Phân biệt giữa hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại và

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 41)

thương mại và hoạt động chiết khấu hối phiếu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Về cơ sở pháp lý, hiện nay ngoài Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 là văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ pháp luật về hối phiếu và các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật các tổ chức tín

dụng 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010…v..v thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành QĐ số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 và quyết định này được thay thế bởi Thông tư số 04/2013/QĐ-NHNN ngày 01/3/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tuy nhiên với hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu của Ngân hàng Nhà nước với các Tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng thì chưa có một văn bản nào quy định riêng về vấn đề này. QĐ số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng cũng không có quy định cụ thể giấy tờ có giá được chiết khấu là Hối phiếu. Cụ thể tại Điều 5 QĐ 898/2003/QĐ-NHNN

quy định “ Các giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu bao gồm

tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ”. Gần đây nhất Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng

nước ngoài, Điều 6 Thông tư này quy định: “Giấy tờ có giá được chiết khấu:

1. Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước: a) Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND);

b) Được phép chuyển nhượng;

c) Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;

d) Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;

đ) Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;

e) Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.

2. Danh mục giấy tờ có giá được chiết khấu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ” [11].

Như vậy với việc quy định các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu, tái chiết khấu như trên thì rõ ràng là không phải lúc nào hối phiếu cũng được chiết khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, ngoài Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì không có một văn bản pháp luật nào khác quy định về việc chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng, vì vậy khi Ngân hàng Nhà nước nhận chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu cho các ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các quy định của Thông tư 01/2012/TT-NHNN.

- Vể cơ sở lý luận: không chỉ có khách hàng là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin chiết khấu hối phiếu trước khi hối phiếu đến hạn thanh toán mà chính các ngân hàng thương mại khi cần vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình cũng có nhu cầu chiết khấu hoặc tái chiết khấu hối phiếu. Chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu nói riêng và chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá nói chung là một hình thức tái cấp vốn đã có từ lâu đời của các Ngân hàng trung ương trên thế giới và cả của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng. Khi cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại, một mặt thông qua hoạt động tái cấp vốn, Ngân hàng Nhà nước đã đưa thêm một lượng tiền vào lưu thông, qua đó ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng trong đó có các ngân hàng thương mại khi có nhu cầu về vốn các

ngân hàng thương mại phải đến ngân hàng trung ương xin tái cấp vốn và một hình thức tái cấp vốn điển hình của ngân hàng nhà nước đó là chiết khấu , tái chiết khấu hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Như vậy có thể hiểu chiết khấu,tái chiết khấu là việc ngân hàng nhà nước mua hoặc mua lại các giấy tờ cò giá còn thời hạn thanh toán thuộc sở hữu của các ngân hàng. Ngàn hàng thương mại chính là người thụ hưởng giấy tờ có giá hoặc là người mua , đấu thầu trên thị trường sơ cấp.

Nếu ngân hàng thương mại có nhu cầu về vốn thì sẽ làm thủ tục tại Ngân hàng nhà nước để xin chiết khấu các giấy tờ có giá do mình là người là người thụ hưởng hoặc xin chuyển nhượng các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của mình. Ngân hàng trung ương sẽ mua lại các giấy tờ có giá mà ngân hàng thương mại xin chiết khấu, tái chiết khấu và giữ lại với một mức lãi suất do NHNN quy định.Với việc tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, NHNN có thể khuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, qua đó cũng giảm hoặc tăng mức cung ứng tiền tệ. Bằng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu NHNN có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối tiền tệ thông qua việc sử dụng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, để khuyến khích hay không khuyến khích các ngân hàng thương mại trong việc đi vay ở ngân hàng trung ương. Nếu chính sách được xác định là khuyến khích, NHNN sẽ hạ thấp lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, khi đó các ngân hàng thương mại có điều kiện đi vay với giá rẻ nên có thể vay nhiều hơn ở NHNN và có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay của họ, qua đó tăng lượng tiền trong lưu thông. Ngược lại, nếu muốn giảm bớt lượng tiền trong lưu thông NHNN sẽ tăng lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, khi đó ngân hàng thương mại phải vay ngân hàng NHNN với lãi suất cao do vậy lãi suất cho vay của họ đối với khách hàng cũng tăng theo. Do đó,thông qua việc điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu NHNN có thể thực hiện được chính sách tiền tệ, cho nên chiết khấu, tái chiết khấu là công cụ gián tiếp quan trọng của chính sách tiền tệ.

Theo Quy định tại Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì lãi suất chiết khấu được quy định như sau: “ Lãi suất chiết khấu là lãi suất

Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực hiện chiết

khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ” [11]. Còn theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Thông tư 04/2013/QĐ-NHNN thì:

Lãi suất chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành [10]. Qua đó ta thấy điểm khác biệt rõ rệt giữa nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với ngân hàng thương mại và nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu của ngân hàng thương mại đối với khách hàng phụ thuộc vào lãi suất cho vay thông thường hoặc theo sự thỏa thuận giữa bên nhận chiết khấu và bên được chiết khấu, nhưng đối với NHNN khi nhận chiết khấu, tái chiết khấu thì lãi suất được xác định phụ thuộc và chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng hay thắt chặt lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế của NHNN. Bên cạnh đó, ngoài việc điề u tiết bằng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước còn ban hành các quy định về hạn mức chiết khấu, tái chiết khấu và các quy định về điều kiện của các loại giấy tờ có giá xin chiết khấu, tái chiết khấu.

Một điểm khác biệt nữa giữa chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại và chiết khấu, tái chiết khấu của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là ở hạn mức chiết khấu, tái chiết khấu. Hạn mức chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại được quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông

tiền tệ quốc gia và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tổng hạn mức chiết khấu đối với lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

“2. Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên hàng quý, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá qua đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để làm cơ sở xác định và thông báo hạn mức chiết khấu cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quý.” [11]

Như vậy ta có thể hiểu hạn mức chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước dành cho các Ngân hàng thương mại được xác định căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ và tổng khối lượng tiền cung ứng đã được phê duyệt và quy mô hoạt động của từng Ngân hàng. Vì vậy, không phải lúc nào ngân hàng thương mại cũng có thể xin chiết khấu, tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước mà có thể bị từ chối nếu đã sử dụng hết hạn mức của mình hoặc còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể. Còn theo Điều 13 Thông tư 04/TT-NHNN quy định về mức chiết khấu

tối đa đối với một khách hàng và người có liên quan thì: Tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét quy định mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Qua điều luật này ta có thể thấy các nhà làm luật đã không đưa ra mức chiết khấu tối đa cho một khách hàng của tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng nữa như quy định trong QĐ 63/QĐ-NHNN nữa. Điều này đã tạo một cơ chế thông thoáng hơn cho cả ngân hàng thương mại và khách hàng xin chiết khấu. Khi chiết khấu hối phiếu cho khách hàng, ngân hàng thương mại chỉ quan tâm đến mệnh giá ghi trên hối phiếu, mục đích sử dụng số tiền được chiết khấu và khả năng thanh toán hối phiếu của người bị

ký phát, người phát hành. Nếu độ tín nhiệm của Người bị ký phát hoặc Người phát hành cao thì hối phiếu của họ cũng dễ dạng được chiết khấu. Vì vậy, hối phiếu được chiết khấu tại các ngân hàng thương mại là chủ yếu, nhanh chóng và thuận tiện hơn là khi xin chiết khấu, tái chiết khấu ở Ngân hàng Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một điểm khác biệt nữa giữa hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại đối với khách hàng và hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại là quyền truy đòi hối phiếu bị từ chối thanh toán. Cụ thể, theo qui định tại Quyết định số 63/QĐ-NHNN quy định về quyền truy đòi hối

phiếu bị từ chối thanh toán như sau “Tổ chức tín dụng có quyền truy đòi đối

với khách hàng và những người có liên quan về số tiền không được thanh toán đối với công cụ chuyển nhượng, tiền lãi trên số tiền chậm trả kể từ ngày công cụ chuyển nhượng đến hạn thanh toán,”

“chi phí truy đòi và các chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng, quy định của pháp luật có liên quan và thoả thuận của các bên”. Dẫn chiếu đến điều 48 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 thì khi khách hàng được ngân hàng thương mại nhận chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của hối phiếu, nhưng đến thời điểm thanh toán hối phiếu người bị ký phát hoặc người phát hành không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu cho ngân hàng thương mại thì ngân hàng thương mại có quyền truy đòi người người ký phát, người bảo lãnh, người chuyển nhượng trước mình (khách hàng được chiết khấu). Thông tư 04/TT-NHNN không dành riêng một điều luật để quy định về quyền truy đòi hối phiếu không được thanh toán như QĐ 63/QĐ-NHNN nhưng trong Khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/TT-NHNN quy định về phương thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng cũng đã quy định cụ thể về vấn đề này. Còn đối với Ngân hàng Nhà nước khi nhận chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu thì không có một văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này, do đó cũng không có quy định cụ thể nào về quyền truy đòi hối phiếu bị từ chối thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.

Kết luận Chương 1

Chương 1 luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận về hối phiếu và chiết khấu hối phiếu, trên cơ sở đó cho thấy chiết khấu hối phiếu là hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại hiện nay. Hoạt đông này có nhiều điểm đặc thù so với các hoạt động tín dụng khác của ngân hàng cũng như khác so với hoạt động cầm cố hối phiếu và hoạt động chiết khấu của ngân hàng trung ương. Việc phân tích các vấn đề lý luận này là rất cần thiết, làm tiền đề để nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại trong chương 2 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 41)