1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần Vương cuối thế kỷ XIX

143 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 647,5 KB

Nội dung

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH NGUYN TH VN TRANG CON NGƯờI TRUNG NGHĩA TRONG SáNG TáC CủA CáC NHà NHO CầN VƯƠNG CUốI THế Kỷ XIX LUN VN THC S NG VN NGHỆ AN - 2014 2 B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH NGUYN TH VN TRANG CON NGƯờI TRUNG NGHĩA TRONG SáNG TáC CủA CáC NHà NHO CầN VƯƠNG CUốI THế Kỷ XIX Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam Mó s: 60.22.01.21 LUN VN THC S NG VN Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. BIN MINH IN NGHỆ AN - 2014 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lí do chọn đề tài 7 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12 5. Phương pháp nghiên cứu 13 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 13 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG TRONG VĂN HỌC NỬA SAU THẾ KỶ XIX 14 1.1. Văn học nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc 14 1.1.1. Giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam 14 1.1.2. Văn học hình thành và phát triển trong bối cảnh mới với nhiều sự kiện đặc biệt chi phối 18 1.1.3. Văn học phân hóa thành nhiều khuynh hướng, nhiều tư trào khác nhau 26 1.2. Tư trào Cần vương trong văn học nửa sau thế kỷ XIX 30 1.2.1. Phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX và vấn đề trung quân - ái quốc, “vì vua” - “vì nước” đặt ra cho nhà nho 30 1.2.2. Tư trào văn học Cần vương cuối thế kỷ XIX và quan niệm trung nghĩa của nhà nho 33 1.2.3. Các tác gia tiêu biểu của tư trào văn học Cần vương cuối thế kỷ XIX và sự gặp nhau trong tư tưởng “Cần vương” - “hộ quốc” 40 Chương 2 HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG 54 2.1. Các dạng thái biểu hiện và đặc điểm của hình tượng con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX 54 2.1.1. Con người trung nghĩa qua hình tượng chủ thể trữ tình (hay cái tôi tác giả) trong sáng tác của các nhà nho Cần vương 54 2.1.2. Con người trung nghĩa qua nhân vật khách thể được miêu tả trong sáng tác của các nhà nho Cần vương 70 2.2. Sự đa dạng và thống nhất của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương 80 2.2.1. Sự đa dạng của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương 80 2.2.2. Sự thống nhất của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương 86 2.3. Ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX 90 2.3.1. Những tấm gương của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng 90 2.3.2. Cái đẹp và sức sống của mẫu hình con người trung nghĩa 97 Chương 3 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG CUỐI THẾ KỶ XIX. .106 3.1. Sự lựa chọn thể loại 106 3.1.1. Các thể văn chính luận (luận, thuyết, thư, biểu, tấu,…) 106 3.1.2. Các thể thơ (thơ cổ phong, thơ đường luật,…) 112 3.1.3. Các thể văn biền ngẫu (đối liên, hịch,…) 120 3.2. Bút pháp 123 3.2.1. Bút pháp trữ tình 123 3.2.2. Bút pháp chính luận 126 3.2.3. Một số bút pháp khác 129 3.3. Giọng điệu và ngôn ngữ 130 3.3.1. Giọng điệu 130 3.3.2. Ngôn ngữ 132 KẾT LUẬN 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học nửa sau thế kỷ XIX (trong đó có sáng tác của các nhà nho Cần vương) là một giai đoạn có vai trò, vị trí hết sức đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc. Giai đoạn văn học này gắn liền với sự kiện thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta và cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của đông đảo nhân dân ta hưởng ứng ngọn cờ Cần vương, chống ách xâm lược của thực dân Pháp. Những sự kiện mang tính thời sự đó đã chi phối toàn bộ đời sống văn học và làm thay đổi diện mạo văn học. Văn học theo sát tình hình chính trị, phục vụ cuộc đấu tranh chính trị. Điều đáng chú ý nữa, giai đoạn văn học này là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ văn học được sáng tác dưới sự chi phối của ý thức hệ phong kiến, thuộc loại hình văn học trung đại, nó mang những nét đặc thù khác hẳn với các giai đoạn trước và sau đó. Hiện còn nhiều vấn đề về nội dung, tư tưởng, về hình thức ngôn ngữ, thể loại, về các khuynh hướng cũng như các tác gia, tác phẩm tiêu biểu… của văn học giai đoạn này đặt ra cho giới nghiên cứu phải tìm hiểu, giải quyết. 1.2. Phong trào Cần Vương (“giúp vua”) nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi (một ông vua yêu nước) đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX tuy dưới danh nghĩa Cần Vương nhưng thực chất là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Từ đây xuất hiện tư trào văn học Cần vương mà các tác giả là những nhà Nho - những thủ lĩnh - những chiến sĩ kiên gan, tích cực, một lòng vì nước - vì vua. 7 Tư trào văn học Cần vương là một hiện tượng lớn, độc đáo, nhưng không phải không phức tạp, nhất là trong sự tiếp nhận của hậu thế. Tìm hiểu, nghiên cứu sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX nhằm hướng tới một sự nhìn nhận chung nhất về tư trào văn học Cần vương, sự đánh giá thỏa đáng đối với những đóng góp xuất sắc của các nhà nho Cần vương cho văn học nửa sau thế kỷ XIX nói riêng và văn học dân tộc nói chung. 1.3. Tư trào văn học Cần vương bao gồm nhiều tác giả xuất sắc với nhiều tác phẩm văn học có giá trị, có ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ sâu sắc mà hậu thế có thể chưa cảm thấu hết. Ngay việc sưu tầm, tập hợp, biên dịch tác phẩm của các nhà văn Cần vương vẫn đang là bài toán đòi hỏi giới nghiên cứu phải giải quyết, phải giới thiệu rộng rãi cho đông đảo công chúng hiện nay được biết. Mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX là một mẫu hình đẹp, có ý nghĩa sâu sắc trên nhiều phương diện. Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX là vấn đề lớn, và không phải không phức tạp, đòi hỏi phải có sự tìm hiểu nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc, khoa học. Đây là công việc lâu dài, đòi hỏi sự quan tâm thực sự của giới nghiên cứu. 2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX. 2.2. Giới hạn của đề tài Đề tài bao quát sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX, chủ yếu tập trung vào ba tác giả tiêu biểu: Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích. Văn bản các tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào các cuốn: 8 - Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (Trần Văn Giàu giới thiệu và chú thích; nhiều tác giả sưu tầm, biên soạn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1976. - Thơ văn Nguyễn Quang Bích (Đinh Xuân Lâm giới thiệu và chú thích; nhiều người dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 1973. - Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn (Đinh Xuân Lâm giới thiệu và chú thích; nhiều người dịch), Nxb Văn học, Hà Nội, 1977. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3.1. Lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu văn học nửa sau thế kỷ XIX nói chung, sáng tác của các nhà nho Cần vương nói riêng Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX với tư cách là một giai đoạn thuộc thời kỳ văn học trung đại đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu quan tâm. Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau: 1. Trần Văn Giàu (giới thiệu), Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh Khôi (biên soạn - 1976), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội [15]. 2. Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội [38]. 3. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Đinh Thị Khang, Trần Quang Minh, Nguyễn Phong Nam, Lã Nhâm Thìn (2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội [46]. 4. Nguyễn Phong Nam (1997, tái bản 2004), Giáo trình văn học Việt Nam giai đọan cuối thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội [48]. 5. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú, Phan Côn,… (1978), Lịch sử văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội [72]. Những công trình trên chủ yếu là những giáo trình về lịch sử văn học dùng cho sinh viên các trường đại học. Có những công trình đã viết cách đây vài ba thập kỷ nên không tránh khỏi những hạn chế, nhất là hạn chế trong 9 phương pháp nghiên cứu (các tác giả chủ yếu vận dụng phương pháp lịch sử, phương pháp xã hội học). Tiếp tục nghiên cứu về văn học giai đoạn này khi đặt trên toàn bộ tiến trình văn học dân tộc với cái nhìn mới và vận dụng những phương pháp mới có thể kể đến các tác giả với các công trình: Trần Đình Hượu với Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại [28], Nguyễn Hữu Sơn với Văn học trung đại Việt Nam - quan niệm con người và tiến trình phát triển [58], Đoàn Thị Thu Vân cùng một số tác giả trong công trình tập thể: Văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X - cuối thế kỷ XIX) [70]… Với những công trình đó, các tác giả nghiên cứu đã đưa đến cái nhìn khái quát về lịch sử và tình hình văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đồng thời giới thiệu một số tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn này. Trong cái nhìn khái quát và hệ thống về tình hình lịch sử, tình hình văn học và điểm lại những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đã có nhắc tới phong trào Cần vương, nhắc tới những tác giả có đóng góp lớn cho khuynh hướng sáng tác chủ đạo của văn học lúc ấy - khuynh hướng yêu nước chống Pháp, như: Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình Phùng… Tuy nhiên, những công trình đó chỉ nghiên cứu trên tổng thể, trong cái nhìn khái quát nhất về những đặc điểm nổi bật và điểm tên những tác giả tiêu biểu trong suốt một chặng đường dài nửa thế kỷ. Còn việc nghiên cứu cụ thể hơn về một phong trào sáng tác nổi bật trong giai đoạn này - phong trào văn học Cần vương, và đi sâu vào khám phá giá trị tác phẩm của các tác giả thuộc phong trào văn học này thì lại không nằm trong phạm vi của những công trình đó, hoặc nếu có thì cũng chỉ nghiên cứu riêng lẻ về cuộc đời, sự nghiệp của một vài tác giả như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích (trong chương năm, chương sáu thuộc phần III của công trình: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX) [39]). . 10 [...]... dung chính của luận văn gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về sáng tác của các nhà nho Cần vương trong văn học nửa sau thế kỷ XIX Chương 2: Hình tượng con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX Chương 3: Phương thức thể hiện hình tượng con người trung nghĩa của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX 14 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG TRONG VĂN... Cần vương cuối thế kỷ XIX, khẳng định giá trị và ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của mẫu hình con người này 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1 Đưa ra một cái nhìn chung về tư trào văn học Cần vương và sáng tác của các nhà nho Cần vương trong văn học nửa sau thế kỷ XIX 4.2.2 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc điểm và ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của mẫu hình con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà. .. thống… 6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1 Đóng góp - Luận văn là công trình đi sâu tìm hiểu con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX với cái nhìn tập trung và hệ thống - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu và nghiên cứu sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX 6.2 Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết... nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX 13 4.2.3 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định nghệ thuật thể hiện hình tượng con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX Cuối cùng rút ra một số kết luận về vai trò và đóng góp của các nhà nho Cần vương cho lịch sử văn học dân tộc 5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương... trên các trang báo, các tạp chí: Phan Đình Phùng, cuộc đời và sự nghiệp [54], “Tấm lòng của Phan Đình Phùng rạng ngời như trăng sao” [69] Các công trình nghiên cứu lớn về ông chủ yếu ở phương diện lịch sử, ở tư cách là một lãnh tụ yêu nước của phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX 3.2 Lịch sử tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng trung nghĩa và con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối. .. tiêu chí cơ bản, có thể chia thời kỳ văn học trung đại thành bốn giai đoạn: văn học thế kỷ X - XIV, văn học thế kỷ XV - XVII, văn học thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX, và văn học nửa sau thế kỷ XIX (1858 hết thế kỷ XIX) Vậy là, giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là chặng đường cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam Mốc lịch sử của văn học giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX: bắt đầu từ sự kiện thực dân Pháp nổ súng... chuyện của một ai, của riêng nhà nào, mà là chuyện của cả dân tộc, liên quan đến toàn thể cộng đồng Sức ảnh hưởng của khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp đã được khẳng định bằng sự xuất hiện của tư trào văn học Cần Vương - một hiện tượng lớn trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX 1.2 Tư trào Cần vương trong văn học nửa sau thế kỷ XIX 1.2.1 Phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX và vấn đề trung quân... cuối thế kỷ XIX Các công trình nghiên cứu về sáng tác của các nhà nho Cần vương chủ yếu đánh giá những giá trị chung về nội dung tư tưởng, hướng đến nội dung yêu nước trong văn học Trong “Lời giới thiệu” của công trình nghiên cứu Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX [15], tác giả Trần Văn Giàu đã nói đến những tư tưởng chủ đạo trong sáng tác của thơ văn yêu nước giai đoạn này, 12 trong đó có thơ văn của. .. cuối cùng của văn học trung đại, có vai trò khép lại một chặng đường dài suốt mười thế kỷ của thời kỳ văn học được sáng tác dưới sự chi phối của ý thức hệ 15 phong kiến và chuẩn bị một số điều kiện cho sự thay đổi phạm trù văn học diễn ra vào đầu thế kỷ XX Văn học giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX có diện mạo, đặc điểm riêng Nhà nho vẫn là lực lượng sáng tác chủ yếu của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ. .. nghĩa giai đoạn này Con người trung nghĩa có được nhắc tới như một hình tượng đẹp trong văn học nhưng còn chung chung và rải rác trong các công trình nghiên cứu về giai đoạn cuối cùng của thời kỳ văn học trung đại Việt Nam Có thể nói, hình tượng con người trung nghĩa là một hình tượng đẹp, có giá trị trong văn học Cần vương, văn học yêu nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX nói riêng và văn học trung đại nói chung . cứu của luận văn là Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX. 2.2. Giới hạn của đề tài Đề tài bao quát sáng tác của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX, . TƯỢNG CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ NHO CẦN VƯƠNG 54 2.1. Các dạng thái biểu hiện và đặc điểm của hình tượng con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX. nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX Chương 3: Phương thức thể hiện hình tượng con người trung nghĩa của các nhà nho Cần vương cuối thế kỷ XIX 13 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ SÁNG TÁC CỦA CÁC NHÀ NHO CẦN

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (chủ biên), Bùi Văn Trọng Cường (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân (chủ biên), Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
2. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
3. M.Bakhatin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki
Tác giả: M.Bakhatin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
4. Nguyễn Đổng Chi (1993), Việt Nam cổ văn học sử, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam cổ văn học sử
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1993
5. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 2
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1982
6. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1999), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1900 - 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
8. Biện Minh Điền (2000), “Tam Nguyên Yên Đổ trên hành trình tư tưởng thẩm mỹ của văn học trung đại ở giai đoạn cuối cùng”, sách Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm), Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tam Nguyên Yên Đổ trên hành trình tư tưởng thẩm mỹ của văn học trung đại ở giai đoạn cuối cùng”, "sách "Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm)
Tác giả: Biện Minh Điền
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2000
9. Biện Minh Điền (2003), “Giọng điệu trữ tình thơ Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện Minh Điền (2003), “Giọng điệu trữ tình thơ Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Văn học
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2003
10. Biện Minh Điền (2001), Những vấn đề lý thuyết Lịch sử Văn học và Ngôn ngữ (viết chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện Minh Điền (2001), Những vấn đề lý thuyết Lịch sử Văn học và Ngôn ngữ
Tác giả: Biện Minh Điền
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
11. Biện Minh Điền (2008), Vấn đề tác giả và phong cách cá nhân nhà văn trong văn học Việt Nam trung đại, Đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tác giả và phong cách cá nhân nhà văn trong văn học Việt Nam trung đại
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2008
12. Biện Minh Điền (2008), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến
Tác giả: Biện Minh Điền
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
14. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập I: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám," tập I: "Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1973
15. Trần Văn Giàu (giới thiệu), Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh Khôi (biên soạn - 1976), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX
Nhà XB: Nxb Văn học
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
18. Dương Quảng Hàm (1961), Việt Nam văn học, Bộ Giáo dục Quốc gia, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Năm: 1961
19. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ giáo dục - Trung tâm học liệu xuất bản (in lần thứ 10), Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Năm: 1968
20. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
21. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Văn hóa thông tin, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1992
22. Nguyễn Trung Hiếu (1973), “Cái nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu và tấm lòng ý chí Việt Nam”, trong sách Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu và tấm lòng ý chí Việt Nam”, trong sách "Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Trung Hiếu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1973

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w