Tiến hành bài học LSĐP cho HS THPT Hà Tĩn hở trên lớp

Một phần của tài liệu Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông thỉnh Hà Tĩnh (Trang 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Tiến hành bài học LSĐP cho HS THPT Hà Tĩn hở trên lớp

Sau khi sưu tầm tư liệu, biên soạn các bài học, GV bắt tay vào tiến hành bài học LSĐP. Tuy nhiên là bài học LSĐP nên nó cũng có những điểm riêng so với bài học LSDT hay lịch sử thế giới, nên khi tiến hành bài học LSĐP, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

Trước hết, đây là bài học LSĐP mang tính chất thông sử, vì vậy phải lựa chọn sử dụng đa dạng và phong phú các phương pháp dạy học, cần tránh việc biến bài học LSĐP thành một buổi báo cáo hay thông báo về các sự kiện LSĐP một cách khô khan và tẻ nhạt. Dạy học LSĐP cũng phải tuân thủ từ những bước đơn giản nhất đến phức tạp, nghĩa là phải cung cấp và trình bày kiến thức từ tạo biểu tượng đến hình thành các khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử cho HS.

Tài liệu LSĐP nó bao gồm cả tài liệu chung của cả dân tộc và cái riêng vốn có của địa phương, cho nên LSĐP rất phong phú và đa dạng. Vì vậy để các bài học lịch sử hấp dẫn, sinh động và lôi cuốn HS chú ý lắng nghe, GV ngoài những tài liệu đã biên soạn, cần phải sưu tầm các tài liệu khác liên quan đến nội dung bài học như các cuốn lịch sử về địa phương, lịch sử đảng bộ, lịch sử về phong trào cách mạng của nhân dân địa phương…để bổ sung thêm các sự kiện, làm rõ hơn các sự kiện quan trọng của bài học cho HS.

LSĐP rất phong phú và đa dạng, cho nên người GV khi soạn bài cần chú trọng những sự kiện tiêu biểu của địa phương có liên quan đến LSDT, cần tổ chức cho HS tìm hiểu kỹ về những sự kiện đó, nhằm vừa giúp cho HS hiểu biết sâu sắc về LSĐP, những nét đặc thù của địa phương, đồng thời qua đó các em hiểu sâu sắc hơn về LSDT, thấy được những đóng góp của quê hương mình trong LSDT.

Mặt khác, GV cũng có thể hướng dẫn HS tự tìm hiểu về các sự kiện LSĐP thông qua hoạt động sưu tầm các tài liệu địa phương của bản thân các em. Đây là công việc khó khăn đối với các em, vì vậy cần phải có sự tổ chức chặt chẽ, giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng cá nhân hoặc từng nhóm. Biện pháp này vừa làm cho HS hiểu rõ hơn về các sự kiện LSĐP vừa rèn kĩ năng cho HS, đồng thời bước đầu tập cho HS làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.

Như vậy, để tiến hành tốt một bài học LSĐP đòi hỏi GV cần phải tâm huyết, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi cả về kiến thức nội dung và phương pháp cần truyền đạt. Vấn đề này, đòi hỏi sự lao động nghiêm túc, yêu nghề của người GV.

Căn cứ vào phân phối chương trình của bộ môn lịch sử ở trường THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010, phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh năm 2014, chúng tôi gợi ý đề cương bài giảng LSĐP trên lớp theo nội dung các bài học đã được biên soạn trong chương 2.

3.2.1.1. Ở lớp 10

Bài 1: VĂN HÓA QUỲNH VĂN Ở HÀ TĨNH I. Mục tiêu bài học

Qua bài học này giúp HS đạt được:

Hiểu được điều kiện và địa bàn ra đời của văn hóa Quỳnh Văn, cũng như sự phân bố của Văn hoá Quỳnh Văn trên đất Hà Tĩnh và Nghệ An, thời gian xuất hiện của nền văn hóa này.

Biết và hiểu được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Quỳnh văn. Qua đó, HS so sánh được sự khác biệt của văn hóa Quỳnh Văn so với văn hóa trước và sau đó.

Biết được ý nghĩa của nền văn hóa Quỳnh Văn trong tiến trình phát triển của LSVN.

2. Tư tưởng, tình cảm

Góp phần giúp HS trân trọng hơn nữa những giá trị văn hóa mà ông cha, tổ tiên mình để lại, từ đó giáo dục cho các em có thái độ, nhìn nhận đúng đắn về những giá trị của nền văn hóa nguyên thủy, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước

3. Về kĩ năng

- Có kỹ năng phân tích, so sánh, liên hệ đánh giá của HS

- Góp phần hình thành kỹ năng nghiên cứu cho HS thông qua các hoạt động sưu tầm tài liệu về LSĐP.

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV

- Trước khi dạy bài học này, GV hướng dẫn HS tự sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, hiện vật về văn hóa Quỳnh Văn

- GV thu lại những tư liệu mà HS đã sưu tầm, nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động sưu tầm

- Soạn giáo án chi tiết cho bài học

- Đọc thêm các chủ đề liên quan đến bài học

- Chuẩn bị các đồ dùng trực quan: tranh ảnh về các hiện vật, di chỉ của văn hóa Quỳnh Văn

2. Chuẩn bị của HS

- HS đọc trước nội dung bài học

- Tìm đọc các tài liệu viết về văn hóa Quỳnh Văn ở Hà TĨnh

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới.

GV giới thiệu: Bước vào thời kỳ đá mới, một nền văn hóa sau Hòa Bình đã xuất hiện trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Nền văn hóa đó đã có những đặc điểm riêng, phong phú, đa dạng trong sinh hoạt của cư dân nguyên thủy, đồng thời có những đóng góp và ý nghĩa đối với cư dân nguyên thủy.Vậy nền văn hóa đó xuất hiện như thế nào? Địa bàn phân bố ở đâu? Đời sống vật chất và tinh thần cư dân trong nền văn hóa đó như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

3. Hướng dẫn nội dung, phương pháp dạy học bài mới.

Mục 1. Sự xuất hiện của văn hóa Quỳnh Văn

Trong mục này cần cho HS nắm rõ về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, sự phân bố của văn hóa Quỳnh Văn. Mục này có thể tiến hành bằng các hoạt động:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân bố của văn hóa Quỳnh Văn ở Nghệ An và Hà Tĩnh(GV có thể tổ chức hoạt động toàn lớp kết hợp với hoạt động cá nhân)

Trong hoạt động này, GV có thể yêu cầu HS nhắc lại địa bàn xuất hiện và sự phân bố của văn hóa Quỳnh Văn. Vấn đề này đã trình bày kĩ trong bài biên soạn nên GV sử dụng những câu hỏi mang tính kiểm tra sự nhận thức của HS. Câu hỏi dùng chung cho cả lớp.

Trong mục này GV không chỉ giúp HS nắm rõ về đời sống vật chất, đời sống tinh thần mà còn phải yêu cầu HS so sánh được sự khác biệt giữa nền văn hóa Quỳnh văn về đời sống của cư dân so với nền văn hóa trước và sau đó. Mục này có thể tiến hành các hoạt động chủ yếu sau:

Hoạt động 2: Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân thời văn hóa Quỳnh Văn (GV tổ chức hoạt động toàn lớp)

Ở hoạt động này, GV lần lượt giới thiệu cho HS những nét chính về đời sống vật chất như: địa bàn cư trú, thức ăn chủ yếu của cư dân, công cụ lao động, kỷ thuật làm đồ gốm so với các nền văn hóa khác

Hoạt động 3: Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần cư dân văn hóa Quỳnh Văn (GV tổ chức hoạt động toàn lớp kết hợp với cá nhân).

GV có thể nêu câu hỏi cho cả lớp: Đời sống tinh thần phong phú của cư dân văn hóa Quỳnh Văn được thể hiện những khía cạnh nào?

Để giúp HS trả lời, GV có thể gợi ý:

- Cư dân văn hóa Quỳnh Văn đã biết làm đẹp như thế nào?

- Cách thức mộ táng người chết của cư dân Quỳnh Văn? Trong các ngôi mộ họ thường chôn theo các vật tùy táng nào? Vì sao lại làm như vậy?

Mục 3.Ý nghĩa của văn hóa Quỳnh Văn

Ở trong mục này GV cần giúp HS nhận thức được vị trí, ý nghĩa của văn hóa Quỳnh Văn. Mục này có thể tiến hành qua hoạt động:

Hoạt động 4: Nêu vị trí và ý nghĩa lịch sử của văn hóa Quỳnh Văn (GV tổ chức hoạt động toàn lớp).

GV nêu câu hỏi cho cả lớp: Hãy rút ra vị trí và ý nghĩa lịch sử của văn hóa Quỳnh Văn đối với cư dân nguyên thủy?

Sau khi HS trả lời dựa vào tài liệu và sự chuẩn bị bài trước ở nhà, GV chốt lại những ý cơ bản.

- Thời gian ra đời và sự phân bố của văn hóa Quỳnh Văn.

- Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Quỳnh Văn.

- Ý nghĩa của nền văn hóa Quỳnh Văn.

5. Bài tập về nhà

Sưu tầm các tài liệu và hiện vật của văn hóa Quỳnh Văn ở Hà Tĩnh.

Bài 2: CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở HÀ TĨNH

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Giúp HS hiểu được khái niệm nghề, làng nghề thủ công truyền thống là gì?

- Giúp HS nắm được một số nghề thủ công truyền thống ở Hà Tĩnh, thấy được sự đa dạng, phong phú của nghề thủ công ở địa phương mình.

- Hiểu được rằng: Quá trình hình thành một sản phẩm thủ công phải trải qua một thời gian lâu dài nhờ bàn tay khéo léo và tâm huyết của những người thợ.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Hình thành tình cảm, lòng tự hào, trân trọng những gì mà người xưa đã tạo dựng nên, qua đó hình thành ở các em tình yêu quê hương.

3. Về kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng sưu tầm, tìm hiểu thực tế, kỹ năng so sánh các nghề, làng nghề

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV

Trước khi trình bày bài giảng, GV hướng dẫn HS tự sưu tầm tài liệu tranh ảnh về những làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Hà Tĩnh

- GV thu lại những tư liệu mà HS tự sưu tầm, nêu nhận xét và đánh giá đối với những hoạt động sưu tầm tài liệu của HS

- Soạn giáo án chi tiết cho bài học

- Đọc thêm các tài liệu có liên quan đến chủ đề bài học.

- Chuẩn bị đồ dùng trực quan: Một số tranh ảnh về các làng nghề (xưởng làm mộc Thái Yên, làng Gốm Cổ Đạm…), sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về nghề thủ công ở Hà Tĩnh

2. Chuẩn bị của HS

- HS đọc trước nội dung bài học

- Tìm hiểu về các làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tĩnh

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài mới

Hà Tĩnh là một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa. Từ xưa con người Hà Tĩnh tự hào vì trên mảnh đất quê hương mình có nhiều nghề thủ công truyền thống, đó là nghề rèn sắt ở Trung Lương, nghề làm nước mắm ở Cẩm Nhượng, nghề mộc Thái Yên...Vậy để tìm hiểu một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở Hà Tĩnh, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.

3. Nội dung, phương pháp dạy học bài mới

Mục 1. Nghề, làng nghề thủ công truyền thống là gì?

Mục này GV giới thiệu cho HS tìm hiểu vấn đề thông qua hoạt động

Hoạt động 1: khái niệm về nghề, làng nghề thủ công truyền thống. Phần này HS đọc trong tài liệu, kết hợp với hiểu biết của các em để trả lời những yêu cầu của GV đặt ra

Trước khi đi vào mục này, GV lấy một số ví dụ về nghề, làng nghề thủ công để HS hiểu rõ khái niệm.

Nghề thủ công truyền thống là những nghề dùng tay và cả trí óc tác động vào nguyên, vật liệu để tạo ra những công cụ cần thiết trong cuộc sống.

Nghề thủ công có thể do một người, một gia đình hay một số người, một số gia đình cùng làm một nghề trong làng bên cạnh nghề chính là nông nghiệp.

Làng nghề thủ công truyền thống là làng nghề nổi trội một nghề cổ truyền tinh xảo với một lớp thợ thủ công ít nhiều chuyên nghiệp và chủ yếu sống bằng nghề đó.

Mục 2: Một số làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Đây là phần trọng tâm của bài nên GV phải nắm chắc kiến thức về những nghề thủ công ở địa phương, đồng thời phải có phương pháp truyền thụ tốt để HS nắm vững những ý cơ bản. Ở phần này GV chia ra thành các hoạt động sau:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nghề mộc Thái Yên + Lịch sử hình thành của làng nghề

+ Thương hiệu của làng nghề + Những đóng góp của làng nghề

Hoạt động 3: Tìm hiểu về làng nghề rèn ở Trung Lương + Lịch sử hình thành của làng nghề

+ Thương hiệu của làng nghề

+ Những đóng góp của làng nghề trong phong trào Cần Vương và ngày nay Hoạt động 4: Nghề làm nước mắm ở Nhượng Bạn

+ Lịch sử hình thành của làng nghề

+ Cách chế biến tạo thành sản phẩm (trải qua một quá trình lâu dài) + Ý nghĩa, tác dụng của nghề thủ công đó

+ Liên hệ với tình hình phát triển nghề thủ công hiện tại Hoạt động 5: Nghề làm gốm Cổ Đạm:

+ Các công đoạn tạo thành sản phẩm (trải qua một quá trình lâu dài) + Ý nghĩa, tác dụng của nghề thủ công đó

+ Liên hệ với tình hình phát triển nghề thủ công hiện tại

Cuối mục 2, GV có thể treo bảng sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về nghề thủ công truyền thống ở Hà Tĩnh để HS tham khảo.

Mục 3: Một số đặc điểm của nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tĩnh

Ở mục này GV nêu vấn đề HS thảo luận: Những đặc điểm của nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tĩnh.

GV tổ chức cho HS thảo luận và trình bày vấn đề, sau đó GV rút ra những đặc điểm chính của nghề, làng nghề thủ công ở Hà Tĩnh.

- Phong phú, đa dạng

- Có nhiều nghề, làng nghề quy mô, nổi tiếng...

- Có sự chuyên môn hóa, phân công trong lao động (dệt vải, rèn sắt, làm mộc…).

- Sản phẩm bền, đẹp được ưa chuộng và trở thành hàng hóa. - Nhiều làng nghề đã đi vào văn học dân gian.

4. Củng cố

- Nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng về nghề thủ công cổ truyền ở Hà Tĩnh và những tác dụng của nó.

5. Bài tập

- Nhắc nhở HS liên hệ với tình hình hiện tại ở địa phương (Tìm hiểu và giới thiệu một làng nghề truyền thống ở địa phương mình).

3.2.1.2. Ở lớp 11

Bài 1: MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU Ở HÀ TĨNH

Qua bài học này giúp HS đạt được

1. Về kiến thức

- Nhận thức được sự phong phú, đa dạng về di tích lịch sử - văn hoá ở Hà Tĩnh.

- Phân loại được các di tích lịch sử văn hóa.

- Nắm được đặc điểm kiến trúc của thành quách, đình, đền ở Hà Tĩnh.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Thấy được ý nghĩa, tác dụng của những công trình địa phương, từ đó hình thành lòng tự hào, yêu mến quê hương.

3. Về kĩ năng

Rèn luyện, phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, đánh giá và một số kỹ năng thực tế...

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV

- Trước khi tiến hành bài giảng, GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương (đặc biệt là về thành quách, đình, đền, chùa…)

- GV kiểm tra việc sưu tầm, tự tìm hiểu của HS, nêu nhận xét và đánh giá đối với hoạt động sưu tầm tài liệu.

- Soạn giáo án chi tiết cho bài học.

- Đọc thêm các tài liệu liên quan đến chủ đề bài học.

- Chuẩn bị các đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về thành Sơn Phòng, Chùa Hương Tích, đình Đỉnh Lự…

2. Chuẩn bị của HS

- HS đọc trước nội dung bài học

- Tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hóa ở Hà Tĩnh và địa phương mình sinh sống.

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài mới:

Những năm trước cách mạng Tháng 8/1945, cũng như nhiều vùng quê

Một phần của tài liệu Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông thỉnh Hà Tĩnh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w