Vai trò của hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 31)

thương mại

- Đối với khách hàng:

Hoạt động chiết khấu hối phiếu đem lại cho khách hàng những lợi ích sau đây:

Một là, khách hàng có thể chiết khấu hối phiếu như một hình thức luân chuyển nguồn vốn kinh doanh của mình, ngay cả khi họ có nhu cầu thu hồi vốn tức thì nhưng không thể đòi tiền trước hạn người bị ký phát. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì mọi hoạt động kinh doanh phải rất linh hoạt, người bán sẵn sàng bán chịu hàng hoá của mình cho người mua khi họ có đủ các điều kiện mua chịu, giữa họ sẽ lập một hối phiếu (có thể là hối phiếu nhận nợ hoặc hối đòi nợ) để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền của người mua cho người bán bằng việc chi trả số tiền ghi trên hối phiếu cho người thụ hưởng. Tuy nhiên cũng xảy ra trường hợp người có hối phiếu cần tiền trong khi hối phiếu chưa đến hạn thanh toán. Việc chiết khấu hối phiếu sẽ giải quyết được khó khăn này, tức là biến các khoản nợ thành tiền, giúp cho khách hàng giải quyết được kịp thời nhu cầu vốn của mình.

Hai là, trong quan hệ chiết khấu, người xin chiết khấu không bị ràng buộc với nghĩa vụ sử dụng vốn đúng mục đích. Chiết khấu hối phiếu cũng vậy, khách hàng muốn sử dụng khoản tiền do ngân hàng trả cho việc chiết khấu hối phiếu vào mục đích nào là do họ quyết định, đó là điểm khác biệt rõ rệt giữa nghiệp vụ chiết khấu và cho vay của tổ chức tín dụng. Trong nghiệp vụ cho vay, khách hàng vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay vào mục

đích khác so với những gì đã thoả thuận với tổ chức tín dụng thì sẽ bị coi là vi phạm các quy định của hợp đồng tín dụng và có thể bị tổ chức tín dụng phạt vi phạm hợp đồng hoặc có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo thoả thuận để thu hồi nợ, ví dụ như trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện ra toà án....v..v để thu hồi nợ. Như vậy hoạt động chiết khấu hối phiếu của tổ chức tín dụng không những mang lại lợi ích thiết thực cho các tổ chức tín dụng mà còn mang lại lợi ích cho các tổ chức, cá nhân - với tư cách là khách hàng xin chiết khấu khi họ cần vốn trong kinh doanh hoặc tiêu dùng riêng của họ.

- Đối với ngân hàng thương mại:

Việc chiết khấu hối phiếu không chỉ mang lại những lợi ích đáng kể cho khách hàng mà còn cho chính NHTM thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, nghiệp vụ chiết khấu thường được đánh giá là có quy trình đơn giản, nhanh chóng, tốn ít chi phí cho các bên và đặc biệt là cho các NHTM. Nếu như trong hoạt động cho vay, tổ chức tín dụng phải thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng với nhiều thủ tục phức tạp, nhất là việc thẩm định giá trị cũng như tính hợp pháp của tài sản bảo đảm thì trong nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu tổ chức tín dụng thường chỉ phải quan tâm đến khả năng trả nợ của người bị ký phát.

Thứ hai, chiết khấu được xem là một nghiệp vụ hạn chế rủi ro tín dụng cho NHTM. So với hoạt động cho vay, việc chiết khấu hối phiếu có sự đảm bảo trả nợ không chỉ từ người bị ký phát mà còn có thể được đảm bảo từ những người khác có liên quan như người bảo lãnh, người ký phát, người chuyển nhượng.

Thứ ba, chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng thương mại mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức này sử dụng vốn một cách linh hoạt

và có hiệu quả nhờ khả năng chiết khấu lại (tái chiết khấu) ở ngân hàng trung

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w