Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 76)

hối phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

- Khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành

Ban đầu không có một văn bản pháp luật nào quy định riêng về thương phiếu, thương phiếu được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 1997. Pháp lệnh thương phiếu 1999 có thể xem như một bước tiến mới trong việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật về Thương phiếu, tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế và bất cập nên các quy định của Pháp lệnh thương phiếu 1999 chưa thể đi vào cuộc sống. Sáu năm sau đó, Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 ra đời đã đánh dấu một bước đột phá trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hối phiếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường hối phiếu mà các hoạt động chính diễn ra trên thị trường hối phiếu chính là việc chuyển nhượng, cầm cố, chiết khấu hối phiếu ở ngân hàng thương mại, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động thương mại, tín dụng ở nước ta.

Tuy nhiên, pháp luật về chiết khấu hối phiếu của nước ta còn tồn tại khá nhiều bất cập. Đối với việc chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại cho khách hàng thì có Thông tư 04/2013/TT-NHNN là văn bản qui định trực tiếp. Tuy nhiên, các quy định trong Thông tư này còn khá sơ sài, chưa đáp ứng được thực tiễn thị trường hối phiếu. Đặc biệt, các vấn đề về qui trình chiết khấu, về phương thức chiết khấu, về hợp đồng chiết khấu còn bất cập,

chưa đảm bảo quyền bình đẳng và quyền tự do kinh doanh của ngân hàng và khách hàng trong hoạt động chiết khấu.

Do đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về chiết khấu hối phiếu sao cho phù hợp với thực tiễn, khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành là một đòi hỏi cấp thiết nhằm tạo điều kiện cho hối phiếu được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn ở Việt Nam, thông qua đó thúc đẩy thị trường hối phiếu phát triển.

- Phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển hoạt động tài chính, ngân hàng

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định chủ trương: “... hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng...” và “ hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng...” [31]. Đường lối của Đảng đã đặt ra yêu cầu hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các đạo luật, văn bản dưới luật để hình thành một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn về chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu là một bước đi cần thiết để thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng ta trong thời kỳ mới trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.

Đặc biệt, trong bối cảnh qui mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn khiêm tốn so với các doanh nghiệp nước ngoài thì việc tạo kênh tín dụng của các ngân hàng Việt Nam cho các doanh nghiệp thông qua hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá, hối phiếu là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu về vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Phù hợp với những yêu cầu của hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng

Trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các hoạt động của ngân hàng thương mại không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà đã được mở rộng trên phạm vi tất cả các nước trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu và một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một quốc gia nào trong quá trình phát triển. Xu hướng này ngày càng hình thành rõ nét đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho tất cả các nước, thị trường tài chính đang mở rộng phạm vi họat động gần như không biên giới vừa tạo điều kiện tăng cường hợp tác vừa làm sâu sắc và gay gắt thêm trong quá trình cạnh tranh. Trong lĩnh vực ngân hàng có thể hiểu hội nhập quốc tế là việc mở cửa về hoạt động của nền kinh tế đó với cộng đồng tài chính quốc tế: quan hệ tiền tệ tín dụng và các hoạt động dịch vụ ngân hàng đang dần được dỡ bỏ những cản trở ngăn cách khu vực này với thế giới. Có thể nói mọi lĩnh vực hội nhập đều rất phức tạp nhưng hội nhập trong lĩnh vực tài chính nói chung, hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng có những nét đặc thù, có độ phức tạp, nhạy cảm cao nhất bởi vì ngân hàng là “ trung tâm của thị trường tài chính”, “nơi điều tiết sự chu chuyển của các dòng vốn”, là “bà đỡ của các doanh nghiệp, là “tấm gương phản chiếu sức

sống của nền kinh tế”. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất

yếu, nó thu hút sự quan tâm của đại đa số các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hội nhập sẽ mang lại cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời có vô vàn những khó khăn thách thức mà hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ gặp phải trong quá trình hội nhập. Để tồn tại và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng học hỏi tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình toàn cầu hóa. Và để làm được điều đó các ngân hàng cần có một hành lang pháp lý thông thoáng, hoàn thiện và đồng bộ hơn để có thể trở

thành “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động và định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam. Do vậy, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế thì hoàn thiện các quy định của pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại nói riêng là một yêu cầu tất yếu được đặt ra.

3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

- Bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 qui định về chiết khấu hối phiếu

Có thể nói, hiện nay Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã qui định về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, những qui định này còn chung chung. Trong khi đó, hối phiếu là loại giấy tờ có giá đặc biệt, được phát hành dựa trên các giao dịch dân sự, thương mại trong nền kinh tế và nó có tính truy đòi. Chính vì vậy, nếu không có qui định cụ thể về vấn đề này trong Luật Các tổ chức tín dụng thì sẽ không tạo ra sự nhất quán giữa Luật này và Luật Các công cụ chuyển nhượng cũng như Thông tư 04/2013/TT – NHNN. Cụ thể Luật các tổ chức tín dụng cần qui đinh định rõ những nguyên tắc đặc thù của hoạt động chiết khấu hối phiếu so với các loại giấy tờ có giá khác cũng như những đặc điểm về chủ thể, phương thức chiết khấu đối với hối phiếu, về bảo đảm quyền của chủ thể khi chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng, về hối phiếu khống. Trên cơ sở đó, Thông tư sẽ qui định chi tiết hơn về các vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động chiết khấu, về hợp đồng chiết khấu.

- Về trình tự, thủ tục chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại

Hiện nay pháp luật qui định rất chung chung về qui trình thực hiện hoạt động chiết khấu của ngân hàng thương mại. Theo Thông tư 04/2013/TT –

NHNN thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện xét duyệt chiết khấu theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác. Khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấp thuận chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác cho khách hàng, khách hàng chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng, chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá khác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc qui định như vậy là không hợp lý, bởi lẽ sau khi thẩm định hồ sơ chiết khấu và quyết định chiết khấu thì các bên rất cần gặp gỡ để thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chiết khấu. Hợp đồng chính là cơ sở để xác lập các quyền và lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của các bên và cũng là “công cụ” để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể hợp đồng khi phát sinh tranh chấp. Hình thức pháp lý của quan hệ chiết khấu giữa ngân hàng và khách hàng được thể hiện bằng hợp đồng. Nếu các bên đồng thuận thì khách hàng mới làm thủ tục chuyển nhượng hối phiếu cho ngân hàng. Chính vì vậy, pháp luật cần qui rõ các bước trong hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại, bao gồm: nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định chiết khấu, thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng và ký kết hợp đồng chiết khấu, chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng.

Trên cơ sở trình tự, thủ tục chiết khấu công cụ chuyển nhượng nêu trên, các ngân hàng có các quy định nội bộ cụ thể về hoạt động chiết khấu của ngân hàng mình, tuy nhiên không được trái pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.

- Về chủ thể tham gia hoạt động chiết khấu hối phiếu

Chủ thể tham gia hoạt động chiết khấu hối phiếu bao gồm ngân hàng và khách hàng. Pháp luật đã qui định rất cụ thể điều kiện đối với ngân hàng khi thực hiện chiết khấu như trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác; Có quy định nội bộ để thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác phù hợp với quy định tại Thông tư 04/2013/TT - NHNN, Luật Các tổ chức tín dụng và pháp luật liên quan. Tuy nhiên, đối với khách hàng thì pháp luật còn bỏ ngỏ, chưa xác định rõ khách hàng phải thỏa mãn điều kiện nào thì mới được chiết khấu tại ngân hàng.

Tại khoản 3, điều 2 Thông tư số 04/TT-NHNN quy định “ Khách hàng

chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là người thụ hưởng công cụ chuyển nhượng được phép giao dịch tại Việt Nam, chủ sở hữu giấy tờ có giá được phát hành trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là khách hàng), bao gồm:

a) Tổ chức trong nước (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân trong nước;

b) Pháp nhân, cá nhân nước ngoài đang hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, cá nhân nước ngoài.”

Qua điều luật trên ta thấy, nhà làm luật chỉ quy định có tính chất liệt kê những khách hàng chiết khấu hối phiếu tại tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng chứ hoàn toàn không quy định các điều kiện pháp lý cụ thể mà chủ thể này phải thỏa mãn khi tham gia vào giao dịch chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng thương mại. Do đó, trên thực tế khi tiến hành nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, hầu hết các ngân hàng đều phải áp dụng các quy định chung theo thông lệ và tập quán giao dịch về điều kiện đối với khách hàng xin chiết khấu mà ngân hàng thương mại ở các nước trên thế giới vẫn áp dụng. Sự thiếu vắng các quy định về vấn đề này tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nó có thể khiến cho ngân hàng và khách hàng bị lúng túng khi cần áp dụng pháp luật Việt Nam để xác lập các giao dịch chiết khấu hối phiếu. Do vậy để khắc phục tình trạng này, pháp luật cần sửa đổi theo

hướng quy định rõ những điều kiện mà khách hàng phải thỏa mãn khi tham gia vào giao dịch chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

- Về hợp đồng chiết khấu hối phiếu

Hiện nay hợp đồng chiết khấu hối phiếu được pháp luật qui định bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động chiết khấu; tên, địa chỉ của khách hàng; số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/mã số thuế của khách hàng; các thông tin chính của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu; giá chiết khấu; mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; đồng tiền chiết khấu; thời hạn chiết khấu; lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan; quyền và nghĩa vụ của các bên; các trường hợp chấm dứt hợp đồng chiết khấu trước thời hạn; xử lý vi phạm hợp đồng; các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Qui định trên vừa thừa lại vừa thiếu, bởi lẽ nếu trong hợp đồng có cả “các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật” thì việc qui định cụ thể trong văn bản pháp luật về các nội dung còn lại của hợp đồng bị vô hiệu hóa. Vì hợp đồng chiết khấu là một dạng của hợp đồng nói chung được qui định trong Bộ luật Dân sự, nên chăng không cần qui định cụ thể trong hợp đồng này cần phải có những điều khoản gì, bởi lẽ Bộ Luật Dân sự đã qui định vấn đề này rồi. Cái cần qui định ở văn bản pháp luật chuyên ngành là những đặc thù của hợp đồng chiết khấu như đối tượng hợp đồng và cách xác định giá đối với giấy tờ có giá. Nếu các bên không thỏa thuận được về giá thì có thể thuê hội đồng định giá hay không? Vấn đề chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu như thế nào nếu hối phiếu được phát hành cho nhiều chủ thể cùng một lúc (Luật Hối phiếu của Anh năm 1882 cho phép phát hành hối phiếu cho cả 2 người trở lên)? Nếu Hối phiếu phát hành là khống thì khi phát hiện ra, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng như thế nào.

Thiết nghĩ, pháp luật nên qui định rõ nếu NHTM phát hiện ra hối phiếu được chiết khấu là hối phiếu khống (sau khi đã chiết khấu) thì nên có qui định hợp đồng chiết khấu trong trường hợp này sẽ bị vô hiệu. Như vậy, các bên hoàn trả những gì đã nhận và quyền lợi của ngân hàng được bảo đảm.

Ngoài ra, do đặc thù của ngân hàng là trung gian trong nền kinh tế, vì vậy nếu hoạt động chiết khấu không an toàn thì ngân hàng dễ gặp rủi ro. Do đó, trong hợp đồng chiết khấu hối phiếu cần có điều khoản bảo đảm, trên cơ sở đó có thể hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

- Về phương thức chiết khấu hối phiếu

Hiện pháp luật chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ chiết khấu. Chiết khấu được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên,tuy nhiên nhà nước lại quá “bao cấp” đối với ngân hàng vì vậy sự tự do ý chí của các bên bị “bóp méo” và không bảo vệ được quyền lợi của khách

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w