Bù trừ và thanh toán giao dịch trái phiếu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn cho đầu tư pháp triển kinh tế ở Hà nội.docx (Trang 130 - 137)

- Đẩy mạnh thu hút vốn thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng.

c. Bù trừ và thanh toán giao dịch trái phiếu

Với đặc điểm là các trái phiếu thường giao dịch theo khối lượng lớn nên tham gia các giao dịch trái phiếu chủ yếu là các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư có tổ chức, là các tổ chức có đủ khả năng tài chính và chiến lược, kế hoạch lâu dài cho hoạt động đầu tư của mình. Hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch trái phiếu có thể được tổ chức như sau:

+ Các thành viên hệ thống giao dịch trái phiếu là các tổ chức được trực tiếp giao dịch trên hệ thống, thoả thuận trực tiếp với đối tác về giá cả; đồng thời, đây cũng là thành viên hoặc thành viên hạn chế có tài khoản chứng khoán mở tại Trung tâm lưu ký đứng tên mình nên việc bù trừ và thanh toán các giao dịch trái phiếu có thể tiến hành trực tiếp giữa các tổ chức này với bên đối tác tham gia giao dịch thông qua Trung tâm lưu ký mà không phải thông qua một tổ chức trung gian nào. Như vậy, trong trường hợp giao dịch trực tiếp giữa hai thành viên hệ thống giao dịch trái phiếu này thì ngoài phương thức bù trừ đa phương còn có thể áp dụng phương thức bù trừ song phương và thời hạn thanh toán theo thoả thuận song không vượt quá T+15.

Ngoài ra, có thể cho phép thành viên trong hệ thống giao dịch trái phiếu được áp dụng hình thức thanh toán theo từng lần giao dịch đối với những giao dịch lớn. Hình thức này tạo thuận lợi cho các thành viên trong việc thoả thuận các điều kiện thanh toán theo cách linh hoạt nhất và giúp giảm thiểu rủi ro cho cả hệ thống.

+ Đối với những tổ chức đầu tư không là thành viên hệ thống hoặc cá nhân muốn mua trái phiếu thì phải thông qua công ty môi giới thành viên. Hình thức bù trừ và thanh toán cần áp dụng như các chứng khoán thông thường khác (theo hình thức bù trừ đa phương, thời hạn thanh toán T+3)

Nhằm thúc đẩy việc chuyển giao, chi trả, thanh toán các giao dịch trái phiếu được tiến hành bởi các nhà đầu tư có tổ chức, là đối tượng tham gia thị trường có khối lượng giao dịch chiếm tỷ trọng lớn, Trung tâm giao dịch Hà nội

cần thiết xây dựng một hệ thống xác nhận và thanh toán riêng biệt đối với các giao dịch này. Hệ thống này sẽ dựa vào một chủ thể quan trọng nhất là Trung tâm lưu ký để điều phối toàn bộ quá trình thanh toán giữa các thành viên trong hệ thống giao dịch trái phiếu thông qua hệ thống quản lý tài khoản của Trung tâm lưu ký và hệ thống kết nối giữa Trung tâm giao dịch Hà nội với các tổ chức thành viên tham gia hệ thống.

III.5.2. Về các giải pháp tổ chức thực hiện.

Với vai trò là một thể chế tài chính bậc cao, thị trường chứng khoán sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của cả nước và Thủ đô. Do vậy, chúng tôi cho rằng, cần sớm đưa TTGDCK Hà Nội vào hoạt động, tạo ra một kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô và cả nước thông qua thị trường này, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm tài chính tiền tệ của cả nước. Muốn vậy, cần phải tập trung vào các nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn sau:

III.5.2.1. Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn lực để khai trương hoạt động của TTGDCK Hà Nội.

Để sớm đưa TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, về phía UBCKNN và TTGDCK Hà Nội cần khẩn trương hoàn thành các công việc sau:

- Cải tạo, sửa sang trụ sở làm việc và lắp đặt hệ thống giao dịch ban đầu. - Lập phương án hoạt động của TTGDCK Hà Nội trong từng giai đoạn. - Kiện toàn bộ máy tổ chức.

- Hoàn thiện các quy trình, thủ tục giao dịch tại trung tâm.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ đảm bảo đủ năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để phục vụ tốt công việc được giao.

- Phối hợp với các công ty chứng khoán để triển khai phương án kết nối hệ thống giao dịch.

- Triển khai các chương trình tạo hàng hoá cho thị trường. Tuyên truyền, quảng bá cho doanh nghiệp và công chúng đầu tư về sự ra đời, hoạt động của TTGDCK Hà Nội.

III.5.2.2.Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Trước đây, văn bản cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là Nghị định 48/1998/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện

định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003. Nghị định này ra đời đã khắc phục được nhiều điểm bất cập của Nghị định 48, đặc biệt là Nghị định mới đã quy định điều chỉnh mọi hoạt động phát hành ra công chúng, bất kể là niêm yết hay không niêm yết. Tuy nhiên, vì Nghị định 144 mới được ban hành, chưa có thời gian để kiểm nghiệm thực tế nên chưa thể đánh giá xác thực về hiệu quả thi hành của văn bản này trong mọi vấn đề, song xét ở góc độ hoạt động của TTGDCK Hà nội, để có thể triển khai hoạt động TTGDCK Hà nội theo mô hình đề xuất, cần thiết phải có những hướng dẫn triển khai nghị định 144 đầy đủ, bao quát được tất cả các mặt hoạt động giao dịch có tính đặc thù riêng tại TTGDCK Hà nội. Cụ thể là, như đã đề xuất, trong giai đoạn ban đầu hệ thống giao dịch ban đầu tại TTGDCK Hà Nội không chỉ áp dụng hình thức giao dịch tập trung mà còn cả hình thức thoả thuận qua mạng báo giá trung tâm. Do vậy, để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thoả thuận thì các văn bản hướng dẫn Nghị định 144 cần quy định cụ thể về nguyên tắc và cơ chế hoạt động cho mỗi hình thức giao dịch, bảo đảm việc tổ chức triển khai các hình thức giao dịch khác nhau tại TTGDCK Hà nội được an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho hoạt động của TTGDCK Hà nội giai đoạn hai theo mô hình thị trường OTC hoàn chỉnh, cần thiết phải chuẩn bị chương trình soạn thảo và ban hành Luật chứng khoán trong giai đoạn trước 2010 để, một mặt bảo đảm tính pháp lý cao hơn Nghị định, giúp giải quyết một số tồn tại hiện nay phát sinh từ việc thiếu tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luật chung với chuyên nghành chứng khoán, mặt khác để tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động của thị trường OTC giai đoạn 2. Trong đó, Luật chứng khoán và hệ thống các văn bản hướng dẫn luật cần đảm bảo điều chỉnh những nội dung chủ yếu trong cơ chế quản lý và hoạt động của thị trường OTC như sau:

- Mô hình tổ chức và quản lý thị trường OTC: TTGDCK Hà nội (Trung tâm giao dịch OTC) cần có tư cách pháp nhân độc lập, có vai trò, vị trí như một sở giao dịch, thời gian trước mắt vẫn do Nhà nước sở hữu.

- Phạm vi hoạt động: hoạt động của Trung tâm OTC cần được phát triển theo hướng độc lập hơn, có thẩm quyền lớn hơn. Trước mắt, UBCKNN thực hiện việc cấp phép niêm yết, đến 2010, thẩm quyền cấp phép niêm yết, cấp đăng ký giao dịch và cấp đăng ký thành viên sẽ được giao cho Trung tâm OTC. Bên cạnh đó, thẩm quyền kiểm tra giám sát của Trung tâm OTC cần được mở rộng hơn, không chỉ dừng lại ở việc giám sát các hoạt động giao dịch tại sàn mà có thẩm quyền kiểm tra điều tra tại chỗ đối với công ty niêm yết và công ty chứng

khoán thành viên (đặc biệt là các công ty chứng khoán thành viên thực hiện chức năng tạo lập thị trường).

- Hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch: cần quy định rõ các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường OTC, các tiêu chuẩn và quy trình niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó cần nhấn mạnh hơn nữa các tiêu chuẩn về quản trị công ty.

- Mô hình tổ chức giao dịch: để bảo đảm tính pháp lý cho hoạt động giao dịch trên thị trường OTC, cần quy định rõ các hình thức tổ chức hệ thống giao dịch (hệ thống giao dịch qua nhà tạo lập thị trường, hệ thông báo giá trung tâm, hệ thống giao dịch trái phiếu...), các phương thức, cơ chế, quy trình giao dịch của từng hệ thống...

- Mô hình hệ thống thanh toán: cần quy định cụ thể cơ chế thanh toán áp dụng trong hoạt động của thi trường OTC tương ứng với mỗi hình thức giao dịch nói trên.

- Thành viên thị trường OTC: cần quy định rõ các loại thành viên tham gia hoạt động trên thị trường, điều kiện tiêu chuẩn và phạm vi tham gia của mỗi loại thành viên, bao gồm thành viên là nhà tạo lập thị trường, thành viên là công ty chứng khoán, thành viên là các nhà đầu tư có tổ chức, các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư...

- Hoạt động công bố thông tin: các quy định về nội dung cũng như hình thức công bố thông tin trên thị trường OTC sẽ không không khác biệt nhiều so với hoạt động công bố thông tin trên thị trường tập trung. Tuy nhiên, cần quản lý theo xu hướng chung là tiến tới áp dụng mô hình quản lý theo chế độ công bố thông tin đầy đủ (full disclosure), theo mô hình này, tổ chức phát hành phải cung cấp đầy đủ cho các nhà đầu tư các thông tin quan trọng về công ty của mình để từ đó các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và họ phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó. Đặc biệt, trên thị trường OTC cần gắn kết và nâng cao trách nhiệm công ty chứng khoán trong vấn dề công bố thông tin của công ty mà họ làm tạo lập thị trường. Các công ty niêm yết cần thực hiện việc xây dựng và áp dụng những quy định về Điều lệ mẫu. Cụ thể hoá các quy trình luân chuyển và công bố thông tin tại Trung tâm giao dịch OTC, Công ty chứng khoán và công ty niêm yết.

- Hoạt động tạo lập thị trường: để tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tạo lập thị trường cần có các quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn làm nhà

nhà tạo lập thị trường. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho hoạt động tạo lập thị trường cũng như tạo tính thanh khoản cho thị trường và phòng ngừa rủi ro, cần quy định cho phép nhà tạo lập thị trường áp dụng hình thức vay chứng khoán và bán khống để hỗ trợ cho hoạt động tạo lập thị trường,dần cho phép sử dụng các công cụ rào chắn rủi ro (hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn...).

- Để hỗ trợ và phát triển các hoạt động giao dịch trái phiếu trên thị trường OTC, cần tạo ra công cụ và cơ chế cho sự phát triển của loại hợp đồng mua lại (repo) , bổ sung các quy định pháp lý có liên quan đến cho vay và thế chấp chứng khoán.

- Tạo cơ chế khuyến khích hoạt động của quỹ đầu tư và tổ chức đầu tư: thị trường OTC có tính chất là thị trường thoả thuận, do đó các nhà đầu tư tổ chức sẽ đóng một vai trò rất lớn trên thị trường này. Vì vậy, để thị trường này hoạt động hiệu quả cần có cơ chế khuyến khích thu hút các nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ đầu tư vào thị trường này. Bên cạnh đó, mở rộng các loại hình quỹ đầu tư như quỹ tư nhân (Quỹ thành viên), quỹ hưu trí...

III.5.2.3.Tạo cung hàng hoá ban đầu cho thị trường

Thị trường chứng khoán không thể hoạt động nếu như không có hàng hoá. Hàng hoá của thị trường chứng khoán chính là các chứng khoán niêm yết trên thị trường. Nhiệm vụ tạo cung hàng hoá cho TTGDCK Hà Nội không thể không tính đến kinh nghiệm thực tế khi xây dựng thị trường tại TP.HCM, đó là, mặc dù nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp trên cả nước hiện nay là rất lớn, nhưng khả năng sẵn sàng tham gia niêm yết của các công ty vào thị trường chứng khoán chưa cao.

Do vậy, để TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động suôn sẻ và sôi động, phải chuẩn bị một lượng hàng đủ lớn cho thị trường này, theo đó các giải pháp tạo hàng cần tập trung vào những công việc chính sau:

- UBCK và TTGDCK Hà nội cần xây dựng một đề án tạo hàng cụ thể cho TTGDCK Hà nội, trong đó có sự phối kết hợp chặt chẽ với các bộ nghành, UBNDTp. Hà nội và các đơn vị liên quan trên địa bàn Hà nội trong việc lựa chọn các doanh nghiệp đã cổ phần hoá trên địa bàn Hà nội nếu đủ điều kiện sẽ vận động đưa vào niêm yết hoặc các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hoá sẽ gắn luôn với niêm yết.

- Tăng cường công tác đào tạo và phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp để họ nhận thức được vai trò và lợi ích của thị trường chứng khoán đối với sự

phát triển lâu dài của mình, tạo cho họ niềm tin và quyết tâm tham gia vào thị trường một cách tự nguyện.

- Các công ty niêm yết cần được khuyến khích hơn nữa bằng nhiều hình thức, đặc biệt là bằng các chính sách tài chính, chính sách thuế như miễn, giảm thuế thu nhập công ty trong một số năm đầu tham gia thị trường...

- Chính phủ cần có những thay đổi về cơ chế xác định lãi suất trái phiếu Chính phủ, đồng thời có chính sách xác lập và hỗ trợ các tổ chức tạo lập thị trường cho trái phiếu Chính phủ. Điều này sẽ giúp tăng tính hấp dẫn của loại trái phiếu này và hình thành nên một mức lãi suất chuẩn cho các loại trái phiếu khác như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu đô thị, góp phần huy động được nhiều vốn hơn nữa cho đầu tư và phát triển từ việc phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao tính tự chủ và xoá bỏ cơ chế ưu đãi doanh nghiệp nhà nước để khuyến khích các đối tượng này phát hành trái phiếu huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Điều này không chỉ có tác dụng thúc đẩy năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, mà còn bổ sung lượng hàng hoá cho thị trường.

- Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá, nâng cao chất lượng doanh nghiệp cổ phần hoá vì thực tế hoạt động thị trường chứng khoán thời gian qua cho thấy, hầu hết các cổ phiếu đang niêm yết tại TTGDCK TP.HCM là cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá. Do đó, về phía các Bộ, ngành và địa phương chủ quản của các doanh nghiệp, cần gắn chặt chẽ chương trình cổ phần hoá của các Bộ, ngành, địa phương mình với thị trường chứng khoán, áp dụng triệt để hình thức bán đấu giá công khai cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá, công ty cổ phần thông qua TTGDCK theo tinh thần Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán.

III.5.2.4.Tạo cầu cho hàng hoá của thị trường

Thị trường chứng khoán không thể hoạt động, các doanh nghiệp không thể niêm yết trên thị trường nếu không phát sinh cầu về hàng hoá từ phía người đầu tư, do đó, việc tăng cung trên thị trường chứng khoán phải được tiến hành đồng thời với việc tăng cầu cho thị trường này khi nó được thành lập. Cho đến nay, mặc dù sự hoạt động của TTGDCK TP.HCM đã thu hút được sự quan tâm

năng đầu tư thực tế của công chúng. Theo ước tính, hiện nay còn có một lượng vốn lớn, nhàn rỗi trong dân cư chưa được khai thác và đầu tư một cách hiệu quả, khoảng 5-7 tỷ đôla. Trong thời gian qua, do mức lãi suất ngân hàng khá cao và mức sinh lời lớn của thị trường bất động sản mà một số lượng vốn lớn đã được

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn cho đầu tư pháp triển kinh tế ở Hà nội.docx (Trang 130 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w