Các đặc trưng cơ bản của hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 28)

hối phiếu của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là nghiệp vụ tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại thỏa thuận mua hối phiếu của khách hàng trước hạn thanh toán. Trường hợp hối phiếu đã được chiết khấu một lần ở một ngân hàng thương mại, sau đó ngân hàng thương mại này lại đem hối phiếu mà mình nhận chiết khấu đi chiết khấu tại một ngân hàng thương mại khác hoặc tại Ngân hàng Trung Ương thì nghiệp vụ này gọi là tái chiết khấu. Do vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa nghiệp vụ chiết khấu với tái chiết khấu hối phiếu là ở chỗ, chiết khấu là giao dịch mua bán hối phiếu lần đầu còn tái chiết khấu là giao dịch mua bán lại hối phiếu đã được chiết khấu.

1.2.6. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động chiết khấu hối phiếu củangân hàng thương mại ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tuy có nhiều điểm tương đồng với các nghiệp vụ tín dụng khác nhưng bản thân nó cũng hàm chứa những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, chiết khấu hối phiếu luôn có bản chất là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn. Tính chất ngắn hạn của nghiệp vụ tín dụng này thể hiện ở chỗ, khách hàng chỉ có thể đem chiết khấu ở ngân hàng với thời hạn dưới một năm mặc dù hối phiếu có thể còn thời hạn thanh toán trên một năm. Điều 3 -

Khoản 3 - Thông tư 04/2013/TT-NHNN qui định “Thời hạn chiết khấu

công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là khoảng thời gian tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận chiết khấu công cụ chuyển nhượng,” [10]

“giấy tờ có giá khác đến ngày khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ cam kết mua lại hoặc đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đó, bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ”.

Ngoài ra, Điều 11 - Khoản 2 - Thông tư 04/2013/TT-NHNN còn xác

định rõ: “Thời hạn chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước

ngoài và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của công cụ chuyển nhượng,”

“giấy tờ có giá khác; đối với giấy tờ có giá khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác phát hành, thời hạn chiết khấu tối đa là dưới 01 năm”[10].

Quy định này nhằm tránh cho ngân hàng nhận chiết khấu những rủi ro quá lớn khi nhận chiết khấu hối phiếu cho khách hàng và do đó tránh cho nền kinh tế những biến cố không đáng có do sự đổ vỡ của các ngân hàng.

Thứ hai, chiết khấu là một hình thức cho vay trực tiếp đối với người sở hữu hối phiếu nhưng lại là hình thức cho vay gián tiếp đối với người bị ký phát hoặc người phát hành. Thông qua việc chiết khấu hối phiếu, ngân hàng cung cấp một khoản tín dụng cho người sở hữu hối phiếu trên cơ sở quan hệ thương mại đã tồn tại trước đó giữa người thụ hưởng, người cầm giữ hối phiếu, người ký phát với người bị ký phát hoặc người phát hành.

Thứ ba, hoạt động chiết khấu hối phiếu của tổ chức tín dụng là một hình thức cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền. Có cùng bản chất với hình thức chuyển nhượng khoản cho vay, khách hàng là chủ sở hữu một trái quyền có kỳ hạn và họ có thể yêu cầu ngân hàng cấp ngay một khoản tín dụng cho mình bằng cách chuyển nhượng trái quyền đó cho ngân hàng, với điều kiện bị khấu trừ đi phần lợi tức chiết khấu. Bằng cách chiết khấu, ngân hàng không chỉ có tư cách giống như người cho vay mà còn có tư cách của một người mua các trái quyền chưa đến hạn thanh toán.Tuy nhiên, nghiệp vụ chiết khấu vẫn khác biệt với quan hệ chuyển nhượng các khoản cho vay ở chỗ, giao dịch chiết khấu đòi hỏi khách hàng phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, mà cụ thể ở đây là chuyển quyền sở hữu hối phiếu cho tổ chức tín

dụng theo các quy định của pháp luật. Trong khi đó giao dịch chuyển nhượng các khoản cho vay nghề nghiệp không bắt buộc khách hàng phải làm thủ tục này mà chỉ cần lập bảng kê các khoản nợ mà khách hàng có ý định chuyển nhượng cho ngân hàng và chuyển giao bảng kê đó cho ngân hàng là đủ. Còn ngân hàng sẽ có trách nhiệm thông báo việc chuyển nhượng này cho người thụ trái biết để sau đó họ sẽ chỉ có nghĩa vụ trả tiền cho người chủ nợ mới là ngân hàng.

Thứ tư, nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu cũng như chiết khấu giấy tờ có giá nói chung khác với nghiệp vụ tín dụng thấu chi ở chỗ, đối với ngân hàng thì chiết khấu có độ an toàn cao hơn thấu chi và khách hàng được chiết khấu không phải là người mắc nợ chính của ngân hàng, trong khi khách hàng được thấu chi lại luôn đóng vai trò là người mắc nợ của ngân hàng, sau khi họ đã sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán vượt quá số dư hiện có theo sự đồng ý của ngân hàng trong hạn mức thấu chi đã thỏa thuận. Chiết khấu là nghiệp vụ có phần an toàn hơn vì nó đảm bảo cho ngân hàng có được khả năng thanh khoản bằng phương pháp tái chiết khấu tại Ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng thương mại khác [27].

Thứ năm, nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu cũng khác với nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu ở chỗ, khi ngân hàng nhận chiết khấu hối phiếu cho khách hàng đồng nghĩa với việc khách hàng chuyển quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng nhận chiết khấu. Nếu ngân hàng chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của hối phiếu thì điều đó có nghĩa là khách hàng đã bán đứt hối phiếu cho ngân hàng và không có quyền đòi lại. Còn cầm cố hối phiếu lại là căn cứ để ngân hàng yêu cầu người đi vay trả nợ, trong trường hợp người đi vay không trả được nợ thì cầm cố là cơ sở pháp lý để ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm đó – chính là hối phiếu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Nhưng nếu khách hàng hoàn trả nợ

cho ngân hàng đúng thời hạn thì hối phiếu mà khách hàng dùng làm tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ được ngân hàng trả lại theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký giữa khách hàng và ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 28)