Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
860,87 KB
Nội dung
1 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan toàn bộ khóa luận tốt nghiệp này là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân em dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Lương Thị Ánh. Các số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tất cả các trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ trong đó. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên. Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Đinh Thị Hằng Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT 2 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh MỤC LỤC Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 DB Media Digital business Media– Phương tiện kinh doanh kỹ thuật số 2 DN Doanh nghiệp 3 HĐQT Hội đồng quản trị 4 TVC Television commercial – Quảng cáo trên ti vi 5 LNST Lợi nhuận sau thuế 6 CPQLKD Chi phí quản lý kinh doanh 7 TTS Tổng tài sản 8 VCSH Vốn chủ sở hữu 9 DTT Doanh thu thuần 10 CNTT Công nghệ thông tin 11 VNĐ Việt Nam đồng 12 GDP Gross domestic product – Tổng sản phẩm quốc nội 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TSCĐ Tài sản cố định Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh DANH MỤC HÌNH VẼ Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, marketing đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Hoạt động marketing giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng, đáp ứng và thỏa mãn được những gì mà khách hàng mong muốn. Từ đó giúp doanh nghiệp tồn tại được trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm và chú trọng đến việc thực hiện hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Ở một số công ty lớn đã thành lập một bộ phận chuyên về lĩnh vực marketing như phòng nghiên cứu và phát triển thị trường, phòng marketing… nhưng đa phần các công ty vừa và nhỏ chỉ thực hiện marketing dưới dạng hình thức, ghép chung hoạt động marketing cho phòng kinh doanh, tiêu thụ. Có thể thấy, việc thực hiện hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa hiệu quả. Công ty cổ phần truyền thông và công nghệ DB là một công ty vừa và nhỏ, sản phẩm dịch vụ Công ty cung cấp là quảng cáo Google Adwords, thiết kế website Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tuy có tiến triển song hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện còn thiếu đồng bộ. Xuất phát từ thực trạng đó, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing tại Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động marketing, đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing của Công ty cổ phần truyền thông và công nghệ DB, rút ra những kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế cần khắc phục, và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing cho công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động marketing. Cụ thể là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh Công ty, thực trạng, chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty, thực trạng thực hiện các chính sách của Công ty. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB. 4. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện khóa luận chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh, phân tích và tổng hợp. Thông tin và số liệu thu thập được dựa trên hệ thống lưu trữ hồ sơ tại Công ty cổ phần truyền thông và công nghệ DB bao gồm: các báo các tài chính qua các năm, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nguồn nhân lực của công ty… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài khóa luận của em gồm có 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về hoạt động marketing trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động marketing tại Công ty cổ phần truyền thông và công nghệ DB Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Lương Thị Ánh đã hướng dẫn tận tình, định hướng chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em có thể hoàn thành bài khóa luận. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Quản trị Kinh doanh, khoa Kinh tế - Quản lý đã nhiệt tình giảng dạy, giúp em có thêm nhiều kiến thức trong suốt quãng thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên trong Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB đã cung cấp các tài liệu cần thiết, nhiệt tình giúp đỡ em trong khoảng thời gian làm khóa luận. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên khóa luận vẫn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Marketing Marketing là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Có nhiều định nghĩa về marketing, tùy theo từng quan điểm, góc độ nhìn nhận mà giữa các định nghĩa có sự khác nhau nhưng bản chất của chúng thì không thay đổi. Người ta định nghĩa marketing hiện đại như sau: Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. 1.1.2 Vai trò của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp Theo quá trình phát triển kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức cao về vai trò của marketing trong doanh nghiệp. Nếu như trước đây người ta xem marketing có vai trò ngang bằng như các yếu tố khác của doanh nghiệp như sản xuất, tài chính, nhân sự thì bây giờ vai trò của marketing đã được xem trọng hơn, marketing trở thành triết lý mới trong kinh doanh. Vai trò của marketing có thể được khái quát như sau: Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp cách thức phát hiện ra nhu cầu của khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp. Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội. Marketing là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường. Marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào quyết định marketing như: sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào? Số lượng bao nhiêu? Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh Chỉ có Marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. 1.2 Nội dung của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp 1.2.1 Nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 1.2.1.1 Nghiên cứu thị trường Khái niệm: Nghiên cứu thị trường là một phần trong nghiên cứu Marketing, theo quan điểm Marketing hiện đại nghiên cứu thị trường chính là nghiên cứu khách hàng. Nghiên cứu thị trường là việc tìm hiểu thị trường, xu hướng tiêu dùng và môi trường xung quanh thông qua bốn bước cơ bản: thu thập thông tin, xử lí dữ liệu, phân tích và viết báo cáo có sử dụng các công cụ nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là thu thập và xử lí thông tin về thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả xử lý thông tin thị trường mà doanh nghiệp có cơ sở khoa học khách quan để đề ra những chính sách tiếp theo thích hợp (phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xác định chính sách 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp) nhằm nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm với thị trường luôn biến động. Bằng cách đó, doanh nghiệp mới có thể củng cố, giữ vững thị trường, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới. Quy trình nghiên cứu thị trường, bao gồm bốn bước: - Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu - Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu - Bước 3: Thực hiện nghiên cứu - Bước 4: Chuẩn bị và trình bày báo cáo Nội dung của nghiên cứu thị trường, bao gồm nghiên cứu về: - Quy mô thị trường theo địa phương, quy mô thị trường theo ngành hàng, nhóm sản phẩm, thị phần và xu hướng tăng trưởng, phát triển hay bão hòa của thị trường. - Thông tin về đối thủ cạnh tranh, thị phần. - Hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng, của doanh nghiệp, của Nhà nước. Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 10 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh - Thông tin chung về kinh tế, chính trị và xã hội. Phân loại nghiên cứu thị trường, có 2 dạng phổ biến hiện nay: Nghiên cứu định tính: Dựa trên tài liệu thu thập được (tài liệu thứ cấp) đem phân tích. Nghiên cứu định tính trả lời cho những câu hỏi: Nghiên cứu cái gì? Đối tượng nào? Khi nào nghiên cứu? Bằng cách nào? Tại sao? Tìm hiểu động cơ nghiên cứu, những yếu tố thúc đẩy?, dựa trên số lượng nhỏ. Nghiên cứu định lượng: Người nghiên cứu đi điều tra thực tế (phiếu điều tra, khảo sát thị trường…) dựa trên số liệu thu thập được (chưa qua xử lý) rồi phân tích đưa ra kết quả. Nghiên cứu định lượng giải quyết các vấn đề: Đo lường, phân khúc và so sánh, dựa trên số lượng lớn. 1.2.1.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu Khái niệm Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định. Thị trường mục tiêu chính là những đoạn thị trường hấp dẫn mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn để tập trung nỗ lực marketing của mình. Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng lớn khách hàng có nhu cầu, sở thích, sức mua rất đa dạng. Ở bất kỳ thị trường nào, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, mỗi doanh nghiệp thì chỉ có một hoặc một vài thế mạnh xét trên một phương diện nào đó. Do đó, việc lựa chọn cho mình một đoạn thị trường, một thị trường mục tiêu là hết sức quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp trong bất kỳ tình huống nào. Quy trình lựa chọn thị trường mục tiêu: Lựa chọn thị trường mục tiêu thường thông qua ba giai đoạn: phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường. Bước 1 – Phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi. Phân đoạn thị trường nhằm giúp doanh nghiệp xác định những đoạn thị trường mục tiêu hay thị trường trọng điểm đạt hiệu quả kinh doanh cao. Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT [...]... thị phần của Google đạt 96,79% Sinh viên: Đinh Thị Hằng Lớp: 52QT Trang 33 Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ DB 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB Công. .. Công ty cổ phần truyền thông và công nghệ DB được thành lập theo quyết định số 0104878293 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp năm 2009 Sau gần 5 năm thành lập, hiện tại công ty có hơn 60 cán bộ, công nhân viên và công ty đã tạo được sự tin cậy của nhiều khách hàng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Công ty đang ngày càng lớn mạnh và khẳng định mình trên thị trường Việt Nam Tên đầy đủ của công ty CÔNG... xung đột về lợi ích và quyền lợi Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB là doanh nghiệp đơn ngành, một doanh nghiệp nhỏ nên mô hình này là phù hợp ngành nghề kinh doanh của công ty 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty Hội đồng quản trị (HĐQT) Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty DB Media gồm 01 một chủ tịch HĐQT và 02 thành viên HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn... vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong công ty Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do pháp luật và điều lệ Công ty quy định HĐQT xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược HĐQT quyết định: - Cơ cấu tổ chức của Công ty - Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng... 2009, Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB chính thức được thành lập Ban đầu Công ty chỉ có khoảng 10 nhân viên, diện tích văn phòng thuê chỉ 50 m2 Hiện nay quy mô công ty đã xây dựng một tòa nhà 5 tầng tại xóm 2, Phú Đô - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội, với diện tích mỗi tầng là 50 m 2 Đội ngũ nhân viên đến nay có hơn 60 người Với lượng khách hàng ban đầu khá khiêm tốn, đến năm 2012 Công ty là... khách hàng Tầm nhìn: Sự chi phối của internet đến hoạt động của con người và doanh nghiệp Việt Nam đang tăng với tốc độ mạnh.Doanh nghiệp và con người Việt Nam cần trang bị cho mình những công cụ, tri thức để thực sự trở thành công dân điện tử với việc tham gia vào ngành truyền thông và công nghệ trên nền tảng Internet, DB Media góp phần đem lại sự thành công cho con người, doanh nghiệp cũng như đất nước... áp dụng công nghệ mới cũng có thể giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ Khó khăn: Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ có thể do sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho các công nghệ hiện tại bị lỗi... tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh, Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện có trong ngành Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước Sự phát triển của công nghệ cũng làm... chức của Công ty 2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phòng kinh doanh Phòng chăm sóc khách hàng Phòng hành chính kế toán Phòng nhân sự Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần truyền thông và công nghệ DB (Nguồn: phòng hành chính kế toán) Mô hình tổ chức của công ty là mô hình trực tuyến chức năng Mô hình này có ưu điểm là có tính chuyên môn hóa; triển khai công việc... của công ty CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ DB Tên tiếng anh DB MEDIA AND TECHNOLOGY JONT STOCK COMPANY Tên viết tắt DB Media Logo Vốn điều lệ 1.800.000.000 (Một tỷ tám trăm triệu đồng) Mobile 0987597248 Phone 046526323 Mã số thuế 0104549436 Website http://www.dbmediavn.com/ Mail mailto:info@dbmediavn.com Địa chỉ Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Số 0104878293 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành . trình nghiên cứu thị trường, bao gồm bốn bước: - Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu - Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu - Bước 3: Thực hiện nghiên cứu - Bước 4: Chuẩn bị và trình bày báo cáo . trường: - Bước 1: Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu theo đúng yêu cầu của Marketing - Bước 2: Vẽ biểu đồ định vị - Bước 3: Xây dựng các phương án định vị - Bước. ty là: - Bề rộng của danh mục sản phẩm là tổng số các chủng loại sản phẩm do công ty sản xuất. - Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổng số những mặt hàng thành phần của nó. - Bề sâu