8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Tiến hành bài học LSĐP cho HS THPT tỉnh Hà Tĩnh tại thực địa
thực địa
Bên cạnh tiến hành bài học LSĐP ở trên lớp, GV có thể tiến hành bài học LSĐP ở tại thực địa.Việc tiến hành bài học LSĐP tại thực địa sẽ tạo hứng thú, say sưa trong học tập cho HS, các em không phải thụ động tiếp thu những kiến thức lịch sử khô khan theo kiểu thông báo trên lớp. Trái lại, trong giờ học tại thực địa, HS được tìm hiểu các sự kiện lịch sử qua quan sát các hiện vật, địa hình, tranh ảnh về di tích. Qua trực tiếp quan sát các nguồn sử liệu HS sẽ dễ hình dung, tưởng tượng lại các hiện vật, giúp các em khắc sâu vào trí nhớ các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử cơ bản. Buổi học tại thực địa còn rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng thực hành. Các em được trực tiếp quan sát, tìm hiểu các hiện vật lịch sử, được sống trong không khí lịch sử diễn ra. Bài học hứng thú, sôi nổi nhiều so với học tập tại lớp học.
Hiện nay, do điều kiện còn nhiều khó khăn nên hình thức dạy học lịch sử tại thực địa chưa được phổ biến, nhưng thời gian quan đã có một số GV thực hành và đạt kết quả tốt. Từ kinh nghiệm đó, cần nêu một số điểm về nguyên tắc chung:
Việc chọn lựa sự kiện và địa điểm dạy học lịch sử tại thực địa phải phù hợp với nội dung, yêu cầu, khuôn khổ của tiết học và điều kiện tiến hành. Có
hai loại bài LSĐP có thể tổ chức tại thực địa: Thứ nhất, những tiết học về lịch sử ở địa phương, ví dụ như lịch sử một làng nghề, một ngôi đền… Thứ hai, những bài học trong chương trình LSDT nói về một sự kiện lớn xảy ra ở địa phương như bài “Phong trào cách mạng 1930- 1931” đối với các trường thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh… Bài giảng có thể do GV trực tiếp giảng dạy, hoặc do hướng dẫn viên các khu di tích hướng dẫn.
Ở bài học trên lớp, GV có thể bao quát, dễ tập trung với các nội dung chính của bài học hơn. Bài học tại thực địa, HS dễ bị phân tán khỏi nội dung bài học, GV không thể trình bày tuần tự nội dung SGK…Vì vậy để hạn chế những lúng túng, chúng ta cần chú ý những công việc sau:
- GV cần yêu cầu HS đọc SGK, tài liệu, tìm hiểu nội dung bài học trước ở nhà
- GV mở đầu bài học tại di tích lịch sử bằng việc nêu tóm tắt các sự kiện lịch sử cần tìm hiểu.
- Tìm hiểu thêm các hiện vật trong bảo tàng hay nhà truyền thống ở các khu di tích, HS được nghe giới thiệu tổng quát về di tích lịch sử trước giờ học, hoặc tiến hành tổng kết bài học cuối buổi bằng sơ đồ, bản đồ, sa bàn các điểm của di tích, từ đó nắm vững, hiểu sâu kiến thức lịch sử trong SGK.
Như vậy, dạy học tại di tích lịch sử làm cho HS lĩnh hội kiến thức một cách sinh động, cụ thể mà bài học trên lớp không có điều kiện thực hiện.
Tiến hành bài học LSĐP tại thực địa cũng là một bài học lịch sử nội khóa. Tuy vậy, bài học LSĐP ở thực địa có cách tổ chức khác với bài học lịch sử được tiến hành trên lớp học. Việc tiến hành bài học LSĐP tại thực địa là công việc rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ về tổ chức cũng như về chuyên môn, phải đầu tư nhiều thời gian công sức cho tiết học này. Bài học LSĐP được tiến hành tại thực địa đòi hỏi người GV phải thực sự tâm huyết, ngoài trình độ chuyên môn phải có sự nổ lực mới có được bài học LSĐP tại thực địa có hiệu quả.
Dựa vào nội dung các bài LSĐP đã biên soạn trong chương 2, chúng tôi đưa ra những gợi ý về địa điểm, nội dung và phương pháp dạy học các bài học LSĐP trên thực địa cho HS các trường THPT ở Hà Tĩnh.
3.2.2.1. Ở lớp 10
Bài 1: VĂN HÓA QUỲNH VĂN Ở HÀ TĨNH
Địa điểm có thể tiến hành bài học: Tại di chỉ Bãi Phôi Phối (xã Xuân Viên - Nghi Xuân - Hà Tĩnh)
I. Mục tiêu bài học (Như phần tiến hành ở trên lớp)
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Soạn giáo án dựa trên nội dung đã biên soạn. - Tìm hiểu về di chỉ Bãi Phôi Phối.
- Liên hệ với một số nhà khảo cổ học hoặc ban quản lý di chỉ.
- Chuẩn bị một số tranh ảnh về các hiện vật phản ánh đời sống cư dân nguyên thủy văn hóa Quỳnh Văn.
- Yêu cầu HS tìm hiểu những nét chính về văn hóa Quỳnh Văn.
2.Chuẩn bị của HS.
- Tìm hiểu những nét tiêu biểu của văn hóa Quỳnh Văn (địa bàn phân bố, thời gian xuất hiện, những nét chính về đời sống của con người).
III. Tiến hành tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
GV có thể tập trung tất cả HS tại khu di chỉ Bãi Phôi Phối, giới thiệu khái quát về khu di chỉ cho HS, phổ biến các quy định và yêu cầu của tiết học.
2. Chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới
GV giới thiệu:
Nơi mà chúng ta đang đứng là khu di chỉ Bãi Phôi Phối. Đây là một trong những địa bàn của nền văn hóa Quỳnh Văn trên đất Hà Tĩnh, một nền văn hóa sau Hòa Bình. Nền văn hóa này mặc dầu địa bàn phân bố hẹp, nhưng văn hóa Quỳnh Văn đã mang trong mình những yếu tố cũ và mới, là thời kỳ con người thực sự bước vào giai đoạn đá mới với kỹ thuật mài đá, mở ra thời kỳ phát triển của đồ đá, giúp cho việc trồng trọt và chăn nuôi phát triển, con người bắt đầu thoát dần lệ thuộc vào tự nhiên. Vậy nền văn hóa này xuất hiện từ khi nào? Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thời kỳ này như thế nào? Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Nội dung, phương pháp tìm hiểu bài học
GV giới thiệu cho HS nội dung chính của bài học gồm 3 phần tương ứng với từng mục của bài học.
Mục I. Sự xuất hiện của văn hóa Quỳnh Văn
Nội dung chính của mục này là tìm hiểu về sự xuất hiện của văn hóa Quỳnh Văn.
Trước khi tìm hiểu về nội dung chính của mục này, GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức phần LSVN lớp 10 đã học trong bài Việt Nam thời nguyên thủy để tạo cơ sở để HS tìm hiểu về Hà Tĩnh thời nguyên thủy.
Trên cơ sở những tài liệu đã chuẩn bị GV giới thiệu cho HS về sự xuất hiện của văn hóa Quỳnh Văn. Sau đó GV yêu cầu HS thảo luận: Tại sao lại mang tên là văn hóa Quỳnh Văn? Thời gian xuất hiện của nền văn hóa này?
Ở Hà Tĩnh ngoài di chỉ Bãi Phôi Phối, văn hóa Quỳnh Văn còn xuật hiện ở địa điểm nào nữa?
Sau khi HS trao đổi và trả lời, GV chốt lại những ý cơ bản sau: Văn hóa Quỳnh Văn mang tên một xã của huyện Quỳnh Lưu, nơi có di chỉ của văn hóa này được phát hiện đầu tiên, đó là Cồn Thống Lĩnh, một cồn sò điệp khá lớn. Bằng phương pháp các bon phóng xạ, các nhà khoa học xác định văn hóa Quỳnh Văn có thể bắt đầu cách đây năm, sáu nghìn năm. Ở Hà Tĩnh ngoài di chỉ Bãi Phôi Phối (xã Xuân Viên, Nghi Xuân), còn tìm thấy dấu vết văn hóa Quỳnh Văn ở Cồn Lôi Mốt (xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà), Có Phái Nam (xã Thạch Lâm, Thạch Hà).
Mục 2. Đời sống của cư dân văn hóa Quỳnh Văn.
Mục này có hai nội dung chính GV cần phải tổ chức cho HS tìm hiểu:
Thứ nhất, tìm hiểu về đời sống vật chất của cư dân văn hóa Quỳnh Văn. GV yêu cầu HS quan sát những hiện vật tại di chỉ kết hợp với tài liệu sưu tầm, tài liệu bài soạn, sau đó trả lời câu hỏi: Những biểu hiện nào chúng tỏ đời sống vật chất cư dân văn hóa Quỳnh Văn có bước chuyển biến?
Trên cơ sở quan sát các hiện vật tại bãi di chỉ, cũng như tài liệu biên soạn, HS trả lời vấn đề GV đặt ra
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại những ý cơ bản: Thức ăn của cư dân Quỳnh Văn khá phong phú: bắt các loài nhuyễn thể và cua cá làm thức ăn, biết săn thú rừng làm thức ăn…, biết làm công cụ bằng đá, làm công cụ bằng xương thú và sừng, làm đồ gốm…
Thứ hai, GV yêu cầu HS chứng minh cuộc sống tinh thần khá phong phú, đa dạng
Sau khi HS trình bày quan điểm của các em, GV rút ra những nhận xét, kết luận: Con người đã biết làm đẹp bằng lấy vỏ sò, ốc dùi lổ đeo lên cổ; tư thế chôn người chết theo kiểu bó gối với những vật tùy táng. GV có thể cho
HS quan sát một số hiện vật tiêu biểu tại di chỉ để HS hình dung sâu sắc hơn và dễ nhớ hơn.
Mục 3. Ý nghĩa của văn hóa Quỳnh Văn
GV nêu ra câu hỏi cho cả lớp: Từ những hiểu biết về sự ra đời, những nét tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, các em hãy rút ra ý nghĩa của văn hóa Quỳnh Văn?
GV tổ chức hướng dẫn cho HS trả lời và chốt lại những ý chính: Văn hóa Quỳnh Văn có một vị trí khá quan trọng trong thời tiền sử Việt Nam. Đây là văn hóa hậu Hòa Bình, là tiền đề để con người bước vào nền văn hóa Bàu Tró, họ đã mang trong mình những yếu tố mới như biết làm đồ gốm, cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú và đa dạng. Đây cũng là giai đoạn con người thật sự bước vào giai đoạn đá mới với kỹ thuật mài đá, giúp cho trồng trọt, chăn nuôi phát triển, con người bắt đầu thoát dần lệ thuộc vào tự nhiên.
4. Sơ kết bài học
- GV cho HS tự tìm hiểu tham quan di chỉ
- Tập trung lại để GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS đối với phần kiến thức cơ bản của bài.
5. Bài tập về nhà
Yêu cầu HS viết về những suy nghĩ của bản thân khi được tìm hiểu văn hóa Quỳnh Văn tại di chỉ bãi Phôi Phối, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Bài 2: CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở HÀ TĨNH
Địa điểm có thể tiến hành bài học: Các làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở Hà Tĩnh. Chúng tôi đưa ra gợi ý về địa điểm Làng nghề Gốm Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
I. Mục tiêu bài học (Như phần tiến hành bài học ở trên lớp).
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Soạn giáo án dựa trên nội dung đã biên soạn. - Tìm hiểu về làng nghề gốm Cổ Đạm.
- Liên hệ với một số gia đình có truyền thống làm gốm ở Cổ Đạm. - Chuẩn bị một số tranh ảnh về làng gốm Cổ Đạm.
- Yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu về các công đoạn làm gốm.
2. Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu vế sự ra đời của làng gốm Cổ Đạm. - Tìm hiểu về các công đoạn làm gốm.
- Chuẩn bị các phương tiện để đi thực địa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
GV có thể tập trung tất cả HS tại một gia đình, hoặc xưởng sản xuất gốm nổi tiếng của làng Cổ Đạm, nghe giới thiệu khái quát sự ra đời của làng gốm, những sản phẩm gốm cũng như thương hiệu gốm nơi đây.
2. Chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới
GV giới thiệu:
Hà Tĩnh là một mảnh đất giàu truyền thống. Từ xưa con người Hà Tĩnh tự hào vì trên mảnh đất quê hương mình có nhiều nghề thủ công truyền thống, nào là nghề rèn sắt ở Trung Lương, nghề dệt vải ở Việt Yên Hạ, nghề làm nước mắm ở Cẩm Nhượng, nghề mộc Thái Yên...Hôm nay, chúng ta có mặt tai làng gốm Cổ Đạm để chúng ta tìm hiểu về lịch sử hình thành của làng nghề, các công đoạn làm gốm, những nét riêng biệt trong kỹ thuật làm gốm để tạo ra sản phẩm gốm ở Cổ Đạm.
3. Nội dung, phương pháp tìm hiểu bài học
GV giới thiệu cho HS nội dung chính của bài học hôm nay: tìm hiểu khái niệm nghề, các làng nghề thủ công truyền thống, về sự ra đời của nghề làm gốm Cổ Đạm, các công đoạn và kỹ thuật làm gốm…
Mục 1.Nghề, làng nghề thủ công truyền thống
Trước khi trình bày về nghề làm gốm Cổ Đạm, GV khái quát về các làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh nói chung và nghề làm gốm ở Hà Tĩnh nói riêng. Sau đó GV đặt câu hỏi, vậy em nhiểu như thế nào là nghề, làng nghề thủ công truyền thống?
Sau khi HS trình bày những hiểu biết của mình, GV nhận xét bổ sung: Nghề thủ công là những nghề dùng tay và cả trí óc tác động vào các nguyên vật liệu như: Đá, đất, kim khí, gỗ để làm ra những dụng cụ dùng trong cuộc sống… Nghề thủ công có thể một người, một gia đình hay một số người, một số gia đình làm nghề gì đó trong một làng nào đó, bên cạnh nghề chính là nông nghiệp; Làng nghề thủ công truyền thống tức là làng ấy tuy có làm trồng trọt, chăn nuôi và nhiều nghề phụ…song đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh xảo với một lớp thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp và chủ yếu sống bằng nghề đó. Họ có phường, có ông trùm, phó cả. Mặt hàng của họ đã là những hàng hóa được trao đổi buôn bán ở nhiều vùng, đô thị.
Sau khi trình bày xong khái niệm, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu các nghề, làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở Hà Tĩnh?.
Trên cơ sở những kiến thức HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Mục II. Một số làng nghề thủ công truyền thống
GV tập trung giới thiệu HS tìm hiểu về làng gốm Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Mục này GV tổ chức cho HS tìm hiểu các vấn đề sau:
Vấn đề thứ nhất: Làng gốm Cổ Đạm được hình thành từ khi nào? Sản phẩm gốm chính của làng là gì?
Trên cơ sở HS quan sát làng nghề, kết hợp với những kiến thức đã đọc trước trong bài soạn, các em trình bày ý kiến của mình.
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Làng gốm Cổ Đạm được hình thành lâu đời trong lịch sử. Trong sách “Nghi Xuân địa chí” do Đông Hồ Lê Văn Diễn viết vào thời Thiệu Trị, khoảng giữa thế kỷ XIX đã cho biết, làng Cổ Đạm chuyên sản xuất nồi gốm. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu làm gốm.
Vấn đề thứ hai: Kỹ thuật làm gốm ở Cổ Đạm được tiến hành theo các công đoạn nào? Có gì khác biệt trong các công đoạn làm gốm ở Cổ Đạm và các làng gốm ở Bắc Bộ?
Trên cơ sở những ý kiến phát biểu của HS, GV kết luận, bổ sung, nhận về các công đoạn kỹ thuật làm gốm ở Cổ Đạm:
Công đoạn làm đất: Đất có ba loại (đất đỏ màu bã trầu, đất vàng, đất màu xám xanh). Đất mang về ủ thành đống, trộn cả ba loại theo tỷ lệ bằng nhau, không được nhão. Khi làm gốm, dùng liềm cắt đất ra từng lát mỏng, sau đó dùng đặt lên phiến đá có mặt hơi lõm, dùng chầy giã.Quá trình giã này làm cho đất nhuyễn và có độ dẻo. Cách làm này chưa hề thấy ở các làng gốm đồng bằng Bắc bộ
Công đoạn tạo dáng: dụng cụ gồm có bàn xoay gốm (gọi là cái chuầy), một nồi gốm đựng nước, một nắm giẻ để vuốt, bàn vỗ bằng gỗ, một cái nạo bằng tre hoặc bằng sắt (gọi là cái khót) và một số que vót nhọn đầu để sửa đồ gốm (gọi là que ly). Trước khi tạo dáng, người ta rắc lên mặt bàn xoay một lớp tro bếp mỏng để chống dính. Công việc tạo dáng của đồ gốm bắt đầu từ việc tạo đáy.
Xếp gốm vào lò cũng phải theo nguyên tắc: đồ gốm kích thước lớn xếp ở dưới, đồ gốm nhỏ xếp ở trên. Đồ gốm xếp úp miệng xuống mặt sàn lò. Giữa