu bài học lịch sử là “một
Trang 21khâu trong quá trình dạy học, nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chươngtrình SGK góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học vàkhóa trình Vì vậy, tiến hành bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạyhọc ở trường PT Đó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhấtdạy và học tập: GV tiến hành các công việc truyền đạt kiến thức, giáo dục,phát triển HS; HS tích cực hoạt động nhận thức để lĩnh hội kiến thức, bồidưỡng tư tưởng đạo đức, rèn luyện kỹ năng thực hành” [24; 172] Các nhànghiên cứu phương pháp dạy học ở Việt Nam đã chia ra các loại bài học lịch
sử như: bài lĩnh hội tri thức mới; bài ôn tập; sơ kết; tổng kết; bài kiểm tra kiếnthức; bài hỗn hợp
Từ quan niệm về bài học lịch sử trên, chúng ta có thể thấy được rằngdạy học là nhằm mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển Để làm điều đó,chúng ta cần tăng cường giảng dạy cho HS có những kiến thức tổng thể vềLSDT, LSĐP và LSTG, bởi LSĐP cũng là một bộ phận của môn học, các bàihọc LSĐP cũng nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung của môn học Vì vậychúng ta có thể hiểu LSĐP cũng là một khâu của quá trình dạy học lịch sử ởtrường PT, là quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập, trong đó thầyhướng dẫn, tổ chức HS lĩnh hội kiến thức, giáo dục đạo đức và rèn luyện các
kỹ năng, góp phần hoàn thành mục tiêu môn học Tuy nhiên, do kết cấuchương trình, bài học LSĐP thường chỉ là những bài nghiên cứu kiến thứcmới, và nội dung là kiến thức về LSĐP
1.1.3 Mối quan hệ giữa LSDT và LSĐP
Mối sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn với một không gian nhất định, dovậy nó có yếu tố địa phương trước khi mang ý nghĩa quốc tế, quốc gia LSĐP
là hình ảnh thu nhỏ của LSDT LSDT và LSĐP có mối quan hệ mật thiết vớinhau Đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, “cái riêng chỉ tồn tạitrong mối quan hệ với cái chung, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và
Trang 22thông qua cái riêng” LSDT là sự khái quát lịch sử các địa phương trên cơ sởtổng hợp, còn LSĐP là một bộ phận nằm trong LSDT [31; 202]
Tri thức LSĐP là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thứcLSDT Nói như vậy không có nghĩa một công trình nghiên cứu lịch sửu dântộc là kết quả của phép tính cộng các cuốn LSĐP LSDT được hình thànhtrên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử từ địa phương đã được khái quát vàtổng hợp ở mức độ cao Như chúng ta biết, một sự kiện, hiện tượng lịch sửkhông thể tách rời các yếu tố không gian, thời gian và nhân vật Không gianđược nói chính là nơi xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử Đó có thể là khônggian rộng hay hẹp nhưng rõ ràng mang tính địa phương Như vậy, có nghĩa
là bất kì một sự kiện nào cũng đều xảy ra ở một hoặc nhiều địa phương nhấtđịnh Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là tất cả các sự kiện, hiện tượngxảy ra ở một hay nhiều địa phương đều trở thành tri thức của LSDT Những
sự kiện, hiện tượng xảy ra ở địa phương có tính chất, quy mô và mức độ ảnhhưởng khác nhau Có những sự kiện, hiện tượng xảy ra ở một địa phươngnhưng nó có tính chất quan trọng, ảnh hưởng không chỉ với địa phương màcòn đối với quốc gia, thậm chí ảnh hưởng cả đối với thế giới Nhưng cũng
có những sự kiện chỉ có ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp, không có tínhchất quan trọng Những sự kiện có phạm vi ảnh hưởng rộng và có tính chấtquan trọng trở thành những sự kiện của LSDT hoặc có thể trở thành sự kiệncủa lịch sử thế giới
Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người Bàihọc lịch sử luôn luôn là kinh nghiệm để cho con người biết cách hành độngđúng đắn Bởi vậy, có thể nói rằng: Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống” Sự
am hiểu về LSDT còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về LSĐP và LSDT
Những tri thức về LSDT sẽ góp phần quan trọng và hữu ích vào việcnghiên cứu, biên soạn, giảng dạy LSĐP một cách đầy đủ, hoàn chỉnh, sâu sắc,
Trang 23sinh động hơn, khoa học hơn Nếu nghiên cứu LSĐP mà tách rời, thoát li khỏilịch sử cả nước tức là tách rời hoàn cảnh LSDT trong từng giai đoạn lịch sửtương ứng có quan hệ với LSĐP thì sẽ không sâu sắc, thiếu tính khoa học.Mặt khác, tri thức LSĐP góp phần quan trọng, bổ sung cho sự hiểu biết đầy
đủ về LSDT, đất nước; bổ sung tư liệu lịch sử để dạy và học LSDT sinh động,hấp dẫn hơn
1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của dạy học LSĐP ở trường PT
1.1.4.1 Vai trò
Ngày nay, đất nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thếgiới Bên cạnh việc mở rộng, giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại thìviệc gìn giữ, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc là vấn đề hết sức cấp thiết
Bộ môn lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng có ưu thế và nhiệm vụ to lớn đớivới công việc này Song muốn phát huy được ưu thế vốn có cần phải nhậnthức đúng vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP nói riêng
LSĐP là nguồn tri thức quan trọng giúp HS hiểu biết về lịch sử quêhương mình, về quá trình xây dựng và phát triển của quê hương Thông quadạy học LSĐP, HS có những nhận thức cụ thể, sinh động vầ những thành tựu,
Trang 24truyền thống tốt đẹp của quê hương trong quá trình xây dựng và bảo vệ quêhương đất nước của cha ông Hiểu thêm về những cống hiến, hy sinh thầmlặng của những lớp người đi trước để có được quê hương như ngày hôm nay.Không những thế, việc dạy học LSĐP còn giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn
về LSDT, về những sự kiện quan trọng của LSDT, về những sự kiện quantrọng của LSDT nhưng diễn ra ở địa phương, thấy được mối quan hệ chặt chẽgiữa LSĐP và LSDT, thấy được những nét đặc thù của LSĐP song vẫn nằmtrong quy luật tiến hóa chung của LSDT và nhân loại
Qua việc nắm vững những tri thức về LSĐP còn giúp HS nhận thứcđúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, tin tưởngvào đường lối lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, có ý thức giữ gìn
và bảo vệ những di sản văn hóa của địa phương Đồng thời, qua thực tiễn dạyhọc LSĐP cũng rèn luyện cho HS lòng say mê, hứng thú, kỹ năng phân tích,
so sánh, đối chiếu, đánh giá, năng lực khái quát trong học tập LSDT và lịch
sử thế giới
Tình yêu quê hương là ngọn nguồn của lòng yêu nước Rồi tình yêuquê hương lại nâng lòng yêu nước lên tầm cao mới LSĐP là điều kiện cầnthiết để các thế hệ HS thấm sâu lịch sử đất nước, nâng cao lòng yêu nước theotiến trình phát triển của thời đại
Dạy học tốt LSĐP sẽ có tác dụng giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào
về truyền thống quê hương - nơi mình sinh ra và lớn lên Từ đó, bồi dưỡngcho các em tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với quê hương, góp phần xâydựng quê hương giàu đẹp hơn; đồng thời góp phần rèn luyện những kỷ năng,thói quen trong lao động và học tập rèn luyện cho HS phương pháp nghiêncứu khoa học, biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống
Việc giảng dạy LSĐP ở trường PT một mặt nào đó còn là điều kiệnthuận lợi để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương nơi
Trang 25trường đóng, cũng như giữa GV và HS địa phương Nó cũng góp phần “trựctiếp và quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy LSDT của người GV” [33;16] Bởi vì, thông qua công việc sưu tầm, tập hợp và thẩm định tài liệu LSĐP,
GV sẽ có những tài liệu cụ thể, phong phú đa dạng để phục vụ các tiết dạyLSDT Qua đó bài học lịch sử sẽ sinh động hơn, có sức truyền cảm tạo hứngthú học tập cho HS, làm cho các em có được những biểu tượng cụ thể, từ đóhiểu khái niệm và quy luật lịch sử
1.1.4.2 Ý nghĩa của việc dạy học LSĐP
LSĐP có vai trò rất quan trọng trong dạy học, cùng với LSDT giảngdạy LSĐP góp phần nhằm thực hiện mục đích giáo dưỡng, giáo dục và pháttriển, “LSĐP có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển rất quan trọng
trong chương trình lịch sử ở trường PT” [33; 229].
cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra cũng mang tính chất địa phương bởi nó
Trang 26gắn liền với một vị trí không gian cụ thể ở một làng hoặc một số địa phươngnhất định “LSĐP gắn liền với LSDT trong mỗi thời kỳ lịch sử” [33; 67] Dovậy, khi ta tìm hiểu về các sự kiện ấy cũng là ta đang tìm hiểu về LSDT Hơnnữa, khi được tìm hiểu về các sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất quê hươngmình, các em sẽ dễ dàng nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn tiến trìnhLSDT và lịch sử thế giới “Tài liệu về LSĐP cụ thể hóa những kiến thứcchung về LSDT làm cho các em lĩnh hội được dễ dàng những khái niệm phứctạp, những kết luận, những khái quát khoa học Do đó, nó có tác dụng nângcao kiến thức.Ví dụ, qua bài “Hà Tĩnh trong cuộc Tổng khởi nghĩa giànhchính quyền Tháng 8 năm 1945” các em lớp 12 sẽ hiểu rõ thêm về thời cơtrong Cách mạng Tháng 8-1945, về khái niệm khởi nghĩa từng phần trongCách mạng Tháng 8, về những nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cũngnhư những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng 8- 1945 ở nước ta.
LSĐP cung cấp cho HS sự hiểu biết về hoàn cảnh tự nhiên, khả năngkinh tế và truyền thống đấu tranh anh dũng, những đóng góp của quê hươngmình với LSDT Dạy học LSĐP còn làm cho HS thấy rõ ý nghĩa tiến bộ củachế độ xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng ở khắp mọi nơi trên đất nước ta,bước đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân lao động ở mỗi địa phương
Nhà giáo dục Nga K.Đ Usinxky đã rất có lý khi nói đến “sự cần thiếttuyệt đối phải đưa việc giảng dạy LSĐP” vào trường PT Trong bối cảnh lịch
sử hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới để phát triển đấtnước, giảng dạy LSĐP sẽ góp phần làm cho HS hiểu được những nét riêngbiệt độc đáo, đặc thù của địa phương nhưng vẫn nằm trong quy luật phát triểnchung của LSDT và lịch sử thế giới Thấy được mối quan hệ biện chứngkhông thể tách rời giữa cái riêng là LSĐP với cái chung là LSDT, nhận thức
cụ thể, sinh động hơn những hình thái kinh tế - xã hội qua các giai đoạn phát
Trang 27triển của LSDT, góp phần giúp HS hiểu rõ hơn ý nghĩa những thành tựu trongcông cuộc đổi mới mà chúng ta đang tiến hành, từ đó bồi dưỡng tình cảm, ýthức trách nhiệm đối với quê hương cho các em sau này.
- Về giáo dục
Việc dạy học LSĐP không chỉ có ý nghĩa giáo dưỡng mà còn có ýnghĩa sâu sắc về mặt giáo dục Học tập LSĐP, giúp HS biết được một cáchtoàn diện và sâu sắc về quá trình hình thành và phát triển của địa phương trênnhiều lĩnh vực, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị, giáodục ý thức lao động, thẩm mỹ cho HS, hình thành ở HS tư tưởng tình cảm,thái độ đúng đắn “Trên cơ sở cung cấp kiến thức thực sự khoa học, có hệthống, hiện đại, cơ bản PT mà giáo dục tính tự giác, tích cực chủ động ứng xử
trong mọi tình huống.” [32; 209] Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình
thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, bởi vì nguồn gốc của lòng yêu quê hươngcủa các em, như V.A.Xukhômlinxki đã viết: “Đối với mỗi chúng ta, Tổ quốcbắt đầu từ một cái nhỏ bé dường như không lộng lẫy lắm và không có gì nỗibật, cuộc sống của mỗi chúng ta vĩnh viên đến tận hơi thở cuối cùng, chứađựng một cái gì đó duy nhất và không gì thay thế được như bầu sữa mẹ, như
sự âu yếm của mẹ, như lời nói thân yêu Đó là miền quê thân yêu của chúng
ta, nơi thể hiện hình ảnh sinh động của Tổ quốc” [55; 44] HS tự hào về đấtnước, dân tộc Việt Nam bắt đầu từ lòng tự hào về chiến công của cha anhmình đã làm nên ở ngay tại làng xóm thân yêu trong cuộc đấu tranh chống kẻthù xâm lược HS cũng tự hào về những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội củađịa phương từ xưa đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.Bởi vì, như chúng ta đã biết, đặc điểm tình cảm của trẻ em là rất quý trọng vàthường đề cao quê hương mình Do đó, khi hiểu sâu sắc LSĐP, hiểu về nhữngtruyền thống đáng tự hào, sẽ làm nảy sinh ở các em trách nhiệm công dân,tình yêu thiên nhiên, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình, tự hào về truyền
Trang 28thống và những chiến công hiển hách trên mảnh đất quê hương Truyền thống
đó đã được lớp lớp thế hệ tiếp nối Ví dụ, khi học về những đóng góp củanhân dân Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, HS ở Hà Tĩnh biếtđược nhân dân Hà Tĩnh đã không ngại hy sinh, gian khổ chiến đấu chống lạithực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đặc biệt là chống lại các cuộc chiến tranh pháhoại của đế quốc Mỹ và không ngừng chi viện về sức người, sức của chonhân dân miền Nam đánh Mỹ, các em biết được những đóng góp lớn lao của
Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ Qua đó, các em sẽ tự hào vềtruyền thống của nhân dân Hà Tĩnh Khi hiểu sâu sắc về quê hương, các emnảy sinh tình cảm, có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn những truyềnthống tốt đẹp của địa phương, ra sức học tập, đóng góp, xây dựng quê hươngngày càng giàu đẹp, “Việc giảng dạy LSĐP là biện pháp tốt để giáo dục lòngyêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hê, từ đó các emxác định cho mình nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹpcủa quê hương, địa phương mình” [39; 78]
Thông qua những tiết dạy LSĐP, GV cần tích cực giới thiệu cho HSnhững di tích lịch sử và nghề thủ công truyền thống ở địa phương Đây là mộttrong những nội dung giáo dục hướng nghiệp của bộ môn Lịch sử Nó gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục PT nói riêng
Đó phải là gắn chặt mục tiêu kinh xã hội, mà trước hết là mục tiêu kinh
tế-xã hội của địa phương “Giáo dục PT ngay ở trường THCS, bằng cả việcgiảng dạy nội khóa và các hoạt động ngoại khóa phải đạt đến kết quả là làmcho HS biết mình sống trong một huyện, một miền quê như thế nào và mìnhphải làm gì để cống hiến cho xứng đáng với nhân dân, đất nước Giáo dục PTphải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làmcho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đậm hơn cuộc đời thực HS
từ lúc còn đi học đã sống với xã hội xung quanh” [45; 56] Như vậy, nghiên
Trang 29cứu, giảng dạy LSĐP được tiến hành thường xuyên với nội dung phươngpháp phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho công cuộc giáo dục lòng yêu nước chothanh niên, HS ở địa phương và đồng thời kích thích lòng yêu đất nước, tìnhyêu quê hương và tự hào dân tộc.
- Về phát triển
Đưa LSĐP vào giảng dạy trong nhà trường PT sẽ tạo điều kiện cho các
em được học tập và rèn luyện trong môi trường thực tế, kết hợp lý thuyết vớithực hành, không chỉ biết lĩnh hội tri thức mà còn biết tập duyệt tác phong vàcách thức làm việc của nhà khoa học trong tương lai để tìm ra tri thức Đâycũng là cơ hội để thầy và trò tham gia phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hộicủa địa phương, phát huy chức năng trung tâm văn hóa khoa học của nhàtrường với địa bàn cơ sở, góp phần phát triển ngành sử quốc gia Ngoài ra,sưu tầm và dạy học LSĐP còn là một biện pháp quan trọng để thực hiệnnguyên lý “học đi đôi với hành…nhà trường gắn liền với xã hội”, nhằm thựchiện mục đích “… giáo dục phát triển đạt đến kết quả gắn liền với lịch sử,thiên nhiên và xã hội ở địa phương, làm cho việc giảng dạy ở nhà trườngthấm đượm hơn cuộc đời thực…” [45; 56]
LSĐP cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành, rèn luyện, pháttriển năng lực nhận thức và các kỹ năng, kĩ xảo cho HS, “Việc giảng dạy vàhọc tập LSĐP có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện khả năng thực hànhcho HS [33; 78] Thông qua việc học tập LSĐP mà các kĩ năng thực hành bộmôn được rèn luyện và phát triển như: vẽ bản đồ, lược đồ, phục chế một sốhiện vật… Đồng thời các em cũng rèn luyện được năng lực hoạt động xã hộinhư: sưu tầm về lịch sử, các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ di sản lịch sử -văn hóa địa phương… Từ đó hình thành ở các em tính tích cực chủ động, cóthể hòa nhập tốt với cuộc sống ngoài xã hội
Như vậy, LSĐP có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong dạy học lịch sử
ở trường PT Quan niệm một cách toàn diện ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và
Trang 30phát triển của việc dạy và học LSĐP, chúng ta càng thấy rằng, công việc này
có nhiều khả năng góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản củatrường PT xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là giáo dục văn hóa, dạy nghề
PT, lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp Khả năng giáo dục hướngnghiệp trong bộ môn lịch sử nói chung, trong LSĐP nói riêng cần tiếp tục làmsáng tỏ, để có thể khẳng định rằng bộ môn lịch sử ở trường PT cần và có thểgiáo dục hướng nghiệp cho các em HS Hơn lúc nào hết, đã đến lúc chúng tacần nâng cao nhận thúc đúng đắn về vấn đề này, phải dạy học LSĐP một cáchnghiêm túc trong việc thực hiện phân phối chương trình, nội dung và phươngpháp giảng dạy
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình biên soạn và tiến hành các bài học LSĐP ở Việt Nam
Ở nước ta, thời phong kiến, công tác giảng dạy LSĐP chưa được thựchiện ở trong các trường học các cấp Việc nghiên cứu và biên soạn LSĐPchưa được nhà nước phong kiến quan tâm Tuy vậy, đã có một số tác phẩm vềLSĐP hay địa lí- LSĐP được biên soạn Những tác phẩm đó chứa đựng nhiều
tư liệu rất có giá trị, góp phần có hiệu quả vào việc nghiên cứu LSĐP nóiriêng, LSDT nói chung của chúng ta ngày nay
Từ sau ngày hòa bình lập lại (1955), công tác nghiên cứu LSĐP ở miềnBắc được chú ý Viện sử học đã nhấn mạnh vị trí tầm quan trọng của công tácnghiên cứu LSĐP và sau Hội nghị về công tác nghiên cứu, phương pháp biênsoạn LSĐP và chuyên ngành được triệu tập (1962) Trong những năm chốngchiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, một số trường PT ở miền Bắc đã cónhững cố gắng trong công tác sưu tầm và sử dụng tài liệu LSĐP trong dạyhọc, trung học sư phạm ở những nơi sơ tán cũng đã phát huy đội ngũ cán bộgiảng dạy và sinh viên, tiến hành khảo cứu, biên soạn một số công trìnhLSĐP Tuy nhiên do hoàn cảnh thời chiến, việc nghiên cứu chưa được tiếnhành đều đặn, thường xuyên bị gián đoạn; kết quả cũng còn nhiều hạn chế
Trang 31Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu LSĐPmới được tiến hành rộng khắp trên cả nước Các ban nghiên cứu lịch sử Đảng
ở các địa phương được thành lập, nhiều lớp bồi dưỡng nghiên cứu LSĐPđược tổ chức Các nhà nghiên cứu lịch sử, cán bộ, sinh viên các trường đạihọc (ngành Sử), cao đẳng sư phạm đã góp phần quan trọng vào việc nghiêncứu, biên soạn lịch sử huyện, xã, các ngành Hầu hết các tỉnh đã biên soạnlịch sử Đảng bộ, nhiều tỉnh đã biên soạn lịch sử các huyện (Hà Nội, HảiPhòng, Nghệ An…) cùng với việc phát triển của công tác nghiên cứu và biênsoạn các sách về LSĐP, việc biên soạn bài học và giảng dạy các tiết họcLSĐP ngày càng chú trọng Nhờ có nguồn tài liệu ngày càng phong phú vềlịch sử của các địa phương được biên soạn, các di tích lịch sử của địa phươngđược trùng tu tôn tạo và bảo vệ, nên hoạt động dạy học về LSĐP ngày càngđược thực hiện có hiệu quả hơn Trong những năm gần đây, nhiều Sở giáodục trên cả nước đã tiến hành biên soạn về LSĐP làm tài liệu học tập cho cáccấp học ở trong tỉnh Vì vậy, việc học tập về LSĐP của HS thuận lợi và ngàycàng hiệu quả hơn
Hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng của tài liệu LSĐP trong nhà trường đãđược nâng lên, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dụchiện nay Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa tiến hành biên soạn các bàihọc LSĐP làm tài liệu học tập chung cho tất cả các HS trong tỉnh Ở nhữngđịa phương này, GV chỉ căn cứ vào phân phối chương trình, chủ động lựachọn nội dung và hình thức dạy học cho HS Có nhiều GV đã thực hiện tốtcác bài học LSĐP nhưng cũng có những GV chỉ dạy mang tính chất đối phó,chưa thực sự đem lại hiểu quả cao GV mới chỉ tập trung vào giảng dạy cácbài lịch sử nội khóa, còn công tác thực hành, ngoại khóa nhiều nơi còn tùytiện, thậm chí không thực hiện
Trang 32Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng chủ yếu là do nguồntài liệu LSĐP ở nhiều nơi chưa được sưu tầm và chỉnh lý biện soạn một cách
có hệ thống, nhiều địa phương đến nay chưa biên soạn được lịch sử cáchuyện, xã Chính vì vậy, GV không có hoặc có ít tài liệu để biên soạn nộidung bài học Nhiều Sở Giáo dục chưa thực sự chú trọng đến giảng dạyLSĐP, chưa biên soạn tài liệu cho GV, việc quản lý thực hiện phân phốichương trình còn lỏng lẻo, các tiết dạy bài học LSĐP lại được thực hiện vàocuối kỳ, cuối năm nên dẫn đến tâm lý chán nản, không hào hứng để học bàicủa HS Mặt khác, điều kiện phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy LSĐP ởmiền núi gặp nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, phương tiện giao thông thiếuthốn, Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu đội ngũ chuyên môn có năng lực vàtrình độ nghiên cứu…
Tất cả những lý do trên đòi hỏi cấp thiết đẩy mạnh biên soạn và giảngdạy LSĐP, góp phần giúp HS hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về lịch sử quêhương mình cũng như LSDT nói chung
1.2.2 Thực trạng biên soạn và tiến hành bài học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mớichương trình giáo dục PT, trong đó có SGK (SGK) lịch sử, Bộ Giáo dục vàĐào tạo biên soạn chương trình, SGK từ lớp 1 đến lớp 12 và triển khai thựchiện từ năm học 2002 - 2003 đến nay Để tiếp tục thực hiện tốt dạy họcLSVHĐP, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, biênsoạn tài liệu dạy học LSĐP Hà Tĩnh phù hợp với nội dung chương trình, SGKmới Năm 2007, Hội đồng khoa học cấp tỉnh do Sở Khoa học - Công nghệnghiệm thu và cho phép đưa vào sử dụng cuốn “Lịch sử Hà Tĩnh - Tài liệudùng trong trường THCS” (do Phan Đăng Quang và Lê Hà biên soạn) Cuốn
“Lịch sử Hà Tĩnh và tài liệu Hướng dẫn giảng dạy trong trường THCS” xuất
Trang 33bản đã kịp thời phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của GV, HS THCS.Đối với cấp THPT, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, GV môn Lịch
sử căn cứ vào tài liệu gốc như: Lịch sử Hà Tĩnh, tập 1, 2 NXBCTQG, Hà Nội,năm 2000; Lịch sử Đảng bộ các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Hà Tĩnh…soạn giảng các bài học theo từng chủ đề phù hợp với từng khối lớp và từnggiai đoạn lịch sử Trong quá trình soạn giảng các chủ đề để dạy học cho HScấp THPT, các GV đã chú ý quan tâm lựa chọn đưa vào những nội dung vềgiá trị truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng ngay trên làng xã, huyện,thành phố, thị xã phù hợp nơi HS sinh ra và lớn lên
Các trường PT trong toàn tỉnh còn thực hiện nhiều hình thức phươngpháp lồng ghép phong phú, sinh động, hấp dẫn HS như học LSVHĐP tại cáckhu di tích, nhà lưu niệm; sưu tầm các hiện vật LSVH, tham quan trong vàngoài tỉnh
Nghiên cứu toàn bộ kết cấu nội dung chương trình lịch sử ở trường PT,chúng tôi thấy trong chương trình lịch sử ở trường THCS và THPT đã dànhmột thời lượng cân đối cho dạy học LSĐP “Phân phối chương trình mônLịch sử” từ lớp 6 đến lớp 12 đều dành một số tiết cho phần LSĐP với mụcđích giúp các em tìm hiểu về một số di tích ở địa phương mình (từ xã, huyện),học một số tiết nội khóa (trên lớp lẫn trên thực địa) để nâng cao vốn hiểu biết
về quê hương xứ sở Số tiết LSĐP ở THPT là 4 tiết(lớp 10: 1 tiết; lớp 11: 1tiết; lớp 12: 2 tiết)
Tuy vậy, việc thực hiện giáo dục LSĐP ở các trường PT trên địa bàntỉnh Hà Tĩnh cũng còn nhiều hạn chế Ở các trường THCS, mặc dù đã có tàiliệu dùng chung do Sở Giáo dục biên soạn, nhưng đây chỉ là một trong nhiềunguồn tài liệu để GV dùng để biên soạn nội dung bài giảng Nguồn tài liệu vềLSĐP rất phong phú và đa dạng Vì thế, để giúp HS tiếp thu và tìm hiểu kiếnthức LSĐP một cách hứng thú thì GV cần tìm tòi, bổ sung nhiều nguồn tư liệu
Trang 34qua các kênh khác nhau, phải đa dạng hóa hình thức giảng dạy và học tập.Hơn nữa, mỗi địa phương lại có những sự kiện lịch sử của riêng mình có liênquan đến nội dung bài học Vì vậy, khi tiến hành bài học, các GV phải sửdụng các sự kiện của địa phương, chú trọng những sự kiện của địa phương cóliên quan đến những sự kiện chung của tỉnh được biên soạn trong bài học.
Đối với cấp THPT, hiện nay Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh vẫn chưabiên soạn nội dung bài học chung thống nhất trong toàn tỉnh, hầu hết các tiếtdạy LSĐP ở bậc THPT trong tỉnh Hà Tĩnh do GV ở các trường tự tiến hànhsưu tầm tài liệu và tự biên soạn nội dung bài học LSĐP sát với chương trìnhLSDT của từng khối lớp, trong phân phối chương trình cũng không quy địnhdạy nội dung kiến thức nào cho từng khối lớp.Qua điều tra bằng cách trao đổivới một số GV bộ môn Lịch sử và phát phiếu điều tra cho GV và HS ở trườngTHPT Vũ Quang và THPT Cù Huy Cận huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh,chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Chúng tôi xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhằm khảo sát
ý kiến của GV theo những nội dung sau (xem phụ lục 4):
+ Nội dung thứ nhất, tìm hiểu ý kiến của GV THPT về việc có cần thiếtphải dạy học LSĐP không? Vì sao?
+ Nội dung thứ hai, dạy học LSĐP có ý nghĩa như thế nào đối với HS?+ Nội dung thứ ba, thầy, cô soạn bài giảng LSĐP dựa theo tài liệu nào?+ Nội dung thứ tư, thầy, cô tiến hành bài học LSĐP theo hình thức nào?Dựa trên kết quả điều tra GV (thông qua 8 phiếu điều tra), chúng tôinhận thấy:
Ở nội dung thứ nhất, có tới 87, 5% GV (7/8 phiếu) cho rằng rất cầnthiết, 12, 5% GV (1 phiếu) phải tiền hành dạy học LSĐP cho HS Điều đókhẳng định rằng, hầu hết GV cũng đã nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của việcdạy học LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Trang 35Ở nội dung thứ hai, qua khảo sát và thống kê số liệu, chúng tôi nhậnthấy có tới 12,5% (1 phiếu) cho rằng dạy học LSĐP chỉ có ý nghĩa về mặtgiáo dưỡng, tức là chỉ cung cấp cho các em những hiểu biết về thêm về lịch
sử quê hương, họ chưa thực sự chú trọng đến ý nghĩa giáo dục và phát triển,
có 12,5 % GV(1 phiếu) cho rằng, dạy học LSĐP có ý nghĩa về giáo dục, cònlại 75 % GV (6 phiếu) cho rằng dạy học LSĐP có ý nghĩa trên các mặt giáodưỡng, giáo dục, phát triển Nghĩa là họ đã nhận thức đúng và đầy đủ vai trò ýnghĩa của việc dạy học LSĐP Theo kết quả điều tra, mặc dầu Sở Giáo dục vàĐào tạo Hà Tĩnh đã quan tâm và chú trọng đến công tác giảng dạy LSĐP,triển khai việc giảng dạy LSĐP đến các nhà trường THPT, tuy nhiên các tiếtdạy LSĐP còn mang tính đối phó, chuẩn bị bài giảng của GV còn sơ sài, chưathực sự đầu tư nhiều về nội dung và phương pháp cho các tiết dạy, chưa chútrọng đến mục tiêu toàn diện của những tiết LSĐP
Ở nội dung thứ ba, khi được hỏi về nguồn tài liệu để biên soạn nội dungcác bài giảng, chúng tôi thu được kết quả như sau: có 75 % GV (6 phiếu) dựavào tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện, 12,5 % GV (1 phiếu) dựa vào tài liệu tựsưu tầm, 12,5 % GV (1 phiếu) dựa vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau
Kết quả trên cho thấy, việc soạn bài giảng của GV đang còn sơ sài,chưa phong phú về nguồn tài liệu, ít tìm hiểu và tham khảo nhiều nguồn tàiliệu, chỉ tập trung vào một nguồn tài liệu nhất định Các sự kiện, hiện tượngcủa LSĐP được trình bày cho HS thiếu tính hấp dẫn, sinh động và lôi cuốn,kết cấu bài giảng chưa khoa học, phân bố thời gian cho các phần kiến thức,đặc biệt là kiến thức cơ bản trọng tâm chưa hợp lý
Ở nội dung thứ tư, chúng tôi đưa ra câu hỏi, thầy, cô dạy học LSĐPtheo hình thức nào? Thu được kết quả như sau: 75 % GV (6 phiếu) cho rằng
đã dạy học LSĐP ở trên lớp, 12,5 % GV (1 phiếu) cho rằng dạy học LSĐP ởthực địa, 12,5 % GV (1 phiếu) cho rằng đã tiến hành bài học LSĐP tại bảo
Trang 36tàng, nhà truyền thống Như vậy, với kết quả trên, có thể khẳng định rằng, hầuhết các tiết dạy học LSĐP ở các trường THPT chủ yếu được tiến hành ở trênlớp Rất ít GV tiến hành bài học LSĐP tại thực địa hay nhà bảo tàng, điều nàylàm cho chất lượng và hiệu quả của các tiết dạy LSĐP chưa cao, chưa thực sựhấp dẫn và lôi cuốn HS đam mê lịch sử quê hương mình.
Các GV khi được hỏi tại sao lại chủ yếu dạy học LSĐP ở trên lớp màchưa chú trọng dạy ở tại thực địa hay nhà bảo tàng, nhà truyền thống, thì đa
số đều cho rằng, tiến hành bài học LSĐP ở trên lớp đỡ vất vả hơn, không phải
đi lại quá xa, ít tốn về thời gian, công sức hơn tại thực địa Ngoài ra, việc dạyhọc một bài học LSĐP tại thực địa đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ về mọi mặt, yêucầu về khâu tổ chức, quản lý HS trong quá trình đi lại
Về phía HS, chúng tôi đã đưa ra 10 câu hỏi tập trung vào hai nội dungchính (xem phụ lục 5):
+ Điều tra mức độ hứng thú học tập đối với việc học tập LSĐP
+ Điều tra về nhận thức của HS đối với LSĐP về việc ghi nhớ các sựkiện, nhân vật
Trước hết, trong việc điều tra về hứng thú học tập của HS đối vớiLSĐP Khi đưa ra câu hỏi điều tra: Em có thích học lịch sử quê hương HàTĩnh không? Chúng tôi đã thu được kết quả như sau: có 31 % HS (56 phiếu)trả lời rất thích, 52,1 % HS (94 phiếu) trả lời bình thường, 16,6 % HS (30phiếu) trả lời không thích
Về vấn đề này chúng tôi đã trao đổi với một số GV ở trường THPT đểtìm hiểu và được họ cho biết, do xu thế chung đa số phụ huynh không muốncon em mình theo học các ngành khoa học xã hội, nên việc các em chú ý đầu tưcho việc bộ môn sử là rất ít Lý giải vì sao vẫn còn một số em không thích họcLSĐP, đa số các em đều trả lời do nội dung tài liệu học tập chưa phong phú,cách giảng của GV còn nặng kiến thức, phương pháp truyền đạt kiến thức chưalinh hoạt, chưa đa dạng, bài giảng còn nặng nề, không thu hút HS học bài
Trang 37Ở nội dung thứ hai, với 3 câu hỏi liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch
sử của Hà Tĩnh Qua điều tra cho thấy kết quả thật đáng buồn, vì trong 3 câuhỏi mà chúng tôi đưa ra thì chỉ có 22,2% HS (40 phiếu) trả lời đúng cả 3câu, phần đa các em chỉ trả lời đúng 1 câu và có nhiều trường hợp các emkhông chọn phương án nào vì còn lúng túng trong việc lựa chọn phương ánđúng cho mình
Nhìn chung, HS hiểu và biết rất ít về các nhân vật, sự kiện LSĐP HàTĩnh Một số em tuy có nắm được nhưng còn rời rạc, thiếu tính bền vững, vốnkiến thức còn nghèo nàn, chính vì thế nên động cơ thái độ và hứng thú củacác em đối với việc học tập của các em chưa đồng đều
Nhìn tổng quát qua điều tra thực tế, chúng tôi cho rằng, tình trạng chưakhởi sắc của việc dạy học lịch sử nói chung và dạy học LSĐP nói riêng cónhiều nguyên nhân, phần chính là do GV chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vàtoàn diện ý nghĩa, tác dụng của công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP, hìnhthức dạy học còn đơn điệu (chủ yếu ở trên lớp), phương pháp dạy học chưathực sự phát huy được tính tích cực chủ động của HS, thêm vào đó là nhữngkhó khăn của GV về đời sống, sự thiếu thốn phương tiện vật chất - kỹ thuậtcủa nhà trường Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh vẫn chưa có tài liệu LSĐPcho HS cấp THPT trong toàn tỉnh nên GV rất khó chủ động trong việc biênsoạn bài giảng LSĐP cho phù hợp với chương trình của cấp THPT Bên cạnh
đó việc quản lý của các cấp còn hạn chế, thiếu chặt chẽ vì vậy vẫn có tìnhtrạng GV không soạn bài và tiến hành bài học LSĐP như đúng chương trìnhquy định Vì vậy làm cho bài học không có sức hấp dẫn, không gây hứng thúhọc tập
Như vậy, việc biên soạn và tiến hành bài học LSĐP hiện nay ở cáctrường THPT tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế Những hạn chế đó tác động đếnviệc biên soạn và tiến hành bài học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh
Trang 38Từ thực trạng về việc biên soạn và tiến hành bài học LSĐP Hà Tĩnh,đặt ra yêu cầu phải biên soạn và tiến hành bài học LSĐP chung cho cấpTHPT ở Hà Tĩnh, để GV có thể căn cứ vào đó biên soạn bài giảng và lựa chọnphương pháp tiến hành phù hợp với điều kiện cụ thể nơi trường đóng Hơnbao giờ hết, đã đến lúc chúng ta phải nhận thức rõ những hạn chế, để có biệnpháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học LSĐP, qua đó góp phầnnâng cao hiệu quả bộ môn Ở chương 2, chúng tôi đi sâu vào giới thiệu một sốbài soạn LSĐP ở THPT tỉnh Hà Tĩnh.
Trang 39Chương 2 BIÊN SOẠN NỘI DUNG CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Ở TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH
2.1 Biên soạn các bài học LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Yêu cầu của việc biên soạn nội dung dạy học LSĐP
Sau khi sưu tầm, GV bắt tay vào việc biên soạn bài giảng Thực ra, việcxác định đầu bài, nội dung bài đã bắt đầu khi tiến hành sưu tầm tài liệu.Chương trình chỉ quy định số tiết dạy LSĐP, không quy định nội dung, vấn đềchọn làm bài giảng Điều này hoàn toàn do GV tự chọn Tuy nhiên, cần nắmvững một số nguyên tắc chỉ đạo việc chọn sự kiện làm nội dung của tiếtLSĐP (cho từng lớp ở các cấp học) Hiện nay GV thường dạy những sự kiện
đã có sẵn trong tài liệu Song điều quan trọng trong việc chọn sự kiện để dạy
là sự kiện ấy phải phù hợp với giai đoạn LSDT trong khóa trình dạy học Đểcông việc biên soạn bài học LSĐP được thực hiện một cách tốt nhất, ngườibiên soạn cần phải bảo đảm những yêu cầu sau:
Trước hết, cần phải xác định mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việcgiảng bài LSĐP
Trước khi bắt tay vào việc biên soạn bài giảng LSĐP, GV cần xác địnhđược mục đích, ý nghĩa của bài học về LSĐP Việc làm này có ý nghĩa địnhhướng cho nội dung, phương pháp thể hiện trong giảng dạy Cần nhấn mạnhthêm rằng, mỗi bài học LSĐP góp phần tăng thêm lòng yêu quê hương, nơichôn rau cắt rốn - cội nguồn của lòng yêu tổ quốc, dân tộc Nhà giáo dục họcNga K.Đ Usinxki đã rất có lý khi nói đến “sự cần thiết tuyệt đối phải giảngdạy LSĐP” vào trường PT Trong bối cảnh lịch sử hiện nay cả nước đang đẩymạnh công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, dạy một bài LSĐP góp phầnvào việc bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với quê hương Mỗi bài
Trang 40học phải làm cho “giáo dục PT gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, conngười ở địa phương đó” [17; 1].
Thứ hai, việc chọn lựa các sự kiện làm nội dung các tiết LSĐP phải là
sự kiện cơ bản, tiêu biểu của địa phương, có tính giáo dục HS tương ứng vớimột sự kiện lịch sử quan trọng của LSDT ở thời kỳ ấy
Cũng như sự kiện các sự kiện lịch sử của dân tộc và thế giới, trong lịch
sử mỗi địa phương có rất nhiều sự kiện đã xảy ra Khi tiến hành biên soạn bàihọc LSĐP, người biên soạn không thể đưa vào bài soạn tất cả những sự kiện
đã xảy ra ở địa phương mà chỉ có thể lựa chọn những sự kiện tiêu biểu điểnhình Đồng thời khi biên soạn bài học LSĐP cũng phải chọn những sự kiện cótính giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về những giá trị văn hóa mà cha ông
đã sáng tạo nên Ví dụ, ở lớp 12 có thể chọn các sự kiện về phong trào cáchmạng trước 1945 do Đảng bộ địa phương lãnh đạo và Cách mạng tháng Tám,
về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hay công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở địa phương Cách chọn sự kiện để giảng dạy như vậy thể hiệnđược mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong sự phát triểncủa LSDT và địa phương Như N.K Crúpxkaia đã khẳng định: “ở mỗi vùng
có những thời điểm lịch sử lí thú, có thể giáo dục cho HS quan niệm lịchsử…”, việc học tập LSĐP trong mối quan hệ như vậy, giúp cho HS thấy rõhơn những nét đặc trưng của địa phương mình”, sự hiểu biết này là vốn quý,
vì thiếu nó, HS sẽ gặp “rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu đời sống quêhương mình” [12; 186]
Thứ ba, khi biên soạn bài học LSĐP phải dựa trên những nguyên tắc cơbản của phương pháp luận sử học Mác - Lênin; cụ thể là:
Nội dung bài học phải đảm bảo tính khoa học Tính khoa học thể hiệnnhững sự kiện, hiện tượng được trình bày trong nội dung bài học phải chínhxác, phản ánh đúng hiện thực khách quan như nó đã từng tồn tại Vấn đề này