Việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng xin chiết khấu: Điều này có nghĩa là hoạt động chiết khấu của NHTM được thực hiện dựa trên cơ sở sự tự do ý chí của các bên – ngân hàng và khách hàng. Các bên thỏa thuận các điều khoản về nội dung của hợp đồng chiết khấu. NHTM và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu việc thanh toán tiền chiết khấu trước hạn, thu phí hoặc không thu phí khi khách hàng thanh toán tiền chiết khấu trước hạn.
Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2013/TT – NHNN thì: “Hợp đồng
chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc chiết khấu (sau đây gọi tắt là hợp đồng chiết khấu) [10]”. Vậy có thể thấy, hoạt động chiết khấu hối phiếu là hoạt động tự nguyện của các bên. Không bên nào
có quyền áp đặt ý chí, bắt buộc bên kia phải thực hiện. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của các chủ thể tham gia quan hệ chiết khấu hối phiếu.
- Nguyên tắc khách hàng phải sử dụng tiền chiết khấu để thanh toán các giao dịch mà pháp luật không cấm, đảm bảo khả năng tài chính để mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác hoặc thanh toán đầy đủ số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác cho ngân hàng thương mại. Nguyên tắc này gắn liền với mục đích chiết khấu của khách hàng là huy động được nguồn vốn nhất định để đầu tư, kinh doanh vào các ngành nghề, giao dịch mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong trường hợp chiết khấu có kỳ hạn thì khách hàng không những phải thanh toán đầy đủ lãi suất, phí chiết khấu, mà còn phải bảo đảm khả năng tài chính để mua lại hối phiếu khi đến hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn