Vai trò, ý nghĩa của dạy học LSĐP ở trường PT

Một phần của tài liệu Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông thỉnh Hà Tĩnh (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.4.Vai trò, ý nghĩa của dạy học LSĐP ở trường PT

1.1.4.1. Vai trò

Ngày nay, đất nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới. Bên cạnh việc mở rộng, giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại thì việc gìn giữ, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc là vấn đề hết sức cấp thiết. Bộ môn lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng có ưu thế và nhiệm vụ to lớn đới với công việc này. Song muốn phát huy được ưu thế vốn có cần phải nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP nói riêng và LSDT nói chung.

Trong dạy học lịch sử, việc giảng dạy các bài học LSĐP là cơ sở để cung cấp tri thức cho HS hiểu biết thêm về quê hương mình, nơi mình sinh ra và lớn lên, đồng thời góp phần giúp các em hiểu sâu sắc hơn về LSDT. Như lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Giáo dục PT phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thắm đượm hơn cuộc đời thực, HS lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh” [28; 307]. Việc thực hiện dạy học LSĐP là góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung cũng như của bộ môn Lịch sử ở nhà trường PT nói riêng.

LSĐP là nguồn tri thức quan trọng giúp HS hiểu biết về lịch sử quê hương mình, về quá trình xây dựng và phát triển của quê hương. Thông qua dạy học LSĐP, HS có những nhận thức cụ thể, sinh động vầ những thành tựu,

truyền thống tốt đẹp của quê hương trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước của cha ông. Hiểu thêm về những cống hiến, hy sinh thầm lặng của những lớp người đi trước để có được quê hương như ngày hôm nay. Không những thế, việc dạy học LSĐP còn giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn về LSDT, về những sự kiện quan trọng của LSDT, về những sự kiện quan trọng của LSDT nhưng diễn ra ở địa phương, thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa LSĐP và LSDT, thấy được những nét đặc thù của LSĐP song vẫn nằm trong quy luật tiến hóa chung của LSDT và nhân loại.

Qua việc nắm vững những tri thức về LSĐP còn giúp HS nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, có ý thức giữ gìn và bảo vệ những di sản văn hóa của địa phương. Đồng thời, qua thực tiễn dạy học LSĐP cũng rèn luyện cho HS lòng say mê, hứng thú, kỹ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, năng lực khái quát trong học tập LSDT và lịch sử thế giới.

Tình yêu quê hương là ngọn nguồn của lòng yêu nước. Rồi tình yêu quê hương lại nâng lòng yêu nước lên tầm cao mới. LSĐP là điều kiện cần thiết để các thế hệ HS thấm sâu lịch sử đất nước, nâng cao lòng yêu nước theo tiến trình phát triển của thời đại.

Dạy học tốt LSĐP sẽ có tác dụng giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào về truyền thống quê hương - nơi mình sinh ra và lớn lên. Từ đó, bồi dưỡng cho các em tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với quê hương, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn; đồng thời góp phần rèn luyện những kỷ năng, thói quen trong lao động và học tập rèn luyện cho HS phương pháp nghiên cứu khoa học, biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

Việc giảng dạy LSĐP ở trường PT một mặt nào đó còn là điều kiện thuận lợi để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương nơi

trường đóng, cũng như giữa GV và HS địa phương. Nó cũng góp phần “trực tiếp và quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy LSDT của người GV” [33; 16]. Bởi vì, thông qua công việc sưu tầm, tập hợp và thẩm định tài liệu LSĐP, GV sẽ có những tài liệu cụ thể, phong phú đa dạng để phục vụ các tiết dạy LSDT. Qua đó bài học lịch sử sẽ sinh động hơn, có sức truyền cảm tạo hứng thú học tập cho HS, làm cho các em có được những biểu tượng cụ thể, từ đó hiểu khái niệm và quy luật lịch sử.

1.1.4.2. Ý nghĩa của việc dạy học LSĐP

LSĐP có vai trò rất quan trọng trong dạy học, cùng với LSDT giảng dạy LSĐP góp phần nhằm thực hiện mục đích giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, “LSĐP có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển rất quan trọng trong chương trình lịch sử ở trường PT” [33; 229].

- Về giáo dưỡng:

Trong dạy học lịch sử, nguồn tài liệu LSĐP có vị trí, vai trò đáng kể đối với việc nhận thức của HS về sự phát triển toàn diện, đa dạng LSDT. Bởi vì, bất cứ sự kiện LSDT nào cũng diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian và không gian nhất định, trong đó có những sự kiện LSĐP đã trở thành sự kiện của LSDT, là biểu hiện cụ thể của LSDT. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại những thành quả lao động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương. Những tri thức về LSĐP giúp các em hiểu rõ về quá trình hình thành và phát triển của quê hương trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.. “Thông qua việc tiếp xúc với những tài liệu hiện vật lịch sử của quê hương mình, các em sẽ được trang bị thêm các kiến thức về cuộc sống lao động, về truyền thống của nhân dân địa phương” [37; 67]. LSĐP giúp các em được “trực quan sinh động” quá khứ của dân tộc. Vì bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra cũng mang tính chất địa phương bởi nó

gắn liền với một vị trí không gian cụ thể ở một làng hoặc một số địa phương nhất định “LSĐP gắn liền với LSDT trong mỗi thời kỳ lịch sử” [33; 67]. Do vậy, khi ta tìm hiểu về các sự kiện ấy cũng là ta đang tìm hiểu về LSDT. Hơn nữa, khi được tìm hiểu về các sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất quê hương mình, các em sẽ dễ dàng nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn tiến trình LSDT và lịch sử thế giới. “Tài liệu về LSĐP cụ thể hóa những kiến thức chung về LSDT làm cho các em lĩnh hội được dễ dàng những khái niệm phức tạp, những kết luận, những khái quát khoa học. Do đó, nó có tác dụng nâng cao kiến thức.Ví dụ, qua bài “Hà Tĩnh trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng 8 năm 1945” các em lớp 12 sẽ hiểu rõ thêm về thời cơ trong Cách mạng Tháng 8-1945, về khái niệm khởi nghĩa từng phần trong Cách mạng Tháng 8, về những nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cũng như những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng 8- 1945 ở nước ta.

LSĐP cung cấp cho HS sự hiểu biết về hoàn cảnh tự nhiên, khả năng kinh tế và truyền thống đấu tranh anh dũng, những đóng góp của quê hương mình với LSDT. Dạy học LSĐP còn làm cho HS thấy rõ ý nghĩa tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng ở khắp mọi nơi trên đất nước ta, bước đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động ở mỗi địa phương.

Nhà giáo dục Nga K.Đ. Usinxky đã rất có lý khi nói đến “sự cần thiết tuyệt đối phải đưa việc giảng dạy LSĐP” vào trường PT. Trong bối cảnh lịch sử hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, giảng dạy LSĐP sẽ góp phần làm cho HS hiểu được những nét riêng biệt độc đáo, đặc thù của địa phương nhưng vẫn nằm trong quy luật phát triển chung của LSDT và lịch sử thế giới. Thấy được mối quan hệ biện chứng không thể tách rời giữa cái riêng là LSĐP với cái chung là LSDT, nhận thức cụ thể, sinh động hơn những hình thái kinh tế - xã hội qua các giai đoạn phát

triển của LSDT, góp phần giúp HS hiểu rõ hơn ý nghĩa những thành tựu trong công cuộc đổi mới mà chúng ta đang tiến hành, từ đó bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với quê hương cho các em sau này.

- Về giáo dục

Việc dạy học LSĐP không chỉ có ý nghĩa giáo dưỡng mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt giáo dục. Học tập LSĐP, giúp HS biết được một cách toàn diện và sâu sắc về quá trình hình thành và phát triển của địa phương trên nhiều lĩnh vực, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục ý thức lao động, thẩm mỹ cho HS, hình thành ở HS tư tưởng tình cảm, thái độ đúng đắn. “Trên cơ sở cung cấp kiến thức thực sự khoa học, có hệ thống, hiện đại, cơ bản PT mà giáo dục tính tự giác, tích cực chủ động ứng xử trong mọi tình huống.” [32; 209] Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, bởi vì nguồn gốc của lòng yêu quê hương của các em, như V.A.Xukhômlinxki đã viết: “Đối với mỗi chúng ta, Tổ quốc bắt đầu từ một cái nhỏ bé dường như không lộng lẫy lắm và không có gì nỗi bật, cuộc sống của mỗi chúng ta vĩnh viên đến tận hơi thở cuối cùng, chứa đựng một cái gì đó duy nhất và không gì thay thế được như bầu sữa mẹ, như sự âu yếm của mẹ, như lời nói thân yêu. Đó là miền quê thân yêu của chúng ta, nơi thể hiện hình ảnh sinh động của Tổ quốc” [55; 44]. HS tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam bắt đầu từ lòng tự hào về chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay tại làng xóm thân yêu trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. HS cũng tự hào về những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ xưa đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, như chúng ta đã biết, đặc điểm tình cảm của trẻ em là rất quý trọng và thường đề cao quê hương mình. Do đó, khi hiểu sâu sắc LSĐP, hiểu về những truyền thống đáng tự hào, sẽ làm nảy sinh ở các em trách nhiệm công dân, tình yêu thiên nhiên, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình, tự hào về truyền

thống và những chiến công hiển hách trên mảnh đất quê hương. Truyền thống đó đã được lớp lớp thế hệ tiếp nối. Ví dụ, khi học về những đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, HS ở Hà Tĩnh biết được nhân dân Hà Tĩnh đã không ngại hy sinh, gian khổ chiến đấu chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đặc biệt là chống lại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và không ngừng chi viện về sức người, sức của cho nhân dân miền Nam đánh Mỹ, các em biết được những đóng góp lớn lao của Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Qua đó, các em sẽ tự hào về truyền thống của nhân dân Hà Tĩnh. Khi hiểu sâu sắc về quê hương, các em nảy sinh tình cảm, có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của địa phương, ra sức học tập, đóng góp, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, “Việc giảng dạy LSĐP là biện pháp tốt để giáo dục lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hê, từ đó các em xác định cho mình nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương mình” [39; 78].

Thông qua những tiết dạy LSĐP, GV cần tích cực giới thiệu cho HS những di tích lịch sử và nghề thủ công truyền thống ở địa phương. Đây là một trong những nội dung giáo dục hướng nghiệp của bộ môn Lịch sử. Nó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục PT nói riêng. Đó phải là gắn chặt mục tiêu kinh tế- xã hội, mà trước hết là mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phương. “Giáo dục PT ngay ở trường THCS, bằng cả việc giảng dạy nội khóa và các hoạt động ngoại khóa phải đạt đến kết quả là làm cho HS biết mình sống trong một huyện, một miền quê như thế nào và mình phải làm gì để cống hiến cho xứng đáng với nhân dân, đất nước. Giáo dục PT phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đậm hơn cuộc đời thực. HS từ lúc còn đi học đã sống với xã hội xung quanh” [45; 56]. Như vậy, nghiên

cứu, giảng dạy LSĐP được tiến hành thường xuyên với nội dung phương pháp phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho công cuộc giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên, HS ở địa phương và đồng thời kích thích lòng yêu đất nước, tình yêu quê hương và tự hào dân tộc.

- Về phát triển

Đưa LSĐP vào giảng dạy trong nhà trường PT sẽ tạo điều kiện cho các em được học tập và rèn luyện trong môi trường thực tế, kết hợp lý thuyết với thực hành, không chỉ biết lĩnh hội tri thức mà còn biết tập duyệt tác phong và cách thức làm việc của nhà khoa học trong tương lai để tìm ra tri thức. Đây cũng là cơ hội để thầy và trò tham gia phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy chức năng trung tâm văn hóa khoa học của nhà trường với địa bàn cơ sở, góp phần phát triển ngành sử quốc gia. Ngoài ra, sưu tầm và dạy học LSĐP còn là một biện pháp quan trọng để thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành…nhà trường gắn liền với xã hội”, nhằm thực hiện mục đích “… giáo dục phát triển đạt đến kết quả gắn liền với lịch sử, thiên nhiên và xã hội ở địa phương, làm cho việc giảng dạy ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực…” [45; 56]

LSĐP cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành, rèn luyện, phát triển năng lực nhận thức và các kỹ năng, kĩ xảo cho HS, “Việc giảng dạy và học tập LSĐP có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện khả năng thực hành cho HS [33; 78]. Thông qua việc học tập LSĐP mà các kĩ năng thực hành bộ môn được rèn luyện và phát triển như: vẽ bản đồ, lược đồ, phục chế một số hiện vật… Đồng thời các em cũng rèn luyện được năng lực hoạt động xã hội như: sưu tầm về lịch sử, các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ di sản lịch sử - văn hóa địa phương… Từ đó hình thành ở các em tính tích cực chủ động, có thể hòa nhập tốt với cuộc sống ngoài xã hội.

Như vậy, LSĐP có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường PT. Quan niệm một cách toàn diện ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và

phát triển của việc dạy và học LSĐP, chúng ta càng thấy rằng, công việc này có nhiều khả năng góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của trường PT xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là giáo dục văn hóa, dạy nghề PT, lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Khả năng giáo dục hướng nghiệp trong bộ môn lịch sử nói chung, trong LSĐP nói riêng cần tiếp tục làm sáng tỏ, để có thể khẳng định rằng bộ môn lịch sử ở trường PT cần và có thể giáo dục hướng nghiệp cho các em HS. Hơn lúc nào hết, đã đến lúc chúng ta cần nâng cao nhận thúc đúng đắn về vấn đề này, phải dạy học LSĐP một cách nghiêm túc trong việc thực hiện phân phối chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy.

Một phần của tài liệu Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông thỉnh Hà Tĩnh (Trang 25)