Các phương thức chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 34)

- Nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của ngân hàng thương mại. Nguyên tắc này đòi hỏi khi chiết khấu, NHTM phải thẩm định kỹ hồ sơ chiết khấu, tách biệt giữa khâu thẩm định và khâu quyết định chiết khấu. Thẩm định được thực hiện bởi hội đồng thẩm định riêng, còn quyết định chiết khấu được khẳng định bởi văn bản dựa trên kết quả thẩm định. Việc thẩm định sai, dẫn đến thất thoát nguồn vốn của ngân hàng khi chiết khấu thì người thẩm định hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.

1.3.2 Các phương thức chiết khấu hối phiếu của ngân hàngthương mại thương mại

Chiết khấu hối phiếu là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, được hình thành trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu cần vốn cấp thời

của người sở hữu hối phiếu, khi mà họ không thể đòi tiền người mắc nợ vì hối phiếu chưa đến hạn thanh toán. Đôi khi khách hàng cần một khoản vốn cấp thời để sản xuất, kinh doanh hoặc để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhưng lại không muốn bán hẳn hối phiếu mà mình đang sở hữu cho Ngân hàng hoặc cũng có trường hợp người sở hữu hối phiếu muốn bán hẳn hối phiếu cho Ngân hàng để giải quyết nỗi lo hối phiếu không được thanh toán đủ và đúng thời hạn. Trong trường hợp như vậy khách hàng có thể bán hẳn hối phiếu cho ngân hàng hoặc bán hối phiếu cho ngân hàng nhưng cam kết sẽ mua lại chính hối phiếu mà họ đã bán vào một ngày nhất định trong tương lai, theo giá cả do hai bên thỏa thuận trước.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, nhà làm luật đã dự liệu hai phương thức chiết khấu hối phiếu, bao gồm phương thức chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của hối phiếu và phương thức chiết khấu một phần còn lại của hối phiếu . Hai phương thức chiết khấu này được quy định cụ thể ở điều 10 TT 04/2013/TT - NHNN như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn các phương thức chiết khấu sau đây:

1. Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.

2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng; khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với

số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác [10].

1.3.2.1 Phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi.

Theo phương thức này, ngân hàng cam kết mua hẳn hối phiếu của khách hàng theo giá chiết khấu do các bên thỏa thuận dựa trên giá trị thanh toán ghi trên hối phiếu. Trên cơ sở hợp đồng chiết khấu, khách hàng có nghĩa vụ phải chuyển giao ngay quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng nhận chiết khấu mà không có bất cứ một cam kết nào liên quan đến việc mua lại hối phiếu đó. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng thương mại xuất trình hối phiếu đó với tư cách là người sở hữu để yêu cầu người bị ký phát hoặc người phát hành thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Tuy nhiên, khi NHTM không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán thì NHTM có quyền truy đòi toàn bộ số tiền đã chiết khấu từ khách hàng xin chiết khấu.

Như vậy, bản chất của phương thức chiết khấu này là khách hàng và ngân hàng thương mại thỏa thuận mua bán hẳn hối phiếu với toàn bộ thời hạn thanh toán còn lại của hối phiếu. Ngân hàng trở thành chủ sở hữu của hối phiếu sau khi đã thanh toán tiền cho khách hàng và khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu đó cho ngâng hàng. Ngân hàng sẽ được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ hối phiếu đó với tư cách là người sở hữu mới của hối phiếu mà không bị bất cứ sự hạn chế nào về khả năng định đoạt hối phiếu.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 34)