Luận văn báo cáo với đề tài: "Hoàn thiện chất lượng dịch vụ của bộ phận lễ tân tại Khách sạn Kim Liên I"
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch được coi là ngành công nghiệp “không khói”, là ngành kinh tếmũi nhọn của cả nước Du lịch ở Việt Nam đã trở thành vấn đề hết sức quantrọng có tầm chiến lược trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước trong thời kì mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của ngành kháctạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá giữa nước ta với các nướckhác
Khách sạn - cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù của ngành Du lịch- ngoàinhiệm vụ kinh doanh dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con ngườinhư: lưu trú, ăn uống, ngoài ra còn kinh doanh các dịch vụ bổ xung khác như:thể thao, vui chơi giải trí, masage Kinh doanh khách sạn đã trở thành mộtngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất thông qua việc khai thác tài nguyên dulịch ở mỗi địa phương
Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên trước đây chủ yếu là kinh doanhtrong lĩnh vực lưu trú, hiện nay là cả ăn uống và các dịch vụ khác Kết quả đạtđược của Công ty trong những năm vừa qua thật đáng khích lệ Tuy nhiên,việc xác định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ hết sức khó khăn do nó phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố mà đặc biệt là yếu tố con người
Hoạt động kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả chính là nhờ vào nhân tốlao động trong khách sạn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận lễtân- đây là một bộ phận quan trọng góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệuquả kinh doanh của khách sạn Bởi vậy, việc đưa ra những giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản trị lễ tân là một việc làm cần thiết nhằm nâng caohơn nữa hoạt động kinh doanh của khách sạn
Trang 2Chính vì lý do đó nên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện chất lượng dịch
vụ của bộ phận lễ tân tại Khách sạn Kim Liên I”
* Đối tượng nghiên cứu: hoạt động lễ tân tại Khách sạn Kim Liên I
* Phạm vi nghiên cứu: tại Khách sạn Kim Liên I
* Phương pháp nghiên cứu: thu thập nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp
* Nội dung của chuyên đề:
Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động lễ tân trong kinh doanh kháchsạn
Chương 2 Thực trạng hoạt động lễ tân tại Khách sạn Kim Liên I
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động lễ tân tại Khách sạnKim Liên I
Đề tài của em đã hoàn thành song không tránh khỏi những sai sót vàhạn chế Em hy vọng trong thời gian tới công tác tổ chức quản lý hoạt độngcủa bộ phận lễ tân tại Khách sạn Kim Liên I nói riêng và của toàn công ty nóichung sẽ được quan tâm để tăng thêm sức mạnh cho khách sạn, giúp kháchsạn có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay
Em xin chân thành cảm ơn GVHD: Ths Lê Trung Kiên và các cán bộ
khách sạn Kim Liên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Trang 3CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LỄ TÂN
TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN1.1 Hoạt động kinh doanh khách sạn
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm khách sạn: theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì: “khách sạn là một công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên; đảm bảo chất lượng về trang thiết bị, cơ sở vật chất và những dịch vụ cần thiết để phục vụ khách du lịch”.
* Khái niệm khách của khách sạn (khách hàng): “khách của khách sạn là những người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích, thời gian và không gian tiêu dùng Trong đó, khách du lịch chỉ là một đoạn thị trường của khách sạn mà thôi, song đây lại là thị trường chính yếu, quan trọng nhất của khách sạn” (theo giáo trình “Quản trị kinh doanh khách
sạn” của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - xã hộinăm 2004, trang 19)
* Khái niệm kinh doanh lưu trú: “kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu trú tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi” (theo giáo trình “Quản trị kinh
doanh khách sạn” của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Laođộng - xã hội năm 2004, trang 16)
* Khái niệm kinh doanh ăn uống: “kinh doanh ăn uống bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi” (theo giáo trình “Quản trị kinh doanh khách sạn” của trường Đại học
kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - xã hội năm 2004, trang 16)
Trang 4* Khái niệm kinh doanh khách sạn: “kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ
bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi” (theo giáo trình “Quản trị kinh
doanh khách sạn” của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Laođộng - xã hội năm 2004, trang 15)
1.1.2 Một số đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
Theo giáo trình “Quản trị kinh doanh khách sạn” của trường Đại họckinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động- xã hội năm 2004, trang 27 thì hoạtđộng kinh doanh khách sạn có một số đặc điểm như sau:
* Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm dulịch: “có thể nói tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy conngười đi du lịch, nơi nào không có tài nguyên du lịch thì nơi đó không thể cókhách du lịch tới Như vậy, rõ ràng tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnhđến việc kinh doanh của khách sạn; chính vì thế, kinh doanh khách sạn chỉ cóthể được tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch Mặt khác,khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết địnhđến quy mô của các khách sạn trong vùng Giá trị và sức hấp dẫn của tàinguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ hạng của khách sạn Chính vì vậykhi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các thông sốcủa tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàngtiềm năng bị hấp dẫn tới điểm du lịch mà xác định các chỉ số kỹ thuật của mộtcông trình khách sạn khi đầu tư xây dựng và thiết kế Khi các điều kiện kháchquan tác động tới giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thay đổi sẽ đòihỏi sự điều chỉnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cho phù hợp Bêncạnh đó đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹthuật của các khách sạn tại các điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới việc làmtăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch”
Trang 5* Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn: “đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về chất lượng cao của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải có chất luợng cao - tức là chất lượng của cơ sở vật kỹ thuật của khách sạn tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu
tư ban đầu của công trình khách sạn lên cao Bên cạnh đó, đặc điểm này còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn cao, chi phí đất đai cho một công trình khách sạn rất lớn”.
* Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật: “kinh doanh khách sạn chịu
sự chi phối của một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật tâm lý conngười, quy luật kinh tế - xã hội … chẳng hạn sự tác động của quy luật sinh lýcủa con người: khi đi du lịch, múi giờ thay đổi dẫn đến ảnh hưởng tới nhữnghoạt động sinh lý của khách du lịch Đây tuy là một hoạt động tự nhiên củacon người nhưng nó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh khách sạn như: vàoban ngày, đặc biệt là buổi sáng mật độ công việc rất dày, còn ban đêm thì hoạtđộng của các nhân viên hầu như ngưng trệ; vì vậy nhà quản lý phải phân cônglao động sao cho phù hợp với quy luật đó (như bố trí làm theo ca, ca gãy … ).Bên cạnh đó có thể kể đến sự phụ thuộc vào quy luật tự nhiên với những biếnđộng lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm, luôn tạo ra những thay đổitheo những quy luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đốivới khách du lịch, từ đó gây ra sự biến đổi của lượng cầu du lịch đến các điểm
du lịch theo mùa Từ đó tạo ra sự thay đổi theo mùa trong kinh doanh củakhách sạn, đặc biệt là các khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch miền núi
và vùng biển Dù chịu sự chi phối của quy luật nào đi nữa thì điều đó cũnggây ra các tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh doanh khách sạn Vấn đềđặt ra cho các khách sạn là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác độngcủa chúng đến khách sạn, từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để
Trang 6phát huy những tác động có lợi, đồng thời khắc phục những bất lợi của chúngnhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả”.
* Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đốilớn: “sản phẩm của khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụnày không thể cơ giới hoá được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viênphục vụ trong khách sạn Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chuyênmôn hoá khá cao, thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng củakhách (thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày) Do vậy, cần phải sử dụng một sốlượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn; với đặc điểm này, cácnhà quản lý khách sạn luôn phải đối mặt với những khó khăn về chi phí laođộng trực tiếp tương đối cao, khó giảm thiểu chi phí này mà không làm ảnhxấu tới chất lượng dịch vụ trong khách sạn; đồng thời gặp khó khăn cả trongcông tác tuyển mộ, lựa chọn và phân công bố trí nguồn nhân lực của mình.Chính vì vậy, trong các điều kiện kinh doanh theo mùa vụ thì các nhà quản lýkhách sạn thường coi việc giảm thiểu chi phí lao động một cách hợp lý là mộtthách thức lớn đối với họ”
Với những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sảnphẩm có chất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn đối với khách không chỉ phụthuộc vào lao động và nguồn vốn, mà còn phụ thuộc vào năng lực của nhàquản lý trong sự vận hành và khả năng kết hợp các yếu tố đó ra sao
1.1.3 Sản phẩm của khách sạn
* Khái niệm sản phẩm của khách sạn: “sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hoá mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn” (theo giáo trình “Quản trị
kinh doanh khách sạn” của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bảnLao động - xã hội năm 2004, trang 23)
Trang 7* Phân loại sản phẩm của khách sạn: theo giáo trình “Quản trị kinhdoanh khách sạn” của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Laođộng - xã hội năm 2004, trang 23 thì sản phẩm của khách sạn bao gồm:
- Sản phẩm hàng hoá: “là những sản phẩm hữu hình (có hình dạng cụ thể) mà khách sạn cung cấp như: thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm và các hàng hoá khác được bán trong khách sạn”.
- Sản phẩm dịch vụ (sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vô hình): “là những giá trị về vật chất hoặc tinh thần (hay cũng có thể là một sự trải nghiệm, một cảm giác về sự hài lòng hay không hài lòng) mà khách hàng đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng” Có hai loại sản phẩm dịch vụ:
+ Dịch vụ chính: “là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu trú tại khách sạn”.
+ Dịch vụ bổ sung: “là các dịch vụ khác ngoài hai loại dịch vụ trên nhằm thoả mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn”.
1.1.4 Chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn
Theo Donald M Davidoff, nhà nghiên cứu về dịch vụ nổi tiếng cảuMỹ thif; “Dịch vụ là cài gì đó như những giá trị (không phải là những hànghoá vật chất), mà một người hay một tổ chức cung cấp cho những người haynhững tổ chức khác thông qua trao đổi để thu được một cái gì đó”
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm khá trừu tượng và khó địnhnghĩa Nó là một phạm trù mang tính tương đối và chủ quan Do những đặcđiểm của bản thân dịch vụ mà người ta có thể đưa ra khái niệm chât lươngdịch vụ theo những cách khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả thườngđứng trên quan điểm của người tiêu dùng dịch vụ: tức là chất lượng dịch vụphụ thuộc vào những cảm nhận của khách hàng Tóm lại, chất lượng dịch vụ
là kết quả của một quá trình đánh giá tích luỹ của khách hàng dựa trên sự sosánh giữa chất lượng mong đợi và mức độ khách hàng đã nhận được theo
Trang 8cách tiếp cận này , chất lượng dịch vụ khách sạn chính là mức độ thoả mãncủa khách hàng của khách sạn.
Như vậy mục tiêu mà các doanh nghiệp khách sạn phải đạt được làthiết kế một mức cung cấp dịch vụ ở mức độ cao hơn so với những gì kháchhàng kì vọng Theo cách tiếp cận này thì chất lượng dịch vụ khách sạn cũng
có thể hiểu là mức cung cấp dịch vụ tối thiểu mà một doanh nghiệp khách sạn
đã lựa chọn nhằm thoả mãn ở mức độ cao nhu cầu thị trường của khách hàngmục tiêu của mình Đồng thời cung cấp dịch vụ đã được xác dịnh đòi hỏi phảiduy trì được trong suốt quá trình kinh doanh
1.2 Hoạt động lễ tân trong kinh doanh khách sạn
1.2.1 Khái niệm, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của lễ tân
* Khái niệm lễ tân: có khá nhiều khái niệm về bộ phận lễ tân:
- Theo Bách khoa thư Hà Nội “Du lịch” tập 15 của Nhà xuất bản Từ
điển Bách khoa- Hà Nội năm 2000 thì: “có một bộ phận được coi là “bộ mặt” của khách sạn, liên quan đến tất cả khách của khách sạn ngay từ phút đầu, đó là “reception”(bộ phận lễ tân) Reception nguyên là 1 từ tiếng Anh và Pháp có gốc Latinh là receptio để chỉ sự đón tiếp ai đó, người làm việc ở
bộ phận lễ tân được gọi là nhân viên lễ tân Nhân viên lễ tân trực tiếp giao dịch với khách ngay từ phút đầu mới đến khách sạn, nhiệm vụ của nhân viên
lễ tân là làm thủ tục cho khách thuê phòng, chỉ dẫn cho khách biết về giá cả, tiện nghi, những quy định của khách sạn … và vui vẻ trả lời các câu hỏi của khách”.
- Theo tác giả Mai Khôi- nguyên là hiệu trưởng Trường Du lịch ViệtNam, trong giáo trình “Công nghệ đón tiếp trong khách sạn”, Nhà xuất bản
Giáo dục - 1993 thì: “lễ tân là bộ phận mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức vơí
khách bằng việc giới thiệu điều kiện lưu trú của khách sạn (loại phòng, tiện nghi, vị trí, giá cả … ), thuyết phục khách thuê phòng cho đến khi đạt được
Trang 9thoả thuận thì làm thủ tục tiếp nhận khách và bàn giao phòng cho khách sử dụng theo thời hạn đã được hợp đồng”
- Theo giáo trình “công nghệ phục vụ trong khách sạn - nhà hàng” củatrường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - xã hội năm 2003,trang 11 thì: “có thể nói bộ phận lễ tân được coi là một bộ phận hoạt độngtrung tâm quan trọng nhất của một khách sạn Sự tiếp xúc của khách vớikhách sạn trước hết là thông qua nhân viên của bộ phận lễ tân; sự cảm nhận, ýkiến của khách về khách sạn, về nhân viên nói chung và về dịch vụ của kháchsạn được hình thành chủ yếu bởi ấn tượng của họ đối với bộ phận này; chonên, việc đón tiếp này được coi như là một nghệ thuật- “nghệ thuật thuyếtphục khách hàng”, bởi vì chỉ một sơ suất nhỏ ngay từ phút đầu gặp gỡ cũng
đủ làm cho khách mất cảm tình Chính vì vậy, nhà quản trị lễ tân giỏi phảigiúp cho nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động đón tiếp khách để
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”.
* Vai trò của lễ tân: theo giáo trình “công nghệ phục vụ trong kháchsạn- nhà hàng” của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Laođộng- xã hội năm 2003, trang 12 thì:
Bộ phận lễ tân là bộ mặt của khách sạn là nơi đầu tiên tiếp xúc vớikhách và là “trung tâm thần kinh” của khách sạn cho nên bộ phận lễ tân đóngvai trò rất quan trọng, vai trò của bộ phận lễ tân được thể hiện qua nhữngđiểm sau:
+ Bộ phận lễ tân có chức năng như chiếc cầu nối giữa khách với các bộphận, còn lại trong khách sạn để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách.Thông qua các nghiệp vụ của mình như: đặt buồng đăng ký khách sạn, phụcvụ khách trong thời gian lưu trú, thanh toán, tiễn khách, trao đổi thông tin Bộphận lễ tân đại diện cho các bộ phận cung cấp các dịch vụ của khách sạn chokhách hay nói cách khác bộ phận lễ tân giúp cho khách tiêu dùng các bộ dịchvụ của các bộ phận khác trong khách sạn để qua đó thoả mãn tốt nhu cầu của
Trang 10khách Như vậy bộ phận lễ tân đóng vai trò trung gian quan trọng giữa khách
và khách sạn
+ Bộ phận lễ tân đóng vai trò trung tâm, phối hợp hoạt động của các bộphận trong khách sạn giúp các bộ phận hoạt động một cách có kế hoạch tạonên một guồng máy thống nhất Trong khách sạn mỗi bộ phận thực hiện mộtchức năng khác nhau, nhưng đều có mục đích là đáp ứng các nhu cầu củakhách và đảm bảo mục đích kinh doanh của khách sạn Để đạt được mục đích
đó các bộ phận này phải có sự phối hợp thành một hệ thống hoạt động theođúng kế hoạch của khách sạn
+ Bộ phận lễ tân đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động phục vụkhách nhân viên lễ tân là người tiếp xúc với khách nhiều nhất từ khi kháchđến cho tới khi khách rời khỏi khách sạn, mọi yêu cầu của khách đều đưa ravới nhân viên lễ tân và nhân viên lễ tân là người thực hiện các yêu cầu đó mộtcách trực tiếp hay gián tiếp Do vậy nhân viên lễ tân là người chủ đạo tronghoạt động phục vụ khách
+ Bộ phận lễ tân đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền quảngcáo của khách sạn Nhân viên lễ tân là người tiếp xúc với khách nhiều nhấtcho nên việc giới thiệu quảng cáo sản phẩm của khách sạn với khách đượcthực hiện dễ dàng hơn Do vậy đòi hỏi nhân viên lễ tân phải nắm vững cácsản phẩm của khách sạn về mọi mặt và phải có khả năng giới thiệu quảng cáocác sản phẩm đó
+ Bộ phận lễ tân đóng vai trò cố vấn cho ban giám đốc trong việc đưa
ra các chiến lược, các chính sách kinh doanh cho khách sạn Nhân viên lễ tân
là người tiếp xúc trực tiếp với khách nên nắm rõ thị hiếu, sở thích và cả tâm lýcủa khách cho nên có được một nguồn thông tin tương đối đầy đủ và chínhxacs về khách và hành vi tiêu dùng của khách, những thông tin này rất hữuích cho Ban giám đốc khách sạn để đề ra các chiến lược, các chính sách kinhdoanh phù hợp
Trang 11+ Bộ phận lễ tân đóng vai trò đại diện cho khách sạn trong việc mởrộng các mối liên hệ liên doanh, liên kết trong công tác thu hút khách chokhách sạn.
* Chức năng của lễ tân:
- Lễ tân là bộ phận đại diện cho khách sạn tiếp nhận các yêu cầu củakhách và tổ chức phục tốt các yêu cầu đó:
+ Đăng ký tiếp nhận mọi yêu cầu của khách
+ Tổ chức đón tiếp khách
+ Giải đáp cho khách các thông tin mà khách cần
+ Làm thủ tục cho khách đến cũng như rời khỏi khách sạn
- Lễ tân là bộ phận tham mưu cho các bộ phận có liên quan và choban giám đốc:
+ Thông báo cho các bộ phận có liên quan để phối hợp phục vụkhách một cách tốt nhất
+ Lưu trữ, xử lý và cung cấp các thông tin có liên quan tới các nhàquản lý và các bộ phận chức năng trong khách sạn
+ Đóng góp ý kiến về các sản phẩm du lịch của khách sạn
- Lễ tân là nơi thể hiện rõ phong cách giao tiếp cũng như hình ảnh tiêubiểu của khách sạn với khách:
+ Luôn phục vụ tận tình, chu đáo khi khách đến với khách sạn
+ Lễ tân cần phục khách văn minh, lịch sự và tế nhị
- Lễ tân là bộ phận chịu trách nhiệm đảm nhận về an ninh, trật tự vàbảo quản an toàn cho khách
- Lễ tân là bộ phận chịu trách nhiệm chủ yếu về thanh toán cho khách:+ Lễ tân là bộ phận tiếp xúc với khách hàng trong toàn bộ thời gianlưu trú nên khi khách rời khách sạn, lễ tân chịu trách nhiệm thanh toán cácdịch vụ mà khách đã tiêu dùng trong khách sạn
+ Khi thanh toán, lễ tân phải thanh toán kịp thời, sòng phẳng và ghiđầy đủ biên lai cho khách
Trang 12* Nhiệm vụ của lễ tân:
- Nhận đặt phòng
- Lập biểu đồ đặt phòng
- Phân bố phòng
- Tiếp đón khách
- Bán dịch vụ buồng ngủ
- Làm các thủ tục check in, check out
- Theo dõi tình trạng phòng trong khách sạn
- Đáp ứng các nhu cầu của khách
- Thanh toán và thu tiền của khách
1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức lao động của bộ phận lễ tân
Việcxác định sơ đồ tổ chức của bộ phận lễ tân trong một khách sạn làhết sức quan trọng Theo giáo trình “công nghệ phục vụ trong khách sạn - nhàhàng” của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - xã hội
năm 2003, trang 14 thì: “để có một mô hình tổ chức quản lý và số lượng nhân viên hợp lý cho bộ phận lễ tân của khách sạn còn phải tuỳ thuộc vào những điều kiện đặc thù riêng của từng khách sạn như: loại, kiểu, quy mô, thứ hạng, mức công suất sử dụng buồng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của nhân viên cũng như khuynh hướng quản lý của các nhà quản lý khách sạn … chính vì vậy, tất cả các hoạt động của bộ phận lễ tân phải được đặt trong một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ trong đó công việc được chia đều cho các nhân viên phụ trách các công việc nhất định mà đứng đầu là trưởng bộ phận lễ tân”.
Một cách chung nhất, sơ đồ tổ chức của bộ phận lễ tân đặc trưng của mộtkhách sạn quy mô lớn có thể được đưa ra như sau (theo giáo trình “công nghệphục vụ trong khách sạn - nhà hàng” của trường Đại học kinh tế quốc dân,Nhà xuất bản Lao động - xã hội năm 2003, trang 15):
Trang 13- Giám đốc lễ tân.
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc khách sạn về mọi hoạt động của
bộ phận lễ tân bao gồm một số công việc chủ yếu sau:
+ Hoạch định kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện các nhiệm vụcho bộ phận lễ tân có hiệu quả
+ Điều phối mọi hoạt động của bộ phận lễ tân
+ Nắm vững và thực hiện thành thạo nghiệp vụ lễ tân, sẵn sàng giúp đỡcác nhân viên khác trong bộ phận giải quyết mọi tình huống xảy ra tỏng côngviệc
+ Đôn đốc , kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của từng
cá nhân và các bộ phận nhỏ
+ Thực hiện, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ lễ tân cho nhânviên
+ Chủ trì các cuộc họp giao ca và kịp thời chấn chỉnh mọi tồn tại của catrước nhằm giúp kinh nghiệm cho ca sau
+ Giải quyết có hiệu quả mọi phàn nàn của khách
+ Tham gia chào đón và tiễn khách quan trọng và khách đoàn
+ Giám sát chặt chẽ mọi thông tin về khách đoàn, khách quan trọng,tình trạng buồng, guới hạn nợ của khách
+ Gương mẫu chấp hành mọi quy định đối với nhân viên lễ tân về đồngphục và tác phong
- Trợ lý giám đốc lễ tân.
Thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả mọi nhiệm vụ giám đốc lễ tângiao bao gồm một số công việc chủ yếu sau:
+ Giúp giám đốc lễ tân chỉ đạo và giám sát toàn bộ hoạt động của bộphận lễ tân
- Hàng ngày đánh giá kết quả hoạt động của từng ca làm việc và báovới giám đốc hàng ngày
+ Kịp thời giải quyết mọi phàn nàn, yêu cầu và đề nghị của khách
Trang 14+ Thực hiện việc kiểm tra các hồ sơ chuẩn bị đón khách và chuẩn bịthanh toán cho khách.
+ Phối hợp với nhân viên lễ tân giải quyết mọi tình huống phát sinhtrong ca
+ Thực hiện tốt việc kiểm tra vệ sinh, các đồ đặt buồng cho từng đốitượng khách, an toàn khu vực lễ tân, khu vực tiền sảnh và khu vực đỗ xe, kịpthời thông báo mọi vấn đề cần giải quyết cho nhân viên lễ tân và các bộ phận
có liên quan
+ Thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân cho nhân viên.+ Quan tâm và giúp đỡ cho từng nhân viên trong bộ phận
+ Chịu trách nhiệm phân ca làm việc
+ Duy trì hình ảnh nhà nghề và là tấm gương tốt cho mọi nhân viên lễtân noi theo
- Nhân viên tiếp tân.
Nhân viên tiếp tân là người đại diện cho khách sạn và trực tiếp tiếp xúcvới khách nhiều nhất trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn có vị trí rấtquan trọng này nhân viên tiếp tân luôn phải giữ thái độ hiếu khách, thể hiệntốt phong cách nhà nghề, lịch sự, thân thiện đối với khách, nhân viên tiếp tân
có quan hệ chặt chẽ với nhân viên buồng khi khách đến làm thủ tục đăng kýkhách sạn và thanh toán trả buồng Nhiệm vụ của nhân viên tiếp tân gồm :
+ Tiếp đón khách và làm thủ tục đăng ký khách sạn cho khách nhận đặtbuồng
+ Thực hiện tốt công việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký và chuẩn bị đónkhách
+ Chào đón khách
+ Xác định chính xác tình trạng buồng hàng ngày
+ Xác định thời gian lưu trú của khách
+ Nắm vững sản phẩm của khách sạn: vị trí, đặc điểm và giá cả củatừng loại buồng và các dịch vụ khác
Trang 15+ Sử dụng tốt các kỹ năng bán buồng để bán buồng có hiệu quả và thựchiện tốt nhiệm vụ quảng cáo và dịch vụ khách sạn, đồng thời khéo léo thuyếtphục khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn.
+ Xếp buồng và đáp ứng các nhu cầu của khách
+ Thông báo giá buồng và xác định phương pháp thanh toán của khách.+ Sắp xếp mọi giấy tờ, thư từ, tin nhắn của khách và khách sạn đúngquy định và chuyển thư từ, tin nhắn kịp thời cho khách và các phòng
+ Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của khách
+ Phối hợp với bộ phận buồng để cập nhật tình trạng buồng
+ Phối hợp với bộ phận bảo dưỡng để sửa chữa các thiết bị hỏng hóctrong buồng khách và kịp thời đưa các buồng đang bảo dưỡng vào sử dụng
+ Bảo quản chìa khoá buồng khách và két đựng tư trang quý
+ Giải quyết nhanh và có hiệu quả các phàn nàn của khách
+ Thực hiện tốt việc giao dịch và điện thoại
+ Sử lý các tình huống khẩn cấp và phát sinh trong khi làm việc
+ Giữ gìn ngăn nắp và sạch sẽ khu vực làm việc
- Nhân viên nhận đặt buồng.
Giống như nhân viên tiếp tân, nhân viên nhận đặt buồng cũng là ngườiđại diện bán buồng cho khách sạn Bộ phận đặt buồng có mối quan hệ chặtchẽ với bộ phận kinh doanh Tiếp thị của khách sạn đặc biệt là khi nhận đặtbuồng cho các khách đoàn lớn Nhiệm vụ của nhân viên nhận đặt buồng gồm
+ Tiếp nhận yêu cầu đặt buồng và thông tin kịp thời về buồng và kháchsạn cho các cá nhân, các đại lý du lịch, các trung tâm đặt buồng và các hãng
Trang 16+ Thực hiện việc sửa đổi đặt buồng và nhận lại đặt buồng đã huỷ, kịpthời chuyển các thông tin về tình trạng buồng cho các bộ phận liên quan.
+ Theo sõi số buồng trống trên cơ sở số buồng đã nhận
+ Làm báo cáo về tình hình đặt buồng và chuyển cho giám đốc lễ tântheo ca
+ Chuẩn bị danh sách khách dự định đến và đi hàng ngày
+ Hỗ trợ nhân viên tiếp tân chuẩn bị hồ sơ đăng ký khách
+ Trao đổi thông tin về đặt buồng với nhân viên tiếp tân
+ Kết hợp với bộ phận kinh doanh tiếp thị bán buồng góp phần tối đahoá công suất buồng và tăng doanh thu cho khách sạn
- Nhân viên thu ngân
Nhiệm vụ của nhân viên thu ngân chủ yếu tập trung vào phục vụ thanhtoán cho khách Công việc cụ thể của nhân viên thu ngân gồm :
+ Theo dõi cập nhật các chi phí của khách
+ Thực hiện việc đổi tiền cho khách
+ Thanh toán và thu ngân khi khách trả buồng
+ Cân đối các tài khoản của khách khi hết ca
+ Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ giao dịch tại bộ phận lễ tân
để thực hiện các giao dịch vơí khách
+ Quản lý các phiếu thanh toán dịch vụ của các bộ phận cung cấp dịchvụ đối với từng khách để làm chứng từ gốc cho việc thanh toán khi khách trảbuồng
+ Thực hiện trước công việc chuẩn bị hồ sơ thanh toán cho khách
+ Lưu các dữ liệu khách đã thanh toán vào hồ sơ lưu
+ Kiểm tra, bảo quản và nộp tiền cho bộ phận kế toán khách sạn số tiềnthu được sau mỗi ca làm việc
+ Làm báo cáo doanh thu của từng ca
+ Kết hợp với bộ phận kế toán và kinh doanh tiếp thị đòi các khoản nợtrả chậm của các công ty hoặc các đại lý du lịch
Trang 17- Nhân viên tổng đài
Nhân viên tổng đài thường tiếp xúc chủ yếu với khách quan điện thoại
và đóng vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu khách sạn với khách, vìvậy giọng nói phải truyền cảm, thân mật của nhân viên tổng đài rất cần thiết
và góp phần nâng cao hiệu quả trong giao tiếp Nhiệm vụ cơ bản của nhânviên tổng đài gồm :
+ Trả lời các cuộc điện thoại gọi đến và chuyển các cuộc điện thoại lênbuồng cho khách và các phòng ban
+ Giúp khách thực hiện các cuộc gọi điện ra nước ngoài
+ Ghi chép và lưu các cuộc điện thoại đường dài và quốc tế của khách.+ Lập và chuyển cho bộ phận thu ngân các phiếu thanh toán dịch vụđiện thoại mà khách đã sử dụng
+ Nhận và chuyển nhắm tin cho khách
+ Nhận cài đặt và kiểm tra các yêu cầu báo thức của khách
+ Cung cấp mọi thông tin mà khách yêu cầu
- Nhân viên bộ phận quan hệ khách hàng
Nhân viện bộ phận quan hệ khách hàng thường là những nhân viên cókhả năng sử dụng thông thạo ít nhất 2 ngoại ngữ, trong đó có một ngoại ngữphục vụ cho đối tượng khách là thị trường mục tiêu của khách sạn Cũnggiống như nhân viên tiếp tân, nhân viên bộ phận quan hệ khách hàng phảiluôn luôn thể hiện phong cách nhà nghề , lịch sự, nhiệt tình mến khách.Nhiệm vụ của bộ phận quan hệ khách hàng gồm :
+ Kết hợp với nhân viên tiếp tân đón tiếp khách, đặc biệt khách quantrọng và khách đoàn
+ Chuẩn bị trước hồ sơ đăng ký khách sạn cho khách đoàn và kháchquan trọng
+ Chuẩn bị chu đáo cho việc đón tiếp khách quan trọng như kiểm tra vệsinh, thiết bị và đồ đặt buồng
+ Làm thủ tục đăng ký cho khách đoàn và khách quan trọng
Trang 18+ Giúp đỡ làm thủ tục đăng ký khách và thanh toán cho khách
+ Kết hợp với bộ phận hỗ trợ đón tiếp tổ chức các chuyến tham quantheo yêu cầu của khách
+ Cung cấp mọi thông tin và dịch vụ theo yêu cầu của khách
+ Đặt vé máy bay, đổi lịch trình bay và khẳng định lại vé máy bay chokhách
+ Đặt buồng cho khách ở khách sạn khác
+ Kết hợp với nhân viên tiếp tân giải quyết mọi phàn nàn của khách và
sử lý tình huống phát sinh trong công việc
+ Đặt báo và tạp chí tiếng nước ngoài cho khách
+ Thăm dò và phản ánh mọi nhận xét của khách về khách sạn cho trợ lýgiám đốc
+ Chuyển quà tặng sinh nhật của khách sạn cho khách
- Nhân viên trung tâm dịch vụ Văn phòng
Nhiệm vụ cơ bản của nhân viên trung tâm dịch vụ Văn phòng gồm:+ Nhận và chuyển fax, nhắn tin từ ngoài gửi vào khách sạn cho khách
và các phòng ban
+ Gửi fax, thư điện tử ra ngoài cho khách và các phòng ban
+ Giới thiệu và cho thuê phòng họp, phòng hội nghị và các tiện nghitrong phòng họp
+ Cho thuê trang thiết bị phụ trợ và thực hiện các dịch vụ văn phòng,soạn thảo, in ấn, phôtô
+ Sao chụp các tài liệu cho khách và các phòng ban,
+ Kiểm tra thư điện tử đến hàng ngày
+ Phát các bản nhạc trong khách sạn và phim theo yêu cầu của khách+ Lập và chuyển các phiếu thanh toán dịch vụ mà khách đã sử dụngcho bộ phận thu ngân hàng ngày
+ Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của khách
Trang 19- Nhân viên hỗ trợ đón tiếp
* Nhân viên lái xe
+ Chịu trách nhiệm đưa đón khách từ sân bay về khách sạn và từ kháchsạn trở về sân bay
+ Đưa khách đi tham quan , dã ngoại
+ Lái xe cho khách khi khách có nhu cầu thuê xe của khách sạn
+ Sẵn sàng hỗ trợ các nhân viên khác trong bộ phận khi cần thiết
* Nhân viên trực cửa
+ Chào đón khách khi khách đến khách sạn
+ Mở cửa xe cho khách và kết hợp với nhân viên vận chuyển giúpkhách chuyển hành lý vào và ra khỏi khách sạn
+ Mở cửa đại sảnh khi khách ra vào khách sạn
+ Nhiệt tình giúp đỡ khách và các đồng nghiệp
+ Chào tạm biệt và chúc khách lên đường may mắn
+ Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của khách
* Nhân viên vận chuyển hành lý
+ Chịu trách nhiệm vận chuyển hành lý cho khách vào và ra khỏi kháchsạn
+ Kết hợp với nhân viên tiếp tân hoặc nhân viên quan hệ khách hàngđưa khách về buồng
+ Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các tiện nghi trong buồng
+ Giới thiệu và gợi ý bán các dịch vụ của khách sạn, các tiện nghi trongkhu vực khách sạn và xung quanh khách sạn
+ Giúp khách chuyển buồng
+ Chuyển thư từ, bưu phẩm, nhắn tin, hoa… cho khách và các phòngban
+ Giúp khách gửi thư qua bưu điện và chuyên thư từ, tin nhắn, quà củakhách tới địa chỉ mà khách yêu cầu
+ Tìm khách ở những khu vực công cộng trong khách sạn khi cần thiết
Trang 20* Nhiệm vụ chung của các nhân viên hỗ trợ đón tiếp:
Ngoài những nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên hỗ trợ đón tiếp đã nêutrên, toàn thể nhân viên của mỗi bộ phận còn phải đảm nhiệm những nhiệmvụ sau:
+ Cung cấp đầy đủ và chính xác cho khách các địa chỉ, số điện thoại,gìơ làm việc của các công ty, các đại sứ quán mà khách yêu cầu
+ Cung cấp và tư vấn cho khách các địa chỉ mua hàng các mặt hàng vàgiá cả
+ Giúp khách mua hàng, đóng gói và gửi theo địa chỉ khách yêu cầu+ Cung cấp cho khách chính sách thuế Hải quan Việt Nam và tư vấncho khách về những mặt hàng có thể chuyển qua cửa khẩu Việt Nam
+ Giới thiệu các tuyến, điểm du lịch và tổ chức các tour tham quan khikhách yêu cầu
+ Cung cấp thông tin cho khách về các hoạt động văn hoá thể thao, canhạc, triển lãm, hội chợ… xung quanh địa bàn khách sạn
+ Cung cấp chính xác cho khách các thông tin cần thiết như thời tiết,giá cước điện thoại, tắc xi…
+ Giới thiệu và đặt nhà hàng ăn cho khách
+ Thuê xe ô tô, xe máy, xe đạp cho khách ở những địa chỉ có uy tín.+ Cung cấp các thông tin về lịch trình bay trong và ngoài nước chokhách
+ Thực hiện việc đặt vé máy bay, khẳng định lại vé máy bay, thay đổilịch trình bay và giờ bay cho khách
+ Mua vé ô tô, tàu hoả và các phương tiện khác giúp khách
+ Chịu trách nhiệm trông giữ và bảo quản hành lý cho khách
+ Kiểm tra vệ sinh khu vực sảnh và bên ngoài khách sạn
Trang 21- Nhân viên kiểm toán ban đêm
Nhân viên kiểm toán ban đêm có thể là nhân viên của bộ phận kế toánkhách sạn hoặc nhân viên thu ngân khách sạn chịu trách nhiệm kiểm tra sựchính xác việc cập nhật, ghi chép các giao dịch tài chính trong ngày Côngviệc kiểm toán phải thực hiện vào ban đêm khi mọi hoạt động của khách sạntrong ngày đã tạm chững lại, nhân viên kiểm toán phải thực hiện các côngviệc
+ Kiểm tra và đối chiếu lại các khoản thu thực tế trong ngày với số liệutrong máy vi tính và sổ sách, chứng từ
+ Lập báo cáo sau khi đã đối chiếu các khoản thu thực tế với sổ sách.+ Cập nhật tiền buồng và thuế vào các tài khoản của khách đang lưutrú
+ Theo dõi cập nhật các chi phí của khách thanh toán bằng thẻ tín dụng
và hoá đơn nợ của các đại lý du lịch và các hãng lữ hành
+ Cân đối sổ sách về các khoản thu từ các dịch vụ khác ngoài tiềnbuồng với báo cáo của bộ phận thu ngân
+ Cân đối mọi thu và chi trên sổ cái của kế toán lễ tân
+ Kiểm tra giới hạn nợ trên tài khoản của từng khách
+ Lập báo cáo tổng kết kết quả hoạt động tài chính trong ngày củakhách sạn
+ Theo dõi doanh thu buồng, công suất sử dụng buồng và các số liệukhác
+ Chuẩn bọ các tài liệu cần thiết để báo cáo kế toán
+ Chuẩn bị trước hồ sơ thanh toán cho ca sáng hôm sau
+ Làm thủ tục đăng ký khách sạn cho khách đến muộn và khách trảbuồng đặt xuất
+ Trả lời các cuộc điện thoại
+ Nhận đặt buồng và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của khách+ Kiểm tra lại việc cài đặt báo thức cho khách
Trang 22+ Đổi ngày trên máy vi tính
+ Kiểm tra fax, vào sổ fax và chuyển các bức fax được chuyển tới vàoban đêm cho bộ phận đặt buồng khách sạn
+ Vệ sinh khu vực làm việc và bàn giao cho ca sáng
1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận lễ tân
Có thể nói quầy lễ tân chính là nơi tiếp xúc hàng ngày giữa nhân viên lễtân với khách mới đến, khách đang ở cũng như khách rời khỏi khách sạn Vìvậy, để đáp ứng được nhu cầu của khánh thì nhà quản trị lễ tân phải luôn chúý tới việc thiết kế, bố trí quầy lễ tân một cách hợp lý nhất sao cho vừa đápứng được yêu cầu thực tế khách sạn mình, đồng thời vừa thuận tiện cho côngviệc quản lý Theo giáo trình “công nghệ phục vụ trong khách sạn - nhà hàng”của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động- xã hội năm
2003, trang 27 thì: “quầy lễ tân phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bịphục vụ quá trình đón tiếp khách và phải đảm bảo đầy đủ các trang thiết bịphục vụ trong việc liên lạc, tính toán, thông tin … Trên mặt quầy lễ tânthường lắp đặt một hoặc hai máy điện thoại tự động để nhân viên liên lạc vớikhách trên phòng, với các bộ phận khác và với cả bên ngoài; bên cạnh đóthường là một số các tập gấp giới thiệu sơ đồ khách sạn cùng với một bản đồthành phố thu nhỏ để khách có thể tham khảo Phía hai bên quầy là bảng niêmyết giá phòng các loại hạng của khách sạn cùng một số tờ giới thiệu dịch vụkhách sạn in sẵn phát khách phát cho khách hoặc in lẫn vào thẻ khách sạnnhằm quảng cáo các loại hình dịch vụ mà khách sạn cung cấp, bảng thông báogiá thuê ôtô, các tuyến xe lửa, giờ bay các tuyến hàng không quốc tế và nộiđịa … Một hệ thống thiết bị hiện đại mà ngày nay không thể thiếu, đặc biệtđối với bộ phận lễ tân - đó chính là hệ thống máy tính nối mạng Internet nhằmphục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cũng như phục vụ nhu cầu tính toán vàthanh toán một cách nhanh và chính xác nhất Tuỳ thuộc vào quy mô củakhách sạn mà mỗi quầy lễ tân được bố trí số lượng máy tính khác nhau Đối
Trang 23với các khách sạn thứ hạng từ ba sao trở lên có thể có từ hai máy tính nốimạng và chúng thường được đặt phía dưới mặt quầy lễ tân Phía trong quầyốp sát tường là một tủ có nhiều tầng, nhiều ô để treo chìa khoá phòng củakhách đồng thời là hộp thư của khách, các ô có số tương ứng số phòng Ở cáckhách sạn quốc tế lớn, sang trọng tủ treo chìa khoá này được thiết kế bằngmột thiết bị điều hành điện tử mà mỗi ô đều có tín hiệu đèn màu để thông báonhững biến động trong tình hình sử dụng phòng giúp cho các nhân viên lễ tân
điều phối phòng một cách chính xác”
Theo giáo trình “Công nghệ đón tiếp trong khách sạn”, Nhà xuất bảnGiáo dục - 1993 thì hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận lễ tân phảiđảm bảo được các yếu tố về chất lượng, mức độ an toàn và tính thẩm mỹ nhưsau:
- Về chất lượng: “hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quầy lễ tânphải luôn được đảm bảo về mặt chất lượng cũng như tính hiện đại trong mỗithiết bị, tránh tình trạng hỏng hóc, tắc nghẽn thông tin giữa chừng Chính vìvậy mà chất lượng của các cơ sở vật chất - kỹ thuật đòi hỏi phải thường xuyênđược nâng cao, cải tiến trang thiết bị cho phù hợp với sự phát triển của mạnglưới thông tin liên lạc phục vụ nhu cầu của khách du lịch Điều này đòi hỏinhà quản trị lễ tân không những chỉ kiểm tra, theo dõi chặt chẽ chất lượng của
hệ thống các cơ sở vật chất - kỹ thuật này xem tính chính xác của chúng đếnđâu, các thông tin có cập nhật kịp thời hay không mà còn phải trau dồi kiếnthức, luôn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để áp dụng các phương pháp tínhtoán, thanh toán cũng như cập nhật các thông tin bằng các hình thức mới nhất,nhanh nhạy và tiết kiệm thời gian tối đa nhất Đặc biệt nhà quản trị lễ tân phảibiết cách áp dụng tối đa tính thiết thực và tối cần thiết của mạng lưới tin họcvào hoạt động quản trị của mình sao cho đạt độ an toàn và mang lại hiệu quả
cao nhất”.
- Về mức độ an toàn: “các trang thiết bị trong quầy phải đảm bảo mức
độ an toàn cao, phải thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa, tránh tình trạng
Trang 24cháy nổ, nhất là đối với các thiết bị điện gây ra hoả hoạn làm ảnh hưởng đến
sự an toàn cho khách Ngoài ra yêu cầu về mức độ an ninh, an toàn, trật tựtrong quầy phải được chú trọng, không để xảy ra tình trạng mất đồ của kháchhay thất lạc thư tín …”
- Về tính thẩm mỹ: “quầy lễ tân được coi là bộ mặt của khách sạn nên
nó nhất thiết phải được thiết kế thật đẹp và đúng quy cách, ví dụ như: quầyđược làm bằng gỗ quý có chiều dài tuỳ theo diện tích cho phép với tiêu chuẩnchiều rộng mặt quầy phía trên tường là 0,3 m và phía dưới là 0,6 m thay chobàn viết và để giấy tờ, sổ sách, chiều cao không quá 1 m; đặc biệt là phải đảmbảo 1 m một chỗ ngồi làm việc cộng với 0,5 m cho thiết bị tính toán tự động
… Tất cả các trang thiết bị trong quầy lễ tân phải luôn luôn sạch sẽ, được sắpxếp gọn gàng ngăn nắp để tạo được một sắc thái hài hoà, một cảm giác dễchịu cho khách và sẽ càng đặc biệt hơn nếu thể hiện được một dấu ấn nào đóđặc trưng mang đậm phong cách của khách sạn ngay trong cách thiết kế và
bài trí của quầy lễ tân”.
1.2.4 Quy trình phục vụ của bộ phận lễ tân
Theo giáo trình “công nghệ phục vụ trong khách sạn- nhà hàng” củatrường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động- xã hội năm 2003,trang 28thì quy trình phục vụ tổng quát của bộ phận lễ tân trong việc phục vụmột lượt khách được thực hiện qua bốn giai đoạn như sau:
Một chu trình khách là khoảng thời gian từ khi khách liên hệ với kháchsạn cho tới khi khách làm thủ tục trả buồng và thanh toán mọi chi phí vớikhách sạn Một chu trình được chia làm 4 giai đoạn
+ Giai đoạn trước khi khách đến khách sạn
+ Giai đoạn khách đến khách sạn
+ Giai đoạn khách lưu trú tại khách sạn
+ Giai đoạn khách thanh toán trả buồng với khách sạn
Trang 25Hoạt động của khách sạn là những hoạt động có sự tác động qua lại vớikhách Sự tác động này thể hiện mối quan hệ yêu cầu về sự phục vụ Sự phụcvụ khách ở mọi khách sạn đều diễn ra theo một chu trình gọi là trình tự phụcvụ khách.
Một trình tự phục vụ khách có thể được thể hiện như sau:
- Giai đoạn trước khi khách đến khách sạn
Khách lựa chọn khách sạn: Nhân viên lễ tân giới thiệu các dịch vụ củakhách sạn phục vụ khách Việc khách quyết định tiêu dùng dịch vụ của kháchsạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Ấn tượng tốt đẹp từ lần nghĩ trước
+ Thông tin quảng cáo của khách sạn
+ Lời khuyên của bạn bè, người thân
+ Tên tuổi và uy tín của khách sạn
+ Vị trí, chất lượng và giá cả dịch vụ khách sạn
Và một yếu tố quan trọng nữa là thái độ năng lực làm việc và sự hiểubiết của nhân viên lễ tân Vì thế đòi hỏi nhân viên lễ tân phải có thái độ nhiệttình với công việc, có năng lực làm việc và có sự hiểu biết
Khách đặt buồng cho khách yêu cầu nhân viên lễ tân phải có khả năngđáp ứng nhanh và chính xác yêu cầu của khách Vì vậy nhân viên lễ tân phảinắm vững tình trạng buồng, đặc điểm, giá cả từng loại buồng
Khi đặt buồng được chấp nhận nhân viên lễ tân cần phải kịp đăng kýđặt buồng cho khách Các dữ liệu được thu thập trong suốt quá trình đặtbuồng sẽ giúp cho việc chuẩn bị trước hồ sơ đăng ký khách xếp buồng và xácđịnh giá buồng
- Giai đoạn khách đến khách sạn
Khách đến khách sạn làm thủ tục đăng ký khách sạn, nhân viên lễ tânđón tiếp khách yêu cầu phải tạo cho khách ấn tượng tốt đẹp về khách sạn
Trang 26Khi khách đến sẽ hình thành mối quan hệ kinh doanh giữa khách vớikhách sạn thông qua bộ phận lễ tân Thủ tục đăng ký khách sạn chính là thừahoá mối quan hệ này.
Đối với những khách đã đặt buồng thì nhân viên lễ tân lấy thông tin từkhi đặt buồng để chuẩn bị trước hồ sơ đăng ký khách và xếp buồng chokhách Công việc chuẩn bị trước hồ sơ đăng ký khách càng tốt thì hiệu qủa vàtốc độ công việc đăng ký khách sạn càng cao
Khi làm thủ tục đăng ký khách sạn sang phiếu đăng ký khách sạn sẽđược chuyển cho nhân viên thu ngân để chuẩn bị trước hồ sơ thanh toán chokhách Trong giai đoạn này nhân viên lễ tân bắt đầu theo dõi các chi phí củakhách
- Giai đoạn khách lưu trú tại khách sạn
Khách lưu trú tại khách sạn: nhân viên lễ tân trực tiếp hoặc phối hợpvới bộ phận khác trong khách sạn phục vụ khách
Mục đích chính của giai đoạn này là tối đa hoá sự hài lòng của khách
để khách tiêu dùng nhiều dịch vụ, để khách quay trở lại vào lần sau hoặc giớithiệu khách sạn với bạn bè người thân, tạo ra nguồn khách trong tương lai chokhách sạn, giúp khách sạn tối đa hoá lợi nhuận
Trong giai đoạn này nhân viên lễ tân theo dõi cập nhật tổng hợp các chiphí của khách phục vụ cho việc thanh toán cho khách khi khách trả buồng rờikhách sạn
Công việc chủ yếu là thanh toán, chuyển hoá đơn cho khách, nhận lạichìa khoá Muốn công việc thanh toán nhanh chóng nhân viên thu ngân phảicập nhật chính xác các chi phí giao dịch hàng ngày và chuẩn bị tốt hồ sơthanh toán cho khách để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách
Tiễn khách tận tình và chu đáo để khách cảm nhận được sự quan tâmcủa khách sạn đối với mình khuyến khích khách quay trờ lại khách sạn trongtương lai
(2) Khái niệm về đặt buồng
Trang 27Khái niệm, đặt buồng là sự thoả thuận trước giữa khách với khách sạn
về dịch vụ buồng ngủ, trong đó khách sạn có trách nhiệm dành cho khách sốlượng buồng , loại buồng cụ thể mà khách yêu cầu để sử dụng trong thời gianlưu trú tại khách sạn
* Mục đích:
Giúp khách sạn nắm đước rõ lưu lượng khách từ đó có thể hình dungđược lượng công việc trong tương lai để tiến hành phân công công việc và tổchức hoạt động của các bộ phận một cách có hiệu quả Đồng thời nhờ đókhách sạn có thể đưa ra giá buồng phù hợp với từng thời điểm và có biệnpháp marketing tiếp thị có hiệu quả
Việc đặt buồng của khách còn giúp cho việc lên kế hoạch đón tiếp vàphục vụ chu đáo Vì những lợi ích như vậy cho nên các khách sạn nên khuyếnkhích đặt buồng
trị nhân lực” - Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - xã hội,2004)
* Khái niệm quản trị lễ tân: “là hoạt động quản trị trong bộ phận lễ tân (của một khách sạn cụ thể), trong đó có người chỉ huy để tổ chức thực hiện
Trang 28các hoạt động lễ tân, ra các quyết định về quản trị lễ tân và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận lễ tân trong khách sạn ấy” (theo giáo trình
“Công nghệ đón tiếp trong khách sạn”, Nhà xuất bản Giáo dục- 1993)
* Chức năng của quản trị lễ tân: theo giáo trình “Công nghệ đón tiếptrong khách sạn”, Nhà xuất bản Giáo dục - 1993 thì chức năng của quản trị lễtân bao gồm:
- “Chức năng lập kế hoạch: lập kế hoạch là một chức năng quản trịquan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào, bộ phận nào trong doanh nghiệpcũng phải thực hiện vì nếu không có kế hoạch tức là không có mục tiêu,không có cơ sở để đánh giá kết quả đã thực hiện và như vậy không có phươnghướng cho công việc tiếp theo Các kế hoạch mà nhà quản trị lễ tân chịu tráchnhiệm thiết lập:
+ Kế hoạch ngân sách hàng năm cho bộ phận lễ tân trên cơ sở địnhhướng của ban giám đốc khách sạn và dự báo nhu cầu khách của thời gian kếhoạch
+ Kế hoạch đào tạo cho nhân viên bộ phận lễ tân trong kỳ kế hoạch vàđịnh hướng đào tạo trong tương lai
+ Kế hoạch dự báo doanh thu phòng của khách sạn
Việc thiết lập các kế hoạch trên là nhằm:
+ Chủ động trong quá trình kinh doanh
+ Nhiệm vụ kế hoạch được xây dựng là căn cứ cho việc kiểm tra vàđánh giá kết quả trong hoạt động quản trị lễ tân của khách sạn
+ Xác định rõ mục tiêu và động viên mọi lực lượng tập trung vào thựchiện mục tiêu (nắm rõ phương châm hoạt động của khách sạn)
+ Kết quả thực hiện kế hoạch là cơ sở cho việc xây dựng các kế họachtrong tương lai
- Chức năng quản trị nhân lực:
+ Đào tạo: các chương trình đào tạo của bộ phận lễ tân: đào tạo lầnđầu, đào tạo 15 phút hàng ngày, đào tạo ngay tại bộ phận, đào tạo định kỳ
Trang 29+ Phân công công việc: bố trí, sắp xếp để mỗi nhân viên trong bộphận lễ tân khẳng định được nhiệm vụ mà mình đảm nhận, hoạt động của bộphận lễ tân chỉ đạt hiệu quả khi công tác tổ chức được thực hiện một cáchkhoa học, hợp lý Người nhân viên trong bộ phận lễ tân nếu nhận thức đúngvai trò và vị trí của họ thì tự khắc họ chủ động làm việc với yêu cầu mà ngườiquản trị lễ tân đề ra Tuỳ thuộc vào quy mô và các dịch vụ khách sạn cung cấpcho khách mà mỗi khách sạn có một sơ đồ tổ chức khác nhau đáp ứng đượccác hoạt động kinh doanh của khách sạn mình Nhà quản trị lễ tân là ngườitrực tiếp xây dựng các bản mô tả việc cho từng vị trí công việc trong bộ phậnlễ tân.
+ Theo dõi và đánh giá kết quả hoàn thành công việc: chức năng theodõi đòi hỏi nhà quản trị lễ tân phải kiểm soát xem các quyết định của mìnhđược thực hiện đến đâu, như thế nào, trên cơ sở đó mà điều chỉnh theo đúngmục tiêu đã định Còn đánh giá là việc xác định mức độ đạt được những mụctiêu đề ra, dựa trên những mục tiêu đã định, nhà quản trị lễ tân xem xét nhữngviệc đã làm được và những vấn đề còn tồn tại, mục tiêu đề ra được hoàn thànhhay không đồng thời tìm ra nguyên nhân để rút ra kinh nghiệm cho những lầnthực hiện tiếp theo
- Chức năng hoàn thiện các báo cáo: để đánh giá kết quả hoạt động của
bộ phận lễ tân trong ngày, người ta thường sử dụng bản báo cáo hàng ngày,trong đó tổng kết các hoạt động kinh doanh phòng của bộ phận lễ tân trongkhoảng thời gian là 24 giờ Báo cáo hàng ngày phản ánh số doanh thu phòngtrong ngày, các thống kê về phòng, về số lượng khách và các giao dịch tàichính của bộ phận lễ tân Các số liệu thống kê trong bản báo cáo hàng ngàycủa bộ phận lễ tân:
Trang 30+ Giá bán phòng trung bình.
+ Doanh thu từ bán phòng
+ Tổng số phòng khách gia hạn ở thêm
+ Tổng số phòng khách trả sớm hơn so với dự định
+ Tổng số phòng đặt trước nhưng không tới và không báo huỷ
Các khách sạn thường thiết kế một mẫu báo cáo hàng ngày của bộ phậnlễ tân cho riêng khách sạn mình Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh phòng như:
+ Tỷ lệ phần trăm công suất sử dụng phòng: là số phòng có kháchthuê trên tổng số phòng của khách sạn trong một khoảng thời gian
+ Tỷ lệ phần trăm phòng có nhiều khách lưu trú: tính tỷ lệ phòng cónhiều khách lưu trú giúp cho việc xác định số lượng khách nhằm dự trù lượngthực phẩm, vật dụng trong phòng khách và phân tích giá phòng trung bìnhhàng ngày
+ Số khách trung bình mỗi phòng
+ Giá phòng trung bình
+ Giá phòng bình quân cho mỗi khách”
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỘ PHẬN
LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN I
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Khách sạn Kim Liên I
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên
“Công ty Khách sạn du lịch Kim Liên thành lập vào ngày 12/5/1961theo Quyết định số 49 CT - CCG thuộc Cục chuyên gia quản lý, lúc này cótên gọi là Khách sạn Bạch Mai Nhiệm vụ chính là phục vụ chuyên gia Liên
xô và các nước Đông Âu sang công tác tại Việt Nam Cơ sở vật chất ban đầu
là khu A tập thể Kim Liên gồm 8 nhà 4 tầng với tổng cộng 512 phòng
Trong những năm 1981 đến 1985 lượng chuyên gia tăng nhanh nên nênnhu cầu vè phong ở tăng lên Khách sạn đã xây dựng thêm 2 dãy nhà số 9 vànhà số 10, tất cả là 90 phòng Năm 1985, khách sạn đổi tên thành khách sạnchuyên gia Kim Liên vẫn thuộc Cục chuyên gia quản lý
Đến cuối năm 1990 và đầu năm 1991, do có sự chuyển đổi về thanhtoán ngoại tệ giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ), nên số chuyên gia đang ở kháchsạn (khoảng 300 người) đã rút về nước, làm cho việc kinh doanh phục vụ củakhách sạn bị giảm đột ngột Khách sạn đã phải trả cho nhà nước 3 dãy nhà:nhà 3, nhà 7, nhà 8 để giảm bớt khấu hao và giảm vốn cố định Do vậy, kháchsạn chỉ còn lại 267 phong trong đó có 14 phòng căn hộ, 33 phòng đôi và 220phòng đơn
Sau Đại hội Đảng VI, với chủ trương đổi mới, do vậy đã thu hút nhiềunhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Vì thế lượng khách quốc tế đến nước tatương đối nhiều, ngành Du lịch bắt đầu khởi sắc Trước xu thế phát triển đónên khách sạn đã bắt đầu cải tạo dãy nhà 1, nhà 5, nhà 6, nhà 9 để đón khách
Trang 32quốc tế, xây dựng thêm một hội trường hai tầng, các dịch vụ bộ sung Trong
đó với do ngân sách Nhà nước cấp là 2 tỷ đồng, còn lại là do vốn của
Khách sạn huy động và tự có Đầu năm 1993, khách sạn đã cải tạo lạihoàn toàn bộ nhà 4 với tổng số vốn đầu tư là 12 tỷ đồng
Đến ngày 19/7/1993 Tổng cục Du lịch ra quyết định số 276/QĐ về việcđổi tên khách sạn chuyên gia Kim Liên thành khách sạn Bông Sen Vàng - Hànội với chức năng kinh doanh phục vụ lưu trú khách du lịch nội địa và quốc
tế Công ty Bông Sen Vàng có tài khoản tại Ngân hàng Công Thương - ĐốngĐa
Đến tháng 11/1994, công ty đưa cụm nhà số 4,5,9 vào kinh doanh phụcvụ khách quốc tế và khách nội địa có khả năng chi tiệc cao Ngày 25/11/1994Tổng cục Du lịch ra quyết định số 309/QĐ cho phép thành lập doanh nghiệpnhà nước vẫn lấy tên là khách sạn Bông Sen Vàng- Hà nội trực thuộc Tổngcục Du lịch quản lý
Tháng 9/1996 Công ty lấy tên mới như hiện nay đang dùng là Công tyKhách sạn du lịch Kim Liên, đảm nhiệm hai chức năng là kinh doanh kháchsạn và kinh doanh du lịch Hiện nay, công ty có hai khách sạn là Kim Liên Igồm nhà 4, nhà số 5, và nhà số 9 với 169 buồng và khách sạn Kim Liên IIgồm nhà 1, nhà số 2,3,6,10 với 204 phòng Tổng cộng cả hai khách sạn là21.151 m2 Địa chỉ hiện nay của công ty khách sạn Du lịch Kim Liên là phốĐào Duy Anh- khu A Kim Liên- Đống Đa- Hà nội” (theo tài liệu “Lịch sửCông ty Khách sạn Du lịch Kim Liên”, năm 2005)
2.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức và chức năng- nhiệm vụ các bộ phận của Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên
Công ty khách sạn Kim Liên là một khách sạn 3 sao nên có cơ cấu tổchức rất quy mô và chặt chẽ Sơ đồ tổ chức gồm:
Trang 33Biểu đ ồ 1: Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
1 Ban giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt độngkinh doanh của khách sạn
Phòng kinh doanh
Tổ chức hành chính
Phòng kế toán thu ngân
Trung tâm công nghệ thông tin
Trung tâm lữ hành quốc tế Đội bảo vệ
Đội tu sửa
Đội giặt là
Nhà hàng
Trung tâm thương mại
BAN
GIÁM
ĐỐC
Khách sạn Kim Liên I
Khách sạn Kim Liên II
Ban giám đốc điều hành
Ban giám đốc điều hành
Trang 342 Phòng kinh doanh: có trách nhiệm thu hút khách mở rộng và củng cốkhách cho khách sạn, xúc tiến các hoạt động kinh doanh.
3 Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lý các hoạt động vềmặt nhân sự, tuyển dụng bố trí đào tạo cán bộ nhân viên
4 Phòng kế toán, thu ngân: chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tàichính
5 Trung tâm công nghệ thông tin: có chức năng quản lý, bảo dưỡngcác trang thiết bị điện tử hướng dẫn sử dụng vi tính
6 Trung tâm thương mại: tổ chức hoạt động mang tính thương mại
7 Trung tâm lữ hành quốc tế: có chức năng tổ chức các Tour du lịchcho khách hàng trong và ngoài nước
8 Đội tu sửa: chịu trách nhiệm về chất lượng họat động của các trangthiết bị kỹ năng
9 Đội bảo vệ: có trách nhiệm bảo vệ toàn bộ khu vực trong và ngoàikhách sạn
10 Tổ lễ tân: có trách nhiệm đăng ký phòng cho khách giúp đỡ kháchlựa chọn phòng và dịch vụ khác
11 Tổ phòng; đây là khâu then chốt nhất của khách sạn chiếm tỷ lệtrong doanh thu, chi phối, chi phối quy mô hoạt động của bộ phận khác
12 Nhà hàng: phục vụ ăn uống
13 Đội giặt là: chịu trách nhiệm giặt là
Nhiệm vụ: Liên kết chặt chẽ với bộ phận đón tiếp nắm vững kế hoạchchuẩn bị phòng sao cho tốt nhất
* Nhận xét: Khách sạn Kim Liên là một trong những khách sạn có quy
mô lớn có cơ cấu tổ chức và quản lý rất chặt chẽ các bộ phận phối hợp rấtnhịp nhàng nên doanh thu của khách sạn rất lớn