Yêu cầu của việc biên soạn nội dung dạy học LSĐP

Một phần của tài liệu Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông thỉnh Hà Tĩnh (Trang 41)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Yêu cầu của việc biên soạn nội dung dạy học LSĐP

Sau khi sưu tầm, GV bắt tay vào việc biên soạn bài giảng. Thực ra, việc xác định đầu bài, nội dung bài đã bắt đầu khi tiến hành sưu tầm tài liệu. Chương trình chỉ quy định số tiết dạy LSĐP, không quy định nội dung, vấn đề chọn làm bài giảng. Điều này hoàn toàn do GV tự chọn. Tuy nhiên, cần nắm vững một số nguyên tắc chỉ đạo việc chọn sự kiện làm nội dung của tiết LSĐP (cho từng lớp ở các cấp học). Hiện nay GV thường dạy những sự kiện đã có sẵn trong tài liệu. Song điều quan trọng trong việc chọn sự kiện để dạy là sự kiện ấy phải phù hợp với giai đoạn LSDT trong khóa trình dạy học. Để công việc biên soạn bài học LSĐP được thực hiện một cách tốt nhất, người biên soạn cần phải bảo đảm những yêu cầu sau:

Trước hết, cần phải xác định mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của việc giảng bài LSĐP.

Trước khi bắt tay vào việc biên soạn bài giảng LSĐP, GV cần xác định được mục đích, ý nghĩa của bài học về LSĐP. Việc làm này có ý nghĩa định hướng cho nội dung, phương pháp thể hiện trong giảng dạy. Cần nhấn mạnh thêm rằng, mỗi bài học LSĐP góp phần tăng thêm lòng yêu quê hương, nơi chôn rau cắt rốn - cội nguồn của lòng yêu tổ quốc, dân tộc. Nhà giáo dục học Nga K.Đ. Usinxki đã rất có lý khi nói đến “sự cần thiết tuyệt đối phải giảng dạy LSĐP” vào trường PT. Trong bối cảnh lịch sử hiện nay cả nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, dạy một bài LSĐP góp phần vào việc bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với quê hương. Mỗi bài

học phải làm cho “giáo dục PT gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương đó” [17; 1].

Thứ hai, việc chọn lựa các sự kiện làm nội dung các tiết LSĐP phải là sự kiện cơ bản, tiêu biểu của địa phương, có tính giáo dục HS tương ứng với một sự kiện lịch sử quan trọng của LSDT ở thời kỳ ấy.

Cũng như sự kiện các sự kiện lịch sử của dân tộc và thế giới, trong lịch sử mỗi địa phương có rất nhiều sự kiện đã xảy ra. Khi tiến hành biên soạn bài học LSĐP, người biên soạn không thể đưa vào bài soạn tất cả những sự kiện đã xảy ra ở địa phương mà chỉ có thể lựa chọn những sự kiện tiêu biểu điển hình. Đồng thời khi biên soạn bài học LSĐP cũng phải chọn những sự kiện có tính giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về những giá trị văn hóa mà cha ông đã sáng tạo nên. Ví dụ, ở lớp 12 có thể chọn các sự kiện về phong trào cách mạng trước 1945 do Đảng bộ địa phương lãnh đạo và Cách mạng tháng Tám, về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hay công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương. Cách chọn sự kiện để giảng dạy như vậy thể hiện được mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong sự phát triển của LSDT và địa phương. Như N.K. Crúpxkaia đã khẳng định: “ở mỗi vùng có những thời điểm lịch sử lí thú, có thể giáo dục cho HS quan niệm lịch sử…”, việc học tập LSĐP trong mối quan hệ như vậy, giúp cho HS thấy rõ hơn những nét đặc trưng của địa phương mình”, sự hiểu biết này là vốn quý, vì thiếu nó, HS sẽ gặp “rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu đời sống quê hương mình” [12; 186].

Thứ ba, khi biên soạn bài học LSĐP phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận sử học Mác - Lênin; cụ thể là:

Nội dung bài học phải đảm bảo tính khoa học. Tính khoa học thể hiện những sự kiện, hiện tượng được trình bày trong nội dung bài học phải chính xác, phản ánh đúng hiện thực khách quan như nó đã từng tồn tại. Vấn đề này

đã được các nhà nghiên cứu khẳng định: “khoa học phải đạt tới chân lý, phản ánh sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện tượng và rút ra những khái quát lý luận” [15; 114].

Giảng dạy LSĐP trong khuôn khổ môn lịch sử ở trường THPT mang tính chất thông sử, chứ không phải là chuyên sử, nghĩa là phải bảo đảm tính hệ thống và toàn diện của bài học trên tất cả các mặt. Cần phải thấy rằng “đây không phải là một bài giảng chuyên đề về một lĩnh vực của một huyện hay một xã…Những nội dung về chuyên đề về một mặt nói trên có thể thực hiện trong các giờ dạy ngoại khóa, trong bài nói chuyện nhân buổi kỷ niệm ngày lịch sử” [33; 238]. Do vậy, khi tiến hành biên soạn bài học phải trình bày những sự kiện LSĐP một cách toàn diện, sinh động để HS có thể bao quát tổng thể về quá trình hình thành và phát triển của địa phương, giúp HS thấy được mối liên hệ giữa LSĐP và LSDT để HS có được sự hình dung cụ thể, sinh động về lịch sử, không nên biến giờ dạy LSĐP thành bài giảng về lịch sử đảng bộ địa phương, bài nói chuyện về truyền thống cách mạng, về thành tựu lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương. Tính toàn diện, có hệ thống của bài dạy về LSĐP không làm loãng nội dung sự kiện cơ bản đã được chọn làm nội dung bài học, trái lại, nó làm “nền lịch sử” cho việc hiểu biết dự kiện ấy một cách đúng đắn, qua đó hiểu rõ về tình hình, sự phát triển địa phương lúc bấy giờ. “Khi biên soạn một bài giảng LSĐP vừa phải chú ý trình bày đầy đủ các giai đoạn phát triển của LSĐP trên tất cả các mặt, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, vừa phải làm rõ mối liên hệ giữa LSĐP với lịch sử cả nước, trong vùng và tỉnh ở cùng một giai đoạn có lịch sử tương ứng” [39; 82].

Những kiến thức được trình bày trong bài học LSĐP phải thể hiện được sự thống nhất giữa “sử” và “luận”. Nghĩa là sự kiện, hiện tượng của LSĐP xảy ra như thế nào thì phải được đánh giá bình luận như thế. Làm được như

vậy thì sẽ giúp HS hiểu rõ bản chất của những sự kiện, hiện tượng LSĐP trong bài học.

Thứ tư, phải xác định chủ đề biên soạn phù hợp với trình độ nhận thức của HS, chương trình SGK, LSDT cũng như chương trình từng khối lớp.

Một trong những nguyên tắc cơ bản và cần phải thực hiện trong quá trình dạy học là vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Việc thực hiện nguyên tắc này là điều bắt buộc và có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả của quá trình dạy học, góp phần phát huy tối đa khả năng, sự chủ động của các em HS.

Trong phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh ban hành chỉ quy định số tiết, chứ không quy định nội dung bài học, vì vậy đối với những Sở Giáo dục chưa biên soạn tài liệu LSĐP, thì GV phải căn cứ vào chương trình LSDT của từng khối lớp để biên soạn bài học phù hợp cho từng khối, lớp.

Thứ năm, nguồn tài liệu chủ yếu để biên soạn các tiết LSĐP ngoài số tài liệu mà GV và HS tự sưu tầm, xác minh cần dựa vào lịch sử Đảng bộ, lịch sử làng, xã, các bài viết của các cơ quan có trách nhiệm như: Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, các tạp chí văn hóa, khoa học…

Việc biên soạn các tiết LSĐP gắn liền với việc nghiên cứu LSĐP, chúng hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, cần phải phân biệt hai công việc khác nhau. Biên soạn các tiết LSĐP trong khung chương trình quy định phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của lý luận dạy học của việc soạn một giáo án. Mặt khác, cũng cần nhận thức rằng, việc dạy học môn LSĐP ở trường THPT về thực chất mang tính chất nghiên cứu khoa học về LSĐP, trang bị cho HS khả năng, thói quen tự học, phát triển tư duy, thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, gắn nhà trường với đời sống, phục vụ các mục tiêu kinh tế, văn hóa địa phương. Rèn luyện khả năng, phương pháp nghiên cứu khoa học về LSĐP, phù hợp với trình độ nhận thức HS mỗi lớp, mỗi cấp, là từng bước hướng dẫn các em làm quen

“những phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, phương pháp tự nhận thức các hiện tượng và quá trình xã hội”. Phương pháp nghiên cứu khoa học giúp cho HS dần dần làm quen với việc quan sát, tìm hiểu sự kiện, các nguồn tư liệu được xử lý và sử dụng chủ yếu trong học tập.

Một phần của tài liệu Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông thỉnh Hà Tĩnh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w