1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

90 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 460,5 KB

Nội dung

Việc ghi nhận hoạt động chiết khấu hối phiếu với tưcách là một trong những hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mạitrong Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 đã tạo ra cơ sở pháp lý

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỐI PHIẾU VÀ CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Sự ra đời và phát triển của hối phiếu và pháp luật về hối phiếu 6

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của hối phiếu 6

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của pháp luật về Hối phiếu 7

1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của hối phiếu và chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại 10

1.2.1 Khái niệm hối phiếu 10

1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của hối phiếu: 14

1.2.3 Phân loại hối phiếu 15

1.2.4 Vai trò của Hối phiếu 19

1.2.5 Khái niệm chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại 23

1.2.6 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại 24

1.2.7 Vai trò của hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại 27

1.3 Nguyên tắc và phương thức chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại 29

1.3.1 Nguyên tắc chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại 29

1.3.2 Các phương thức chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại30 1.3.2.1 Phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi 32

1.3.2.2 Phương thức chiết khấu hối phiếu có kỳ hạn 32

1.4 Phân biệt hoạt động chiết khấu hối phiếu và cầm cố hối phiếu của ngân hàng thương mại 34

1.5 Phân biệt giữa hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại và hoạt động chiết khấu hối phiếu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 37

Trang 2

Kết luận Chương 1 44

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 45

2.1 Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại 45

2.2 Chủ thể tham gia hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại 50

2.2.1 Bên nhận chiết khấu: 51

2.2.2 Bên được chiết khấu: 52

2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động chiết khấu hối phiếu 53

1.2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chiết khấu: 53

2.2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên được chiết khấu 54

2.3 Hợp đồng chiết khấu hối phiếu 56

2.3.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng chiết khấu hối phiếu 56

2.3.2 Các loại hợp đồng chiết khấu hối phiếu 58

2.3.3 Hình thức và nội dung của hợp đồng chiết khấu hối phiếu 61

2.3.3.1 Hình thức của hợp đồng chiết khấu hối phiếu 61

2.3.3.2 Nội dung của hợp đồng chiết khấu hối phiếu 61

Kết luận Chương 2 71

Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 72

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 72

3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 75

Kết luận Chương 3 82

KẾT LUẬN 83

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Tạ Hồng Hạnh

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế Việt Nam sau gần ba mươi năm đổi mới đã đạt được rất nhiềuthành tựu to lớn Việt nam ngày nay được biết đến như một nền kinh tế đangnổi với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, ngành tài chính - ngân hàng củaViệt Nam những năm trở lại đây đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ,góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo nền kinh tế đất nước Nhưng khôngthể chỉ dừng lại ở đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải nâng caoquy mô và năng lực của mình hơn nữa để có thể bắt kịp với sự phát triển củacác ngân hàng trên thế giới Chính vì vậy, đa dạng hóa và phát triển các hoạtđộng, dịch vụ ngân hàng là một đòi hỏi cấp thiết của bất cứ ngân hàng nàotrong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh hiện nay Một trong các sản phẩm dịch

vụ đó là chiết khấu hối phiếu

Hoạt động chiết khấu hối phiếu là một trong những nghiệp vụ cấp tíndụng cổ điển của các ngân hàng thương mại trên thế giới Nhưng ở nước tahoạt động chiết khấu hối phiếu tại các ngân hàng thương mại còn diễn ra khá

ít, thậm chí có nhiều ngân hàng chưa triển khai nghiệp vụ cấp tín dụng bằngchiết khấu hối phiếu Việc ghi nhận hoạt động chiết khấu hối phiếu với tưcách là một trong những hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mạitrong Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 đã tạo ra cơ sở pháp lý ban đầucho việc xác lập và thực hiện giao dịch này trên thực tế, đảm bảo quyền lợicho các chủ thể khi tham gia giao dịch Để điều chỉnh một cách chi tiết vàhiệu quả hơn hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại đốivới khách hàng, các nhà làm luật đã cụ thể hóa hoạt động này không nhữngtrong các văn bản luật mà còn thể hiện cả ở văn bản dưới luật Đặc biệt vớiviệc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN quy

Trang 6

định về việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tíndụng đối với khách hàng đã tạo một hành lang pháp lý cụ thể và rõ ràng hơncho nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu của các Ngân hàng thương mại Bên cạnh

đó, gần đây Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 Quy định vềhoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đã thay thếQuyết định số 63 nêu trên Có thể nói, đây là văn bản có nhiều điểm tiến bộ

hơn Quyết định số 63, tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực còn các điểm

hạn chế nhất định cần khắc phục và hoàn thiện Hiện nay thị trường hối phiếucũng như hoạt động chiết khấu Hối phiếu diễn ra chưa phổ biến Chế tài đốivới hành vi vi phạm trong lĩnh vực sử dụng Hối phiếu và chiết khấu Hốiphiếu chưa được qui định cụ thể Hối phiếu chưa phát huy được vai trò là mộtloại công cụ chuyển nhượng trên thị trường, là cầu nối trong tín dụng thươngmại Mặt khác trong thực tiễn có rất nhiều học giả nghiên cứu hoạt động nàydưới góc độ kinh tế học, chỉ đơn thuần tìm hiểu nó với tư cách là một nghiệp

vụ kinh doanh ngân hàng với những đặc thù mang tính chất kỹ thuật kinh tế,nhưng lại có rất ít các tài liệu nghiên cứu về bản chất pháp lý cũng như tính

ưu việt của hoạt động này khiến cho các ngân hàng thương mại rất ít lựa chọnhình thức này để cấp tín dụng cho khách hàng Do vậy việc nghiên cứu đểlàm rõ thực trạng pháp luật, những điểm bất cập và hạn chế, trên cơ sở đó nêu

ra các giải pháp hoàn thiện và vận dụng một cách có hiệu quả những quy địnhcủa pháp luật về chiết khấu hối phiếu là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện chocác ngân hàng thương mại phát triển được hoạt động chiết khấu, trên cơ sở đóthúc đẩy hoạt động thương mại của doanh nghiệp

Trên đây là lý do tôi chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động chiết khấu

hối phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt

nghiệp của mình

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Cho đến thời điểm hiện nay đó cú một số công trình nghiên cứu về hối

phiếu như bài báo của TS Lê Hoàng Nga “Thương phiếu ở Việt nam, đôi điều cần trao đổi - Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ 7/2002 "; Đỗ Thị Hồng Hạnh “Một số bất cập của các quy định pháp luật về thương phiếu hiện nay - Tạp chí Ngân hàng, số 5/2002”; Lê Văn Hải “Tín dụng thương mại góp phần thoả mãn nhu cầu vốn của nền kinh tế - Tạp chí Thị trường tài chính - tiền tệ số 4/1999”; Nguyễn Hải Hà “Thương phiếu với vấn đề lạnh mạnh hoá hoạt động tiền tệ - Tạp chí Thị trường tài chính 7/1999”; TS.Đinh Dũng Sỹ “Khái niệm thương phiếu và Pháp lệnh thương phiếu – Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 7/2000” Ngoài ra, giáo trình Luật Ngân hàng Việt nam,

Khoa Luật - ĐHQGHN, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà nội 2005 cũng đã cónhững phân tích cụ thể về hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng nói chung

và hoạt động chiết khấu Hối phiếu và giấy tờ có giá nói riêng; Bên cạnh đó,cuốn sách của GS Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế trongngoại thương, NXB Giáo dục năm 2002; cuốn sách của tác giả Phạm Minh,Luật thương phiếu, Nhà xuất bản thống kê, 2002 cũng thể hiện nghiên cứusâu về Hối phiếu Tuy nhiên, phần lớn hoạt động chiết khấu Hối phiếu củangân hàng thương mại chưa được phân tích rõ trong bất kỳ một công trìnhnghiên cứu nào Các tác giả mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận chung vềHối phiếu và chiết khấu Hối phiếu, chưa nêu bật được thực trạng pháp luật vềvấn đề này ở Việt Nam, những bất cập và các giải pháp hoàn thiện Đặc biệt,chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động chiết khấu hối phiếu từ khiban hành Thông tư 04/2013/TT – NHNN Vì vậy, một công trình nghiên cứutoàn diện các vấn đề về pháp luật chiết khấu Hối phiếu của ngân hàng thươngmại ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, nhằm tạo cơ sở cho việc phát triển hoạtđộng thương mại trong nền kinh tế và tạo sự luân chuyển vốn nhịp nhàng giữanhững người thừa và thiếu vốn

Trang 8

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

- Trong khuôn khổ của luận văn, mục đích nghiên cứu của đề tài đượcxác định như sau:

Thứ nhất làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về Hối phiếu và chiếtkhấu Hối phiếu của ngân hàng thương mại

Thứ hai nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiệnhành về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam,

so sánh hoạt động chiết khấu hối phiếu với hoạt động cầm cố hối phiếu củaNgân hàng thương mại, so sánh giữa hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngânhàng thương mại đối với khách hàng và chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếucủa ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng để từ đó hiểu hơn về bản chấtcủa hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

Thứ ba phát hiện những điểm bất cập của pháp luật về chiết khấu Hốiphiếu để từ đó nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạtđộng chiết khấu Hối phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các qui định pháp luật về chiết khấu Hối phiếutại Ngân hàng thương mại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ các vấn đề như lịch sửhình thành, phát triển của Hối phiếu và pháp luật về Hối phiếu, pháp luật vềhoạt động chiết khấu Hối phiếu, vai trò của hoạt động chiết khấu đối hốiphiếu với ngân hàng và khách hàng; Đánh giá những bất cập trong thực trạngpháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại ở ViệtNam để từ đó nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạtđộng chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sửdụng các phương pháp chủ yếu sau để làm rõ các nội dung trong đề tài:phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Các phương pháp này được sửdụng xuyên suốt luận văn gắn với từng nội dung nghiên cứu của đề tài

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đềtài được bố cục thành ba chương cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hối phiếu và chiết khấu hối phiếucủa ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu củangân hàng thương mại tại Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt độngchiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỐI PHIẾU VÀ CHIẾT KHẤU

HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Sự ra đời và phát triển của hối phiếu và pháp luật về hối phiếu

1.1.1 Sự ra đời và phát triển của hối phiếu

Hối phiếu (bao gồm hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ) Trước đâyHối phiếu được gọi là thương phiếu Hối phiếu ra đời khi nền kinh tế hànghóa ngày càng phát triển, việc giao lưu buôn bán cả nội địa và quốc tế của cácthương nhân diễn ra ngày càng mạnh mẽ Nhưng không phải lúc nào ngườimua cũng có tiền mặt để thanh toán cho người bán vì vậy mà họ phải tìm ramột giải pháp phù hợp đó là mua bán chịu, tức là thỏa thuận người bán giaohàng trước, còn người mua sẽ thanh toán sau khi nhận hàng với một thời hạnnhất định theo sự thỏa thuận của các bên, từ đó tín dụng thương mại đượchình thành và tín dụng thương mại được thể hiện qua việc tạo lập và thanhtoán bằng hối phiếu Hối phiếu chính là một phương tiện thanh toán thay chotiền mặt mà các thương nhân đã sáng tạo ra." Hối phiếu ra đời từ thế kỷ XIIkhi nền kinh tế hàng hóa đã phát triển phá vỡ kiểu sản xuất tự cung tự cấp đãtồn tại hàng ngàn năm" [21]

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại nói chung và hốiphiếu nói riêng có vai trò rất to lớn Một mặt, nó được sử dụng như phươngtiện thanh toán để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ mua bán chịu,trả chậm Mặt khác, thông qua việc phát hành và lưu thông hối phiếu, hốiphiếu được sử dụng như một công cụ tín dụng giữa người ký phát và người bị

ký phát, giữa người ký phát và người thụ hưởng, giữa người thụ hưởng vàngân hàng chiết khấu Đồng thời, việc thể hiện quan hệ tín dụng thương mạibằng hối phiếu tạo ra cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên tham gia

Trang 11

"Trong lịch sử, hối phiếu được biết đến từ rất xa xưa, như là bản ghinhận khoản nợ khi các thương gia mua bán hàng hóa chịu Các thương gia ởthành phố cảng Italia là những người đầu tiên phát hành, sử dụng thươngphiếu ở thế kỷ XII Các chứng chỉ này được ghi nhận là thương phiếu đầu tiênđược phát hành và sử dụng" [21].

Việc sử dụng hối phiếu trở thành phổ biến ở thế kỷ XVI, khi hối phiếu

đã được chuyển nhượng Thông qua hình thức chuyển nhượng, hối phiếu đãđược sử dụng như một phương tiện thanh toán trong quan hệ thương mại, muabán hàng hóa Ngày nay, hối phiếu được sử dụng rộng rãi như là phương tiệnthanh toán trong quan hệ thương mại quốc tế và trong quan hệ thương mại nộiđịa của hầu hết các quốc gia trên thế giới Ngoài ra hối phiếu còn được sửdụng rộng rãi trong các giao dịch vay nợ quốc tế như là văn bản cam kết nhận

nợ và cam kết thanh toán đối với các khoản vay [21]

Cùng với sự phát triển kinh tế, thương mại và công nghệ, hối phiếungày càng hoàn thiện hơn về hình thức và nội dung, dần thoát ly khỏi cơ sởkinh tế ban đầu của nó là quan hệ thương mại, nghĩa là, sau khi được ký pháthối phiếu trở thành một loại giấy tờ có giá có hiệu lực độc lập hoàn toàn vớigiao dịch kinh tế “sản sinh” ra nó Vì là chứng từ có giá lại chuyển nhượngđược, nên hối phiếu không chỉ dừng lại ở quan hệ tín dụng thương mại màcòn được sử dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng, chiết khấu, cầm cố, thếchấp và là phương tiện thanh toán trong các giao dịch khác Hơn nữa, ngàynay hối phiếu còn trở thành một loại hàng hóa để mua bán trên thị trường tiền

tệ, đặc biệt ở một số nước, việc mua bán hối phiếu đã phát triển mạnh thànhmột thị trường riêng biệt

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của pháp luật về Hối phiếu

Để Hối phiếu trở thành phương tiện thanh toán và nâng cao hiệu quả sửdụng của hối phiếu, ngoài việc phải chứng chỉ hóa hối phiếu thì pháp luật về

Trang 12

hối phiếu và các hoạt động thương mại liên quan đến hối phiếu cần phải đượcban hành đầy đủ và hoàn thiện hơn Thực tế thì hầu hết các quốc gia trên thếgiới đã ban hành luật về hối phiếu Tuy nhiên, ngày nay thương mại quốc tế

đã phát triển rất nhiều, từ đó làm phát sinh nhu cầu sử dụng hối phiếu làmphương tiện thanh toán quốc tế gia tăng, do đó nếu không có sự quy địnhthống nhất pháp luật về hối phiếu trong khi Người ký phát và Người bị kýphát lại ở hai quốc gia khác nhau thì việc sử dụng và thanh toán hối phiếu sẽrất khó khăn Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một Luật quốc tế thốngnhất về hối phiếu

Hội nghị về Luật hối phiếu được tổ chức tại Den Haag năm 1912 đã rakiến nghị về việc cần ký kết một hiệp định giữa các nước, trong đó, các nướcthành viên cam kết sẽ soạn thảo và thi hành pháp lệnh hối phiếu ở nước mình.Tại thời điểm đó, Mỹ và Khối liên hiệp Anh đã tự tách khỏi cam kết thốngnhất này Tuy nhiên do xảy ra thế chiến lần thứ nhất nên các nước dự hội nghịkhông thể đi tới việc ký hiệp định về Luật hối phiếu

Tới năm 1930, hội nghị về Luật hối phiếu được tổ chức tại Geneve, cácnước thành viên đã phê chuẩn Công ước về Luật hối phiếu, gọi là Công ướcGeneve 1930 về Luật hối phiếu thống nhất (Uniform Law for Bills ofExchange – Geneve Convention 1930, ULB 1930)

Ngày nay, Luật hối phiếu thống nhất ULB 1930 có hiệu lực tại tất cảcác nước (ngoại trừ Anh) Nhiều nước khác mặc dù không tham gia công ướcGeneve, nhưng vẫn xây dựng Luật hối phiếu của họ tương thích với ULB

1930, chính điều đó càng làm cho tính hiệu lực quốc tế của ULB ngày càngđược thừa nhận trong cuộc sống

Ở Việt Nam, thời kỳ phong kiến, nền kinh tế Việt Nam "là nền kinh tế

tự cung, tự cấp, bế quan tỏa cảng" [21], các quy định pháp luật về kinh doanhthương mại còn chưa được chú trọng ban hành, do đó hối phiếu chưa ra đời ởViệt Nam trong thời kỳ này

Trang 13

"Đến thời kỳ pháp thuộc, do thương mại phát triển cho nên luật vềthương mại mới được ban hành Năm 1864, Luật thương mại của Pháp được

áp dụng ở Nam kỳ và đến năm 1888 thì được áp dụng ở Bắc kỳ Ở Trung bộ,triều đình Nguyễn ban hành Bộ Luật thương mại Việt Nam Trung phần năm1942"[25] Trong thời kỳ này, sau khi phê chuẩn công ước Geneva vào cuối năm

1935, tháng 12 năm 1937 Toàn quyền Pháp ở Đông Dương đã ban hành Nghị địnhchính thức áp dụng Luật thương phiếu của Pháp trên toàn lãnh thổ Đông Dương

Từ 1945 đến 1954, Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳchống thực dân Pháp, đất nước lúc này chia thành hai khu vực, khu vực dothực dân Pháp tạm thời chiếm đóng và Khu vực kháng chiến Trong khu vực

do thực dân Pháp chiếm đóng thì thương phiếu nói chung và hối phiếu nóiriêng vẫn được sử dụng trong cả nội thương và ngoại thương Còn trong khuvực kháng chiến thì không sử dụng thương phiếu bởi vì lúc đó kinh tế chủ yếu

để phục cho kháng chiến, không còn cơ sở cho thương phiếu hình thành vàphát triển

Từ năm 1954 đến 1972, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền, MiềnBắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam chịu ảnh hưởng của kinh

tế tư bản chủ nghĩa do sự chiếm đóng của đế quốc Mỹ Lúc này, miền NamViệt Nam sử dụng thương phiếu theo Luật thương mại của Pháp Năm 1972,Chính phủ Miền Nam Việt Nam đã ban hành Luật thương mại, trong đó đãdành riêng một chương quy định về Hối phiếu, Kỳ phiếu và Chi phiếu (Séc).Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Luật thương mại Sài Gòn 1972 khôngcòn được sử dụng nữa Từ năm 1954 đến 1999, thương phiếu chỉ được sửdụng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại Các doanh nghiệp Việt Nam khi pháthành Hối phiếu đòi nợ đều áp dụng Luật thống nhất về hối phiếu (ULB 1930)

Ngày 24/12/1999, Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam ra đời, đánhdấu một bước phát triển mới của lưu thông thương phiếu tại Việt Nam Tuy

Trang 14

nhiên, sau khi được ban hành, pháp luật Thương phiếu đã bộc lộ nhiều hạnchế, khiến cho pháp lệnh này khó được áp dụng trong thực tiễn Trước yêucầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một yêu cầu đặt ra là phải sửa đổicác quy định trong pháp lệnh thương phiếu 1999 để nó phù hợp hơn với cáchoạt động thương mại trên thực tế Vì vậy Luật các công cụ chuyển nhượng

đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 đã đánh dấu một bước pháttriển mới đối với pháp luật về hối phiếu của Việt Nam Ngoài ra, Luật các tổchức tín dụng năm 2010 hiện cũng là cơ sở pháp lý quan trọng, cho phép các

tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động tín dụng dưới hình thức chiết khấu cácgiấy tờ có giá, trong đó có Hối phiếu Bên cạnh đó, để cụ thể hóa hoạt độngchiết khấu Hối phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số63/2006/QĐ – NHNN quy định về việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụchuyển nhượng của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng Quyết định này đãđược thay thế bởi Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 Quy định

về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng Có thể nói,các văn bản trên tạo hành lang pháp lý quan trọng để phát triển thị trường Hốiphiếu nói chung và hoạt động chiết khấu của ngân hàng thương mại nói riêng

1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của hối phiếu và chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm hối phiếu

Cho đến hiện nay vẫn còn có những quan điểm, cách hiểu khác nhau vềnội hàm của khái niệm hối phiếu:

Theo cách hiểu thông thường: Hối phiếu là giấy nợ được lập ra trongmột quan hệ thương mại giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thươngnhân với những người không phải thương nhân

Trang 15

Theo điều 3 Luật Hối phiếu Anh 1882: Hối phiếu là một lệnh khôngđiều kiện bằng văn bản do một người ký phát cho một người khác yêu cầungười này thanh toán ngay lập tức hoặc tại một thời điểm ấn định hoặc có thểxác định được trong tương lai một khoản tiền nhất định cho một người xácđịnh hoặc theo lệnh của người này hoặc cho người cầm hối phiếu.

Luật hối phiếu của Đức năm 1933 không định nghĩa thế nào là hốiphiếu nhưng lại có những quy định rất rõ ràng về các yếu tố cấu thành nên hốiphiếu Cụ thể, tại điều 1 Luật hối phiếu Đức ban hành ngày 21.6.1933 quyđịnh: Một hối phiếu đòi nợ gồm có:

- Chữ “Hối phiếu” trong nội dung của chứng chỉ và bằng ngôn ngữđược sử dụng khi phát hành chứng chỉ;

- Chỉ thị thanh toán vô điều kiện một khoản tiền nhất định;

- Họ và tên người phải thanh toán (người bị ký phát);

- Hạn định thanh toán hối phiếu;

- Địa điểm thanh toán hối phiếu

- Họ và tên người được thanh toán hoặc theo lệnh của người này;

- Ngày, tháng và địa điểm ký phát;

- Chữ ký của người ký phát hối phiếu [11]

Tương tự như vậy Điều 75 Luật hối phiếu Đức 1933 quy định về cáccấu thành hối phiếu tự nhận nợ như sau:

- Chữ “Hối phiếu” trong nội dung chứng chỉ và bằng ngôn ngữ được

sử dụng khi phát hành chứng chỉ;

- Cam kết thanh toán vô điều kiện một khoản tiền nhất định;

- Hạn định thanh toán hối phiếu;

- Địa điểm thanh toán hối phiếu;

- Họ và tên người được hưởng thanh toán hoặc theo lệnh của người này;

- Ngày, tháng và địa điểm ký phát;

Trang 16

- Chữ ký của người ký phát [1].

Luật hối phiếu của Singapore năm 1965 định nghĩa về hối phiếu đòi nợ

và hối phiếu nhận nợ như sau:

- Hối phiếu đòi nợ là một lệnh yêu cầu thanh toán không điều kiệnbằng văn bản do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người nàythanh toán ngay lập tức hoặc tại một thời điểm ấn định hoặc có thể xác địnhtrong tương lai một số tiền nhất định cho hoặc theo lệnh của một người xácđịnh hoặc trả cho người cầm hối phiếu [3]

- Một công cụ không phù hợp với các điều kiện trên hoặc một công cụ

ra lệnh thực hiện thêm bất kỳ một hành động nào ngoài việc thanh toán tiềnkhông phải là hối phiếu đòi nợ

- Hối phiếu nhận nợ là một cam kết không điều kiện được lập thànhvăn bản do người lập ký cho một người khác, cam kết sẽ thanh toán ngay khi

có yêu cầu hoặc tại một thời điểm ấn định hoặc có thể xác định được trongtương lai một số tiền nhất định cho hoặc theo lệnh của một người cụ thể hoặccho người cầm hối phiếu Theo nghĩa của điều này, một công cụ có hình thứcgiống hối phiếu nhận nợ trả theo lệnh của người ký phát không được coi làhối phiếu nhận nợ, trừ khi được ký hậu bởi người lập hối phiếu

Theo từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ năm 1995 thì: “Hối phiếu làphiếu qua đó một người (chủ nợ) yêu cầu một người khác (con nợ) trả mộtmón tiền theo kỳ hạn nhất định cho một người thứ ba ”

Theo Bộ Luật Thương mại Sài Gòn năm 1972 thì: “Thương phiếu (baogồm hối phiếu, lệnh phiếu và chi phiếu) là một thứ phiếu có thể chuyển dịchđược, dùng để xác nhận cho người cầm phiếu một trái quyền ngắn hạn”

Theo Luật thương mại Việt Nam năm 1997 thì: “Thương phiếu (gồmhối phiếu và lệnh phiếu) được hiểu là chứng từ ghi nhận sự thanh toán vô điềukiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định”

Trang 17

Theo Pháp lệnh thương phiếu năm 1999 thì: Thương phiếu là chứng chỉ

có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điềukiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định Thương phiếu baogồm hối phiếu và lệnh phiếu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tại điều 4 Luật cáccông cụ chuyển nhượng 2005 thì: Hối phiếu bao gồm hai loại là Hối phiếu đòi

nợ và hối phiếu nhận nợ:

- Hối phiếu đòi nợ: là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầungười bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêucầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

- Hối phiếu nhận nợ: Là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kếtthanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào mộtthời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

Vậy từ định nghĩa về Hối phiếu trong Luật các công cụ chuyển nhượngcũng như trong các văn bản khác cho thấy Hối phiếu bao gồm hai loại: nhận

nợ và đòi nợ, thể hiện một số đặc thù sau:

- Một là, hối phiếu là một chứng chỉ có giá, phương tiện thanh toán;

- Hai là, hối phiếu ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanhtoán không điều kiện một số tiền xác định;

- Ba là, thời hạn thanh toán của hối phiếu là khi có yêu cầu hoặc saumột thời hạn có thể xác định trong tương lai

Về bản chất, hối phiếu là một hành vi pháp lý được thực hiện bởi bên

có quyền hoặc bên có nghĩa vụ – để ràng buộc nghĩa vụ của bên có nghĩa vụđối với việc thanh toán hối phiếu Tuy nhiên chỉ khi hành vi pháp lý ấy đượcthực hiện dưới hình thức và nội dung theo luật định thì nó mới ràng buộcnghĩa vụ thanh toán hối phiếu của chủ thể đó Hành vi pháp lý bao gồm: hành

vi ký phát hành, ký chấp nhận, ký bảo lãnh (nếu có) và ký chuyển nhượng hốiphiếu của người ký phát hành, người bị ký phát, người bảo lãnh, người

chuyển nhượng

Trang 18

1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của hối phiếu:

Hối phiếu là một loại giấy tờ có giá, có các đặc điểm cơ bản sau đây:Một là: Hối phiếu được nhìn nhận là trái vụ của một bên, do hối phiếuđược hiểu là một lệnh trả tiền hoặc cam kết trả tiền vô điều kiện của ngườiphát lệnh (người ký phát, người phát hành) cho người thụ hưởng Khi đó câuhỏi được đặt ra là: tính chất vô điều kiện của việc trả tiền được thiết lập đốivới ai và thiết lập từ khi nào:

Đối với người ký phát: Kể từ khi lập hối phiếu

Đối với người bị ký phát: Kể từ khi chấp nhận hối phiếu

Đối với người bảo lãnh: Kể từ khi ký bảo lãnh

Đối với người nhận chuyển nhượng: Kể từ khi hối phiếu được chuyểnnhượng hợp lệ

Hai là: Hối phiếu có tính trừu tượng Xuất phát từ hình thức và nộidung của hối phiếu, ta thấy trên hối phiếu chỉ ghi số tiền phải trả hoặc cam kếttrả mà không ghi nguyên nhân Trong lưu thông, giá trị của hối phiếu không

bị ràng buộc vào nguyên nhân phát sinh ra nó Điều đó có nghĩa là khi mộthối phiếu được phát hành và chuyển giao cho người khác thì nó trở thành mộtchứng thư độc lập và được phép lưu thông mà không phụ thuộc vào việc cótồn tại hay không một giao dịch cơ sở, miễn là trong thời hạn còn hiệu lực

Ba là: Hối phiếu có tính lưu thông (là một công cụ có tính chuyển nhượng)trong thời hạn hối phiếu có hiệu lực, hối phiếu được mua, bán trong giao lưuthương mại giữa các thương nhân hoặc giữa thương nhân với ngân hàng

Bốn là: Hối phiếu là một công cụ thanh toán Ngoài ra hối phiếu còn làmột công cụ tín dụng, nó được sử dụng rộng rãi trong thương mại, đặc biệt làthương mại quốc tế Các thương nhân sử dụng hối phiếu thay cho tiền mặt vìnhiều mục đích khác, có thể là trong quan hệ mua bán trả chậm có bảo đảm,

có thể là nhằm tạo sự thuận lợi cho các bên trong quan hệ kinh doanh mà khi

Trang 19

sử dụng tiền mặt để thanh toán sẽ không đạt được, vì hối phiếu có thể đem ramua bán, trao đổi hay đem chiết khấu tại ngân hàng hay lưu thông trong dân

sự Chính đặc điểm này đã giúp hối phiếu ngày càng được sử dụng rộng rãi

Năm là: Hối phiếu có thời hạn thường là ngắn hạn (đến 1 năm) Việcquy định này trước hết là nhằm đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng, thờigian càng dài rủi ro càng lớn, bởi vậy quy định một thời hạn thanh toán ngắntạo nên một tâm lý an tâm cho thương nhân khi sử dụng và cầm giữ hối phiếu.Mặt khác, việc quy định một thời hạn thanh toán ngắn còn thúc đẩy sự lưuthông hối phiếu, qua đó việc sử dụng hối phiếu trở nên thông dụng hơn Thờihạn thanh toán ngắn giúp cho người ký phát có thể chuyển nhượng hối phiếuvới khả năng thanh khoản cao

1.2.3 Phân loại hối phiếu

- Căn cứ vào người tạo lập hối phiếu, hối phiếu có thể được chia thành:

"Hối phiếu đòi nợ là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kýphát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đếnmột ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương laiphải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của ngườinày trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu" [19]

Hối phiếu đòi nợ được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong cáctrường hợp sau:

Hối phiếu đòi nợ do người bán lập yêu cầu ngân hàng phục vụ ngườimua trả tiền cho người thứ ba

Hối phiếu đòi nợ do người mua lập yêu cầu ngân hàng phục vụ mìnhtrả tiền cho người bán

Hối phiếu đòi nợ do người bán lập yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụngthanh toán tiền theo thư tín dụng (L/C)

Hối phiếu đòi nợ lại có thể chia thành hai loại:

Trang 20

Hối phiếu đòi nợ chưa được người bị ký phát chấp nhận: Là loại hốiphiếu đòi nợ chưa được người bị ký phát ký chấp nhận sẽ thực hiện yêu cầuthanh toán của người ký phát Như vậy, nghĩa vụ thanh toán Hối phiếu củangười bị ký phát chưa hình thành Nếu Hối phiếu loại này được chuyểnnhượng mà đến hạn lại không được thanh toán, thì người thụ hưởng có quyềntruy đòi người ký phát Hối phiếu.

Hối phiếu đòi nợ đã được người bị ký phát chấp nhận: Sau khi đã kýchấp nhận trên Hối phiếu, người bị ký phát có nghĩa vụ thanh toán một phầnhoặc toàn bộ số tiền ghi trên Hối phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán Điều

đó có nghĩa là hành vi chấp nhận đã làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán Hốiphiếu (một phần hoặc toàn bộ) của người bị ký phát

Hối phiếu nhận nợ là cam kết thanh toán một số tiền nhất định trongtương lai cho người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán

- Căn cứ vào thời hạn thanh toán hối phiếu, hối phiếu có thể được chia thành:

Hối phiếu thanh toán ngay sau khi xuất trình là loại Hối phiếu có camkết hoặc được yêu cầu thanh toán khi xuất trình hoặc trên Hối phiếu khôngqui định thời hạn thanh toán

Hối phiếu thanh toán sau một thời gian xác định

Hối phiếu thanh toán vào một ngày cụ thể nhất định Ví dụ: Thanh toánHối phiếu này vào ngày 30/5/2013

Hối phiếu thanh toán vào một ngày có thể xác định được trong tươnglai Ví dụ: Thanh toán Hối phiếu này sau 30 ngày kể từ ngày ký chấp nhận Hốiphiếu Việc qui định thời hạn thanh toán một cách linh hoạt như vậy nhằmđáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh trong hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp

Trang 21

- Căn cứ vào việc thanh toán Hối phiếu có kèm chứng từ thương mại hay không, Hối phiếu có thể được chia thành:

Hối phiếu trơn: Là Hối phiếu mà việc thanh toán và chấp nhận thanhtoán không dựa vào chứng từ thương mại gửi kèm

Hối phiếu kèm chứng từ: Là Hối phiếu mà việc thanh toán dựa vàochứng từ thương mại gửi kèm với các điều kiện D/P (Trả tiền đổi lấy chứngtừ), D/A (Chấp nhận thanh toán đổi lấy chứng từ), D/TC (thực hiện các điềukhoản và các điều kiện khác đổi lấy chứng từ)

- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của Hối phiếu, có thể phân chia Hối phiếu thành ba loại:

Hối phiếu vô danh: Là Hối phiếu không ghi tên người thụ hưởng hoặcghi trả cho người cầm phiếu Đối với loại Hối phiếu này, bất cứ ai cầm đượcHối phiếu đều có thể trở thành người thụ hưởng Hối phiếu, việc chuyểnnhượng Hối phiếu vô danh được tiến hành bằng phương thức chuyển giao,không phải thông qua thủ tục ký hậu

Hối phiếu ghi danh: Là Hối phiếu ghi trả theo lệnh của một người nào đó.Người có nghĩa vụ trả tiền của Hối phiếu sẽ trả tiền cho người thụ hưởng có tênghi trên Hối phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác Việcchuyển nhượng Hối phiếu ghi danh được thực hiện bằng thủ tục ký hậu

Hối phiếu ký danh: Là Hối phiếu ghi rõ tên của người thụ hưởng khôngkèm theo từ “theo lệnh” Loại Hối phiếu này không thể được chuyển nhượngbằng thủ tục ký hậu, tức là không có tính lưu thông [25]

- Căn cứ vào phạm vi sử dụng Hối phiếu, chúng ta có thể chia Hối phiếu thanh hai loại sau đây:

Hối phiếu nội địa: Là Hối phiếu ghi rõ đồng thời được phát hành vàthanh toán trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hoặc được phát hành tạimột quốc gia để đòi tiền một người khác trong cùng lãnh thổ quốc gia đó

Trang 22

Hối phiếu quốc tế: Là Hối phiếu được phát hành và thanh toán tại haiquốc gia khác nhau hoặc được phát hành để đòi tiền một người khác ở nướcngoài Hối phiếu quốc tế được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế vàtín dụng quốc tế.

- Căn cứ vào cơ sở hình thành Hối phiếu có thể chia Hối phiếu thành

Hối phiếu thực: Là Hối phiếu được hình thành từ các giao dịch cơ sởnhư hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng vaytài sản của tổ chức cá nhân trong nền kinh tế, hợp đồng tín dụng ngânhàng….Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, người bán sau khi hoànthành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng thì ký phát Hối phiếu đòi nợ đòi tiềnngười mua hoặc sau khi nhận được Hối phiếu nhận nợ từ người mua thì ngườibán mới tiến hành giao hàng [25]

Hối phiếu khống: Là Hối phiếu không hình thành dựa trên các giaodịch cơ sở

- Căn cứ vào loại tiền tệ ghi trên Hối phiếu có thể phân chia thành:

Hối phiếu nội tệ là loại Hối phiếu được ghi trả bằng đồng tiền của quốcgia nơi Hối phiếu được thanh toán

Hối phiếu ngoại tệ là loại Hối phiếu được ghi trả bằng đồng tiền khôngphải là đồng tiền của quốc gia nơi Hối phiếu được thanh toán

- Căn cứ vào giao dịch cơ sở của Hối phiếu, có thể chia Hối phiếu thành hai loại:

Hối phiếu thương mại: Là Hối phiếu được phát hành trên cơ sở giaodịch thương mại như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịchvụ,…

Hối phiếu tài chính: Là Hối phiếu được phát hành trên cơ sở giao dịchtài chính như: hợp đồng vay nợ

Trang 23

1.2.4 Vai trò của Hối phiếu

- Đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.

Khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, người bán chưa thu tiền ngay

từ người mua Người bán lập Hối phiếu yêu cầu người mua thanh toán tiềnhàng hoặc dịch vụ cho chính người bán hoặc cho một người khác (thường làchủ nợ của người bán trong một quan hệ Hợp đồng khác) được ghi tên trênHối phiếu Đây là quan hệ tín dụng thương mại giữa người bán và người mua,được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa Việc cấp tín dụngthương mại dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa có thể được hiểu là hìnhthức thanh toán chậm Hành vi mua bán chịu hàng hóa hoặc thanh toán chậmđược xem là hình thức tín dụng Trong việc mua bán chịu hàng hóa, ngườibán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn trong một thời gian nhấtđịnh (vốn ở đây được thể hiện dưới hình thức hàng hóa) và khi đến thời hạn

đã được thỏa thuận người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hìnhthức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu Tín dụng thương mại dưới hìnhthức mua bán chịu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở Hối phiếu

Các thương nhân có thể huy động vốn qua nhiều kênh khác nhau như:Tín dụng nhà nước, tín dung ngân hàng, tín dung thương mại, phát hành cổphiếu, trái phiếu Tuy nhiên, để có thể vay vốn các ngân hàng thương mại, cácdoanh nghiệp phải tuân thủ những điều kiện trình tự, thủ tục theo quy địnhcủa pháp luật và bản thân ngân hàng thương mại Muốn phát hành cổ phiếu,trái phiếu các doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện khắt khe của luậtchứng khoán và cũng rất khó để huy động được lựơng tiền mong muốn mộtcách nhanh chóng vì vậy, việc sử dụng Hối phiếu như một công cụ tín dụngtrực tiếp giữa các thương nhân có nhiều ưu điểm so với các loại hình tín dụngkhác như: Thời hạn cấp tín dụng linh hoạt, điều kiện, thủ tục cấp tín dụng đơngiản Nhờ những ưu điểm này mà Hối phiếu đóng vai trò quan trọng trongviệc đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp Nó đã phần nào làm giảm

Trang 24

bớt sức ép về vốn đối với các ngân hàng thương mại nhất là khi tốc động lưuthông hàng hóa rất nhanh mà vốn của các ngân hàng thương mại có hạn

Tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới, tăng sức cạnh tranh và nguồn doanh thu cho các ngân hàng thương mại.

Trong nền kinh tế thị trường, việc khai thác và nâng cao chất lượng củacác loại hình dịch vụ mới là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàngthương mại Bởi vì chính nhờ các dịch vụ tiện ích đó mà các ngân hàngthương mại thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn Hối phiếu với 4 chứcnăng cơ bản (Công cụ tín dụng, là tài sản bản đảm trong Hợp đồng tín dụng,

là công cụ đầu tư vốn, và là phương tiện thanh toán) có vai trò kích thíchnhững sản phẩm dịch vụ mới của các ngân hàng thương mại Cụ thể, nhữngnghiệp vụ ngân hàng liên quan đến Hối phiếu là: Nghiệp vụ nhờ thu Hốiphiếu, nghiệp vụ bảo lãnh Hối phiếu, nghiệp vụ chấp nhận Hối phiếu Thựchiện những nghiệp vụ này ngân hàng thương mại được hưởng những phí dịchvụ: Phí nhờ thu, phí bảo lãnh, phí chấp nhận hối phiếu Những khoản phí nàylàm tăng doanh thu cho ngân hàng thương mại

- Tạo cơ sở để mở rộng hoạt động cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế qua các dịch vụ cầm cố, chiết khấu, bảo lãnh hối phiếu.

Nếu có nhu cầu về vốn, người thụ hưởng hối phiếu có thể đem hốiphiếu chưa đến hạn thanh toán đi chiết khấu, cầm cố hối phiếu, chiết khấu vàđược cấp một khoản tín dụng

Đối với hối phiếu được bảo lãnh, người bảo lãnh có nghĩa vụ cam kếtvới người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trênhối phiếu nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanhtoán hoặc thanh toán không đầy đủ Như vậy, bảo lãnh hối phiếu khác vớicầm cố, chiết khấu hối phiếu ở chỗ: nghĩa vụ trả tiền của người bảo lãnh chỉphát sinh trong các trường hợp người được bảo lãnh không thanh toán đầy đủkhi hối phiếu hết hạn

Trang 25

Ngoài ra Hối phiếu gắn hoạt động tín dụng với quá trình sản xuất vàlưu thông hàng hóa, làm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng ngân hàng.Nếu trong hoạt động kinh doanh không tồn tại hoạt động tín dụng thương mại,hối phiếu không được sử dụng, ngân hàng sẽ phải cho vay 2 lần Lần thứ nhất,cho người sản xuất vay để mua nguyên, nhiên vật liệu…để sản xuất ra sảnphẩm Lần thứ hai, người mua vay tiền để mua hàng hóa Song không chắcnhững sản phẩm do người sản xuất làm ra đã có thể tiêu thụ dễ dàng để thu hồivốn liếng đã bỏ ra, và hoàn trả tín dụng mà ngân hàng đã cấp (cả vốn và lãi) khiđến hạn Như vậy hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ phải đối diện với những rủi

ro tín dụng, là hệ quả của những rủi ro kinh doanh của người sản xuất

Khi có tín dụng thương mại, hối phiếu được phát hành trên những giaodịch cơ sở hàng hóa, dịch vụ,….Do vậy tín dụng thương mại luôn có hànghóa, dịch vụ đối ứng Khi ngân hàng thương mại cấp tín dụng dưới hình thứcchiết khấu, cầm cố hối phiếu thì các khoản tín dụng do ngân hàng cung cấpcũng có hàng hóa, dịch vụ đối ứng Tức là, ngân hàng thương mại cho mộtngười sản xuất vay khi họ đã bán được hàng, khác với trước đây thường làcho vay vốn để sản xuất Như vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng đã trở nên

an toàn hơn do ngân hàng chỉ cấp tín dụng một lần thay vì hai lần như trước

- Việc sử dụng Hối phiếu tạo thêm hàng hóa cho thị trường tiền tệ

Hối phiếu là hàng hóa trên thị trường hối phiếu, một bộ phận của thịtrường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ Thị trường hối phiếu lànơi diễn ra các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh hối phiếu như: Cầm cố, nhờthu, bảo lãnh, chiết khấu… Trước đây hàng hóa trên thị trường tiền tệ chủ yếubao gồm: Tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước, chứng chỉ tiềngửi….Ở nước ta hối phiếu chưa phải là một loại hàng hóa chủ đạo của thịtrường tiền tệ Nhưng ở nhiều nước trên thế giới, các giao dịch hối phiếuchiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng giao dịch trên thị trường vốn ngắn hạnthậm chí, đã phát triển thành thị trường hối phiếu riêng biệt (ví dụ ở các nướcphát triển như Hoa Kỳ, Anh)

Trang 26

- Hối phiếu là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

Các chủ thể tham gia vào quá trình lưu thông hối phiếu bao gồm: người

ký phát, người bị ký phát, người phát hành, người thụ hưởng, người chuyểnnhượng, người nhận chuyển nhượng, các ngân hàng thương mại, ngân hàngtrung ương… Để đòi nợ, chủ nợ phát hành hối phiếu đòi nợ và để cam kết trả

nợ, con nợ phát hành hối phiếu nhận nợ Để có tiền thanh toán cho các chủ nợcủa mình, người thụ hưởng hối phiếu có thể tiến hành theo các cách sau đây:

- Chuyển nhượng hối phiếu cho chủ nợ của mình.

- Đem hối phiếu đến ngân hàng thương mại để chiết khấu và được cấp

một khoản tín dụng để trả nợ

- Đem cầm cố hối phiếu để vay một khoản tiền để trả nợ.

Như vậy, có thể trong một vòng khép kín, các giao dịch kinh tế có thểchỉ được thanh toán bằng hối phiếu mà không cần dùng đến tiền mặt

- Hối phiếu là công cụ của ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Ngân hàng trung ương sử dụng chức năng làm công cụ tín dụng của hốiphiếu để điều tiết lưu thông tiền tệ, thông qua việc mở rộng hay thu hẹp khốilượng tín dụng cung cấp cho ngân hàng thương mại Thông qua lãi suất táichiết khâu hối phiếu, lãi suất cho vay bằng cầm cố hối phiếu, ngân hàng trungương có thể điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sáchtiền tệ quốc gia

Đối với hối phiếu, ngân hàng trung ương có thể cung cấp tín dụng chongân hàng thượng mại thông qua hai hình thức: Cho vay có bảo đảm bằngcầm cố hối phiếu và tái chiết khấu hối phiếu

Tái chiết khấu hối phiếu: Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho cácngân hàng thương mại bằng cách mua lại các hối phiếu chưa đến hạn của các

Trang 27

ngân hàng thương đó Tái chiết khấu hối phiếu là việc mua lại hối phiếu đãđược chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán Lãi suất tái chiết khấu là công

cụ để ngân hàng trung ương điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu thì chi phí trả lãi củangân hàng thương mại sẽ cao hơn Điều này khiến cho ngân hàng thương mạinâng lãi cho vay, nên khối lượng cấp tín dụng sẽ ít đi, làm giảm lượng cungtiền trong nền kinh tế Biện pháp tăng lãi suất tái chiết khấu được áp dụng khiNgân hàng trung ương nhận thấy cần phải điều tiết nền kinh tế đang phát triểnquá nóng, có nguy cơ lạm phát cao Khi Ngân hàng trung ương giảm lãi suấttái chiết khấu thì chi phí trả lãi của Ngân hàng thương mại sẽ thấp hơn Điềunày khiến cho Ngân hàng thương mại có thể giảm lãi suất cho vay, nên khốilượng cấp tín dụng sẽ tăng lên làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế.Biện pháp giảm lãi suất chiết khấu được áp dụng khi Ngân hàng trung ươngnhận thấy phải kích cầu trong tiêu dùng trong nền kinh tế

1.2.5 Khái niệm chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

Khoản 14, 15 Điều 4 - Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy

định “Chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc tổ chức tín dụng mua công

cụ chuyển nhượng từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”, “Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng mua lại công cụ chuyển nhượng đã được tổ chức tín dụng khác chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán” [15].

Điều 35 - Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định “ Hối phiếu đòi nợ có thể được chiết khấu hoặc tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” [15]

Các quy định này cũng được áp dụng cho hối phiếu nhận nợ

Trang 28

Từ các quy định trên của pháp luật ta có thể định nghĩa hoạt động chiếtkhấu, tái chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại như sau: Chiết khấuhối phiếu của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là nghiệp vụ tíndụng, theo đó ngân hàng thương mại thỏa thuận mua hối phiếu của kháchhàng trước hạn thanh toán Trường hợp hối phiếu đã được chiết khấu một lần

ở một ngân hàng thương mại, sau đó ngân hàng thương mại này lại đem hốiphiếu mà mình nhận chiết khấu đi chiết khấu tại một ngân hàng thương mạikhác hoặc tại Ngân hàng Trung Ương thì nghiệp vụ này gọi là tái chiết khấu

Do vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa nghiệp vụ chiết khấu với tái chiết khấuhối phiếu là ở chỗ, chiết khấu là giao dịch mua bán hối phiếu lần đầu còn táichiết khấu là giao dịch mua bán lại hối phiếu đã được chiết khấu

1.2.6 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tuy có nhiềuđiểm tương đồng với các nghiệp vụ tín dụng khác nhưng bản thân nó cũnghàm chứa những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, chiết khấu hối phiếu luôn có bản chất là một nghiệp vụ tíndụng ngắn hạn Tính chất ngắn hạn của nghiệp vụ tín dụng này thể hiện ở chỗ,khách hàng chỉ có thể đem chiết khấu ở ngân hàng với thời hạn dưới một nămmặc dù hối phiếu có thể còn thời hạn thanh toán trên một năm Điều 3 -

Khoản 3 - Thông tư 04/2013/TT-NHNN qui định “Thời hạn chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là khoảng thời gian tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận chiết khấu công cụ chuyển nhượng,” [10]

“giấy tờ có giá khác đến ngày khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ cam kết mua lại hoặc đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên công

cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đó, bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ”.

Trang 29

Ngoài ra, Điều 11 - Khoản 2 - Thông tư 04/2013/TT-NHNN còn xác

định rõ: “Thời hạn chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của công cụ chuyển nhượng,”

“giấy tờ có giá khác; đối với giấy tờ có giá khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác phát hành, thời hạn chiết khấu tối đa là dưới 01 năm”[10].

Quy định này nhằm tránh cho ngân hàng nhận chiết khấu những rủi roquá lớn khi nhận chiết khấu hối phiếu cho khách hàng và do đó tránh cho nềnkinh tế những biến cố không đáng có do sự đổ vỡ của các ngân hàng

Thứ hai, chiết khấu là một hình thức cho vay trực tiếp đối với người sởhữu hối phiếu nhưng lại là hình thức cho vay gián tiếp đối với người bị kýphát hoặc người phát hành Thông qua việc chiết khấu hối phiếu, ngân hàngcung cấp một khoản tín dụng cho người sở hữu hối phiếu trên cơ sở quan hệthương mại đã tồn tại trước đó giữa người thụ hưởng, người cầm giữ hốiphiếu, người ký phát với người bị ký phát hoặc người phát hành

Thứ ba, hoạt động chiết khấu hối phiếu của tổ chức tín dụng là mộthình thức cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền Có cùng bản chấtvới hình thức chuyển nhượng khoản cho vay, khách hàng là chủ sở hữu mộttrái quyền có kỳ hạn và họ có thể yêu cầu ngân hàng cấp ngay một khoản tíndụng cho mình bằng cách chuyển nhượng trái quyền đó cho ngân hàng, vớiđiều kiện bị khấu trừ đi phần lợi tức chiết khấu Bằng cách chiết khấu, ngânhàng không chỉ có tư cách giống như người cho vay mà còn có tư cách củamột người mua các trái quyền chưa đến hạn thanh toán.Tuy nhiên, nghiệp vụchiết khấu vẫn khác biệt với quan hệ chuyển nhượng các khoản cho vay ởchỗ, giao dịch chiết khấu đòi hỏi khách hàng phải làm thủ tục chuyển quyền

sở hữu, mà cụ thể ở đây là chuyển quyền sở hữu hối phiếu cho tổ chức tín

Trang 30

dụng theo các quy định của pháp luật Trong khi đó giao dịch chuyển nhượngcác khoản cho vay nghề nghiệp không bắt buộc khách hàng phải làm thủ tụcnày mà chỉ cần lập bảng kê các khoản nợ mà khách hàng có ý định chuyểnnhượng cho ngân hàng và chuyển giao bảng kê đó cho ngân hàng là đủ Cònngân hàng sẽ có trách nhiệm thông báo việc chuyển nhượng này cho ngườithụ trái biết để sau đó họ sẽ chỉ có nghĩa vụ trả tiền cho người chủ nợ mới làngân hàng.

Thứ tư, nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu cũng như chiết khấu giấy tờ cógiá nói chung khác với nghiệp vụ tín dụng thấu chi ở chỗ, đối với ngân hàngthì chiết khấu có độ an toàn cao hơn thấu chi và khách hàng được chiết khấukhông phải là người mắc nợ chính của ngân hàng, trong khi khách hàng đượcthấu chi lại luôn đóng vai trò là người mắc nợ của ngân hàng, sau khi họ đã sửdụng số tiền trên tài khoản thanh toán vượt quá số dư hiện có theo sự đồng ýcủa ngân hàng trong hạn mức thấu chi đã thỏa thuận Chiết khấu là nghiệp vụ

có phần an toàn hơn vì nó đảm bảo cho ngân hàng có được khả năng thanhkhoản bằng phương pháp tái chiết khấu tại Ngân hàng trung ương hoặc cácngân hàng thương mại khác [27]

Thứ năm, nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu cũng khác với nghiệp vụ chovay có bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu ở chỗ, khi ngân hàng nhận chiết khấuhối phiếu cho khách hàng đồng nghĩa với việc khách hàng chuyển quyền sởhữu hối phiếu cho ngân hàng nhận chiết khấu Nếu ngân hàng chiết khấu toàn

bộ thời hạn còn lại của hối phiếu thì điều đó có nghĩa là khách hàng đã bánđứt hối phiếu cho ngân hàng và không có quyền đòi lại Còn cầm cố hối phiếulại là căn cứ để ngân hàng yêu cầu người đi vay trả nợ, trong trường hợpngười đi vay không trả được nợ thì cầm cố là cơ sở pháp lý để ngân hàng cóquyền xử lý tài sản bảo đảm đó – chính là hối phiếu để bù đắp một phần hoặctoàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng Nhưng nếu khách hàng hoàn trả nợ

Trang 31

cho ngân hàng đúng thời hạn thì hối phiếu mà khách hàng dùng làm tài sảncầm cố tại ngân hàng sẽ được ngân hàng trả lại theo như thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng đã ký giữa khách hàng và ngân hàng.

1.2.7 Vai trò của hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

Hai là, trong quan hệ chiết khấu, người xin chiết khấu không bị ràngbuộc với nghĩa vụ sử dụng vốn đúng mục đích Chiết khấu hối phiếu cũngvậy, khách hàng muốn sử dụng khoản tiền do ngân hàng trả cho việc chiếtkhấu hối phiếu vào mục đích nào là do họ quyết định, đó là điểm khác biệt rõrệt giữa nghiệp vụ chiết khấu và cho vay của tổ chức tín dụng Trong nghiệp

vụ cho vay, khách hàng vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng Nếu khách hàng sử dụng vốn vay vào mục

Trang 32

đích khác so với những gì đã thoả thuận với tổ chức tín dụng thì sẽ bị coi là viphạm các quy định của hợp đồng tín dụng và có thể bị tổ chức tín dụng phạt

vi phạm hợp đồng hoặc có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo thoảthuận để thu hồi nợ, ví dụ như trích tiền trên tài khoản tiền gửi của kháchhàng hoặc phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện ra toà án v v để thu hồi nợ.Như vậy hoạt động chiết khấu hối phiếu của tổ chức tín dụng không nhữngmang lại lợi ích thiết thực cho các tổ chức tín dụng mà còn mang lại lợi íchcho các tổ chức, cá nhân - với tư cách là khách hàng xin chiết khấu khi họ cầnvốn trong kinh doanh hoặc tiêu dùng riêng của họ

- Đối với ngân hàng thương mại:

Việc chiết khấu hối phiếu không chỉ mang lại những lợi ích đáng kểcho khách hàng mà còn cho chính NHTM thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hốiphiếu, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, nghiệp vụ chiết khấu thường được đánh giá là có quy trìnhđơn giản, nhanh chóng, tốn ít chi phí cho các bên và đặc biệt là cho cácNHTM Nếu như trong hoạt động cho vay, tổ chức tín dụng phải thẩm định

hồ sơ xin vay của khách hàng với nhiều thủ tục phức tạp, nhất là việc thẩmđịnh giá trị cũng như tính hợp pháp của tài sản bảo đảm thì trong nghiệp vụchiết khấu hối phiếu tổ chức tín dụng thường chỉ phải quan tâm đến khả năngtrả nợ của người bị ký phát

Thứ hai, chiết khấu được xem là một nghiệp vụ hạn chế rủi ro tín dụngcho NHTM So với hoạt động cho vay, việc chiết khấu hối phiếu có sự đảmbảo trả nợ không chỉ từ người bị ký phát mà còn có thể được đảm bảo từnhững người khác có liên quan như người bảo lãnh, người ký phát, ngườichuyển nhượng

Thứ ba, chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng thươngmại mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức này sử dụng vốn một cách linh hoạt

Trang 33

và có hiệu quả nhờ khả năng chiết khấu lại (tái chiết khấu) ở ngân hàng trungương hoặc ở ngân hàng thương mại khác Hơn nữa sự ứng vốn trong nghiệp

vụ chiết khấu sẽ tạo ra tiền gửi, đó chính là nguồn vốn của ngân hàng Điều

đó có nghĩa là khi thực hiện chiết khấu, số tiền cấp cho khách hàng có thểchuyển sang tài khoản tiền gửi của khách hàng, nếu chưa thực sự cần thìkhách hàng sẽ không rút ngay tiền mặt trong tài khoản của mình và như vậy

đã tạo ra nguồn vốn mới cho ngân hàng để cho vay Chính điều này đã hấpdẫn các ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hơn các nghiệp

vụ tín dụng khác

1.3 Nguyên tắc và phương thức chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

1.3.1 Nguyên tắc chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

Việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng xinchiết khấu: Điều này có nghĩa là hoạt động chiết khấu của NHTM được thựchiện dựa trên cơ sở sự tự do ý chí của các bên – ngân hàng và khách hàng.Các bên thỏa thuận các điều khoản về nội dung của hợp đồng chiết khấu.NHTM và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu việc thanh toántiền chiết khấu trước hạn, thu phí hoặc không thu phí khi khách hàng thanhtoán tiền chiết khấu trước hạn

Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2013/TT – NHNN thì: “Hợp đồng chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc chiết khấu (sau đây gọi tắt là hợp đồng chiết khấu) [10]” Vậy có thể thấy, hoạt

động chiết khấu hối phiếu là hoạt động tự nguyện của các bên Không bên nào

Trang 34

có quyền áp đặt ý chí, bắt buộc bên kia phải thực hiện Đây là nguyên tắc rấtquan trọng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của các chủ thể tham giaquan hệ chiết khấu hối phiếu.

- Nguyên tắc khách hàng phải sử dụng tiền chiết khấu để thanh toán cácgiao dịch mà pháp luật không cấm, đảm bảo khả năng tài chính để mua lạicông cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác hoặc thanh toán đầy đủ số tiềnchiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác cho ngân hàng thươngmại Nguyên tắc này gắn liền với mục đích chiết khấu của khách hàng là huyđộng được nguồn vốn nhất định để đầu tư, kinh doanh vào các ngành nghề,giao dịch mà pháp luật không cấm Tuy nhiên, trong trường hợp chiết khấu có

kỳ hạn thì khách hàng không những phải thanh toán đầy đủ lãi suất, phí chiếtkhấu, mà còn phải bảo đảm khả năng tài chính để mua lại hối phiếu khi đến hạntheo thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu Điều này nhằm đảm bảo sự an toàncho ngân hàng thương mại khi thực hiện chiết khấu hối phiếu của khách hàng

- Nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết địnhthực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá kháccủa ngân hàng thương mại Nguyên tắc này đòi hỏi khi chiết khấu, NHTMphải thẩm định kỹ hồ sơ chiết khấu, tách biệt giữa khâu thẩm định và khâuquyết định chiết khấu Thẩm định được thực hiện bởi hội đồng thẩm địnhriêng, còn quyết định chiết khấu được khẳng định bởi văn bản dựa trên kếtquả thẩm định Việc thẩm định sai, dẫn đến thất thoát nguồn vốn của ngânhàng khi chiết khấu thì người thẩm định hoàn toàn phải chịu trách nhiệm vềvấn đề này

1.3.2 Các phương thức chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

Chiết khấu hối phiếu là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàngthương mại, được hình thành trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu cần vốn cấp thời

Trang 35

của người sở hữu hối phiếu, khi mà họ không thể đòi tiền người mắc nợ vì hốiphiếu chưa đến hạn thanh toán Đôi khi khách hàng cần một khoản vốn cấpthời để sản xuất, kinh doanh hoặc để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhưng lạikhông muốn bán hẳn hối phiếu mà mình đang sở hữu cho Ngân hàng hoặccũng có trường hợp người sở hữu hối phiếu muốn bán hẳn hối phiếu choNgân hàng để giải quyết nỗi lo hối phiếu không được thanh toán đủ và đúngthời hạn Trong trường hợp như vậy khách hàng có thể bán hẳn hối phiếu chongân hàng hoặc bán hối phiếu cho ngân hàng nhưng cam kết sẽ mua lại chínhhối phiếu mà họ đã bán vào một ngày nhất định trong tương lai, theo giá cả dohai bên thỏa thuận trước.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, nhà làm luật đã dự liệu hai phươngthức chiết khấu hối phiếu, bao gồm phương thức chiết khấu toàn bộ thời hạncòn lại của hối phiếu và phương thức chiết khấu một phần còn lại của hốiphiếu Hai phương thức chiết khấu này được quy định cụ thể ở điều 10 TT04/2013/TT - NHNN như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn các phương thức chiết khấu sau đây:

1 Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại công

cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.

2 Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng; khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với

Trang 36

số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người

có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ

có giá khác [10].

1.3.2.1 Phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi.

Theo phương thức này, ngân hàng cam kết mua hẳn hối phiếu củakhách hàng theo giá chiết khấu do các bên thỏa thuận dựa trên giá trị thanhtoán ghi trên hối phiếu Trên cơ sở hợp đồng chiết khấu, khách hàng có nghĩa

vụ phải chuyển giao ngay quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng nhận chiếtkhấu mà không có bất cứ một cam kết nào liên quan đến việc mua lại hốiphiếu đó Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng thương mại xuất trình hối phiếu

đó với tư cách là người sở hữu để yêu cầu người bị ký phát hoặc người pháthành thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu Tuy nhiên, khi NHTM không nhậnđược đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán thìNHTM có quyền truy đòi toàn bộ số tiền đã chiết khấu từ khách hàng xinchiết khấu

Như vậy, bản chất của phương thức chiết khấu này là khách hàng vàngân hàng thương mại thỏa thuận mua bán hẳn hối phiếu với toàn bộ thời hạnthanh toán còn lại của hối phiếu Ngân hàng trở thành chủ sở hữu của hốiphiếu sau khi đã thanh toán tiền cho khách hàng và khách hàng làm thủ tụcchuyển giao quyền sở hữu hối phiếu đó cho ngâng hàng Ngân hàng sẽ đượchưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ hối phiếu đó với tư cách là người sở hữumới của hối phiếu mà không bị bất cứ sự hạn chế nào về khả năng định đoạthối phiếu

1.3.2.2 Phương thức chiết khấu hối phiếu có kỳ hạn

Trong thực tế, đôi khi khách hàng có nhu cầu vốn cấp thời và chỉ muốnbán hối phiếu cho ngân hàng trong một thời hạn nhất định để có thể có một

Trang 37

khoản vốn cần thiết và cam kết hết thời hạn đó thì khách hàng sẽ mua lạichính hối phiếu đó từ ngân hàng.

Đối với phương thức chiết khấu này các bên đã thỏa thuận hai vấn đề

cơ bản sau:

Một là, khách hàng cam kết bán hối phiếu cho ngân hàng trong mộtthời hạn nhất định với giá cả do hai bên thỏa thuận ngay ở thời điểm ký kếthợp đồng Với cam kết này khách hàng phải có nghĩa vụ chuyển giao hốiphiếu cho ngân hàng cầm giữ và quản lý như một chủ sở hữu, nhưng chủ sởhữu này bị hạn chế quyền định đoạt Đồng thời khách hàng có quyền yêu cầungân hàng thanh toán ngay cho mình khoản tiền bán hối phiếu theo giá cả đãđược hai bên thỏa thuận

Hai là, khách hàng cam kết sẽ mua lại hối phiếu đó từ ngân hàngthương mại khi thời hạn bán kết thúc Với cam kết này khách hàng đượcquyền ưu tiên mua lại hối phiếu so với người thứ ba, đồng thời ngân hàng cónghĩa vụ phải bán lại hối phiếu đó cho khách hàng trong thời hạn đã cam kết,theo giá cả các bên thỏa thuận trước Nếu kết thúc thời hạn thỏa thuận mua lại

mà khách hàng không thực hiện việc mua lại thì khi đó họ mất quyền ưu tiênmua lại hối phiếu của họ và khi đó ngân hàng cũng không còn bị ràng buộc vớinghĩa vụ phải bán lại hối phiếu đó cho khách hàng, đồng thời ngân hàng có toànquyền định đoạt đối với hối phiếu theo ý chí của chính mình chứ không còn bịchi phối bởi cam kết bán lại với khách hàng được chiết khấu nữa

Như vậy có thể thấy điểm khác nhau cơ bản giữa phương thức chiếtkhấu có bảo lưu quyền truy đòi và chiết khấu có kỳ hạn của hối phiếu là ởquyền sở hữu hối phiếu của ngân hàng nhận chiết khấu Ở phương thức chiếtkhấu có bảo lưu quyền truy đòi , ngân hàng sẽ được sở hữu ngay hối phiếu kể

từ khi khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu Còn trongphương thức chiết khấu có kỳ hạn, nếu sau thời hạn chiết khấu mà khách

Trang 38

hàng không mua lại hối phiếu theo thỏa thuận thì ngân hàng mới là chủ sởhữu đầy đủ đối với hối phiếu và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từhối phiếu đó Ngoài ra, trong phương thức chiết khấu có bảo lưu quyền truyđòi, ngân hàng luôn được đảm bảo khả năng thanh toán tiền đã chiết khấu kể

cả khi người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu không thực hiện.Điều nàyhạn chế rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện hoạt động chiết khấu hối phiếu

1.4 Phân biệt hoạt động chiết khấu hối phiếu và cầm cố hối phiếu của ngân hàng thương mại

Theo quy định tại Điều 326 của Bộ Luật dân sự 2005 về cầm cố tài sản

thì:“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố)

để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” [14].

Theo quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 thì Ngườithụ hưởng hối phiếu có quyền cầm cố hối phiếu tại ngân hàng để bảo đảm chomột khoản vay tại Ngân hàng, các quy định về cầm cố hối phiếu được quyđịnh cụ thể như sau:

“Điều 36 Quyền được cầm cố hối phiếu đòi nợ: Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Mục này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 37 Chuyển giao hối phiếu đòi nợ để cầm cố:Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản.

Điều 38 Xử lý hối phiếu đòi nợ được cầm cố: Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu đòi nợ cho người cầm cố Trong trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm

Trang 39

cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng hối phiếu đòi

nợ và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố” [15].

Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 thì Hợp đồng cầm cố tài sản,giấy tờ có giá nói chung và hợp đồng cầm cố hối phiếu nói riêng được xác lậpnhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của chủ thể mang nghĩa vụ trong hợp đồngchính Tuy hợp đồng cầm cố là hợp đồng phái sinh từ hợp đồng chính, nhưngkhông phải trong mọi trường hợp hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng cầm

cố vô hiệu theo Điều này chỉ đúng khi các bên có thỏa thuận

Hình thức bắt buộc của hợp đồng cầm cố hối phiếu là phải được lậpthành văn bản, có thể lập thành một bản hợp đồng riêng, hoặc có thể ghitrong hợp đồng chính

Cầm cố được sử dụng với vai trò là một trong những biện pháp quantrọng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng xảy ra khi người cónghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ choNgân hàng Rủi ro tín dụng là nguy cơ Ngân hàng không đòi được tiền gốc

mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay cũng như tiền lãi phát sinh từ số tiềngốc Cầm cố là một biện pháp bảo đảm nhằm ngăn ngừa những rủi ro đó

Tài sản cầm cố chỉ được phép xử lý khi rủi ro xảy ra, đó là khi kháchhàng không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ được nghĩa vụ trả nợ củamình đối với Ngân hàng Khi đó Ngân hàng sẽ phát mại tài sản cầm cố củakhách hàng chính là việc chuyển nhượng hối phiếu cho người khác, nhậnthanh toán giá trị của hối phiếu từ Người bị ký phát hoặc người phát hànhhoặc chiết khấu hối phiếu đó tại Ngân hàng thương mại khác hoặc Ngân hàngNhà nước nếu được chấp thuận Việc xử lý tài sản bảo đảm này nhằm bù đắpvào khoản tiền mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay Còn nếu khách hàngthực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng của mình thì tài

Trang 40

sản bảo đảm đó sẽ được trả lại cho khách hàng vay, khi đó đương nhiên Ngânhàng không có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng.

Do việc cầm cố buộc khách hàng phải chuyển giao tài sản cầm cố, cụthể trong trường hợp này là chuyển giao hối phiếu cho Ngân hàng nên quyền

sử dụng, chiếm hữu và định đoạt đối với hối phiếu của khách hàng cũng bịhạn chế Trong thời gian cầm cố, khách hàng không có quyền chiếm hữu,định đoạt ví dụ như: tặng cho, chuyển nhượng, chiết khấu hay cầm cố chomột nghĩa vụ khác đối với hối phiếu đã cầm cố nếu như không có thỏa thuậnhoặc được sự đồng ý của Ngân hàng Tuy nhiên điều đó không có nghĩa lànhững quyền đối với hối phiếu của khách hàng bị mất đi hoàn toàn và cũngkhông phải các quyền đó được chuyển giao cho Ngân hàng Ngân hàng sẽ làmthủ tục hoàn trả lại hối phiếu cho khách hàng khi khách hàng hoàn thành xongnghĩa vụ đối với Ngân hàng

Như vậy biện pháp cầm cố hối phiếu trong hoạt động cho vay của Ngânhàng thương mại có những điểm khác biệt rõ rệt với hoạt động chiết khấu hốiphiếu là ở chỗ:

Thứ nhất, Hợp đồng cầm cố có thể lập thành văn bản riêng hoặc có thểghi trong hợp đồng chính nhưng hợp đồng chiết khấu hối phiếu thì bắt buộcphải lập thành văn bản riêng Hợp đồng cầm cố chỉ là hợp đồng phụ của hợpđồng chính là hợp đồng tín dụng, việc khách hàng chuyển giao tài sản choNgân hàng quản lý trong thời gian vay vốn chỉ là một biện pháp bảo đảm chonghĩa vụ của khách hàng để Ngân hàng tránh được những rủi ro tín dụng cóthể xảy ra Trong khi đó, hối phiếu là một loại giấy tờ có giá độc lập hoàntoàn với giao dịch kinh tế sản sinh ra nó, trên hối phiếu không cần phải thểhiện nguyên nhân sinh ra nó mà người ta chỉ quan tâm đến số tiền phải trả ghitrên hối phiếu và những nội dung liên quan đến việc trả tiền, do đó hợp đồngchiết khấu hối phiếu là một hợp đồng độc lập, hết thời hạn thanh toán thì

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ngân hàng Nhà nước (2003), Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày12/8/2013
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2003
5. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN sửa đổiQuyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2013
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2008
6. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quy trình nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng số 7129/QT- NHNN ngày 06 tháng 8 năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình nghiệp vụ chiết khấu, tái chiếtkhấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng số 7129/QT-NHNN ngày 06 tháng 8 năm 2008
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2008
7. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 10 năm 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ cógiá của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 10 năm 2004
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2004
8. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 17/2006/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 4 năm 2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 17/2006/QĐ-NHNN ngày 20tháng 4 năm 2006
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2006
9. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN về việcban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng củaTổ chức tín dụng đối với khách hàng
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2006
10. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2013,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01tháng 3 năm 2013
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2013
11. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàngNhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2012
12. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12ngày 16 tháng 6 năm 2010
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2010
13. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16tháng 6 năm 2010
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2010
14. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27 tháng 6 năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27 tháng 6 năm 2005
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
15. Quốc hội (2005), Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH15ngày 29 tháng 11 năm 2005
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
17. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh thương phiếu số 17/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24 tháng 12 năm 1999, Hà Nội.Giáo trình, sách tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh thương phiếu số17/1999/PL-UBTVQH10" n"gày 24 tháng 12 năm 1999
Tác giả: Ủy ban thường vụ Quốc hội
Năm: 1999
18. Bộ giáo dục và đào tạo (2003), Giáo trình kinh tế chính trị, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bảnChính trị quốc gia
Năm: 2003
19. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, chương XII – TS Ngô Quốc Kỳ - Thanh toán và tín dụng trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Thương mạiQuốc tế, chương XII – TS Ngô Quốc Kỳ - Thanh toán và tín dụng trongthương mại quốc tế
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
19. PGS. TS Lê Thị Thu Thủy (2005), Giáo trình luật Ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Ngân hàng Việt Nam
Tác giả: PGS. TS Lê Thị Thu Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
20. TS. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam – Chương VI: Pháp luật điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam –Chương VI: Pháp luật điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giácủa Tổ chức tín dụng
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Tuyến
Nhà XB: Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm: 2005
21. GS. NGUT. Đinh Xuân Trình & TS. Đặng Thị Nhàn (2006), Thị trường thương phiếu ở Việt Nam, Trường đại học Ngoại Thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hôi, Hà Nội.Các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trườngthương phiếu ở Việt Nam
Tác giả: GS. NGUT. Đinh Xuân Trình & TS. Đặng Thị Nhàn
Nhà XB: Nhà xuất bảnLao động – Xã hôi
Năm: 2006
22. Nguyễn Hải Hà (1999), Thương phiếu với vấn đề lạnh mạnh hoá hoạt động tiền tệ, Tạp chí Thị trường tài chính 7/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương phiếu với vấn đề lạnh mạnh hoá hoạtđộng tiền tệ
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Năm: 1999
30. Uniform Law for Bills of Exchange – Geneve Convention 1930, ULB 1930 31. Website:http://dangcongsanvietnam.com.vn Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w